Chuyên gia tài chính Nguyễn Trí Hiếu dự báo kết quả Đại hội Đảng 12 sẽ có tác động đến chiều hướng của chứng khoán Việt Nam
Báo trong nước mô tả chứng khoán Việt Nam ‘hoảng loạn, rơi thẳng đứng’ sau 11 phiên giao dịch đầu năm với thiệt hại ước tính 5 tỷ đô la trong lúc chuyên gia tài chính nhận định là do 'yếu tố bên ngoài'.
Trong cuộc trao đổi với BBC hôm 19/1, chuyên gia tài chính Việt kiều Nguyễn Trí Hiếu nhận định: “Theo tôi, chứng khoán Việt Nam lao dốc trong những phiên đầu năm chủ yếu là do những tác động bên ngoài, cụ thể là diễn biến tiêu cực từ thị trường chứng khoán Trung Quốc và giá dầu giảm mạnh”.
Hôm 19/1, VnExpress tường thuật: “Sau 11 phiên giao dịch mở màn, những nỗ lực tăng điểm của thị trường trong cả năm 2015 dường như bị quét sạch. VN-Index giảm tổng cộng 53 điểm, xuống còn 526 điểm - mức thấp nhất kể từ đầu năm ngoái. Với những phiên đỏ sàn liên tiếp, vốn hóa thị trường giảm mạnh. Sau hơn 2 tuần, tổng cộng 113.332 tỷ đồng (tương đương 5,05 tỷ đô la) đã ‘bốc hơi’ khỏi thị trường”.
“Thị trường chứng khoán Việt Nam không có thông tin tốt hỗ trợ trong khi liên tiếp chịu tác động từ cơn suy thoái của chứng khoán Trung Quốc và diễn biến xấu của kinh tế thế giới. Theo các chuyên gia tài chính, đà giảm sẽ tiếp tục, VN-Index đang hướng về mốc 510-520 điểm”, báo này viết.
Thời báo Kinh tế Sài Gòn hôm 18/1 mô tả: “Chứng khoán Việt Nam đã khởi động tuần mới bằng một phiên gần như “rơi tự do”.
Tâm lý bi quan của nhà đầu tư đã thật sự bị thử thách quá nhiều và hoạt động bán tháo đã xảy ra rõ nét trong phiên hôm nay. Xu hướng giảm của VN-Index vẫn đang mở rộng. Nhà đầu tư cần duy trì sự thận trọng cao độ”.
‘Tác động bên ngoài’
Chuyên gia tài chính Nguyễn Trí Hiếu loại trừ những nguyên do nội tại vì “các chỉ số vĩ mô tương đối tốt, lạm phát thấp, nợ công vẫn đang trong tầm kiểm soát. Ngoài ra, những phát biểu của quan chức và tình hình nhân sự tại Đại hội Đảng 12 sắp diễn ra không có tác động tiêu cực đến thị trường như suy đoán”.
Tuy vậy, chuyên gia đưa ra dự báo: “Tùy vào thành phần dàn lãnh đạo mới của Việt Nam sau Đại hội Đảng, nếu họ khiến các nhà đầu tư ngoại mãn nguyện thì chứng khoán sẽ có dấu hiệu hồi phục và ngược lại. Tất nhiên cũng không loại trừ yếu tố giá dầu thế giới tiếp tục giảm sâu ảnh hưởng đến thị trường chứng khoán thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng”.
Theo ông Hiếu, diễn biến thị trường chứng khoán Việt Nam cho thấy chỉ dấu thị trường vốn còn ‘èo uột và sơ khai’ trong lúc thị trường tiền tệ phát triển tương đối tốt.
“Hiện 80% vốn của nền kinh tế Việt Nam là từ thị trường tiền tệ trong lúc thị trường vốn chưa đủ sức cấp vốn dài hạn. Do vậy mà yếu tố thanh khoản còn bất ổn, lãi suất ngắn hạn cao, kéo theo cấu trúc tài chính chưa ổn định. Để giải quyết vấn đề này, các nhà lãnh đạo mới của Việt Nam cần quan tâm đến việc thành lập thị trường vốn bài bản”, ông phân tích thêm.
Báo trong nước mô tả chứng khoán Việt Nam ‘hoảng loạn, rơi thẳng đứng’ sau 11 phiên giao dịch đầu năm với thiệt hại ước tính 5 tỷ đô la trong lúc chuyên gia tài chính nhận định là do 'yếu tố bên ngoài'.
Trong cuộc trao đổi với BBC hôm 19/1, chuyên gia tài chính Việt kiều Nguyễn Trí Hiếu nhận định: “Theo tôi, chứng khoán Việt Nam lao dốc trong những phiên đầu năm chủ yếu là do những tác động bên ngoài, cụ thể là diễn biến tiêu cực từ thị trường chứng khoán Trung Quốc và giá dầu giảm mạnh”.
Hôm 19/1, VnExpress tường thuật: “Sau 11 phiên giao dịch mở màn, những nỗ lực tăng điểm của thị trường trong cả năm 2015 dường như bị quét sạch. VN-Index giảm tổng cộng 53 điểm, xuống còn 526 điểm - mức thấp nhất kể từ đầu năm ngoái. Với những phiên đỏ sàn liên tiếp, vốn hóa thị trường giảm mạnh. Sau hơn 2 tuần, tổng cộng 113.332 tỷ đồng (tương đương 5,05 tỷ đô la) đã ‘bốc hơi’ khỏi thị trường”.
“Thị trường chứng khoán Việt Nam không có thông tin tốt hỗ trợ trong khi liên tiếp chịu tác động từ cơn suy thoái của chứng khoán Trung Quốc và diễn biến xấu của kinh tế thế giới. Theo các chuyên gia tài chính, đà giảm sẽ tiếp tục, VN-Index đang hướng về mốc 510-520 điểm”, báo này viết.
Thời báo Kinh tế Sài Gòn hôm 18/1 mô tả: “Chứng khoán Việt Nam đã khởi động tuần mới bằng một phiên gần như “rơi tự do”.
Tâm lý bi quan của nhà đầu tư đã thật sự bị thử thách quá nhiều và hoạt động bán tháo đã xảy ra rõ nét trong phiên hôm nay. Xu hướng giảm của VN-Index vẫn đang mở rộng. Nhà đầu tư cần duy trì sự thận trọng cao độ”.
‘Tác động bên ngoài’
Chuyên gia tài chính Nguyễn Trí Hiếu loại trừ những nguyên do nội tại vì “các chỉ số vĩ mô tương đối tốt, lạm phát thấp, nợ công vẫn đang trong tầm kiểm soát. Ngoài ra, những phát biểu của quan chức và tình hình nhân sự tại Đại hội Đảng 12 sắp diễn ra không có tác động tiêu cực đến thị trường như suy đoán”.
Tuy vậy, chuyên gia đưa ra dự báo: “Tùy vào thành phần dàn lãnh đạo mới của Việt Nam sau Đại hội Đảng, nếu họ khiến các nhà đầu tư ngoại mãn nguyện thì chứng khoán sẽ có dấu hiệu hồi phục và ngược lại. Tất nhiên cũng không loại trừ yếu tố giá dầu thế giới tiếp tục giảm sâu ảnh hưởng đến thị trường chứng khoán thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng”.
Theo ông Hiếu, diễn biến thị trường chứng khoán Việt Nam cho thấy chỉ dấu thị trường vốn còn ‘èo uột và sơ khai’ trong lúc thị trường tiền tệ phát triển tương đối tốt.
“Hiện 80% vốn của nền kinh tế Việt Nam là từ thị trường tiền tệ trong lúc thị trường vốn chưa đủ sức cấp vốn dài hạn. Do vậy mà yếu tố thanh khoản còn bất ổn, lãi suất ngắn hạn cao, kéo theo cấu trúc tài chính chưa ổn định. Để giải quyết vấn đề này, các nhà lãnh đạo mới của Việt Nam cần quan tâm đến việc thành lập thị trường vốn bài bản”, ông phân tích thêm.