TIN TỨC

fanpage

Thống kê truy cập

  • Online: 223
  • Hôm nay: 198
  • Tháng: 1621
  • Tổng truy cập: 5245625
Chi tiết bài viết

Châu Âu bế tắc trước khủng hoảng năng lượng và...giá lạnh

Trời tiết giá lạnh ở châu Âu sắp đến khi cuộc khủng hoảng khí đốt chưa được giải quyết khiến các cuộc nổi loạn đang trực chờ bùng nổ.

Phát biểu trên kênh truyền hình Rossiya-1, chuyên gia quân sự kiêm TBT tạp chí Quốc phòng của Nga, ông Igor Korotchenko cho rằng, châu Âu đang trực chờ một cuộc nổi loạn vì cuộc khủng hoảng khi mùa đông đến gần. 

Chau Au be tac truoc khung hoang nang luong va...gia lanh

Người dân châu Âu sẽ cảm thấy bế tắc với cuộc khủng hoảng năng lượng khi mùa đông đến gần.

Vị này cảnh báo, khi thời tiết lạnh giá bắt đầu, cư dân các thành phố châu Âu sẽ tổ chức biểu tình hàng loạt. Lý do không chỉ vì tình trạng khóa cửa do COVID-19 mà vì cả cái lạnh do cuộc khủng hoảng năng lượng đang diễn ra ở đây.

"Do cái lạnh, mọi người sẽ xuống đường, không chỉ ở Kiev, Vinnitsa, Kharkov và các thành phố khác của Ukraine, mà cả ở các thủ đô châu Âu nữa" - ông Korotchenko nói.

"Rõ ràng là châu Âu không chỉ chờ đợi các cuộc nổi loạn vì COVID-19 như chúng ta đang thấy hiện nay" - chuyên gia Nga cảnh báo.

Theo nhận định của ông Korotchenko, các chính khách phương Tây đã "chơi quá đà" và "nhổ toẹt" vào nhu cầu thiết yếu của cư dân mình khi thiếu chiến lược năng lượng rõ ràng.

"Chính quý ông Boris Johnson [Thủ tướng Anh - ND] cũng đang lo sưởi ấm ở Tây Ban Nha, trong khi ở nước Anh là cảnh hỗn loạn trong xưởng nấu bia, trong dây chuyền sản xuất của các nhà máy, trong việc cung cấp giấy vệ sinh..." - ông Korotchenko nhắc đến kỳ nghỉ của Thủ tướng Anh và gia đình ở nước ngoài giữa lúc vương quốc này đang ngập trong khủng hoảng năng lượng.

Thực tế đúng như vậy, các nhà cung cấp năng lượng của Anh đang gặp khó khăn khi giá khí đốt bán buôn tăng mạnh, khiến một số công ty phá sản, buộc gần 2 triệu khách hàng cho đến nay phải chuyển sang các nhà cung cấp mới.

Các ngành công nghiệp thép, hóa chất và thủy tinh vốn đòi hỏi nhiều năng lượng của Anh ngày 11/10 đã thúc giục chính phủ nước này can thiệp việc hỗ trợ giá khí đốt bán buôn, được cho là nguyên nhân đẩy chi phí sản xuất lên cao.

Trong khi đó, hóa đơn gas tăng đột ngột do thiếu hụt nguồn cung quốc tế sẽ chỉ đẩy lạm phát tiếp tục cao hơn. Nếu không có thêm hỗ trợ, nhiều gia đình có thể phải sống trong điều kiện khắc nghiệt hơn.

Tại Đức, giá năng lượng tăng 14,3% và tác động lên giá xăng (tăng 20%) và thực phẩm (tăng 4,9%), góp phần khiến tỷ lệ lạm phát của tháng 9 tăng lên 4,1%, mức cao nhất ở Đức trong gần 30 năm.

Những xung đột về nguồn cung này dự kiến sẽ tiếp tục ít nhất cho đến cuối năm và gây thiệt hại cho nền kinh tế này 40 tỷ euro, với tác động chủ yếu sẽ được cảm nhận vào năm 2022. GDP Đức được dự đoán đạt mức tăng  2,5% trong năm nay, và tăng tốc lên 5,1% vào năm sau.

Nhiều nhà sản xuất đang cảm thấy bị chèn ép từ việc gãy chuỗi cung ứng. Các vấn đề về chuỗi cung ứng cùng với sự thiếu hụt nhân công đã khiến nhà sản xuất ô tô Opel thông báo rằng họ tạm thời đóng cửa một nhà máy sản xuất xe hybrid ở thành phố Eisenach.

Tình trạng thiếu lao động kéo dài là một vấn đề lớn, cản trở tăng trưởng kinh tế nói chung và ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày, chủ yếu là trong ngành chăm sóc, y tế, sản xuất có tay nghề cao, CNTT, kỹ thuật, mọi nghề thủ công lành nghề và buôn bán từ thợ sửa ống nước đến thợ mộc.

Hiện Đức đang thiếu từ 60.000 đến 80.000 công nhân vận tải đường bộ, và các nhà kinh tế cảnh báo về tình trạng khủng hoảng nhân khẩu học, với nhiều người sắp nghỉ hưu hơn là người làm việc.

Rất nhiều công nhân trong các lĩnh vực lái tàu, y tế và xe hơi đã đình công trong những tuần gần đây, yêu cầu được trả lương cao hơn trong bối cảnh lạm phát gia tăng, làm dấy lên lo ngại về một vòng xoáy lạm phát.

Ông Marcel Fratzscher, thuộc Viện Nghiên cứu Kinh tế Đức, phát biểu trên đài truyền hình DLF, cho biết chính phủ có thể phải can thiệp vào mức lương tối thiểu.

Đừng cố gắng đổ lỗi cho Nga về tình hình tồi tệ ở châu Âu

Theo chuyên gia Nga Korotchenko, Vương quốc Anh không đủ sức chịu đựng cuộc khủng hoảng kinh tế hiện tại nhưng đừng nên đổ lỗi cho Nga về tình hình hiện nay.

Các chuyên gia lý giải sự tăng giá đột ngột năng lượng ở châu Âu là do giá thành hợp đồng dầu thô giao sau tương lai với thực trạng vơi ngót trong các kho ngầm lưu trữ khí đốt ở châu Âu, cũng như nhu cầu cao đối với LNG ở châu Á khiến các nhà buôn đổ dồn sang thị trường này trong bối cảnh các nước châu Âu đang ở trong tình trạng đóng cửa vì Covid-19.

Nhưng những cáo buộc về Nga lấy năng lượng làm chính trị vẫn không giảm bớt. 

Chau Au be tac truoc khung hoang nang luong va...gia lanh

Châu Âu sẽ không thoát khỏi khí đốt Nga nhưng Moscow không coi đó là vũ khí chính trị.

Trưởng phòng nghiên cứu và chiến lược đầu tư của Ngân hàng đầu tư hàng đầu thế giới Credit Suisse, bà Nannette Hehler-Feyderb nhận định, rằng trong tương lai gần khí đốt Nga sẽ vẫn là nguồn năng lượng quan trọng đối với Liên minh châu Âu (EU); còn Đức và Anh sẽ không thể nhanh chóng đa dạng hóa nguồn cung cấp hay lấp đầy "khoảng trống" từ các nguồn năng lượng tái tạo.

Phát biểu trong một cuộc phỏng vấn với tờ RIA Novosti, bà Feyderbcho biết: "Nếu chúng ta nhìn vào thị trường khí đốt, thì có thể thấy tỷ lệ khí đốt châu Âu nhận được từ Nga đã vượt quá 1/3. Họ cũng tự sản xuất, nhưng con số này rất nhỏ. Nhập khẩu khí đốt từ Nga sẽ vẫn là một nguồn quan trọng đối với châu Âu, đặc biệt là với Đức".

Theo bà, rõ ràng là trong tương lai gần Đức sẽ vẫn tiếp tục phụ thuộc vào khí đốt như một nguồn năng lượng hóa thạch, trong khi đất nước này đang dần từ bỏ than đá và năng lượng nguyên tử. "Nguồn năng lượng tái tạo không đủ để thu hẹp khoảng cách này. Trong ngắn hạn và trung hạn, họ vẫn tiếp tục phụ thuộc vào khí đốt Nga", bà tin tưởng.

Bà lý giải: "Anh đang đề cập về những khát vọng (giảm sự phụ thuộc vào khí đốt của Nga) trên nền tảng sản xuất khí đốt để xuất khẩu từ EU. Vẫn còn khó để nói liệu quan hệ xuất khẩu thương mại với Liên minh sẽ đơn giản hơn hay ngược lại sẽ trở nên phức tạp hơn", bà Feyderb lập luận.

Chuyên gia đi đến kết luận: "Trong bối cảnh này, tôi tin rằng việc giảm phụ thuộc vào khí đốt của Nga sẽ được diễn ra từ từ. Tôi không cho rằng Anh sẽ ngay lập tức trở thành một nhà sản xuất và sẽ có thể đa dạng hóa nguồn cung cấp".

Trước đây 10 năm, chính EU đã đưa ra tuyên bố về kế hoạch “giảm sự phụ thuộc vào nhiên liệu Nga”. Mặc dù vậy, việc mua bán khí đốt giữa Nga với phương Tây vẫn tiếp tục tăng trưởng bởi tính thực tế của nó.

Hải Lâm - Theo Đất Việt

Luật sư tư vấn miễn phí

Gọi ngay
0902818158- 0906834543
0906834543
0902818158

Tin pháp luật

CÁC ĐỐI TÁC

  • Nhà Đất Phúc An Khang
  • The Diplomat
  • The NewYork Review of Book
  • CogitAsia
  • Reuters
  • Viet Studies
  • The NewYork Times
  • TIME
  • Bloomberg Bussiness