Ngay sau Thế chiến thứ Hai tổng thống Charles de Gaulle muốn Pháp là một cường quốc cân bằng giữa các khối trong Chiến tranh lạnh.
Khi đó chưa xuất hiện nguy cơ Trung Quốc mà chỉ có nguy cơ đối đầu Mỹ- Liên Xô.
Tt Pháp Macron hiện tại đã không giấu ý tưởng của mình trên tinh thần của Charles de Gaulle thay vì riêng nước Pháp mà cả châu Âu khi chứng kiến cuộc leo thang đối đầu giữa Mỹ và Trung Quốc: “Người châu Âu sẽ không có thời gian hoặc nguồn lực để tài trợ cho quyền tự chủ chiến lược của chúng tôi và sẽ trở thành chư hầu, trong khi chúng tôi có thể xây dựng một cực thứ ba nếu có thêm vài năm".
Macron đã phải chấp nhận một thực tế mà châu Âu văn minh không mong muốn đó là thế giới đã phân hai cực Mỹ và Trung Quốc. Có một làn sóng ngay trong nội bộ châu Âu mà Macron là đại diện, đó là châu Âu không muốn là chư hầu của bất cứ cực nào và muốn chính mình phải là cực thứ ba.
Không thể phủ nhận được Trung Quốc với 1,4 tỷ dân, tổng sản lượng kinh tế 14.000 tỷ dola (gấp 4 lần Nhật, gần gấp 2 lần cả châu Âu), chi phí quân sự hàng năm hơn 250 tỷ dola(bằng tổng sản lượng cả nền kinh tế VN) là một thực thể đủ sức tạo thành một cực của thế giới. Châu Âu không thể không tính đến thực thể này. Khôn ngoan nhất là châu Âu sẽ hưởng lợi từ sự níu kéo của cả hai cực khi đóng vai trò là cực thứ ba ở giữa.
Một khi châu Âu là cực thứ ba ở giữa thì Trung Quốc không dại gì nghiêng về phía Nga một khi Nga gây hấn với châu Âu và đương nhiên Mỹ lại càng bảo vệ châu Âu mà không phải vì Hiệp ước liên minh quân sự nào.
Nếu tư tưởng một châu Âu là cực thứ ba giữa Mỹ và Trung Quốc thành hiện thực thì NATO sẽ không có Mỹ nữa. Vấn đề là chuyện cực thứ ba đang là ý tưởng hay đã thành bào thai ..Hiện nay 4.2023 thì mới chỉ là 1 tuyên bố của Macron tổng thống Pháp ,con gà trống châu Âu ..và nơi tuyên bố là Bắc kinh Trung quốc ..phải chăng là chiến lược của Tập nhằm tách dần Âu châu ra khỏi tầm chi phối của Mỹ ..chưa tách được thì giảm dần ..
Tuy con đường là bất định nhưng Bàn cờ thế giới về dài hạn 10,30 năm... vẫn cũng có thể đi đến những nước cờ chiến lược toàn cầu như thế.
Cần nhìn rỏ bối cảnh cạnh tranh chiến lược 25 năm thứ hai của thế kỷ 21..như nhà chiến lược Vủ Khoan nhận định :
"Với việc Nga tiến hành “chiến dịch quân sự đặc biệt” ở U-crai-na từ ngày 24-2-2022, cục diện cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn bước vào thời kỳ thứ tư với một số đặc điểm chính:
Mâu thuẫn giữa Mỹ, phương Tây và Nga ngày càng trở nên căng thẳng, trong khi Trung Quốc vẫn là đối tượng cạnh tranh quan trọng hàng đầu của Mỹ, do sức mạnh tổng hợp quốc gia và tầm ảnh hưởng ngày một gia tăng. Về kinh tế, Trung Quốc trở thành nền kinh tế lớn thứ hai thế giới khi chiếm 17,4% giá trị GDP toàn cầu và là “chủ nợ” lớn nhất thế giới với khoảng 3.812 tỷ USD, cũng như đạt được nhiều tiến bộ vượt bậc trong các lĩnh vực khoa học - công nghệ, chinh phục vũ trụ và khí tài quân sự. Trên cơ sở những thành tựu mới, Trung Quốc ngày càng phát huy ảnh hưởng trên thế giới, hình thành và nỗ lực mở rộng các tổ chức SCO, BRICS, Sáng kiến “Vành đai, con đường” (BRI)...; nhất là trong thời gian gần đây, Trung Quốc đưa ra các sáng kiến về an ninh và phát triển toàn cầu.
Nga vừa kiên quyết chống lại sức ép của Mỹ và phương Tây mở rộng NATO về phía Đông, vừa tìm cách mở rộng phạm vi ảnh hưởng trong không gian của Nga và Liên Xô trước đây. Ý định của Nga thể hiện rõ trong việc Nga hỗ trợ hai nước Cộng hòa tự xưng Áp-kha-di-a và Ô-xê-ti-a tách khỏi Gru-di-a vào năm 2008; tiếp đến là sự kiện sáp nhập bán đảo Crưm năm 2014 và hỗ trợ hình thành hai nước Cộng hòa tự xưng Đô-nhét và Lu-han ở phía Đông U-crai-na vào tháng 2-2022, đồng thời mở “chiến dịch quân sự đặc biệt” ở U-crai-na. Cả ba sự kiện này đều diễn ra ngay sau các Thế vận hội mùa Hè năm 2008 ở Thủ đô Bắc Kinh (Trung Quốc), Thế vận hội mùa Đông năm 2014 tại thành phố Xô-chi (Nga) và Thế vận hội mùa Hè năm 2022 ở Thủ đô Bắc Kinh (Trung Quốc). Phải chăng sự trùng hợp này phản ánh ý muốn của Nga từng bước khôi phục “không gian hậu Xô-viết cũ trải dài từ vùng Ban-tích tới vùng Trung Á như là khu vực có tầm ảnh hưởng hợp pháp của Nga”, đúng như những gì đã được khẳng định trong bản “Học thuyết ngoại giao của Nga” do Tổng thống Nga V. Pu-tin ký ban hành vào ngày 5-9-2022, với chủ đề “Một thế giới Nga”?.
Trong khi đó, Mỹ phải đối mặt với ngày càng nhiều khó khăn, thách thức không những về kinh tế - xã hội, mà còn cả về thể chế chính trị. Cuộc tranh cử Tổng thống Mỹ năm 2019 và cuộc tấn công vào tòa nhà Quốc hội Mỹ (ngày 6-1-2021) là những minh chứng rõ nét cho điều này. Trên trường quốc tế nói chung và trong hàng ngũ đồng minh nói riêng, theo nhận định của nhiều chuyên gia, vai trò và ảnh hưởng của Mỹ có phần suy giảm. Về kinh tế, nếu như trong những năm 50 của thế kỷ XX, Mỹ chiếm khoảng gần 50% GDP thế giới thì tỷ lệ đó hiện nay chỉ còn khoảng 24,7%; nợ công của Mỹ lên tới 30.000 tỷ USD so với 20.953 tỷ GDP. Trong lĩnh vực công nghệ cao như sản xuất vi mạch, năm 1990, Mỹ từng chiếm 37% sản lượng, đến năm 2021 chỉ còn chiếm khoảng 12%. Tuy nhiên, Mỹ vẫn tiếp tục duy trì được không ít lợi thế về sức mạnh vũ khí, khoa học - công nghệ, giá trị văn hóa - giáo dục, nhất là tài chính, nhờ nắm giữ quyền phát hành và kiểm soát đồng đô-la Mỹ.
Trong bối cảnh đó, chính quyền Tổng thống Mỹ Giô Bai-đơn buộc phải rút quân khỏi Áp-ga-ni-xtan, nỗ lực thúc đẩy phát triển kinh tế trong nước, gia tăng mạnh mẽ vai trò “lãnh đạo thế giới”. Lợi dụng việc Nga phát động “chiến dịch quân sự đặc biệt” ở U-crai-na, Mỹ đã tập hợp đồng minh và dư luận quốc tế nhằm cô lập và trừng phạt Nga; ủng hộ chính trị cũng như cung cấp vũ khí cho U-crai-na, nhưng tránh tham chiến trực tiếp.
Những diễn biến đầy kịch tính trên đã tác động đáng kể tới cấu trúc an ninh khu vực châu Âu. Một mặt, Liên minh châu Âu (EU) đồng lòng cùng Mỹ trừng phạt Nga; Phần Lan, Thụy Điển tiến tới gia nhập NATO; Đức chuyển từ chính sách “Thay đổi thông qua thương mại” (Wandel durch Handel) sang gia tăng chi tiêu quốc phòng, cung cấp vũ khí cho U-crai-na...; mặt khác, EU vẫn theo đuổi lập trường tự chủ về quốc phòng, thương mại, năng lượng. Hiện nay, EU đang đối mặt với nhiều khó khăn và mâu thuẫn dưới tác động của đại dịch COVID-19, thiên tai nghiêm trọng cũng như những tác động ngược do các đòn trừng phạt qua lại với Nga.
Đều chịu sức ép của Mỹ, Nga - Trung Quốc thắt chặt quan hệ song phương, nhưng không hình thành liên minh chính thức. Trung Quốc vừa công khai bày tỏ quan điểm không tán thành việc sử dụng vũ lực xâm phạm chủ quyền nước khác, vừa chỉ trích phương Tây không tính đến mối quan tâm an ninh của Nga. Tại Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc và Đại hội đồng Liên hợp quốc, Trung Quốc kêu gọi chấm dứt xung đột, giải quyết các vấn đề nhân đạo. Nhân dịp này, Trung Quốc cũng đẩy mạnh hoạt động nhằm phát huy ảnh hưởng trên thế giới dưới lá cờ “cộng đồng chung vận mệnh”, đồng thời đưa ra các sáng kiến “hợp tác phát triển” và “an ninh toàn cầu"
Riệng vận mệnh nước Việt ,Vấn đề còn lại sẽ là Biển Đông và những tranh chấp các quốc gia liên quan đến cực Trung Quốc mà Việt Nam phải tính đến nếu muốn yên ổn để tồn tại và phát triển.
Hàn Quốc, Nhật, Philippines không quá e sợ Trung Quốc vì đã là đồng minh của Mỹ. Tuy nhiên ,trong trãi nghiệm lịch sử 60 năm qua , các nước này đang chủ động nâng cao vai trò tự chủ tự lực cùng các liên kết liên minh khác chứ không hoàn toàn ý lại vào liên minh với Mỹ. Đài Loan sẽ nan giải một khi châu Âu coi đó không phải việc của mình ( tuy chỉ là 1 lời nói đá bổng của Macron nhưng nên dè chừng ) , chỉ còn phụ thuộc vai trò của Mỹ và Nhật có thể răn đe bảo vệ Đài Loan một khi bị Trung Quốc tấn công. Tuy vậy ,Pháp chỉ là một thế lực khá khiêm tốn tại Châu Âu với vai trò chính trị ngày càng giảm do những hành xử đối ngoại chiến lược có tính cơ hội hoạt đầu trong hơn 60 năm qua trên trường quốc tế .
Ấn Độ đủ mạnh để có thể đương đầu với tương quan sức mạnh 80/ 100 so sánh với Trung Quốc. Và một khi chiến tranh biên giới Trung Ấn xảy ra, Nga cũng sẽ khó thể đứng về phe nào, nhưng chắc chắn Ấn Độ sẽ đẩy cao hơn mối quan hệ vững chắc với Mỹ, Anh Nhật ,Úc thông qua Hiệp ước Tứ giác Kim cương. Điều này rất rất có hại cho Trung Quốc vì đẩy đất nước trong tương lai sẽ là đông dân nhất thế giới trở thành kẻ thù của mình. Trung Quốc rõ ràng sẽ e ngại khi muốn đòi đất của Ấn Độ mà Trung Quốc từ lâu coi là của mình.
Vấn đề còn lại và thực chất nhiều nguy cơ nhất lại là Biển Đông của Việt Nam.
Hãy nhận thức rõ những điều sau đây:
1. Về chiến lược dài hạn , Trung Quốc chưa bao giờ ngưng tham vọng chiếm các hòn đảo ở hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa và vùng Biển Đông của Việt Nam.
2. Trung Quốc bất cứ lúc nào cũng có thể dùng quân đội hùng mạnh và nền kinh tế chi phối đè bẹp của mình để mong xâm lược hải đảo và lãnh thổ VN như Nga xâm lược Ukraine. Tuy nhiên trong lịch sử 60 năm qua ,Trung quốc lại chỉ ra tay khi có cơ hội thuận lợi nhất như trường hợp 1974 khi Mỹ ngầm thuận cho Trung quốc chiếm Hoàng Sa , và 1988 khi Liên Xô chuẩn bị suy yếu ,và bỏ mặc không can thiệp khi Trung quốc chiếm 1 số đảo Trường Sa. Ban lãnh đạo Trung quốc rất chú trọng yếu tố thời vận quốc tế khi chọn cơ hội ra tay . Và một khi đã ra tay là quyết đoán bất chấp thủ đoạn ,vô độc bất trượng phu ..
3. VN bằng mọi giá phải ngăn chặn và tránh chiến tranh với Trung Quốc và đó là chiến lược hàng đầu vì quyền lợi của Quốc gia và sự bình yên của Đất nước.
Nhưng với cách nào?
Dứt khoát chỉ theo một cách là có đường lối minh bạch đường hoàng độc lập tự chủ với Trung Quốc theo tinh thần cả hai cùng có lợi. Muốn vậy VN phải mạnh, phải tự cường.
Mạnh cách nào? Tự cường cách nào?
Duy nhất: ĐOÀN KẾT DÂN TỘC, CẢ DÂN TỘC ĐẶT LỢI ÍCH QUỐC GIA DÂN TỘC LÊN TRÊN HẾT.
Muốn vậy chỉ con đường cũng duy nhất:
BỘ PHẬN TINH HOA CỦA DÂN TỘC ĐẢNG của Bác Hồ THỰC SỰ LÀM CHỦ VÀ DẪN DẮT DÂN TỘC. Bộ máy lãnh đạo phải thật sự thấm sâu tư tưởng đạo đức Bác Hồ ...
4. Nhưng bất chấp VN mạnh, tự cường, độc lập, tự chủ, Trung Quốc vẫn tham vọng của mình cùng với do phe chủ chiến cực đoan điều hành gây gây chiến xâm lược VN thì sao? Mặc dầu hiện nay ,khả năng này không quá cao nhưng là Người Việt cần phải nâng cao cảnh giác ..chủ động sẵn sàng ứng phó từ xa .
Ai sẽ đứng ra góp phần bảo vệ VN đây?
Nga đối tác chiến lược toàn diện của VN chắc chắn trong tình thế liên Minh với Trung quốc sẽ là không.
Ấn Độ đối tác chiến lược toàn diện của VN cũng khả dĩ có hành động nhưng chưa đủ mạnh . Asean lại chỉ là một thực thể lỏng lẻo tính cơ hội luôn ngấp nghé đó đây khó mà cùng chiến tuyến với VN để đương đầu với Trung Quốc. Tuy nhiên vì lợi ích liên quan bức thiết Asean chắc chắn sẽ yêu cầu các Cường quốc ra tay .
Chỉ duy nhất Mỹ và Nhật ( trong đó Nhật là trực tiếp quan hệ quyền lợi sống còn ) vì chiến lược toàn cầu và lợi ích kinh tế của mình sẽ không chấp nhận Trung Quốc chiếm Biển Đông huyết mạch của thế giới mới thực sự quan tâm tới việc ngăn chặn Trung Quốc. Mỹ qua trãi nghiệm 60 năm tuy mâu thuẫn chiến lược với Trung quốc nhưng vẫn khó có thể tin cậy chiến lược với đồng minh vì các chính sách thực dụng ngoại giao không nhất quán trong lịch sử ..
Việt Nam phải ngay từ bây giờ minh bạch đường lối chiến lược của mình để đe doạ Trung Quốc nếu Trung Quốc vượt làn ranh đỏ ở Biển Đông.
Khi giải thích về Sách trắng Quốc phòng tướng Nguyễn Chí Vịnh đã từng nói tới sự linh hoạt của VN khi buộc phải chọn phe mặc dù đường lối là không chọn phe.
Mặc dù tướng Vịnh, chiến lược gia đối ngoại Quốc phòng, chỉ nói lấp lửng, nhưng những ai am hiểu thực tế VN đều hiểu thông điệp với Trung Quốc rằng: nếu các ông vượt làn ranh đỏ ở Biển Đông thì VN sẽ nâng quan hệ với Mỹ lên “đối tác chiến lược toàn diện” thực chất chứ không phải “đối tác chiến lược toàn diện”mơ hồ nặng về hữu nghị như với Trung Quốc, Nga, Ấn Độ hiện nay. VN sẽ buộc phải chọn phe bảo vệ lợi ích QG của mình.
Chọn cách nào?
VN trong cuộc chơi liên quan đến Trung Quốc ở Biển Đông luôn có con bài chiến lược đó là Căn cứ Cam Ranh.
Chính vì lo sợ VN trao con bài chiến lược Cam Ranh này cho Mỹ, mà Trung Quốc bằng mọi giá, bằng mọi cách dụ dỗ, khống chế VN trước yêu cầu của VN “bình thường hoá quan hệ với Trung Quốc “với điều kiện thâm độc: loại bỏ bộ trưởng ngoại giao Nguyễn Cơ Thạch, người đại diện chủ trương ký kết hiệp định cho Mỹ thuê Cam Ranh làm căn cứ quân sự để ngăn chặn âm mưu chiếm Biển Đông của Trung Quốc.
VN sẽ làm gì để giữ quan hệ bình đẳng cùng có lợi với Trung Quốc và có thể ngăn chặn chiến tranh với Trung Quốc hiệu quả nhất nếu chiến tranh xảy ra.
Đây là đòi hỏi vô cùng chính đáng mang tinh thần công dân, làm chủ của mỗi người VN.
Hãy nhớ, thế giới đang khủng hoảng và chuyển dịch mau lẹ. Chuyện gì cũng có thể xảy ra.
Liên xô và Đông Âu sụp đổ là một minh chứng.
Cuộc chiến Nga- Ukraine là một bằng chứng.
Trung Quốc hùng mạnh trở thành một thực thể đe doạ toàn cầu là một minh chứng.
Và có thể châu Âu thành cực thứ ba trong tương lai là một minh chứng.
Trung Quốc và VN là đồng chí anh em thân thiết nhưng VN đã có lúc ghi vào Hiến pháp “Trung Quốc là kẻ thù vĩnh viễn” cũng là một minh chứng.
Vậy thì chuyện Trung Quốc tấn công Đài Loan, tiếp tục xâm chiếm Biển Đông của VN không thể là một ngoại lệ của sự bất ngờ nào cả.
Việt Nam hãy cảnh giác!Và hãy rất tự tin khi Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cọng hòa đã làm bài thơ nói về thế đánh của dân tộc nhỏ với cường quốc . Bác Hồ và các học trò của Bác đã vận dụng tư tưởng của bài thơ để thành công bài toán bảo vệ tổ quốc trong thế kỷ 20.
HỌC ĐÁNH CỜ
Nhàn rỗi đem cờ học đánh chơi,
Thiên binh vạn mã đuổi nhau hoài;
Tấn công, thoái thủ nên thần tốc,
Chân lẹ, tài cao ắt thắng người.
Phải nhìn cho rộng suy cho kỹ,
Kiên quyết, không ngừng thế tấn công;
Lạc nước, hai xe đành bỏ phí,
Gặp thời, một tốt cũng thành công.
Vốn trước hai bên ngang thế lực,
Mà sau thắng lợi một bên giành;
Tấn công, phòng thủ không sơ hở,
Đại tướng anh hùng mới xứng danh
Nguyên văn Hán Việt:
HỌC DỊCH KỲ
Nhàn toạ vô liêu học dịch kỳ,
Thiên binh vạn mã cộng khu trì;
Tấn công thoái thủ ưng thần tốc,
Cao tài tật túc tiên đắc chi.
Nhãn quang ưng đại tâm ưng tế,
Kiên quyết thời thời yếu tấn công.
Thác lộ song xa dã một dụng,
Phùng thời nhất tốt khả thành công?
Song phương thế lực bản bình quân,
Thắng lợi chung tu thuộc nhất nhân;
Công thủ vận trù vô lậu trước,
Tài xưng anh dũng đại tướng quân.
(Tập thơ Nhật ký trong tù - Hồ Chí Minh)