TIN TỨC

fanpage

Thống kê truy cập

  • Online: 223
  • Hôm nay: 198
  • Tháng: 1621
  • Tổng truy cập: 5245625
Chi tiết bài viết

Chuyên gia nước ngoài nhận định về nợ trái phiếu của doanh nghiệp bất động sản Việt Nam: Đây mới chỉ là khởi đầu

 
 
COI CHỪNG  CẢ NỀN KINH TẾ RƠi VÀO KHỦNG KHOẢNG
 
Không ít doanh nghiệp bất động sản (BĐS) đang đứng trước nguy cơ “mất thanh khoản” nhưng cách nói “giải cứu doanh nghiệp BĐS” rất dễ gửi đi một thông điệp sai. Sai cho cả nhận thức của xã hội và sai cả cách tiếp cận cho người làm chính sách.
 
Vụ án Tân Hoàng Minh (THM) bị khởi tố vào đầu tháng 4-2022 [chưa có kết luận điều tra để chúng ta có thể biết chính xác những sai phạm của THM, nhưng vụ án này] đã làm lung lay một định chế tài chánh cực kỳ quan trọng: trái phiếu doanh nghiệp. Kênh huy động vốn đang được các doanh nghiệp BĐS khai thác mạnh mẽ này coi như sụp đổ khi vụ án tiếp theo, Vạn Thịnh Phát, bị khởi tố.
 
Cả thị trường chứng khoán và trái phiếu doanh nghiệp, kênh huy động vốn trung và dài hạn vừa bị rơi vào trạng thái  có thể cho rằng “chết lâm sàng”, thị trường BĐS lại phải đối diện với một nguy cơ khác.
 
Tháng 10-2022 là điểm rơi của một chính sách thắt chặt tín dụng khác của Ngân hàng nhà nước, theo đó, các ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải tuân thủ tỷ lệ tối đa của nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng để cho vay trung hạn và dài hạn từ ngày 01-10-2022 giảm từ 37% xuống còn 34%; từ 01-10-2023 còn 30%; trước 30-9-2021 là 40%.
 
Trong khi, doanh nghiệp BĐS đang ở trong tình trạng như vậy, về phía nhà nước lẽ ra nên cố gắng sớm  khai thông các thủ tục pháp lý, đảm bảo với người mua nhà, ở những dự án đúng quy định của pháp luật, sẽ được cấp sổ hồng, sổ đỏ… Nhiều nơi, như Đồng Nai, "quay lưng", rút lại giấy phép đã cấp trước đó [cho Novaland]. Người mua nhà bỏ cọc, trả lại trái phiếu trước thời hạn… thay vì đồng cảm, cho nhau giãn nợ để cùng nhau thoát "chết".
 
Thị trường BĐS tự thân nó đã như con bệnh trầm cảm lại bị ngay “hội chứng cắt thuốc đột ngột”, không chỉ có vật vã đau đớn, một số con bệnh đã ở trạng thái “chết lâm sàng”.
 
Trái phiếu doanh nghiệp là một định chế tài chính mới được áp dụng ở Việt Nam. Bản thân những ràng buộc pháp lý với nó đã không chặt chẽ, việc quản lý, đặc biệt là từ Ngân hàng nhà nước, lại gần như bị buông lỏng. Trong khi đang thiếu những đánh giá độc lập, trái phiếu doanh nghiệp được phát hành rộng rãi, phần lớn không phải bằng uy tín doanh nghiệp mà bằng uy tín ngân hàng [nơi phát hành] cộng với sự thiếu minh bạch của nhân viên tín dụng.
 
Các cơ quan chức năng không phải không biết sự mục ruỗng bên trong Vạn Thịnh Phát, FLC và nhiều doanh nghiệp tiếng tăm … Rất lạ là, thay vì bắt mạch, kê toa khi vừa chớm bệnh, các bên dường như cứ “tọa sơn” chờ cho con bệnh vô phương mới ra tay hạ thủ. 
 
Trong lịch sử non trẻ của kinh tế thị trường Việt Nam, kể từ Nước Hoa Thanh Hương, Minh Phụng – Epco… không phải từng lúc không nhận ra các khối u. Cái lạ của kinh tế thị trường Việt Nam là  sự lặp đi lặp lại một kịch bản là phải đến  khi có vai trò của cơ quan pháp luật viện kiểm sát ,công an, phải đánh án… thì mới tỉnh ngộ  ra, mới sửa. “Sở hữu chéo” trong ngân hàng, trong nền kinh tế là một vấn đề không mới. Nếu được điều hành dứt khoát,,rỏ ràng ,nhất quán từ trên xuống cơ sở  Novaland và Sunshine trong mấy năm qua đã không bỏ ra hàng chục nghìn tỷ để đặt chân vào các ngân hàng, dẫn đến tình trạng gần đây mất thanh khoản.
 
Chưa bao giờ thị trường tài chánh tiền tệ chịu những áp lực như hiện nay. Hy vọng là Cơ quan Ngân hàng vì tình thế đang cần một thống đốc bản lĩnh, quyết đoán, sẵn sàng nhận, chịu trách nhiệm và làm tròn trách nhiệm. 
 
Thay vì, tiếp tục tạo áp lực lên các doanh nghiệp (bao gồm các ngân hàng thương mại và doanh nghiệp bất động sản) tái cơ cấu, cắt giảm chi phí, giảm giá… Trong cơ chế thị trường, các doanh nghiệp làm những việc ấy chắc chắn tốt hơn chính phủ. Điều mà các cơ quan chính phủ nên làm lúc này là KHAI MỞ TỪNG ÁCH TẮC trong chính sách. 
 
Thay vì, “rút ống thở”, trong tình huống càng nguy kịch, cơ thể của nền kinh tế càng cần được đảm bảo sao cho máu huyết lưu thông. Sợ trách nhiệm, tìm kiếm an toàn pháp lý cho mình trong lúc này, có thể “sát thương” cả nền kinh tế

 
 
Theo chuyên gia phân tích Xavier Jean của S&P Global Ratings, ngành bất động sản Việt Nam sẽ chứng kiến thêm nhiều vụ gia hạn nợ, tái cấu trúc, thậm chí là phá sản trong thời gian tới.

Chuyên gia nước ngoài nhận định về nợ trái phiếu của doanh nghiệp bất động sản Việt Nam: Đây mới chỉ là khởi đầu

Hãng tin Bloomberg vừa có bài viết nhận định về cuộc khủng hoảng nợ trên thị trường bất động sản Việt Nam đang trở nên trầm trọng hơn. Dấu hiệu để Bloomberg đưa ra nhận định này là nhà phát triển bất động sản lớn thứ hai cả nước gia nhập nhóm những doanh nghiệp không thể trả nợ trái phiếu đúng hạn.

Cách đây ít ngày, CTCP Tập Đoàn Đầu Tư Địa Ốc No Va - Novaland (NVL) đã vừa đưa phương án thoả thuận với đại diện trái chủ liên quan đến phương án thanh toán đối với lô trái phiếu NVLH2123009.

Đây là lô trái phiếu có tổng giá trị 1.000 tỷ đồng được Novaland phát hành ngày 12/8/2021, đáo hạn ngày 12/2/2023 (kỳ hạn 18 tháng). Lô trái phiếu này có lãi suất cố định 10,5%/năm, trả 6 tháng/lần và đại diện người sở hữu trái phiếu là Công ty CP Chứng khoán Dầu Khí (PSI).

Novaland là cái tên mới nhất trong danh sách các công ty bất động sản chậm trả nợ đang ngày càng dài thêm, báo hiệu tình trạng thiếu thanh khoản của ngành này. Với hàng tỷ USD trái phiếu sẽ đáo hạn trong năm nay, những vấn đề của ngành bất động sản đe dọa sẽ gây nên nhiều rủi ro cho cả nền kinh tế.

Chuyên gia nước ngoài nhận định về nợ trái phiếu của doanh nghiệp bất động sản Việt Nam: Novaland mới chỉ là khởi đầu - Ảnh 1.

Trao đổi với Bloomberg, chuyên gia phân tích Xavier Jean của S&P Global Ratings, nhận định: “Chúng tôi tin rằng đây mới chỉ là khởi đầu. Ngành bất động sản Việt Nam sẽ chứng kiến thêm nhiều vụ gia hạn nợ, tái cấu trúc, thậm chí là phá sản trong thời gian tới. Không chỉ lĩnh vực xây dựng, cả các công ty ở những ngành khác cũng đang đứng trước rủi ro”.

Theo số liệu mà Bộ Công thương công bố tuần trước dựa trên ước tính của Hiệp hội bất động sản TPHCM, tổng cộng các doanh nghiệp bất động sản có 130.000 tỷ đồng trái phiếu đáo hạn trong năm nay. Trước Novaland, các tập đoàn lớn gồm Tân Hoàng Minh, Vạn Thịnh Phát và Sunshine cũng đã tìm cách gia hạn nợ trái phiếu.

Chuyên gia nước ngoài nhận định về nợ trái phiếu của doanh nghiệp bất động sản Việt Nam: Novaland mới chỉ là khởi đầu - Ảnh 2.

Báo cáo ngày 21/2 của công ty chứng khoán SSI nhận định điều mà các tập đoàn bất động sản có nhiều nợ trái phiếu quá hạn cần làm nhất hiện nay là thảo luận với các trái chủ để tìm ra phương án giải quyết hợp lý nhất. Các phương án sẽ bao gồm thu mua lại trái phiếu (redemption), tăng thời gian bảo lãnh (further guarantee) hoặc tuyên bố vỡ nợ.

Tham khảo Bloomberg

Thanh Thanh - Theo Nhịp sống thị trường

 

Luật sư tư vấn miễn phí

Gọi ngay
0902818158- 0906834543
0906834543
0902818158

Tin pháp luật

CÁC ĐỐI TÁC

  • Nhà Đất Phúc An Khang
  • The Diplomat
  • The NewYork Review of Book
  • CogitAsia
  • Reuters
  • Viet Studies
  • The NewYork Times
  • TIME
  • Bloomberg Bussiness