TIN TỨC

fanpage

Thống kê truy cập

  • Online: 223
  • Hôm nay: 198
  • Tháng: 1621
  • Tổng truy cập: 5245625
Chi tiết bài viết

CUỘC CHIẾN KHÔNG DỄ THẮNG

5 NGÀY MỞ MÀN CUỘC CHIẾN UKRAINE – NGA  24 3 2022

Cre. Fbkr Le Ngoc Son

Hết tối qua giờ châu Âu, có vài điểm cần chú ý của cuộc chiến tranh xâm lược của Putin ở Ukraine, mà nhìn chung không có lợi cho Putin.

1) Theo tờ The Economist, thiệt hại về người của Nga ở Ukraine trong 2 ngày lớn hơn cả cuộc chiến 8 năm Nga ở Serya.

Còn Ukraine hôm qua nhiều nơi giao tranh, nhiều toà nhà dân sự bị dính pháo kích.

2) Các video về thiệt hại của Nga: Xe tăng và xe bọc thép bị bắn hạ rất nhiều. Một số máy bay bị bắn hạ trong đêm. Điều này có thể được giải thích:

(a) Tên lửa vác vai chống tăng Jovelin quá xuất sắc trên thực tế. Hầu như các vũ khí hiện đại đang và sẽ có mặt ở Ukraine.

(b) Ukraine phát hiện ra lỗ hổng chết người của các đoàn tăng hành quân của Nga: Đi đầu sẽ là đoàn tăng, đi ngay sau sẽ là đoàn xe chở nhiên liệu. Một quan chức cấp cao Ukraine gợi ý chiến thuật cho người dân là: Đợi đoàn xe tăng qua một thời gian, cho đến khi có đoàn xe nhiên liệu đi sau thì tấn công. Mặt khác, xăng ở các trạm dọc đường cũng bị rút sạch trước đó. Tăng không có nhiên liệu thì… mắc cạn. Và lực lượng vũ trang sẽ xuất hiện làm nhiệm vụ còn lại.

c) Lính toàn lính trẻ (có những cháu sinh cuối 90s đầu 2000), có lẽ không có kinh nghiệm chiến đấu, và không quen thuộc địa hình. Đồng thời đến đâu cũng gặp sự phản ứng rất dữ dội của người dân. Có video ghi cảnh dân làng ra chặn và chửi bới những người lái xe tăng.

Quân đội Ukraine đã chiếm được nhiều xe tăng và ngay lập tức cho sơn lại và sử dụng.

3) Lần đầu tiên kể từ sau Thế chiến 2, Đức dỡ bỏ lệnh cấm bán vũ khí. Một số vũ khí tân tiến và đáng gờm sẽ được phép bán qua một bên thứ ba (1000 vũ khí chống tăng và 500 vũ khí đất đối không) và chuyển qua Ukraine. Số vũ khí còn tồn từ thời Đông Đức cũng sẽ biếu người dân Ukraine làm đồ chơi nốt.

Đây là hành động đặng chẳng đừng, nhưng Đức bị dư luận trong nước lẫn EU chỉ trích vì quá chậm và không cương quyết nên để Putin đi qua lằn ranh đỏ nhiều lần, và lần này thì quá giới hạn một cách thách thức. Chính sách không bán vũ khí cho vùng xung đột của Đức đã bị chính đồng minh và chính nhiều người Đức chỉ trích.

Việc dỡ bỏ này có thể coi như có con hổ nhốt lâu, giờ Putin là người tháo chốt khoá.

4) Trên tờ DW của Đức có đăng một nguồn tin về tình báo, nói rằng có khoảng hơn một nửa quân số lính ở dọc biên giới Nga - Ukraine đã được dồn sang Ukraina trong mấy ngày vừa qua. Nếu vậy, thì quả là đáng lo cho Putin. Nướng hết quân rồi mà chưa làm nên cơm cháo gì.

5) Đoàn quân Chechen gì đó thân Putin đã chạm Ukraina, và đã có một cuộc tiếp đón tả tơi ở Gostomel. 

6) Tỷ phú Elon Musk đã kích hoạt Starlink ở Ukraine. Vậy việc thông tin, liên lạc chắc không còn là vấn đề lớn trong cuộc chiến này.

7) Các lệnh trừng phạt về kinh tế và tài chính nặng chưa từng có. Trong đó có việc sẽ không có bất cứ dòng tiền nào chuyển được đến Nga. 

8.) Cuộc chiến tranh thông tin và chiến tranh tâm lý diễn ra khốc liệt. Bên phía Putin áp đảo hơn bên Ukraine. Bên Putin khi thì tung tin đồn Tổng thống Ukraina bỏ chạy, khi thì tung tin đồn Tổng thống Ukraine kêu gọi binh lính và người dân hạ vũ khí. Còn lập hẳn 1 kênh Telegram kêu gọi. Mỗi lần như thế là Tổng thống Ukraine lại phải khốn đốn chạy ra phố làm cái video phản bác. 

Mệt vì súng đạn đâu chưa thấy, mệt vì tin giả đã nhừ người rồi :))

Các mạng xã hội lớn như Facebook và YouTube cấm các tờ báo nhà nước của Nga trả tiền đăng bài quảng cáo lên flatforms của mình.

9) Một khảo sát của Smerconish phát trên CNN với câu hỏi NATO có nên tham chiến không? 77% nói NÊN, và 23% còn lại nói KHÔNG.

Cá nhân tôi KHÔNG tin NATO sẽ tham chiến, nếu không có các biến cố rủi ro mới. Nhưng tin chắc một điều là NATO sẽ không ngồi yên, và sẽ cung cấp đủ “đồ chơi” cho Ukraine. Và sau cuộc chiến này, NATO càng có lý do để siết chặt vòng kim cô hơn về phía Đông. 

=> Tôi hay để ý và quan sát tinh thần chiến đấu, sách lược mỗi bên, và bài học của mỗi bên. Riêng bài học sẽ viết lúc kết thúc cuộc chiến. Phải thấy rằng, tinh thần chiến đấu của quân dân Ukraine là đáng nể, kiên cường và bất khuất.

Đến giờ này có thể khẳng định, đánh Ukraine là quyết định sai lầm nhất của Putin. Putin đã đánh giá sai sức mạnh của Ukraine và các nước ủng hộ hoà bình. Kế hoạch 72h nuốt trọn Ukraine là ảo vọng và thất bại. Dồn hết sức thì may ra đánh được, nhưng cũng không phải ngày một ngày hai, và cũng sẽ kiệt quệ, mắc vào vũng lầy.

Ngồi lên lưng hổ rồi, khó có thể xuống bằng cách của một người cưỡi ngựa?!

Suy cho cùng, cuộc chiến tranh phi nghĩa nào rồi cũng thất bại.

Chú thích ảnh: Hành quân của tăng thiết giáp Ukraine.

[Lưu ý, (a) cụ nào chỉ đọc báo Việt mình, xin đừng tranh luận, (b) mục đích duy nhất của tôi là các bạn có cái nhìn cân bằng, đa chiều, vì lợi ích dân tộc ta - không thần tượng viển vông cổ vũ cho sự hiếu chiến và cái ác]

28-02-2022, tình hình chiến sự Ucraina bước vào ngày thứ 5.

1. Mồm thì mời đàm phán nhưng tên lửa cứ bắn, quân Nga tiếp tục tấn công Kiev và lại tiếp tục bị đẩy lùi. Vùng ngoại ô Kharkov bị tàn phá nặng nề khi thành phố bị quân Nga tấn công dữ dội, dùng cả những hệ thống tên lửa Grad, Iskander được quảng cáo rầm rộ, nhưng vẫn không thể chiếm được. Tuy bị tấn công khắp nơi nhưng vẫn chưa có 1 thành phố lớn nào của Ucraina bị chiếm. Thêm vào đó, Bộ Quốc phòng Ucraina còn đưa hướng dẫn cụ thể, chỉ cho dân cách ném bom xăng vào xe bọc thép như trong hình bên dưới

https://twitter.com/aldin_ww/status/1498232512702726144...

2. Các nhà bank của Nga bị cắt khỏi hệ thống SWIFT, không thể nhận hay chuyển tiền ra nước ngoài, khiến đồng tiền của Nga mất giá khủng khiếp. Tỷ giá nhà bank  đang từ 1 usd = 83 ruble  ngày 25/02 (trước khi có lệnh cấm) rơi không phanh xuống 1 usd = 171 ruble vào hôm nay, 28/02. Như vậy, đồng tiền Nga mất giá 106% so với usd trong vòng 1 ngày ! Đồng thời, Nga đã không mở cửa thị trường chứng khoán, vì sợ hoàn toàn sập. 

https://twitter.com/PaulSonne/status/1497987741354799108...

3. Khắp nơi, người dân Nga xếp hàng để rút tiền ra khỏi nhà bank, đông đến mức nhà bank Sberbank Europe bị mất thanh khoản. Đây là nhà bank con của SberBank, một trong những nhà bank lớn nhất của Nga do nhà nước Nga kiểm soát.

4. Toàn bộ châu Âu và Canada trở thành vùng cấm bay đối với tất cả máy bay Nga.

5. Quân Bielarus chính thức tham gia tấn công Ucraina, như vậy, ngoài lính Nga, lực lượng xâm lược còn có thêm lính Czeczenia và Bielarus. Lãnh tụ Czeczenia lên truyền hình phát biểu, nếu phương Tây không thu hồi lại lệnh cấm vận Nga cho tới ngày 31-02 (??!!) thì Czeczenia sẽ tiến hành cấm vận phương tây, trong đó có việc "không coi trà kiểu Anh là đồ uống". Có lẽ ông ta không biết là tháng 2-2022 chỉ có 28 ngày - khiến cho câu nói: "thà để một thằng hề lên làm lãnh đạo, còn hơn cả đám lãnh đạo như một lũ hề !" ngày càng trở nên bất hủ.

https://twitter.com/rianru/status/1498095033559437321...

6. Google quyết định tắt một số chức năng trên bản đồ của họ, để không cho quân Nga có thể biết quân và dân Ucraina đang tập trung ở đâu, cũng như gây khó khăn trong việc hướng dẫn đường.

7. Sự ủng hộ Ucraina đến từ mọi nơi trên thế giới. Nhật Bản vừa quyết định viện trợ cho Ucraina 100 triệu usd. Thụy Sỹ, một quốc gia hoàn toàn trung lập trong mọi cuộc chiến từ trước đến nay, đã quyết định đóng băng tài khoản của tổng thống Putin cùng những lãnh đạo cao cấp của nhà nước Nga có tài khoản trong các nhà bank ở nước này.  Đây là điều chưa từng có trong lịch sử. Ngoài ra, EU đã đồng ý cho Ucraina và Moldavia hòa vào mạng điện chung của EU, để trong trường hợp Nga phá hủy các nhà máy điện, Ucraina và Moldavia vẫn sẽ không mất điện.

8. Châu Âu ra quyết định trừng phạt kinh tế đối với Bielarus do tham gia vào cuộc xâm lược Ucraina, đánh vào các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của nước này. Cùng thời gian đó, Lukaszenko, tuyên bố sửa lại Hiến pháp Bielarus, qua đó cho Bielarus có thể sở hữu vũ khí hạt nhân. Đây chắc là một con bài trao đổi với Nga, ra mặt tấn công Ucraina để đổi lấy vũ khí hạt nhân, nhằm giữ ngôi vị của mình của Lukaszenko.

9. FIFA và UEFA quyết định loại bỏ Nga ra khỏi các giải bóng đá do họ tổ chức, sau sức ép to lớn của dư luận. Như vậy, đội tuyển Nga sẽ không được tham gia World Cup, các đội bóng Nga không được đá Champions League.

10. Thay vì cờ và hoa, người dân Ucraina mang cờ Ucraina đổ ra đường phản đối quân xâm lược, ngay trước họng súng của chúng. 

https://twitter.com/i/status/1498298228802007042

Ở Ba Lan, từ camera tại lều cứu trợ những người tị nạn ở biên giới, mình đã được chứng kiến rất nhiều đàn ông Ucraina trở về từ nước ngoài để tham gia bảo vệ Tổ quốc. Hôm nay, nói chuyện với 1 bạn quen là chủ cty xây dựng, có tuyển khoảng 200 công nhân người Ucraina làm việc, bạn ý nói phần lớn đã xin lĩnh lương, nghỉ việc và trở về tham gia chiến trận. Cty dù đang rất cần người nhưng vẫn đài thọ tổ chức các chuyến xe bus, để đưa họ lên biên giới vì "khách hàng sẽ hiểu thôi" - bạn ý nói. Họ làm mình nhớ lại những thanh niên, sinh viên Việt Nam năm 1979, đã viết thư bằng máu, xin lên biên giới đánh giặc Trung Quốc xâm lược.

Tình báo Mỹ cho rằng phía Nga đã sử dụng hết khoảng 2/3 lực lượng chuẩn bị và ngay cả Putin cũng giật mình vì sự kháng cự quyết liệt của quân dân Ucraina. Ucraina na xứng đáng được giúp đỡ, và sẽ không đầu hàng, bởi không cái cái gì có thể bẻ gãy được tinh thần của họ trong lúc này.

Viva Ucraina !

Thế giới hôm nay: 28/02/2022

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Tổng thống Vladimir Putin ra lệnh đặt các lực lượng hạt nhân Nga trong tình trạng báo động “đặc biệt,” tức mức độ sẵn sàng cao nhất cho hoạt động răn đe hạt nhân của Nga. Ông Putin nói điều này là để đáp lại “những tuyên bố gây hấn” từ các nước NATO. Chính phủ Mỹ miêu tả động thái của Nga là “một bước leo thang hoàn toàn không cần thiết.” Trong khi đó Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg nói những lời đe dọa của ông Putin là “giọng điệu nguy hiểm.”

Các quan chức Ukraine tuyên bố lực lượng của họ đã đẩy lùi cuộc tấn công của Nga vào Kharkiv, thành phố lớn thứ hai Ukraine. Cụ thể, thống đốc Oleh Synyehubov đã đăng trên Facebook “Quyền kiểm soát Kharkiv hoàn toàn là của chúng tôi!” Song Kyiv lại bị bao vây. Thị trưởng thành phố này cho biết tất cả các lối ra đã bị quân đội Nga phong tỏa. Lệnh giới nghiêm tại đây được áp dụng cho đến sáng thứ Hai.

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky thông báo các phái đoàn Ukraine và Nga sẽ đàm phán tại biên giới Ukraine-Belarus. Sau khi từ chối lời đề nghị trước, ông Zelensky đã thay đổi lập trường kể từ khi điện đàm với Tổng thống Alexander Lukashenko của Belarus. Ông Zelensky nói chưa có khung thời gian cụ thể cho các cuộc đàm phán, song chúng sẽ được tổ chức “mà không có điều kiện tiên quyết nào.”

EU tuyên bố đóng cửa không phận đối với máy bay Nga và cấm các đài truyền hình quốc doanh Nga, đồng thời tài trợ vũ khí cho Ukraine. Thủ tướng Australia Scott Morrison cũng cam kết gửi thêm vũ khí. Thủ tướng Đức Olaf Scholz thông báo bổ sung 100 tỷ euro (113 tỷ đô la) vào ngân sách quốc phòng của nước ông, qua đó tăng chi tiêu quốc phòng lên hơn 2% GDP.

Thổ Nhĩ Kỳ cho thấy họ sẽ chặn các tàu chiến Nga tiến vào Biển Đen qua eo biển Bosporus và eo biển Dardanelles. Thổ Nhĩ Kỳ có quyền kiểm soát chúng theo công ước Montreux và có quyền ngăn chặn tàu chiến đi qua trong thời gian xảy ra chiến tranh, chỉ trừ trường hợp chúng quay lại các cảng thường trú ở Biển Đen. Đây là một đòn đáng kể đối với Nga.

BP thông báo bán 20% cổ phần trong công ty dầu khí nhà nước Nga Rosneft. Với động thái này, CEO hiện tại Bernard Looney và cựu CEO Bob Dudley của BP sẽ rời khỏi hội đồng quản trị Rosneft. BP đã nắm giữ cổ phần Rosneft từ năm 2013 và hoạt động tại Nga suốt 30 năm qua.

Một số tin vắn: Donald Trump cho thấy ý định tranh cử tổng thống vào năm 2024 – khi phát biểu trước hội nghị CPAC bảo thủ rằng ông đã thắng vào năm 2020 và sẽ thắng thêm một lần nữa. Trong khi đó Triều Tiên lại thử tên lửa sau một tháng gián đoạn. Còn thu nhập của Berkshire Hathaway tăng hơn gấp đôi trong năm 2021 để đạt 90 tỷ đô la. Công ty đầu tư của Warren Buffett có kết quả tốt đẹp nhờ thị trường chứng khoán khởi sắc.

Con số trong ngày: 1-3 triệu người, là số người Ukraine sẽ tìm cách rời khỏi đất nước họ trong những tuần tới, theo ước tính của Liên Hợp Quốc.

TIÊU ĐIỂM

Thế khó của Trung Quốc khi Nga xâm lược Ukraine

Trong khi cuộc xâm lược Ukraine của Nga cho thấy rõ quy mô và mức độ bạo lực của nó, Trung Quốc vẫn tránh không chỉ trích. Hôm thứ Sáu, họ đã bỏ phiếu trắng đối với nghị quyết lên án Nga của Liên Hợp Quốc (Nga phủ quyết). Nhưng lập trường này sẽ càng khó duy trì hơn khi thương vong tăng và phương Tây tăng cường các biện pháp trừng phạt kinh tế Nga. Bloomberg đưa tin ít nhất hai trong số các ngân hàng quốc doanh lớn của Trung Quốc đang hạn chế việc cung cấp tài chính để mua hàng hóa cơ bản từ Nga. Điều này cho thấy Trung Quốc sợ bị ảnh hưởng hoạt động kinh doanh nếu bị coi là không tuân thủ các biện pháp trừng phạt.

Không rõ Trung Quốc đã biết trước bao nhiêu về kế hoạch của Nga và đã chuẩn bị đến đâu cho các diễn biến ngoại giao. Tờ New York Times đưa tin Mỹ có thông báo cho các quan chức Trung Quốc về tin tình báo cho thấy động thái triển khai quân của Nga ngay trước cuộc xâm lược, nhưng bị Trung Quốc phủ nhận. Song cho dù thế nào Trung Quốc cũng không thể công khai phản đối tổng thống Nga Vladimir Putin.

Ngân hàng trung ương Nga bị nhắm mục tiêu trừng phạt

Các biện pháp trừng phạt của phương Tây đối với Nga thường chỉ nghe hoành tráng chứ không có nhiều tác động thực tế. Song các biện pháp lần này nhắm vào hệ thống tài chính của Nga, đặc biệt vào ngân hàng trung ương, là rất quyết liệt. Tổ chức này nắm giữ 630 tỷ đô la dự trữ ngoại hối, tương đương 38% GDP của Nga trong năm 2021. Và mặc dù Nga đã giảm tỉ lệ đô la Mỹ trong kho dự trữ, nhưng khả năng cao là phần lớn các khoản dự trữ của Nga đang nằm tại các tổ chức tài chính hoặc các quốc gia nơi chấp nhận thực thi các biện pháp trừng phạt của phương Tây. Điều đó có nghĩa là một phần ngân khố chiến tranh của Nga có thể bị đóng băng.

Nếu không thể tức thời tiếp cận số tiền dự trữ, ngân hàng trung ương sẽ khó có thể can thiệp vào thị trường tiền tệ hoặc cung cấp thanh khoản ngoại tệ cho các ngân hàng. Tất cả cho thấy hệ thống tài chính của Nga sẽ gặp nhiều rối loạn. Chẳng hạn, trong trường hợp nguồn vốn tháo chạy ra nước ngoài, vì không có dự trữ khẩn cấp, ngân hàng sẽ phải áp dụng các biện pháp kiểm soát vốn chặt chẽ nhằm ngăn đồng nội tệ sụp đổ.

Nga khiến Đức tăng chi tiêu quốc phòng 

Trong nhiều thập niên qua, dưới sự bảo vệ của Mỹ, Đức đã hạn chế hoạt động quân sự và không quá chú trọng đến các lực lượng vũ trang. Thậm chí đến Donald Trump cũng chỉ có thể thuyết phục được Angela Merkel miễn cưỡng chi 2% GDP cho quốc phòng cho tới năm 2031, theo như quy định của các thành viên NATO. Nhưng tổng thống Nga Vladimir Putin lại thành công trong việc thuyết phục Đức thay đổi.

Vào Chủ nhật, thủ tướng mới Olaf Scholz đã tuyên bố trước Hạ viện Đức là sẽ tăng chi tiêu quân sự lên trên ngưỡng 2% GDP “kể từ bây giờ” và thậm chí đề xuất đưa con số này vào hiến pháp. Ông sẽ rót 100 tỷ euro (113 tỷ USD) trong năm nay vào một quỹ đặc biệt để hiện đại hóa các lực lượng vũ trang. Và ông sẽ viện trợ vũ khí phòng thủ cho Ukraine. Ông cũng thề tăng cường hiện diện của Đức tại các nước NATO ở Đông Âu.

Chỉ mới vài ngày trước, Đức còn quả quyết không ngừng dự án đường ống khí đốt Nord Stream 2 từ Nga. Song họ đổi ý khi Nga xâm lược Ukraine. Giải thích về động thái này, ông Scholz nói cuộc chiến của Putin “làm thay đổi căn bản tình hình.”

Sắp công bố báo cáo toàn diện của IPCC về biến đổi khí hậu

Hôm thứ Hai, Ủy ban Liên chính phủ về Biến đổi Khí hậu IPCC, một cơ quan được Liên Hợp Quốc hậu thuẫn có nhiệm vụ đối chiếu các quan điểm khoa học về biến đổi khí hậu, sẽ đưa ra đánh giá toàn diện nhất từ trước đến nay về hậu quả của nóng lên toàn cầu.

Phiên bản báo cáo trước đây của IPCC được công bố vào năm 2014. Trong những năm qua đã có nhiều tiến bộ đáng kể trong ngành nghiên cứu về tác động của con người lên khí hậu. Hơn nữa thế giới lại ngày càng chứng kiến nhiều hiện tượng thời tiết cực đoan. Sự kết hợp giữa tiến bộ khoa học và kinh nghiệm thực tế giúp nhân loại hiểu hơn về hiểm họa phía trước và cho thấy các nỗ lực thích ứng hiện tại đang thất bại ra sao.

Do đó có thể đoán được là báo cáo sẽ không hề tích cực gì. Tại COP26, hội nghị thượng đỉnh về khí hậu của Liên Hợp Quốc hồi tháng 11, các nhà lãnh đạo đã nói rõ là rất nhiều nước đang hứng chịu tác động của nóng lên toàn cầu. Song thế giới lại không hành động đủ quyết liệt.

Kinh tế Ấn Độ chậm lại vì các tác nhân vĩ mô

Váo năm ngoái chính phủ Ấn Độ cho biết đang trên đà trở thành “nền kinh tế phát triển nhanh nhất thế giới.” Có lẽ không nên lạc quan quá sớm như vậy. Tỷ lệ tăng trưởng 20,1% và 8,4% trong hai quý đầu tiên của năm tài chính 2021-22 có được chẳng qua do đại dịch làm cho nền so sánh xuống rất thấp. Dữ liệu GDP quý 4/2021 có thể sẽ cho thấy tốc độ tăng trưởng chậm lại ở mức khoảng 6% so với cùng kỳ năm trước, khi covid-19 ít tràn lan hơn.

Tăng trưởng có thể còn chậm hơn nữa trong quý hiện tại. Các hạn chế liên quan đến Omicron được đặt ra từ tháng 1 đã làm ảnh hưởng đến hoạt động kinh tế. Trong khi đó, cuộc chiến ở Ukraine là một tác nhân còn lớn hơn. Vì là nước nhập khẩu dầu lớn, Ấn Độ rất nhạy cảm với giá dầu lên cao. Ước tính đã cho thấy giá dầu thô tăng 10 điểm phần trăm có thể làm tốc độ tăng trưởng GDP của Ấn Độ giảm 0,2 điểm phần trăm. Nó thậm chí có thể đẩy lạm phát lên cao.

 

RỘNG ĐƯỜNG DƯ LUẬN

===

Cre. Fbkr Mike Anh Vũ

Bàn về chiến sự Nga - Ukraine 

Tổng cộng 200 ngàn quân Nga gồm lính chính quy, xe tăng thiết giáp, bộ binh, không quân, lực lượng nhảy dù tinh nhuệ và nhân sự hậu cần đã được huy động tấn công Ukraine từ ba hướng: Hướng Bắc theo đường Belarus, hướng Đông từ Donbas và hướng Nam từ Biển đen. Trên hình là bản đồ chiến sự Ukraine, qua đó có thể thấy rằng chiến tranh Nga – Ukraine là một cuộc chiến tổng lực với mục tiêu xâm lược rõ ràng chứ không phải chỉ để đảm bảo sự độc lập của hai vùng Donetsk and Luhansk như Moscow rêu rao. 

Vì sao Putin lại bỏ ngoài tai sự phản đối của người dân thế giới để phát động cuộc chiến này? Có thực sự người Ukraine đã thiếu khôn ngoan về ngoại giao dẫn đến chọc giận “gấu Nga”? Mục tiêu ngắn hạn và dài hạn của Moscow tại Ukraine là ở đâu?

Bài dưới đây là một nỗ lực để trả lời những câu hỏi trên một cách chi tiết nhất có thể, hy vọng có thể giúp bạn đọc giải đáp tất cả những điểm còn mơ hồ.

1. Tiềm năng khoáng sản khổng lồ của Ukraine

Mặc dầu là một cường quốc về quân sự và chính trị. GDP đầu người của Nga chỉ tương đương Malaysia và xếp trên mức trung bình thế giới một chút, đứng hàng thấp nhất Châu Âu. Nền kinh tế xấp hạng 11 trên thế giới của Nga được chống đỡ bởi cột trụ mang tên xuất khẩu dầu mỏ và khí đốt. Gần 40% khoản thu ngân sách liên bang và 60% tổng giá trị xuất khẩu của Nga đến từ nguyên liệu khoáng dầu và sản phẩm từ dầu. 

Quyền lực chính trị của Nga được xây dựng và thể hiện qua khả năng ảnh hưởng đến giá dầu và vai trò nguồn cung khí đốt cho cả Châu Âu đặc biệt là Đức. Nga là quốc gia xuất khẩu dầu mỏ đứng thứ hai thế giới về tổng sản lượng, sở hữu trữ lượng khí đốt lớn nhất thế giới nằm dưới bình nguyên Siberia. Nguồn lực tài chính cực kì dồi dào này cho phép Nga phát triển và chế tạo những vũ khí tối tân, tài trợ quân đội với những khí tài hiện đại nhất cho dù bị Tây phương bỏ khá xa về thương mại và những nhóm ngành khác. 

Cũng như người thương nhân bán hàng phải vận chuyển hàng hóa qua những đại lộ, khí đốt từ Nga muốn đến tay những khách hàng của nó ở Châu Âu phải thông qua những đường ống dài hàng chục ngàn km thông qua… Ukraine, ít nhất là đến những năm 2000 khi đường ống này giúp vận chuyển đến 80% sản lượng khí đốt Nga. Kiev đòi hỏi hoa hồng và Moscow cũng chịu chi trả. Tuy nhiên, Moscow không muốn lệ thuộc vào Ukraine nên trong 20 năm nay đã vận động hành lang, chi rất nhiều tiền của để xây dựng 2 đường ống thay thế là Nord Stream (chạy ngầm dưới biển Baltic đến Đức để bán cho Tây Âu) và South Stream (chạy ngầm dưới Biển Đen để bán hàng qua Thổ Nhĩ Kỳ và Bulgaria). Putin đặt ra mục tiêu đến năm 2024 sẽ vận chuyển khí đốt hoàn toàn bằng Nord Stream và South Stream chứ không sử dụng đường cũ thông qua Ukraine nữa. 

Nếu như mọi chuyện chỉ có vậy thì chưa chắc đã dẫn đến xung đột ngày hôm nay. Năm 2012, những nhà nghiên cứu địa chất phát hiện thấy nhiều bọng dầu chưa được khai thác ở Biển Đen, nằm gọn trong vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Ukraine và bán đảo Crimea, với trữ lượng ước tính lên đến 2 ngàn tỷ mét khối. Trên đất liền, sự phát triển của công nghệ khai thác dầu đá phiến cũng mở ra tiềm năng khai thác khoáng sản cực kỳ to lớn cho Kiev. Ngủ yên dưới địa phận Kharkiv, Donetsk ở phía Đông và Lviv, Ternopil ở phía Tây Ukraine là những mỏ dầu đá phiến màu mỡ. 

Những tiềm lực khoáng sản khổng lồ của Ukraine cực kì hấp dẫn đối với Moscow. Năm 2014, Kiev chấn động với cuộc cách mạng lật đổ nhà độc tài thân Nga Viktor Yanukovych, Putin tận dụng sự nhu nhược của chính quyền Obama – Biden (lúc đó làm phó tổng thống, phụ trách chính cho vấn đề Ukraine) để đổ quân xâm lược bán đảo Crimea. Giành quyền kiểm soát thành phố cảng Sevastopol tuy quan trọng (vị trí chiến lược giữa Biển Đen, sử dụng không gián đoạn do nước biển ở đây quanh năm không bị đóng băng) nhưng là bề nổi, động cơ sâu xa hơn của Moscow là kiểm soát vùng đặc quyền kinh tế trên Biển Đen xung quanh bán đảo Crimea và nắm thế độc quyền khai thác khoáng sản tại đây. 

Ở chiều ngược lại. Chính phủ Ukraine đã hợp tác với 2 tập đoàn dầu khí lớn nhất phương Tây là Shell và Exxon để thăm dò, nghiên cứu và nâng cấp trang thiết bị cho nước mình để có thể khai thác dầu đá phiến nằm sâu dưới lòng đất. Có thể nói bước tiến này của Kiev là hoàn toàn tự nhiên khi họ vốn là một nước nghèo ở Châu Âu với nền công nghiệp lạc hậu sau sự tan rã của Liên Bang Soviet, Tự thân Ukraine không đủ công nghệ và trang thiết bị để khai thác dầu đá phiến nằm dưới nhiều lớp đá cứng. Nếu được hòa bình phát triển, Ukraine một mặt có thể phát triển giàu mạnh bằng thực lực của mình chỉ trong vòng một thập kỷ, mặt khác có thể đe dọa quyền lực chính trị của Moscow khi cung cấp một giải pháp thay thế để Châu Âu bớt phụ thuộc vào nguồn cung khí đốt từ Siberia. 

Không cho Ukraine cơ hội nào để phát triển, ở phía Đông, chính quyền Putin tài trợ cho quân phiến loạn thân Nga ở Donbas với tầm nhìn dài hạn là sát nhập vùng này cùng những mỏ dầu đá phiến của nó vào Nga khi thời cơ đến. Ở phía Tây, quân phiến loạn Transnistria liên tục tạo ra xung đột vũ trang trong khu vực. Trước thực tế bất ổn và sức ép từ Nga, cả Shell và Exxon sau đó đều phải ngừng dự án hợp tác cùng chính phủ Ukraine. 

Hai đoạn trên là đủ để đưa ra lời giải thích xác đáng hơn cho những kiến giải sai lầm, ác ý theo hướng nhà nước Ukraine tự chuốc lấy tai họa hôm nay khi ngả sang thân phương Tây. Ukraine là một quốc gia độc lập, có chủ quyền, ý chí của người dân Ukraine cần được tôn trọng. Bi kịch của Ukraine là bi kịch của một quốc gia mưu cầu độc lập, mưu cầu sự ấm no cho dân tộc mình nhưng lại bị gã hàng xóm hùng mạnh hơn ngăn chặn, ngõ hầu đoạt lợi riêng cho mình. Những lợi ích kinh tế khác trong tầm ngắm của Nga mà Ukraine đang nắm giữ có thể kể đến trữ lượng quặng thủy ngân đứng đầu Châu Âu, Trữ lượng quặng sắt thứ hai thế giới với 30 tỷ tấn, trữ lượng quặng mangan (2,3 tỷ tấn), trữ lượng than thứ 7 thế giới (33,9 tỷ tấn), vv… 

Nói thêm một chút về Bán đảo Crimea, từ khi chiếm đoạt Crimea bằng võ lực thì Nga gặp vô vàn khó khăn, tiêu tốn nhiều tỷ đô trong việc khai thác, xây dựng cộng đồng dân cư ở đây vì mạch nước ngọt từ Kênh đào bắc Crimea bị cắt ở thượng nguồn. Không có nước ngọt, Crimea trở thành bán đảo “chết” với những dòng sông khô cạn và thực vật bị phá hủy, tất nhiên cũng không phù hợp để con người sinh sống khi hồ dự trữ nước ngọt tại Simferpol, thành phố chính của Crimea chỉ còn dưới 10% trữ lượng tối đa. Để giải cứu Crimea và khai thác Sevastopol ở một quy mô lớn hơn, Nga chỉ có thể chiếm luôn phía nam Ukraine và đây là điều mà họ đang cố gắng thực hiện.

2. Vai trò địa chính trị của Ukraine.  

Moscow xem Đông Âu là “vùng đệm” cần thiết để chống lại sự ảnh hưởng từ Tây Âu, đồng thời cũng bảo vệ nước này tốt hơn trước những cuộc tấn công tiềm năng từ phương Tây. Điều này bị ảnh hưởng bởi yếu tố địa lý khi mạch núi Ural bắt đầu từ phía bắc nước Đức chạy lài xuống Đông Âu, kéo tận đến sông Ôbi và bao bọc thủ phủ Moscow trong một vùng đồng bằng to lớn, dễ tấn công mà khó phòng thủ. Nga thừa hiểu rằng mùa đông của mình không còn là vấn đề quá lớn với khí tài hiện đại nếu như xung đột quân sự xảy ra, do đó, phòng tuyến giả định phải được đẩy càng xa Moscow càng tốt về phía Tây.

Từ khi Liên Xô sụp đổ vào năm 1991, quyền lực và tầm ảnh hưởng của Nga lên khôi Đông Âu ngày càng suy giảm. Các nước ở phía Tây nước Nga thuộc khối Đông Âu cũ là Estonia, Latvia, Lithuania, Belarus, Ukraine, Moldova. Trong đó sự trung lập của Moldova được đảm bảo bằng hiến pháp còn Estonia, Latvia, Lithuania đều lần lượt ngả về Tây phương và đồng loạt gia nhập NATO năm 2004. Để đáp trả, Nga tài trợ chính quyền độc tài Lukashenko nắm quyền ở Belarus từ năm 1994 đến nay, giữ cho Belarus thân Moscow và đóng vai trò là cánh tay nối dài cho Putin. Kiểm soát Belarus, Nga có thể dễ dàng cắt đứt hướng hành quân từ đông bắc Ba Lan đến hành lang 3 nước Lithuania, Latvia, Estonia để tiếp cận Mosow.

Còn lại Ukraine cố gắng giữ cho mình tương đối trung lập về ngoại giao và độc lập về chính trị. Bằng bản ghi nhớ Budapest 1995 với sự góp mặt của Mỹ, Anh và Bắc Ireland, Ukraine chấp nhận giải giáp hạt nhân hoàn toàn (lúc này Ukraine thừa hưởng từ Liên bang Soviet 1700 đầu đạn hạt nhân, xếp thứ 3 thế giới), đổi lại Nga phải tôn trọng độc lập của họ và không được đơn phương tiến hành chiến tranh vũ trang trừ khi bị tấn công trước. 

Trái với tinh thần của Ghi nhớ Budapest 1995, Nga luôn tìm cách mở rộng tầm ảnh hưởng của mình sang Ukraine với mục tiêu biến Ukraine thành một phần của vành đai phòng thủ quốc gia. Họ lo sợ rằng trong tương lai nếu Ukraine trở thành thành viên của NATO thì đường hành quân vào lãnh thổ Nga của NATO sẽ rộng thênh thang với 230km đồng bằng trải dài, không chướng ngại vật và dừng lại ngay trước yếu huyệt của Nga: thành phố Volgograd, hay như cái tên nổi tiếng hơn của nó là Stalingrad. Kiểm soát được Volgograd là kiểm soát được sông Volga, kiểm soát được sông Volga là kiểm soát được đường ra biển Caspian của 4 trong 8 trung tâm kinh tế lớn nhất Nga là Moscow, Novgorod, Kazan và Samara. Nếu Moscow là bộ não của Nga thì Volgograd là yết hầu của Nga vậy. 

Sự phát triển kinh tế thần tốc của quốc gia Ukraine trong khi phải chống chọi nhiều bất ổn, tiềm năng khoáng sản đe dọa vai trò độc quyền khí đốt của Nga cho Tây Âu, xu hướng ngả dần sang phương Tây để độc lập phát triển… tất cả, trong mắt Nga, đều đe dọa an ninh và vị thế của Moscow trong một cuộc chiến tranh giả định với phương Tây. 

3. Nga muốn gì ở Ukraine?

Có 3 giả thuyết cho mục đích chính của Putin trong kế hoạch xâm lược Ukraine, mà cũng có thể 3 giả thuyết này đều nằm trong “đại kế hoạch” gồm 3 “Phase” liên tiếp nhau của Moscow: 

- Giả thuyết a: Nga muốn đánh phủ đầu, chiếm lĩnh thủ đô Kiev để tuyên bố chiến thắng trong thời gian rất ngắn. Sau đó ký kết hòa ước trên thế thắng, lập ra chính quyền thân Nga, buộc Tổng thống đương nhiệm Zelensky của Ukraine phải từ chức, thay bằng một lãnh đạo bù nhìn thân Moscow. Kế hoạch này nếu thành công không những đạt được mục tiêu chiến lược mà còn phô trương thanh thế quân sự Nga trước NATO và “dằn mặt” khối này, cũng là quảng cáo khí tài chiến tranh. Nói như Giáo sư Wu Baozhou thuộc học viện Cáp Nhĩ Tân (Trung Quốc) thì cái mà Nga muốn ở Ukraine chưa chắc đã là dầu hỏa mà là sự thần phục vô điều kiện. 

- Giả thuyết b: Nga muốn chiếm phía Nam Ukraine từ sông Dnepr trở xuống, phía Đông giáp với vùng Donbass do Nga làm chủ, phía Nam giáp với Bán đảo Crimea, phía Tây trải dài sang tận thành phố cảng Odessa. Nếu làm được điều này, Moscow sẽ cắt hoàn toàn đường ra Biển Đen của Ukraine và nghiễm nhiên sở hữu hoàn toàn vùng đặc quyền kinh tế ven biển của quốc gia này. 

- Giả thuyết c: Putin muốn chiếm toàn bộ đất nước Ukraine và sát nhập Ukraine vào lãnh thổ Nga. Nếu làm được điều này, Nga sẽ đẩy phòng tuyến Moscow ra đến tận biên giới Moldova. Trong tương lai, nếu Nga muốn xâm lược tiếp Moldova thì lại có vùng tiếp giáp đòi ly khai Transnistria, lại tiếp tục bài cũ ở Donbas. Điều này phù hợp với tầm nhìn dài hạn của một người tham vọng như Putin: xây dựng lại Liên bang Soviet và Đế quốc Nga thời cực thịnh của vương tộc Romanov.

4. Những kiến giải khác

- Phương Tây hay nói đúng hơn là những đảng cánh tả nắm quyền tại các quốc gia này đã phản bội Ukraine khi để yên đứng nhìn Nga xé bỏ Bản ghi nhớ Budapest. Đảng Dân Chủ năm 1995 của Bill Clinton thuyết phục Ukraine từ bỏ toàn bộ thứ vũ khí mang tính răn đe hữu hiệu nhất của họ, để rồi Đảng Dân Chủ năm 2022 của Obama và Joe Biden bội ước với người Ukraine.

- Sự nhu nhược của Tổng thống Mỹ Joe Biden cùng những chính sách cấm vận quá nhẹ tay không thể làm Nga chùn bước. Mặt khác, sự lệ thuộc về khí đốt của Đức vào Nga làm cho phản ứng của Tây Âu có phần chậm chạp và thiếu hiệu quả. Ban đầu chỉ có vài nước châu Âu như Ba Lan, các quốc gia vùng Baltic (Lithuania, Estonia, Latvia), Anh và Canada là vận động mạnh mẽ để liên minh phương Tây loại bỏ toàn bộ hệ thống tài chính của Nga ra khỏi SWIFT, nhưng trong liên minh phương Tây cũng có sự chia rẽ. Nước Đức (hiện do đảng cánh tả của tân Thủ tướng Olaf Scholz lãnh đạo) là quốc gia phản đối lớn tiếng nhất việc áp dụng các biện pháp mạnh để trừng phạt Nga nên khối phương Tây khó đưa ra tiếng nói chung. Sau mấy ngày thì liên minh phương Tây mới thoả hiệp được với nhau khi đồng ý tạm thời sẽ loại một số ngân hàng Nga ra khỏi SWIFT như tin tức hôm nay có đưa.

Mặc dù quyết định đưa ra hơi muộn, nhưng động thái loại bỏ một số ngân hàng của Nga khỏi hệ thống tài chính toàn cầu vẫn đáng được hoan nghênh. Có thể đây là bước khởi đầu (tuỳ vào Nga làm gì tiếp theo) để tiến tới loại bỏ toàn bộ các ngân hàng Nga ra khỏi SWIFT, tiến hành cấm vận Ngân hàng Trung ương Nga, và áp dụng thêm một số biện pháp khác nữa.

- Nếu một trong những mục tiêu đầu tiên của Nga là đánh nhanh thắng nhanh thì họ đã thất bại. Sau những cuộc tiến công vũ bão bằng các sư đoàn xe tăng trong ngày đầu tiên. Quân đội Nga bị chặn đứng tại Kiev và gặp nhiều phản ứng quyết liệt từ dân quân Ukraine tại các vùng khác. Chiến sự càng kéo dài, Moscow càng bất lợi, Putin càng bị chỉ trích, sức ép dư luận toàn thế giới đến Nga ngày càng tăng và Ukraine càng nhận được thêm nhiều viện trợ. 

- Tổng thống Zelensky của Ukraine thực sự là một người anh hùng đáng ngưỡng mộ. Khi Biden kín đáo hùa theo Putin, muốn làm nhụt chí quân dân Ukraine và giúp một tay để Nga kết thúc nhanh gọn chiến tranh, tổng thống Mỹ đã ngỏ ý di tản Zelensky cùng gia đình ông ra khỏi vùng chiến sự. Tổng thống Ukraine chỉ trả lời ngắn gọn “The fight is here. I need ammunition, not a ride” (Cuộc chiến là ở đây. Tôi cần đạn dược, không phải một chiếc xe để di tản). Không chỉ mình Zelensky mà toàn bộ nội các của ông đã ra tiền tuyến cùng quân đội Ukraine trực tiếp chỉ đạo chiến sự mặc dầu đối mặt với nguy cơ bị Nga tìm diệt từ vệ tinh, từ máy bay và tên lửa dẫn đường. 

- Cuộc chiến do Putin phát động hoàn toàn phi nghĩa, ỷ mạnh hiếp yếu, chỉ mong đạt được lợi ích của mình mà chà đạp lên quyền lợi và ý chí của người Ukraine. Đất nước Ukraine là độc lập, tự chủ, họ hoàn toàn có quyền chọn bạn mà chơi, chọn đối tác mà phát triển. Sự quay lưng với Nga là sự quay lưng với những giá trị mà chính quyền Nga truyền tải: độc tài, muốn kiểm soát quốc gia khác bằng những chính quyền bù nhìn, muốn dùng võ lực để uy hiếp các nước lân cận. Nga không thể ép Ukraine “thân” mình khi họ xé bỏ Bản ghi nhớ Budapest, nhảy vào chiếm cứ bán đảo Crimea thuộc Ukraine, tài trợ cho quân phiến loạn thân Nga, gây tang thương cho người Ukraine trong gần một thập kỷ. 

- Việt Nam chỉ có thể tự hào vỗ ngực nói rằng nhờ đường lối ngoại giao khôn khéo mà đất nước thoát khỏi cái họa xâm lăng từ Trung Quốc khi nào sở hữu đủ tiềm lực và giá trị cốt lõi để phòng thủ trước họ. Nhìn Đông Âu, chúng ta nên tránh trở thành một Belarus thứ hai thay vì so sánh mình với Ukraine. 

Anh Vũ Ngô

Thay vì phần chú thích và nguồn tham khảo như thường lệ, mình hướng bạn đọc tới những đường link sau. Nếu bạn đồng cảm với người dân Ukraine, bạn có thể theo những đường dẫn này để ủng hộ cho họ. 

Bạn có thể vào những website sau bằng google chrome rồi click phải -> dịch sang Tiếng Việt/ translate to English: 

Return Alive Foundation - Tổ chức phi chính phủ sát cánh với dân quân Ukraine. Có thể donate bằng bitcoin. https://savelife.in.ua/donate

Tabletochki - Tổ chức hỗ trợ trẻ em bị ung thư của Ukraine. https://tabletochki.org/  

Happy old – Tổ chức hỗ trợ người già yếu, neo đơn của Ukraine bằng thuốc men và thực phẩm. https://happyold.com.ua/ 

Facebook của tổ chức Hospitallers, chuyên cung cấp nhu yếu phẩm cho người dân Ukraine trong chiến sự. https://www.facebook.com/hospitallers/

 

Ngày thứ 4 chiến sự: Nga tiến quân, Ukraine kháng cự quyết liệt, EU tung đòn hiếm

Ngày thứ 4 Nga tiến hành chiến dịch quân sự ở Ukraine, cuộc giao tranh lan sang Kharkov, thành phố lớn thứ hai của Ukraine. Các nước phương Tây tiếp tục tung nhiều đòn mới để phản ứng hành động của Nga. 

Tình hình thực địa khó lường

Trong ngày 27.2, ngày thứ 4 kể từ khi Nga đưa quân đến tiến hành chiến dịch quân sự ở Ukraine, các thông tin trên thực địa tiếp tục nhiễu loạn do Nga, Ukraine và nguồn tin từ các nước phương Tây.

Tại thủ đô Kiev, tiếng còi báo động oanh tạc vang lên vào khoảng 8 giờ sáng và sau đó vài phút có một tiếng nổ lớn ở phía tây trung tâm thành phố. Khoảng 20 phút sau, có thêm 2 tiếng nổ nữa được nghe thấy.

Ngày thứ 4 chiến sự: Nga tiến quân, Ukraine kháng cự quyết liệt, EU tung đòn hiếm - ảnh 1

Các binh sĩ Ukraine tại khu vực xảy ra giao tranh với Nga ở thủ đô Kiev vào ngày 26.2 - AFP

Trong khi đó, tại Kharkov, nằm ở đông bắc Ukraine, gần các vùng Luhansk và Donetsk và cách thủ đô Kiev hơn 400 km, lực lượng Nga đã tiến đến vào sáng 27.2. Đây là thành phố lớn thứ hai của Ukraine. Truyền thông Mỹ phân tích các hình ảnh và video cho thấy giao tranh đã xảy ra tại Kharkov. Cố vấn Anton Gerashchenko của Bộ trưởng Nội vụ Ukraine cũng xác nhận giao tranh xảy ra tại trung tâm thành phố này.

Trong một thông báo sau đó cùng ngày, Thống đốc Oleg Sinegubov của vùng Kharkov cho hay các lực lượng của Ukraine vẫn duy trì kiểm soát hoàn toàn đối với thành phố Kharkov, đã đẩy lùi lực lượng Nga. Tuy nhiên, cũng có thông tin rằng Kharkov vẫn bị lực lượng Nga bao vây tứ phía.

Quân đội Ukraine "gặp khó khăn" trong ngày thứ 4 chiến dịch quân sự Nga

Ngoài ra, trong ngày 27.2, Bộ Quốc phòng Nga cũng tuyên bố quân đội nước này đã bao vây "hoàn toàn" thành phố Kherson ở miền nam Ukraine và thành phố Berdyansk ở phía đông nam.

Thiệt hại lớn

Cùng ngày, Nga và Ukraine đưa thông tin về thiệt hại của đối phương sau 4 ngày. Cụ thể, Thứ trưởng Quốc phòng Ukraine Hanna Malyar ngày 27.2 nói rằng quân đội Nga mất 4.300 binh sĩ, 146 xe tăng, 27 máy bay và 26 trực thăng kể từ khi Nga bắt đầu chiến dịch quân sự ở Ukraine ngày 24.2 đến nay. Tuy nhiên bà cũng nhấn mạnh con số trên đang được làm rõ.

Bộ Quốc phòng Nga chưa bình luận về thông tin trên và cũng chưa công bố thiệt hại chi tiết phía Nga trong chiến dịch quân sự tại Ukraine.

Trong khi đó, người phát ngôn Bộ Quốc phòng Nga Igor Konashenkov cùng ngày 27.2 thông báo với các phóng viên rằng lực lượng Nga đã vô hiệu hóa 975 cơ sở hạ tầng quân sự của Ukraine, trong đó có 23 căn cứ chỉ huy và trung tâm liên lạc của lực lượng vũ trang Ukraine, 3 trạm radar, 31 hệ thống phòng không S-300, 48 thiết bị radar...

Ngoài ra, Nga nói đã bắn rơi 8 máy bay chiến đấu, 7 trực thăng, 11 phương tiện không người lái, 2 bệ phóng tên lửa Tochka-U. Bên cạnh đó, người phát ngôn Bộ Quốc phòng Nga còn khẳng định đã loại bỏ 223 xe tăng và các phương tiện chiến đấu bọc thép khác, 28 máy bay phản lực (trên bộ), 39 hệ thống tên lửa phóng loạt, 86 vũ khí pháo binh và súng cối, 143 đơn vị xe chiến thuật đặc biệt của Ukraine, theo TASS. Phía Ukraine chưa bình luận về các số liệu trên.

Chuẩn bị đàm phán ở biên giới Ukraine- Belarus

Giữa lúc tình hình giao tranh chưa có dấu hiệu hạ nhiệt, hy vọng xuất hiện khi hai bên chấp nhận đàm phán. Cụ thể, Đài RT ngày 27.2 đưa tin Ukraine đã đồng ý gửi phái đoàn đến Belarus để đàm phán với Nga và trưởng đoàn đàm phán Nga Vladimir Medinsky cho hay Kiev đã xác nhận về việc sẽ tham gia đối thoại tại vùng Gomel ở Belarus, giáp Ukraine.

Ông cho hay 2 bên đang quyết định về hậu cần và địa điểm chính xác, với “an ninh tối đa” cho phía Ukraine. Thông tin mới nhất, cuộc đàm phán có thể diễn ra vào sáng 28.2 (giờ địa phương).

Trước đó, phái đoàn Nga đến Gomel vào ngày 27.2, nhưng Kiev muốn đàm phán ở địa điểm trung lập, khi cho rằng quân đội Nga đã dùng lãnh thổ Belarus để đưa quân sang Ukraine, dù Belarus bác bỏ.

Một quan chức chính phủ Ukraine cho hay đại diện nước này sẵn sàng đàm phán với Nga về chiến dịch quân sự mà không có tối hậu thư, đồng thời chỉ trích quyết định của Nga về việc cử phái đoàn đến Belarus để đàm phán là động thái “tuyên truyền”. Sau đó, phái đoàn Nga cho hay họ sẽ chờ đến 15 giờ ngày 27.2 (giờ địa phương).

Tuy nhiên, theo phát ngôn viên Natalia Eismont của Tổng thống Belarus Alexander Lukashenko, Tổng thống Ukraine Volodymr Zelensky đã điện đàm với ông Lukashenko.

Sau cuộc điện đàm trên, ông Lukashenko đã điện đàm với Tổng thống Putin và nhà lãnh đạo Nga đồng ý sẽ dời thời hạn đàm phán với Ukraine.

Về phần mình, Tổng thống Zelensky xác nhận đã điện đàm với nhà lãnh đạo Belarus. “Các chính trị gia đồng ý rằng phái đoàn Ukraine sẽ gặp phái đoàn Nga vô điều kiện tại biên giới Ukraine-Belarus, gần sông Pripyat. Ông Lukashenko nhận trách nhiệm đảm bảo rằng mọi máy bay và tên lửa đóng tại lãnh thổ Belarus sẽ ở mặt đất trong thời gian phái đoàn Ukraine đi, gặp và trở về”, theo thông cáo của văn phòng Tổng thống Ukraine.

Báo động lực lượng răn đe hạt nhân Nga

Hãng Reuters ngày 27.2 đưa tin Tổng thống Nga Vladimir Putin lệnh cho quân đội đặt lực lượng răn đe của Nga, đề cập các đơn vị trong đó có vũ trang hạt nhân, vào tình trạng cảnh giác cao.

Xem nhanh: Diễn biến ngày thứ 4 chiến sự Nga-Ukraine

“Như các bạn có thể thấy, không chỉ những nước phương Tây có các biện pháp thiếu thân thiện đối đất nước chúng ta về kinh tế - tôi muốn nói đến các lệnh cấm vận phi pháp mà mọi người biết rõ – mà còn giới lãnh đạo các nước dẫn đầu NATO có những phát biểu hung hăng đề cập đất nước chúng ta”, ông Putin phát biểu trên truyền hình.

Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg sau đó chỉ trích quyết định của Tổng thống Nga Putin về việc đặt lực lượng răn đe hạt nhân vào tình trạng cảnh báo là hành vi “vô trách nhiệm”.

Phản ứng trước động thái trên, phát ngôn viên Nhà Trắng Jen Psaki cho rằng điều đó thể hiện một sự leo thang “hoàn toàn không thể chấp nhận”. Đại sứ Mỹ tại Liên Hiệp Quốc Linda Thomas-Greenfield cho hay bà cực lực lên án quyết định của ông Putin.

Động thái của phương Tây

Khuya 27.2 (giờ Việt Nam), Hãng AP dẫn lời Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen thông báo liên minh 27 nước này sẽ đóng cửa không phận với các hãng hàng không Nga, chi tiền mua vũ khí cho Ukraine và cấm một số hãng truyền thông ủng hộ Điện Kremlin.

EU sẽ mua vũ khí chuyển cho Ukraine đương đầu chiến dịch quân sự Nga

Theo bà, đây sẽ là lần đầu tiên Liên minh châu Âu (EU) “chi tiền mua và phân phối vũ khí và các thiết bị khác cho một nước đang bị tấn công”.

Cũng trong ngày 27.2, Mỹ cho biết đang gửi gần 54 triệu USD viện trợ nhân đạo mới cho Ukraine.

Nhiều nước cam kết gửi vũ khí đến Ukraine, trong đó có Đức khi thay đổi lớn trong chính sách không xuất khẩu vũ khí sang các khu vực có chiến sự hay xung đột của Berlin. Cụ thể, Đức đã cam kết chuyển 1.000 vũ khí chống tăng và 500 tên lửa đất đối không Stinger cho Ukraine.

Bộ Quốc phòng Bồ Đào Nha cũng cho biết sẽ gửi thiết bị quân sự cho Ukraine gồm áo chống đạn, mũ bảo hiểm, kính nhìn đêm, lựu đạn và đạn dược...

Về cấm vận, các lãnh đạo của Mỹ, Anh, Canada, Đức, Pháp, Ý và Ủy ban châu Âu đã đưa ra tuyên bố chung, thông báo sẽ áp đặt thêm các lệnh cấm vận nhằm “cô lập Nga khỏi hệ thống tài chính quốc tế” và nền kinh tế của các bên này. Lệnh cấm vận sẽ được thi hành trong những ngày tới, đáng chú ý là việc loại một số ngân hàng của Nga khỏi hệ thống SWIFT.

SWIFT là từ viết tắt của Hiệp hội Viễn thông tài chính liên ngân hàng toàn cầu, được thành lập vào năm 1973 và có trụ sở tại Bỉ. Đây là hệ thống truyền tin nhắn giao dịch và lệnh chuyển tiền chính trên toàn cầu, kết nối hơn 11.000 tổ chức tài chính tại hơn 200 quốc gia và vùng lãnh thổ. Việc bị loại khỏi SWIFT được coi là “vũ khí hạt nhân tài chính”, sẽ khiến các ngân hàng khó có thể chuyển tiền vào hoặc ra nước ngoài, gây cú sốc cho cả các công ty Nga lẫn khách hàng nước ngoài, theo CNN.

Thế giới hôm nay: 25/02/2022

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Giới chức Ukraine cho biết quân đội Nga đã kiểm soát nhà máy điện hạt nhân Chernobyl, làm dấy lên lo ngại về các chất thải hạt nhân ở đó. Có tin cho thấy nhân viên Chernobyl đang bị bắt làm con tin. Từ rạng sáng hôm qua theo giờ địa phương, quân đội Nga đã tiến vào Ukraine từ Nga ở phía đông, từ Crimea ở phía nam và Belarus ở phía bắc, với tin đồn cho thấy quân đội Belarus cũng tham chiến. Chính phủ Ukraine nói Nga đã tấn công hơn 200 lượt chỉ trong ngày thứ Năm. Người ta còn nhìn thấy quân đội Nga gần Hostomel, một sân bay gần Kyiv, mặc dù dường như Ukraine đã đẩy lùi cuộc tấn công.

Tổng thống Joe Biden cho biết sẽ áp đặt một loạt các biện pháp trừng phạt và kiểm soát xuất khẩu nghiêm khắc lên Nga vì “nhất định phải đáp trả động thái xâm lược” của nước này. Theo đó, Mỹ sẽ đóng băng tài sản của 4 ngân hàng Nga, bao gồm VTB, ngân hàng lớn thứ hai đất nước, và đặt ra nhiều hạn chế nhắm vào giới tinh hoa Nga. Ngoài ra công nghệ cao cũng bị hạn chế xuất khẩu sang Nga. Ông Biden nói cuộc xâm lược phản ánh “tham vọng đế quốc của Putin” và “tầm nhìn xấu xa của ông ta về tương lai của thế giới, một nơi mà các nước dùng vũ lực để đoạt được điều mình muốn.”

Thủ tướng Anh Boris Johnson cho biết sẽ cấm Aeroflot, hãng hàng không lớn nhất Nga, bay vào không phận Anh. Cũng như Biden, ông hứa kiểm soát xuất khẩu để chống lại Nga. Trong khi đó EU dự kiến công bố cấm vận vào cuối ngày thứ Năm. Song xem ra các nước phương Tây không thể tách Nga khỏi hệ thống chuyển tiền liên ngân hàng SWIFT như Ukraine mong muốn. Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg đã cho biết liên minh sẽ gửi thêm quân đến sườn phía đông giáp Nga và Ukraine, nhưng không có kế hoạch đưa quân vào Ukraine.

Hàng nghìn người đã xuống đường ở một số thành phố Nga để bày tỏ tức giận trước cuộc xâm lược Ukraine của Vladimir Putin. Liên quan đến việc này, nhóm nhân quyền OVD-Info cho biết hơn 1.700 người đã bị cảnh sát bắt giữ. Đây là cuộc biểu tình lớn nhất kể từ khi chế độ Putin bắt giữ thủ lĩnh phe đối lập Alexei Navalny vào năm ngoái. Ông Navalny lên án cuộc chiến, và nói nó “được thiết kế để đánh lạc hướng sự chú ý khỏi các vấn đề của Nga.”

Cuộc xâm lược của Nga khiến giá dầu thô Brent lần đầu tiên tăng vọt lên 100 đô la/thùng kể từ năm 2014. Thị trường chứng khoán Mỹ cũng giảm mạnh trong phiên mở cửa, tương tự như các sàn châu Á và châu Âu. Chỉ số chứng khoán RTS theo đồng đô la của Nga giảm gần 50%, trong khi chỉ số MOEX tính bằng đồng rúp giảm 45%. Mặc dù cả hai chỉ số đều đã lấy lại một nửa giá trị bị mất, chúng vẫn rất biến động. Đồng rúp Nga giảm xuống mức thấp nhất từ trước đến nay so với đồng đô la, còn giá vàng lên cao nhất 17 tháng.

Ông Zelensky ban bố thiết quân luật ở Ukraine nhưng kêu gọi người dân bình tĩnh. Ông cho biết đất nước sẽ cung cấp vũ khí cho bất kỳ ai muốn chiến đấu. Ông cũng chính thức cắt đứt quan hệ ngoại giao với Nga. Trong khi đó, Lithuania gần đó đã tuyên bố tình trạng khẩn cấp trong khi chính phủ Moldova đã kêu gọi quốc hội làm điều tương tự. Moldova cho biết sẽ đóng cửa không phận từ thứ Năm.

Một số người Ukraine đã di tản để đảm bảo an toàn. Đường cao tốc từ thủ đô Kyiv đến Lviv, một thành phố phía tây giáp Ba Lan, đã bị tắc nghẽn, trong khi giá taxi tăng vọt. Người dân Kyiv được khuyến cáo nên trú ẩn trong các ga tàu điện ngầm dưới lòng đất trong khi thị trưởng thủ đô áp đặt lệnh giới nghiêm ban đêm. Ba Lan, Slovakia, Hungary, Romania và Đức đều cho biết đang chuẩn bị tiếp nhận người tị nạn Ukraine.

Con số trong ngày: 43%, là thị phần palladium trên thế giới do Nga nắm giữ vào năm 2020.

TIÊU ĐIỂM

Nga xâm lược Ukraine

Sau khi tuyên chiến với Ukraine vào đầu giờ thứ Năm, Nga đã bắn phá các sân bay và cơ sở quân sự của Ukraine với hơn 100 tên lửa hành trình và đạn đạo. Trong khi đó, lực lượng mặt đất Nga cũng tiến công từ nhiều hướng. Đòn tấn công sớm nhất đến từ Crimea ở phía nam. Ở phía đông, quân Nga đang bao vây thành phố Kharkiv, nơi giao tranh vẫn tiếp diễn. Cánh quân còn lại tấn công từ Belarus ở phía bắc. Một cuộc tấn công quy mô lớn của trực thăng Nga vào sân bay Hostomel ở ngoại ô thủ đô Kyiv dường như đã thành công, mặc dù Ukraine sau đó phản công. Các quan chức Mỹ nói Nga muốn chiếm Kyiv.

Cuộc chiến không chỉ diễn ra một sớm một chiều. Ukraine dường như đã sử dụng tốt hàng nghìn vũ khí chống tăng do Mỹ và Anh cung cấp trong những tháng gần đây, và tuyên bố đã phá hủy một số xe tăng Nga. Nhưng phía trước còn nhiều ngày giao tranh: Nga chỉ mới triển khai một phần nhỏ lực lượng của họ.

Tác động kinh tế của chiến tranh Nga-Ukraine

Cuộc xâm lược của Nga vào Ukraine làm chấn động nền kinh tế toàn cầu. Thị trường chứng khoán Mỹ, châu Á và châu Âu đồng loạt sụt giảm ngay sau khi mở cửa. Chỉ số RTS tính theo đồng đô la của Nga cũng giảm gần 50%, trước khi phục hồi một phần. Giá dầu cũng lần đầu tiên lên trên 100 USD/thùng kể từ năm 2014, còn giá khí đốt châu Âu tăng 30% vào đầu phiên giao dịch.

Các thị trường thường sẽ vượt qua căng thẳng địa chính trị, song tác động của cuộc khủng hoảng này có thể khác. Nga là nền kinh tế lớn thứ 11 thế giới. Gián đoạn do xung đột và các lệnh trừng phạt có thể dẫn đến vũ khí hóa thương mại năng lượng và hàng hóa cơ bản. Các biện pháp trừng phạt sẽ gây thiệt hại cho Nga, nhưng cũng thúc đẩy nước này đi tìm quan hệ tài chính chặt chẽ hơn với các nền kinh tế ngoài phương Tây, đặc biệt là Trung Quốc.

Tác động ngắn hạn sẽ là lạm phát cao hơn và tăng trưởng thấp hơn. Song vẫn chưa rõ tác động dài hạn lên chuỗi cung ứng toàn cầu và các thị trường tài chính.

Châu Âu họp bàn biện pháp đáp trả Nga

Người châu Âu đứng trước tác động tiêu cực của chiến tranh trên lục địa của mình sau khi Tổng thống Nga Vladimir Putin ra lệnh xâm lược Ukraine vào đầu giờ thứ Năm. Họ cũng đang bắt đầu xem xét những hậu quả tiềm ẩn khi EU áp trừng phạt khắc nghiệt lên Nga. Hiện các lãnh đạo EU đang thảo luận về các biện pháp trừng phạt Nga và Belarus tại một hội nghị thượng đỉnh khẩn cấp ở Brussels. Người châu Âu vốn đã chật vật do giá năng lượng tăng, nay các lệnh trừng phạt có thể càng làm cho ngân sách của họ eo hẹp hơn.

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron, người đã đi đầu các nỗ lực ngoại giao của phương Tây nhằm giải quyết khủng hoảng, gọi cuộc xâm lược là một “bước ngoặt trong lịch sử châu Âu.” Thủ tướng Đức Olaf Scholz cho biết Nga sẽ “phải trả một cái giá đắt.” Nhưng khi đàm phán kéo dài, các nhà lãnh đạo châu Âu dường như gặp khó khăn trong việc thống nhất các biện pháp trừng phạt.

Sắp công bố số liệu lạm phát tháng 1 của Mỹ

Số liệu đo lường lạm phát ưa thích của Cục Dự trữ Liên bang cho tháng 1 sẽ được công bố vào thứ Sáu này. Nó sẽ giúp xác định ngân hàng trung ương Mỹ muốn tăng lãi suất đến đâu. Các nhà dự báo cho rằng chỉ số giá của chi tiêu tiêu dùng cá nhân, vốn không tính chi phí thực phẩm và năng lượng đầy biến động, có thể đã tăng 0,5% trong tháng 1 so với tháng 12, tức tiếp tục đà tăng của những tháng trước. Nếu con số lần này cao hơn, Fed có thể sẽ kích hoạt chu kỳ thắt chặt lãi suất bằng việc tăng lãi suất nửa điểm phần trăm trong tháng 3.

Một số lãnh đạo Fed dường như thích cách tiếp cận dần dần hơn, có thể bắt đầu với mức tăng 0.25 trong tháng tới. Các thước đo kỳ vọng lạm phát, vốn dựa trên giá thị trường, cũng đã giảm trong những tuần gần đây. Và với việc Nga xâm lược Ukraine, họ sẽ không muốn gây thêm căng thẳng trên thị trường tài chính.

Thế giới hôm nay: 23/02/2022

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết nước này công nhận các tuyên bố chủ quyền của phe ly khai Ukraine đối với toàn bộ vùng Donbas, thay vì chỉ khu vực lãnh thổ do hai nước cộng hòa ly khai này hiện kiểm soát. Trước đó, ông Putin đã cho quân đội tiến vào các khu vực do quân ly khai chiếm đóng với danh nghĩa “gìn giữ hòa bình” – qua đó làm gia tăng lo ngại có xâm lược quy mô lớn. Việc Nga công nhận Donetsk và Luhansk vi phạm hiệp định Minsk, trong đó quy định chúng thuộc về Ukraine. Trước đó ông Putin đã nói cách tốt nhất để giải quyết khủng hoảng là Ukraine từ chối tư cách thành viên NATO.

Thủ tướng Đức Olaf Scholz cho biết ông sẽ cho ngừng Nord Stream 2, đường ống dẫn khí đang xây nối Nga và Đức. Ông Scholz nói các động thái của Nga đã khiến tình hình “thay đổi hoàn toàn.” Trước đó, Đức luôn khước từ khi Mỹ và các nước khác kêu gọi họ hủy đường ống này, mà nhiều người lo ngại sẽ cho Nga quá nhiều quyền lực.

Thủ tướng Anh Boris Johnson lần đầu tiên công bố “một loạt” các lệnh trừng phạt chống lại Nga xoay quanh vấn đề Ukraine. Mục tiêu là năm ngân hàng của Nga, cùng với ba đồng minh thân cận của Tổng thống Vladimir Putin. Đến thứ Ba, EU cũng sẽ đệ trình kế hoạch của vòng trừng phạt đầu tiên ra trước các nước thành viên. Trong khi đó, chính quyền Tổng thống Joe Biden nói sẽ cấm người Mỹ buôn bán hoặc đầu tư vào các vùng ly khai của Ukraine. Nhưng họ đã không áp đặt các biện pháp sâu rộng như từng hứa sẽ thực hiện nếu Nga xâm lược, và tuyên bố tiếp tục tiếp xúc ngoại giao “cho đến khi xe tăng lăn bánh.”

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky nói việc Nga công nhận Donetsk và Luhansk đã tạo “cơ sở pháp lý cho Nga xâm lược vũ trang.” Phát biểu tại cuộc họp chung với tổng thống Estonia Alar Karis ở Kyiv, ông Zelensky cho biết đang xem xét cắt đứt quan hệ ngoại giao với Nga. Ông còn cho biết Ukraine sẽ áp đặt thiết quân luật nếu Nga xâm lược toàn diện.

Một bồi thẩm đoàn ở Georgia tuyên ba người đàn ông da trắng đã giết Ahmaud Arbery, một người đàn ông Mỹ gốc Phi không vũ trang, phạm tội thù ác theo luật liên bang (federal hate crimes) và các tội danh khác, với lập luận họ đã nhắm vào người này chỉ vì lý do chủng tộc. Hai trong số các bị cáo, Gregory McMichael và con trai ông ta Travis, có tiền sử phát ngôn thù hằn phân biệt chủng tộc. Họ đều bị kết án chung thân vì tội giết người.

Hồng Kông bắt đầu xét nghiệm covid-19 đối với tất cả người dân. Lãnh thổ đang trải qua làn sóng Omicron nghiêm trọng, với Đại học Hồng Kông cảnh báo vào thứ Ba là một phần ba dân số sẽ sớm phải cách ly. Trong một diễn biến khác, quốc hội Uganda công bố kế hoạch phạt tiền hoặc thậm chí bỏ tù những công dân từ chối tiêm chủng.

Hãng sản xuất ô tô Volkswagen cho biết họ đang “thảo luận nâng cao” để niêm yết đại chúng thương hiệu Porsche mà họ mua lại hồi năm 2012. Các ước tính về giá trị của Porsche rất khác nhau, từ dưới 100 tỷ cho đến 200 tỷ euro. Song việc Porsche lên sàn chắc chắn sẽ là một trong những cuộc niêm yết lớn nhất nước Đức trong nhiều năm qua. Trước tiên kế hoạch phải được chấp thuận bởi Porsche SE, phương tiện đầu tư thuộc sở hữu của gia đình đang nắm phần lớn cổ phần trong Volkswagen.

Con số trong ngày: 25.000, là số người chết hàng năm vì tai nạn đường sắt ở Ấn Độ.

TIÊU ĐIỂM

Tình hình thực địa ở Donetsk và Luhansk

Tổng thống Nga Vladimir Putin đã ra lệnh cho quân đội của mình tiến vào các nước “Cộng hòa Nhân dân” mới được công nhận, Donetsk và Luhansk, ở miền đông Ukraine. Vậy đối với những vùng được các khu vực ly khai này tuyên bố chủ quyền nhưng không kiểm soát thì sao?

Phóng viên của The Economist đã ghi nhận nhiều luồng ý kiến khác nhau trên đường phố của Slovyansk, một thị trấn vốn do quân ly khai chiếm đến năm 2014. Nhiều người vẫn thản nhiên. Tin tức về các cuộc pháo kích ở tiền tuyến không làm họ bị sốc, một phần vì họ đã sống trong xung đột suốt tám năm qua. Song một số người khác lại cảm thấy đang có thay đổi. “Chúng tôi đang ở Donetsk của Ukraine, nhưng sắp tới khu vực của chúng tôi có thể sẽ mang một cái tên khác,” theo lời một thanh niên đang sửa soạn lên đường đi Đức. Chẳng ai biết được tham vọng của Putin đến đâu.

Ngành khai thác mỏ toàn cầu ăn nên làm ra

Rio Tinto dự kiến sẽ công bố kết quả ấn tượng vào thứ Tư. Khoảng một nửa doanh thu của gã khổng lồ khai thác mỏ toàn cầu này đến từ quặng sắt, vốn đã tăng giá 2 phần 3 kể từ tháng 11. Giá của các kim loại khác, bao gồm nhôm và nickel, cũng tăng theo. Do đó nguồn cung bị hạn chế trong khi nhu cầu bật trở lại vì các nền kinh tế mở cửa. Hai công ty khai mỏ khác, BHP và Glencore, cũng công bố lợi nhuận đáng kể. Dự kiến Anglo American cũng sẽ nối bước vào thứ Năm.

Tuy nhiên văn hóa doanh nghiệp vẫn là một vấn đề nan giải trong ngành. Trong tháng này Rio đã công bố kết quả điều tra được công ty thuê ngoài thực hiện, vốn cho thấy gần một nửa số nhân viên của công ty nói đã bị bắt nạt trong 5 năm qua. Ngoài ra, Glencore cũng gặp rắc rối. Trong tháng này, họ đã trích 1,5 tỷ đô la để chi trả các khoản tiền phạt dự kiến do bị điều tra hối lộ và tham nhũng ở Brazil, Anh và Mỹ. Bất chấp kết quả khả quan, ngành công nghiệp này vẫn chịu rất nhiều tai tiếng.

Ma trận quy định làm tăng giá nhà ở California

California là nhà của gần một nửa số người vô gia cư ở Mỹ. Giá trung bình của một ngôi nhà ở bang này cao hơn gấp đôi so với mức trung bình toàn quốc, với ngay cả nhà “bình dân” cũng rất đắt. Vào năm 2016, các cử tri Los Angeles đã ủng hộ gói chi tiêu khổng lồ cho một chương trình trợ cấp nhà ở. Kết quả kiểm toán của chương trình, công bố vào thứ Tư này, sẽ cho thấy chi phí trung bình cho mỗi căn hộ —vốn đạt mức khủng 531,000 đô la hồi năm 2020 — đã tăng vọt.

Tình trạng thiếu vật liệu xây dựng làm chi phí lên cao. Nhưng quan liêu là một vấn đề lớn hơn nhiều. Việc chính phủ đặt ra quá nhiều quy tắc hạn chế xây dựng đã giúp làm dầy túi cho các hãng tư vấn, luật sư, chuyên gia môi trường và công đoàn. Một nghiên cứu đã cho thấy quy định chỉ được thuê lao động thuộc các công đoàn cho các dự án xây nhà ở được trợ cấp khiến chi phí một căn hộ tăng thêm hơn 50.000 đô la. Thống đốc Gavin Newsom, một người thuộc Đảng Dân chủ, đã cho bỏ đi một số quy định cản trở xây nhà, nhưng không nhiều triển vọng về thay đổi đáng kể.

Luật sư tư vấn miễn phí

Gọi ngay
0902818158- 0906834543
0906834543
0902818158

Tin pháp luật

CÁC ĐỐI TÁC

  • Nhà Đất Phúc An Khang
  • The Diplomat
  • The NewYork Review of Book
  • CogitAsia
  • Reuters
  • Viet Studies
  • The NewYork Times
  • TIME
  • Bloomberg Bussiness