- Luật
- Hỏi đáp
- Văn bản pháp luật
- Luật Giao Thông Đường Bộ
- Luật Hôn Nhân gia đình
- Luật Hành Chính,khiếu nại tố cáo
- Luật xây dựng
- Luật đất đai,bất động sản
- Luật lao động
- Luật kinh doanh đầu tư
- Luật thương mại
- Luật thuế
- Luật thi hành án
- Luật tố tụng dân sự
- Luật dân sự
- Luật thừa kế
- Luật hình sự
- Văn bản toà án Nghị quyết,án lệ
- Luật chứng khoán
- Video
- NGHIÊN CỨU PHÁP LUẬT
- ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN
- BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
- Bình luận khoa học hình sự
- Dịch vụ pháp lý
- Tin tức và sự kiện
- Thư giãn
Theo ông Vũ Xuân Khu - Phó Giám đốc Trung tâm Điều độ Hệ thống điện Quốc gia (A0), tình hình thủy văn các hồ thủy điện trong vài tháng trở lại đây có nhiều diễn biến bất lợi khiến ngành điện gặp rất nhiều khó khăn trong cung ứng điện cho nền kinh tế.
Theo thống kê, hiện có khoảng hơn 10 hồ thủy điện lớn ở cả ba miền Bắc, Trung, Nam mực nước đã xấp xỉ mực nước chết hoặc là ở mức nước chết, không thể phát điện.
Thủy điện Lai Châu, còn gọi là Thủy điện Nậm Nhùn, là công trình trọng điểm quốc gia Việt Nam, có tổng công suất lắp đặt 1.200 MW với 3 tổ máy. Công trình được xây dựng ở bậc thang trên cùng của dòng chính sông Đà tại Việt Nam, bậc trên của thủy điện Sơn La. Công trình này có tổng mức đầu tư sơ bộ ước tính hơn 35.700 tỷ đồng. Nhà máy Thủy điện Lai Châu sẽ cung cấp mỗi năm lên lưới điện quốc gia khoảng 4.670,8 triệu kWh. Từ trên cao có thể thấy rõ phần hạ du của thủy điện khô cạn vì thiếu nước.
Trong số các thủy điện lớn 'khát nước trầm trọng' có các hồ thủy điện của EVN như: Lai Châu, Trị An, Ialy, Bản Chát, Huội Quảng, Trung Sơn, Buôn Kuốp, Buôn Tua Srah, Srepok 3, Sông Ba Hạ. Thực trạng này sẽ ảnh hưởng đến việc cung cấp nước cho hạ du cũng như có nguy cơ ảnh hưởng đến an ninh cung cấp điện trong thời gian còn lại của mùa khô năm nay.
Thủy điện Lai Châu có thiết kế dự kiến mực nước dâng bình thường 295 m, mức nước chết 270 m. Cùng với các hồ như Lai Châu và Hủa Na, Thác Bà, Sơn La, Tuyên Quang, thủy điện Lai Châu chỉ còn đủ nước để khai thác trong 0,4-0,9 ngày do đang cận kề mực nước chết.
Theo ông Khu, điều đáng lo hiện tại là hiện tượng El Nino sẽ xảy ra vào các tháng cuối năm 2023 cũng khiến lượng mưa giảm thấp so với trung bình nhiều năm. Điều này làm cho lưu lượng nước về hồ thủy điện các tháng cuối năm tiếp tục có xu hướng giảm thấp, có xu hướng thiếu hụt hơn so với trung bình nhiều năm và sẽ ảnh hưởng tiếp tới ngành điện vào năm tới.
“Thời gian qua, để đảm bảo cung cấp điện phục vụ nền kinh tế và đời sống sinh hoạt của nhân dân, EVN đã huy động tất cả các nguồn điện trên hệ thống”, ông Khu cho hay.
Thủy điện Sơn La, công suất lắp máy 2.400 MW, với 6 tổ máy, cũng đang ở mực nước chết 175m và đang phải chạy máy tối thiểu ở dưới mực nước chết, tiềm ẩn nhiều rủi ro vận hành.
Theo số liệu của EVN, đến cuối tháng 5, điện quy đổi từ lượng nước còn lại trong hồ thủy điện ở miền Bắc chưa đến 1,23 tỷ kWh chỉ đủ đáp ứng nhu cầu của miền Bắc trong 4 ngày nếu tính theo mức tiêu thụ của ngày nắng nóng như ngày 22/5.
Hình ảnh lòng hồ thủy điện Sơn La bị cạn trơ đáy (Ảnh: Vương Trang).
Đến ngày 3/6, miền Bắc huy động hụt khoảng 5.000 MW lượng thủy điện do hầu hết hồ lớn của vùng đã về gần mực nước chết. Các hồ như Lai Châu và Hủa Na, Thác Bà, Sơn La, Tuyên Quang chỉ còn đủ để khai thác trong 0,4-0,9 ngày. Riêng thủy điện Lai Châu và Sơn La hiện phải chạy máy tối thiểu ở dưới mực nước chết, tiềm ẩn nhiều rủi ro vận hành.
Thủy điện Thác Mơ (Bình Phước) cũng cạn trơ đáy do không có nước về.
Lượng nước trong hồ chứa thủy điện không đủ để vận hành khiến cả 3 tổ máy phải 'đắp chiếu'
Ông Tạ Hữu Hùng - Giám đốc Công ty Thủy điện Bản Vẽ - cho biết, dung tích hồ chứa Bản Vẽ hơn 1,8 tỷ m3, trong đó dung tích hữu ích từ cao trình 155 m - 200 m là 1,3 tỷ m3 nước. Hiện nay, mực nước hồ đang ở mức 159,25 m, thấp hơn 19 m so với cùng kỳ. Mực nước này chỉ cao hơn 4 m so với mực nước chết và dung tích hữu ích còn lại chỉ còn hơn 90 triệu m3.
Mực nước tại thủy điện lớn nhất Nghệ An là Bản Vẽ cũng được dự báo chỉ còn đủ để nhà máy vận hành trong 6-8 ngày tới là phải dừng hoạt động
"Với thời tiết diễn ra cực đoan như hiện tại, khi hồ thủy điện Bản Vẽ tiếp tục xả nước theo chỉ đạo của UBND tỉnh thì sau khoảng 6 - 8 ngày nữa, hồ thuỷ điện Bản Vẽ sẽ về mực nước chết ở cao trình 155m”, ông Hùng cho biết.
Thủy điện lớn khác ở phía Bắc là Thác Bà cũng ở mực nước chết. Nước trong hồ chứa cạn đến mức lộ nguyên cửa hầm dẫn nước.
Thủy điện Tuyên Quang với công suất 342 MW cũng phải dừng hoạt động cả 3 tổ máy vì ở mực nước chết, nước ở hồ không đủ chạy máy.
Theo dự báo, trong nửa cuối tháng 6 và hết mùa khô nếu thời tiết tiếp tục nắng nóng cực đoan thì hạ lưu sông Cả sẽ xảy ra hiện tượng thiếu nước cấp cho hạ du và nguy cơ không đáp ứng đủ điện lên hệ thống.