LỜI BÌNH tIẾT THANH MINH 10.4.2023
Đã 50 năm từ hội nghị Liên hợp quốc về môi trường con người được tổ chức tại Stockholm, Thụy Điển từ ngày 5/tháng 6 năm 1972. Đã 31 năm từ Hội nghị thượng đỉnh Trái đất 1992 . Thế giới năm 2023 đầu thế kỷ 21 ,dường như đang đứng trước bờ vực của tận thế . Mặc dầu ,loài người với bao nổ lực để cứu Trái đất ,nhưng tình trạng sụp đổ sinh quyễn ,thảm họa môi trường , Biến đổi khí hậu ,nóng lên toàn cầu ,tan băng vùng cực v.v vẫn tăng tốc như triều dâng trước những cố gắng rời rạc ,nhỏ nhoi của con người chẳng khác chi dã tràng xe cát . Thay vì nhân rộng cái đạo lý sinh tồn từ những góc xanh hiếm hoi trong Thành phố Hồ chí Minh v.v đặc biệt là cả một quốc gia xanh như Hà Lan , Na uy , Israel ... hoặc như nơi đông dân số như ấn độ ... Loài người vẫn lê đôi chân đất sét với các tín điều già cỗi mục nát cũng như với các thói quen từ thời thượng cổ nhưng lại cứ gọi là :" truyền thống " hoặc chạy đuổi theo nhưng cái mới xuất hiện tự phát tùy hứng chưa trãi nghiệm thực chứng mà vẫn được một bộ phận xã hội vội vã tôn vinh là " văn minh " " tiến bộ " để mong vượt qua cơn Đại Hồng Thủy đang thực sự đến từ đầu thế kỷ 21... Chúng ta chỉ còn khoảng 10 -15 năm để xác định quyết tâm thật sự đổi thay của loài người trước Nguy cơ tận thế đã và đang hiển hiện ...và cũng chỉ còn trên dưới 50 năm đễ thật sự cấp bách đỗi thay trước khi quá muộn .
Dự kiến,Năm 2030, chỉ một thập kỷ sau sự kiện ban đầu năm 2020, Bắc cực trải qua một băng đá "đại dương xanh"gần như cả năm (9/12 tháng).Tức là chỉ còn 3 tháng có băng dày trong 1 năm còn 9 tháng là băng tan bề mặt 2-30 m nên có màu xanh biển . Vì thế mà gọi là băng đá " đại dương xanh " . Nếu độ sâu của nước xuống đến từ 50 m rồi 100 m thì mực nước biển toàn câu lên trung bình 1m -2m . Đó là kịch bản sau 2050 chỉ còn 30 năm mà thôi ,
Vào giữa những năm 2020, khu vực Bắc Cực đã thay đổi từ một bể chứa cácbon với một nguồn carbon. Nói cách khác, nhiều carbon hơn đang được phát ra hơn đang được lưu trữ một cách tự nhiên. Sự tan băng và giải phóng carbon mà trước đó đã bị khóa trong đất đóng băng gây nên một phản hồi đóng băng vĩnh cửu carbon (PCF), đủ mạnh để hủy bỏ giữa 42 và 88% của bồn đất carbon trên toàn thế giới. * Vào giữa những năm 2030, đóng băng vĩnh cửu đang bổ sung thêm hơn một tỷ tấn carbon mỗi năm vào khí quyển, tương đương với khoảng 10% lượng khí thải carbon do con người tạo hàng năm trên toàn cầu.
Sự ấm lên nhanh chóng của Bắc cực và kết quả là mất mát của biển băng đang làm thay đổi dòng thủy lưu - thay đổi sự chuyển động của các mô hình thời tiết trên Bắc Mỹ, châu Âu và Nga.
Trong một xu hướng hơi khác thường, thái cực mùa đông lạnh ở một số bộ phận của Bắc bán cầu đang trở nên nhiều khả năng bão mùa đông đang bị đẩy về phía nam. Điều này là do khả năng tăng độ ẩm của không khí, hơi nước nhiều hơn khoảng 7% được thực hiện cho mỗi thêm 1 ° C nhiệt độ tăng. Các dòng thủy lưu và khí động học lưu chuyển cũng đang ảnh hưởng tới đường đi của cơn bão .
Một hệ quả chính của Bắc Cực ấm lên là việc phát hành methane, một khí nhà kính với 86 lần khả năng giữ nhiệt của CO2 khi đo trong một khoảng thời gian 20 năm. vụ nổ lớn khí mêtan - một số hơn một km rộng - đã được quan sát thấy từ đáy biển thềm lục địa của Đông Siberia Arctic trong 2010s. Những sự kiện này trở nên thường xuyên hơn và lan rộng hơn, khiến những lo ngại về khả năng thay đổi khí hậu đột ngột. Một số chính phủ quan tâm nhiều hơn trong việc khai thác Bắc Cực cho nguồn lực của mình,
Những mất mát của biển băng Bắc Cực đang có ảnh hưởng nghiêm trọng đối với các loài động vật trong đó có con gấu bắc cực, hiện đang được buộc lên bờ để săn lùng quả, chim, trứng và các loại thực phẩm trên cạn khác. Hai phần ba của gấu Bắc cực đang bị mất vào năm 2040 và các loài bị đe dọa tuyệt chủng vào cuối thế kỷ này.
Ngay cả khi lượng khí thải carbon toàn cầu giảm liên quan đến COVID-19 do hạn chế đi lại và các hoạt động khác, các đại dương trên thế giới tiếp tục xu hướng phá vỡ kỷ lục nhiệt độ vào năm 2020. Năm 2021 Một nghiên cứu mới báo cáo nhiệt độ đại dương cao nhất trong lịch sử được ghi lại từ mực nước mặt đến độ sâu 2.000 mét (6.561 ft).Báo cáo được công bố trên tạp chí Advances in Atmospheric Sciences, kết luận với lời kêu gọi các nhà hoạch định chính sách và những người khác xem xét những thiệt hại lâu dài mà các đại dương ấm hơn có thể gây ra khi họ cố gắng giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu.
Năm 2021 với những kỷ lục nắng nóng thảm họa do biến đổi khí hậu ngày càng khốc liệt hơn Tháng 7 thường là tháng nóng nhất trong năm trên thế giới, nhưng tháng 7/2021 đã trở thành tháng nóng nhất từng được ghi nhận trong hơn 100 năm qua.Tại Mỹ, nhiều bang đã ghi nhận mức nhiệt lên tới 40 độ C. Nhiệt độ ở tỉnh British Columbia (Canada) có lúc lên tới 49,5 độ C - mức cao chưa từng có trong lịch sử nước này, khiến hàng trăm người tử vong. Tháng 8, đảo Sicily của Italy chứng kiến nhiệt độ tăng lên mức 48,8 độ C - được dự báo là mức cao kỷ lục mới ở châu Âu.Nắng nóng kỷ lục thiêu đốt các quốc gia Nam Âu, gây ra những trận cháy rừng tàn khốc. Từ Hy Lạp đến Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Italy, Pháp… hàng chục ngàn vụ cháy rừng đã tàn phá nhà cửa và cướp đi nhiều sinh mạng. Năm 2021 gần như chắc chắn là một trong 10 năm nóng nhất được ghi nhận.
cánh chuồn 10.4.2023
Câu trả lời cơ bản là do biến đổi khí hậu, nhưng các cơ chế chính xác của những đợt nắng nóng kỷ lục thiêu đốt thế giới thời gian qua vẫn là điều chưa được làm rõ.
Bản đồ nhiệt độ châu Âu lúc 5h chiều 19-7. Ảnh: Daily Sabah
Hai tuần lễ qua, nhiệt độ nhiều khi lên tới hơn 40 độ C ở Anh. Trường học đóng cửa, xe lửa phải chạy ít hơn vì sợ đường ray do quá nóng và quá tải mà bật tung. Cháy rừng diễn ra khắp miền nam châu Âu, từ Pháp, Hy Lạp, tới Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha.
Nhiều vùng Bắc Mỹ trải qua mùa hè nóng nhất lịch sử. Ở châu Á, Ấn Độ oằn mình vì những ngày nóng hơn 45 độ C. Nhiều vùng ở đông và nam Trung Quốc cũng chứng kiến mức nền nhiệt lịch sử. Tại sao một hiện tượng thời tiết cực đoan như vậy lại xảy ra đồng thời như vậy ở nhiều khu vực khác nhau?
Không chỉ do biến đổi khí hậu…
Biến đổi khí hậu chắc chắn đã khiến các đợt nắng nóng thường xuyên và dữ dội hơn. Những giai đoạn nhiệt độ cao kéo dài trước kia khá hiếm hoi nay trở thành chuyện thường tình.
Giới khoa học khí hậu dự đoán những kỷ lục mới sẽ còn được thiết lập khi con người tiếp tục đốt nhiên liệu hóa thạch và hủy diệt các hệ sinh thái lưu trữ carbon. Sự bức bối mùa hè này đến trong một thế giới trung bình nóng hơn 1,1 tới 1,3 độ C so với thời tiền công nghiệp.
Các đợt nắng nóng cũng có xu hướng diễn ra đồng thời ở nhiều nơi hơn. Một nghiên cứu của các nhà khoa học Mỹ và Úc thấy rằng từ 1979 tới 2019, số ngày trung bình có nắng nóng ở các vĩ độ cao đã tăng từ 20 lên 143 - tức gấp 7 lần.
Sự thay đổi cực đoan và diễn ra ở nhiều vùng địa lý rộng lớn như vậy, cho thấy riêng sự ấm lên toàn cầu có lẽ chưa thể giải thích hết hiện tượng nắng nóng.
Các nghiên cứu khác, được tờ The Economist dẫn lại, cho rằng biến đổi khí hậu có thể đã làm thay đổi chuyển động của các dòng khí quyển (jet stream) - tức các dòng không khí ở khí quyển tầng cao tạo ra các mô thức thời tiết chính từ tây sang đông - khiến những đợt nắng nóng diễn ra đồng thời, cấp tập.
Trong mùa hè ở Bắc bán cầu, nửa phía bắc Trái đất nghiêng nhiều hơn về phía Mặt trời, khiến ngày dài hơn và ấm hơn. Tác động của sự tiếp xúc với bức xạ mặt trời có tính tích tụ, đồng nghĩa nhiệt độ mùa hè ở châu Âu và Bắc Mỹ thường lên cao nhất khoảng vài tuần sau ngày hạ chí - tức ngày có khoảng thời gian ban ngày dài nhất trong năm.
Các đợt nắng nóng thường bắt đầu với một vùng xoáy nghịch - tức vùng gió tuần hoàn cực lớn ở một khu vực áp cao, gió thổi theo chiều kim đồng hồ ở Bắc bán cầu và ngược lại ở Nam bán cầu.
Vùng xoáy nghịch này giam hãm nhiệt hấp thu từ Mặt trời dưới mặt đất - đất, đá, bêtông, nhựa đường… - và làm nhiệt độ tăng lên nhanh chóng. Các đợt nắng nóng kiểu như vậy đặc biệt phổ biến ở những vùng vốn dĩ khô hạn.
Thường thì nước trên mặt đất và cây cối sẽ giúp hấp thu bớt phần nhiệt này, nhưng với tình trạng sông hồ khô hạn và đô thị hóa như hiện nay, cái nóng ngày càng dữ tợn.
Khi đường sá, bãi đậu xe, nhà cao tầng, trung tâm thương mại… dần phủ kín các khung cảnh tự nhiên, các đô thị sẽ hấp nhiệt nhiều hơn hẳn so với xung quanh và có thể nóng hơn những vùng cùng vĩ độ tới 10 độ C. Đây là hiện tượng "đảo nhiệt đô thị" đã được các nhà khoa học nghiên cứu từ lâu.
Bài học từ quá khứ
Tìm hiểu quá khứ, giới nghiên cứu thấy rằng phần lớn nguyên nhân của các đợt nắng nóng cực đoan là do con người. Chẳng hạn năm 2019, một nghiên cứu đăng trên Nature nói khả năng xảy ra các đợt nắng nóng dài và gay gắt tăng gấp 5 lần vì biến đổi khí hậu.
Ở đại dương, mức này là 20 lần do nhiệt độ trung bình đã tăng liên tục. Ở Siberia, con số lên tới 600 lần - điều khiến tình trạng cháy rừng ở đây ngày càng phổ biến.
Sự phân bổ nhiệt cũng không đồng đều. Nền nhiệt độ ban đêm đang tăng nhanh hơn so với ban ngày. "Nói chung, từ khi được ghi nhận vào năm 1895, nhiệt độ ban đêm đã tăng nhanh gấp đôi so với nhiệt độ buổi trưa ở Mỹ", Cục Khí tượng và đại dương quốc gia Hoa Kỳ cho biết.
Sự thay đổi còn phụ thuộc vào địa lý. Các vùng càng gần cực có vẻ càng nóng lên nhiều hơn - những vùng cực đã ấm lên nhanh gấp 3 lần so với mức trung bình của hành tinh. Những đợt nóng bây giờ xuất hiện thậm chí ở cả Nam Cực!
Tất cả đồng nghĩa tình trạng nắng nóng sẽ ngày càng có tác động lớn và gây ra thiệt hại nghiêm trọng khắp thế giới. Nhưng do tác nhân chủ yếu gây ra vấn đề này là con người, vẫn có hy vọng xoay chuyển tình thế.
Sử dụng nhiên liệu hiệu quả hơn là một trong số đó - để giảm bớt áp lực với mạng lưới điện và chuyển sang các nguồn phát điện không cần làm mát liên tục như điện gió và điện mặt trời, dù với tốc độ thay đổi của thời tiết như hiện nay, rất có thể đã là quá muộn.■
H.MINH - Theo Tuổi Trẻ