Tuy nhiên, ông Zarit nói thêm rằng cộng đồng doanh nghiệp Hoa Kỳ ở Trung Quốc không coi áp thuế quan là cách tốt nhất để giải quyết sự khác biệt về cấu trúc giữa hai bên. Ông cho biết căng thẳng thương mại đã tác động lên cách các doanh nghiệp Mỹ ở Trung Quốc được đối xử tại đây.
"Trì hoãn giấy chứng nhận, tăng mức kiểm tra các hãng xưởng, xem xét rất kỹ hồ sơ thuế của bạn trong năm năm qua, giữ một loại hàng nào đó trong hải quan cho đến khi nó bị hư hỏng, và sau đó bạn có thể gửi hàng đó trở lại Mỹ", ông nói, mô tả những điều các doanh nghiệp Mỹ đôi khi phải đối mặt ở Trung Quốc.
Trung Quốc bị hiểu lầm?
Tuy nhiên, những người khác vạch ra rằng Trung Quốc bị Hoa Kỳ hiểu lầm một cách sâu sắc - và đó là lý do tại sao hai nước vẫn chưa đi đến bất kỳ giải pháp nào về cuộc chiến thương mại.
![US China money](https://ichef.bbci.co.uk/news/624/cpsprodpb/13CDD/production/_103471118_uschinaglobe.jpg)
Trung Quốc có hơn ba triệu sinh viên đang theo học tại Mỹ, so với 15.000 sinh viên Mỹ đang theo học tại Trung Quốc, Wang Huiyang, chủ tịch Trung tâm Trung Quốc và Toàn cầu hóa, viện nghiên cứu tư vấn cho chính phủ Trung Quốc về chính sách, gần đây đã nói thế với tôi ở Bắc Kinh.
Việc thiếu sự trao đổi giữa người và ngườicó nghĩa là câu chuyện của Trung Quốc và mô hình kinh tế của Trung Quốc không được giải thích một cách thuyết phục cho phương Tây.
Ông Wang cũng lưu ý đến điểm mối quan hệ của Hoa Kỳ đã mang lợi ích cho các công ty Mỹ trong vòng 40 năm qua.
"Tất cả các công ty lớn của Mỹ đều ở Trung Quốc", ông nói với tôi. "Một số thậm chí còn lớn hơn ở đây hơn là ở Mỹ. Bạn không thể nói rằng đó không phải là một thành công."
Thực tế: chồng và vợ
Vậy quan điểm nào là chính xác? Vâng, sự thật - như mọi trường hợp - nằm đâu đó ở giữa.
Trung Quốc đang thay đổi và mở cửa - nhưng chính phủ này áp đặt một sự kiểm soát quá mức trên các hoạt động kinh tế.Và sự thật là trong một số lãnh vực các công ty Trung Quốc hoạt động trên một sân chơi bình đẳng, nhưng ở nhiều lãnh vực khác, nền kinh tế Trung Quốc vẫn được bảo vệ rất nhiều.
Nhưng Mỹ cũng được hưởng lợi nhờ hưởng giá rẻ trong nhiều thập niên và mức lợi nhuận kỷ lục, và việc sản xuất ở Trung Quốc đã giúp người tiêu dùng cũng như công ty Mỹ.
"Tôi nghĩ rằng sự va chạm thương mại này là một cuộc gọi đánh thức cả hai bên để họ hiểu ra là không thể tách rời nhau", ông Wang nói. "Nó giống như một người chồng và vợ - hai người có thể cãi nhau không thể ly hôn."
Nhưng thật khó để xem cuộc cãi vã này có thể kết thúc sớm như thế nào.
"Tôi không thấy có lối thoát trong thời gian ngắn", ông Zarit nói.
"Tôi muốn thấy các cuộc đàm phán nghiêm túc trong đó người Trung Quốc sẽ giải quyết việc mở cửa thị trường, và đối xử tương đồng và bình đẳng".
Trước bối cảnh những quan điểm đối lập giữa Washington và Bắc Kinh, cuộc chiến thương mại này dường như không thể tốt hơn trước khi nó tồi tệ hơn - cho cả hai nước, hoặc cho bất kỳ ai trong chúng ta.
Theo BBC