Chuyến viếng thăm Hà Nội tuần này của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình xảy ra đúng lúc Bắc Kinh đang nỗ lực thay đổi hiện trạng trên Biển Đông qua việc xây dựng các đảo nhân tạo. Không một chính phủ nào, ngoại trừ Trung Quốc, công nhận cái gọi là “đường chín đoạn” mà Bắc Kinh đang dùng để đòi hỏi 90% diện tích Biển Đông. Tuy nhiên, hệ quả của nó vẫn là sự gia tăng căng thẳng trong khu vực. Dù sao đi nữa, việc Hoa Kỳ khởi động các cuộc tuần tra để xác định quyền tự do lưu thông hàng hải trên Biển Đông bất cứ nơi nào luật quốc tế cho phép, cùng với việc toà trọng tài ra phán quyết rằng họ có quyền phân xử những đòi hỏi của Trung Quốc, đã khiến cho tất cả các bên còn lại, bao gồm cả Việt Nam, phải cân nhắc lại toàn bộ những xung đột, cơ hội và các nguy cơ hiện hữu.
Học giả David Arase tại Trung Quốc gần đây cho rằng các nước nhỏ hơn, như là Việt Nam hay Philipine, có thể nâng cao vị thế của họ trong cuộc tranh chấp này bằng cách tăng cường sự hợp tác, cùng nhau quyết tâm thực thi pháp luật, đồng thời bảo vệ các chuẩn mực thông thường được quốc tế công nhận. Việc thừa nhận những sự hợp tác, hay bất hợp tác, một cách có chọn lọc cũng có thể gây ảnh hưởng đến nền chính trị trong khu vực. Trong bối cảnh bị chiếu bí bởi một cường quốc, ông David Arase nhận định, các nước nhỏ có thể đề xuất các sự hợp tác liên-chính-phủ để tự bảo vệ quyền lợi và gia tăng lợi ích cho mình, đồng thời tạo ra lợi ích cho các cường quốc.
Trước những diễn biến gần đây, bao gồm các hành động của Trung Quốc trên biển Đông và sự phát triển quan hệ giữa Việt Nam với Mỹ và các cường quốc khác, Hà Nội nên có những cách tiếp cận chủ động hơn. Việt Nam cần tỏ rõ các đòi hỏi lãnh thổ của mình và chủ động giải quyết các tranh chấp còn lại với Philippine (cũng như với Malaysia, nếu cần), đồng thời kêu gọi cả Indonesia. Cụ thể hơn, Hà Nội nên xem xét việc tự bỏ các đòi hỏi của họ đối với tất cả các bãi đá nằm trong vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Philippine, Brunei, và Malaysia trên hai cơ sở sau:
- Các quốc gia trên đồng ý rằng tất cả các đảo nhỏ đang tranh chấp đều chỉ là những bãi đá không đủ điều kiện sinh sống, trừ khi được xác định khác đi bởi luật quốc tế, và như thế, chúng chỉ có 12 hải lý lãnh hải chứ không có vùng đặc quyền kinh tế bao quanh; và
- Các quốc gia trên đồng ý nguyên tắc chia sẻ các nguồn tài nguyên nằm ngoài vùng đặc quyền kinh tế của mỗi nước và ngoài vùng lãnh hải của các bãi đá.
Làm như vậy sẽ giới hạn được sự tranh chấp và đưa các giải pháp trong tương lai hướng theo cơ sở luật pháp quốc tế. Không những thế, nó còn chứng tỏ với đồng minh sự quyết tâm hợp tác, ý muốn chia sẻ và niềm tin. Những người Việt nào còn mang nặng định kiến rằng toàn bộ quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa đều thuộc về Việt Nam cần có một tư duy thực tế, thực tiễn và mang tính chiến lược lâu dài hơn. Nếu Trung Quốc trở nên mềm mỏng để chấp nhận các nguyên tắc trên thì đó sẽ là một bước đột phá. Bằng không thì Việt Nam và các bên vẫn có lợi với những thay đổi này.
Việt Nam nên giúp hình thành một nhóm liên lạc để gia giảm, và tiến tới triệt tiêu, những mối căng thẳng. Nếu cần, Hà Nội vẫn có thể mời Bắc Kinh tham gia. Nhóm liên lạc này có thể bao gồm các thành viên của ASEAN, nhưng nó không nên là một cơ chế phụ thuộc vào ASEAN vì một số thành viên có rất ít quyền lợi trong cuộc tranh chấp. Thay vào đó, nhóm này nên tập hợp những thành viên ASEAN có tranh chấp, cộng thêm Hoa Kỳ, Úc, Nhật, Ấn Độ, liên hiệp Châu Âu và các nước nào khác có ảnh hưởng.
Hình thành một nhóm như vậy sẽ mang lại nhiều phương tiện để thay đổi hiện trạng, tạo cơ hội chính trị để sửa đổi rộng hơn ngõ hầu mang lại lợi ích quản trị lâu dài, và có thể là giải pháp cho mâu thuẫn hiện thời. Trong trường hợp Bắc Kinh không chịu hợp tác, các nước ASEAN nên nghĩ đến việc phối hợp với các nhóm khác để tuần tra biển Đông. Nương theo các phán quyết của toà trọng tài, nhóm này có thể phối hợp để hỗ trợ các hoạt động giải quyết mâu thuẫn nhờ trọng tài phân xử, dùng các hành động hợp pháp và các biện pháp hoà bình trên cơ sở luật pháp quốc tế để bảo vệ quyền tự do lưu thông, và giảm thiểu các hoạt động phi pháp dựa trên đòi hỏi chủ quyền quá mức.
Mặc dù có những rủi ro nhất định cho việc hình thành một nhóm nằm ngoài ASEAN, không có gì cản trở Việt Nam, Philipine, Malaysia và Brunei gắn kết với nhau để đòi hỏi Trung Quốc tuân theo một số nguyên tắc chung đạt được từ các hoạt động giữa ASEAN và Trung Quốc, hay việc khởi động các biện pháp giải quyết tranh chấp khác, như là cơ chế trọng tài phân xử.
Hà Nội cũng nên đối mặt với Bắc Kinh một cách trực tiếp và công khai hơn. Họ có một cơ hội lớn để làm điều này trong tuần, khi Tập Cận Bình tới thăm. Đây có thể là bước khó khăn nhất về mặt chính trị cho đảng cộng sản Việt Nam, bởi vì quan hệ của đảng CSVN với Bắc Kinh xưa nay thường đi lối cửa sau, qua những đe doạ ngầm hoặc gián tiếp. Việc đổi mới quan hệ Việt-Trung đã trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết, và nó sẽ giúp Hà Nội chứng tỏ quyết tâm giải quyết tranh chấp với sự hỗ trợ từ bạn bè quốc tế trên cơ sở luật pháp quốc tế.
Cụ thể hơn hết, Hà Nội nên yêu cầu Bắc Kinh nói rõ, như chủ tịch Tập đã ám chỉ trong cuộc gặp gỡ tổng thống Obama ngày 25 tháng 9, rằng ý nghĩa của “đường chín đoạn” chỉ là đòi hỏi đối với các đảo trong Biển Đông. Sự minh bạch đó ít nhất sẽ giúp xác định vùng tranh chấp dựa trên cơ sở diễn dịch Công ước Quốc tế về luật Biển. Dù cho Bắc Kinh không trả lời, yêu cầu này vẫn sẽ giúp Hà Nội dễ ăn nói hơn với các bên quốc tế liên quan, nếu cần. Ông Tập gần đây có nói: “Chúng tôi có quyền bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, có quyền hợp pháp và chính đáng đối với các quyền và lợi ích trên biển.” Nhưng ông lại lờ đi chuyện các yêu sách của Trung Quốc không dựa trên cơ sở luật pháp quốc tế nào cả. Chính xác hơn, ông không dám công nhận rằng Bắc Kinh đã cố tình thay đổi hiện trạng bằng vũ lực và đe doạ.
Bắc Kinh và Hà Nội có các đoàn đàm phán cấp chính phủ để giải quyết tranh chấp lãnh hải, cũng như có thoả thuận về các nguyên tắc giải quyết tranh chấp trên biển mà trong đó có nêu rõ rằng Việt Nam sẽ chỉ thảo luận các vấn đề song phương với Trung Quốc. Tuy nhiên, Việt Nam cũng đã duy trì quan điểm đúng đắn rằng các nước khác trong vùng cũng có thể — và cũng nên, tham gia vào các tranh chấp đa phương như trong trường hợp căng thẳng mới đây. Trong bối cảnh khó thấy một thoả thuận lớn nào trong tương lai gần, ít có khả năng Hà Nội sẽ quỳ luỵ trước những đòi hỏi của ông Tập.
Xét dòng lịch sử Việt Nam và tình trạng cụ thể hiện tại, việc Hà Nội khẳng định quyết tâm không liên minh với bên thứ ba để chống lại bất cứ nước nào cũng có lý — ở một chừng mực nhất định nào đó. Dù sao chăng nữa, một mối quan hệ tốt đẹp với Trung Quốc là điều rất có lợi cho Việt Nam. Nhưng không nên vì thế mà Hà Nội phải tránh né một vai trò chủ động hơn trong việc định hình một cấu trúc mới cho khu vực. Tương lai dân tộc Việt Nam đang nằm trên bàn cân.
Jonathan Đ. London và Vũ Quang Việt
Hồng Kông và New York
Xem bản nguyên (tiếng Anh)
Time for Vietnam to Reassess its South China Sea Strategy
By Jonathan London & Vu Quang Viet
Vietnam People’s navy BPS-500 class antisubmarine warfare corvette HQ-381. Source: Wikimedia, used under a creative commons license.
Chinese president Xi Jinping’s visit to Hanoi this week comes at a time when Beijing’s efforts to change the status quo in the South China Sea through the construction of manmade islands has raised tensions across the region. Only Beijing sees the “nine-dash line” it uses to advance its claim to 90 percent of the entire South China Sea as legitimate. Yet, if anything, tensions in the region appear to be on the rise. Be that as it may, the commencement of U.S. patrols aimed at demonstrating the right of ships to travel anywhere in the South China Sea that international law permits, together with an arbitral tribunal’s finding that it has jurisdiction to rule on many of China’s claims, invites all parties, including Vietnam to reassess the broader conflict and attendant opportunities and risks.
The China-based scholar David Arase has recently observed that smaller states such as Vietnam and the Philippines can increase their leverage in the dispute through greater cooperation with each other, greater willingness to exercise legal means in concert to defend international norms, and recognition that selective cooperation and non-cooperation can influence regional politics. Within the context of a big power stalemate, he argues, smaller states can propose cooperative governance schemes that preserve their own rights and promote their interests while also generating benefits for big powers. In light of recent developments, including China’s conduct and Vietnam’s improving relations with the United States and other powers, Hanoi should consider taking a more proactive approach.
Hanoi should specify its territorial claims while undertaking actions to ease remaining disputes with the Philippines (and Malaysia, if necessary), while reaching out to Indonesia. More concretely, Hanoi should consider renouncing its claims on all rocks within the exclusive economic zones (EEZs) of the Philippines, Brunei, and Malaysia on two conditions:
- These states accept that all small islands under dispute are uninhabitable rocks unless ruled otherwise by international law, and as such are entitled to 12-nautical-mile territorial waters but not EEZs; and
- They agree with the principle of sharing resources that lie outside any country’s EEZ and the territorial waters of any of the rocks.
Doing so will narrow the scope of disputes in ways that can facilitate movement toward resolutions based upon principles of international law, while also demonstrating credible commitments to cooperation, sharing, and trust. Vietnamese committed to the notion that all of the Paracels and all of the Spratlys belong to Vietnam should embrace a more realistic, practical, and strategic mind set. If China can relax its current position and embrace these principles, it would be a breakthrough. If not, Vietnam and the other claimants still stand to gain.
Vietnam should also help form a multilateral contact group aimed at reducing and ultimately resolving regional tensions. It can invite Beijing to participate. While the group in question might include members of ASEAN, it should not be organized within ASEAN, whose members with little stake in the dispute. Instead the group should include Southeast Asian claimants together with the United States, Australia, Japan, India, the European Union, and other countries. Formation of the group would be a means toward changing the status quo and altering the political opportunity structure of the wider tensions in ways that might be conducive to the long-term management and resolution of tensions. In the absence of cooperation from Beijing, the ASEAN group should consider joining other nations in the group in patrols.
With the momentum of the arbitration tribunal’s ruling, this group could act in a concerted manner in support of various modalities of arbitration and conflict resolution, taking collective legal actions and other peaceful steps on the basis of international law to protect freedom of navigation and curtail illegal activities based on excessive sovereignty claims. While there are certain risks in forming a bloc outside ASEAN, there is nothing to prevent Vietnam, the Philippines, Malaysia, and Brunei from adhering to and requesting that China conform to a common set of principles forged under the ASEAN-China working group, or initiating alternative dispute resolution and arbitration mechanisms.
Hanoi should address Beijing more directly and publicly. It has a great chance to do this week, when Xi Jing Ping himself visits Hanoi. Politically, this would be a difficult step forward for Vietnam’s ruling Communist Party, whose relations with Beijing have always taken place through back channels, threats, and innuendos. Yet modernizing Vietnam’s relations with China is long overdue and would have the benefit of communicating Hanoi’s intent to resolve the tensions with support from international partners and on the basis of international law.
Specifically, Hanoi should ask if Beijing’s nine-dash line claim refers only to a claim over the islands of the South China Sea, as President Xi implied during his September 25 visit to the White House. A clarification would help identify at least the areas under dispute through a proper interpretation of the United Nations Convention on the Law of the Sea. While Beijing may not respond, taking this step will be helpful for Hanoi in making its case to relevant international bodies, if necessary. Xi’s recent statement that, “We have the right to uphold our own territorial sovereignty and lawful and legitimate maritime rights and interests,” omits that China’s claims are not founded on international law, which is precisely why Beijing has pursued enforcement of its claims with attempts to change the status quo through brute force and threats.
Beijing and Hanoi have government-to-government committees working on sea disputes as well as an agreement on fundamental principles to settle maritime disputes which specifies that Vietnam will only discuss matters with China bilaterally. Yet Vietnam rightly maintains that outside parties can or should be involved in multilateral disputes, as is the case with the current tensions. Barring some unforeseen grand bargain, Hanoi is unlikely to bow to Xi’s whims.
Given Vietnam’s history and the particulars of its current circumstances, Hanoi’s pledge never to form an alliance with one country to counteract another makes a certain sense. Vietnam has much to gain from good relations with China. But neither should Hanoi shy away from taking a more active role in shaping the region’s future. Vietnam’s own future is in the balance.
Dr. Jonathan D. London is a professor at the City University of Hong Kong. His recent publications include Politics in Contemporary Vietnam: Party, State, and Authority Relations (Palgrave Macmillan 2014). Mr. Vu Quang Viet is an U.S,-based analyst. He was formerly Chief of National Accounts Statistics at the UN and served a member of the Advisory Group on Economic and Administrative Reform to Vo Van Kiet, the former prime minister of Vietnam.