TIN TỨC

fanpage

Thống kê truy cập

  • Online: 223
  • Hôm nay: 198
  • Tháng: 1621
  • Tổng truy cập: 5245625
Chi tiết bài viết

Đại dịch Covid-19, suy nghĩ về hệ lụy và bài học

Tác giả nêu lên một số hệ lụy và bài học, ngoài lĩnh vực y tế mà Việt Nam đã thành công vượt bậc, để cùng nhau suy nghĩ.

Truyền hình Nhật Bản: Chống dịch Covid-19 theo cách riêng, Việt ...

Tóm tắt. Bài viết này đề cập đến Covid-19 không phải vì tai họa đối với sinh mạng con người (đến ngày 03/07/2020 trên thế giói có 11.018.642 người bị nhiễm, 524826 người chết) mà còn vì các hệ lụy nó đã gây ra về kinh tế, xã hội, văn hóa và chính trị, an ninh quốc phòng. Quốc gia nào biết rút ra từ đại dịch các bài học cần thiết, quốc gia đó sẽ sớm xây dựng cho mình một con đường phát triển vững vàng hơn.

Trong phạm vi bài này, tác giả nêu lên một số hệ lụy và bài học, ngoài lĩnh vực y tế mà Việt Nam đã thành công vượt bậc, để cùng nhau suy nghĩ.

Sức lan truyền của virus Covid 19 được nhân lên với sự giao thương và đi lại nhanh và rộng khắp giữa các châu lục ngày nay.

Toàn cầu hóa kinh tế đã khuếch đại xuyên biên giới tác hại của đai dịch. Toàn cầu hóa tạo ra một sự lệ thuộc lẫn nhau giữa các nền kinh tế về nguyên nhiên vật liệu, linh kiện, thiết bị, hàng tiêu dùng, về xuất nhập khẩu, … Một nhà máy ngừng hoạt động, cách ly xã hội là hàng ngàn, hàng vạn người trong một thời gian ngắn bị mất công ăn việc làm, thất nghiệp, kéo theo sức mua giảm, hàng hóa ế ẩm, … Tác động dây chuyền này cứ thế diễn ra tại mỗi nước và từ nước này sang nước khác.

Bài học thứ nhất có thể rút ra từ đại dịch là phải đa dạng hóa thị trường xuất khẩu và nguồn cung ứng nhập khẩu.

Thị trường trong nước phải được xem là một thị trường đúng nghĩa. Nó không phải là một “bánh xe cứu nạn” được nhớ tới khi xuất khẩu “kẹt”. Cũng như mỗi lúc như vậy thì khẩu hiệu “Người Việt Nam dùng hàng Việt Nam” lại được nhắc đến.

Chúng ta có điều kiện thuận lợi để đa dạng hóa xuất nhập khẩu khi mà rất nhiều hiệp định thương mại tự do song phương và quốc tế đã được ký kết, mà gần đây nhất là Hiệp định EVFTA với Châu Âu.

Nhưng đa dạng hóa xuất nhập khẩu, nâng cao chất lượng hàng xuất khẩu đòi hỏi phải vượt qua sự “ngại ngùng” trước những thị trường “khó tính” với các rào cản kỹ thuật, bằng lòng với các thị trường gần, “dễ tính, ít đòi hỏi” cho dù giá bán có thấp, cho dù có bị bắt chẹt ở biên giới. Có ý kiến cho rằng các rào cản kỹ thuật là cái giá của hội nhập. Không sai. Nhưng đừng quên rằng đó là những đòi hỏi để các nước nhập bảo vệ người tiêu dùng của mình; còn là để bảo vệ người lao động, bảo vệ nguồn tài nguyên và môi trường của nước xuất. Nhìn tích cực hơn, những đòi hỏi, “gian truân” đó chính là con đường nâng cao trình độ công nghệ và chất lượng hàng hóa của nước xuất.

Bài học thứ hai, đại dịch là dịp để nhìn nhận, uốn nắn lại mô hình tăng trưởng. Ngoài bài học mô hình tăng trưởng mở nhưng phải đa dạng hóa và coi trọng thị trường trong nước, cơ cấu giữa ba khu vực của nền kinh tế (khai thác tài nguyên, công nghiệp chế biến, chế tao, xây dựng và thương mại, dịch vụ) phải hợp lý và chịu được thử thách trong một thế giới nhiều biến động khó lường, lại đang đối diện với biến đổi khí hậu ngày càng nhanh và khốc liệt.

Nếu khu vực ba dựa chủ yếu trên ngành du lịch chẳng hạn, thậm chí trên khách du lịch nước ngoài, thì đóng góp của khu vực ba vào GDP sụt giảm là điều không thể tránh khỏi, nền kinh tế rất dễ bị tổn thương. 

Mô hình tăng trưởng phải phát triển mạnh theo hướng kinh tế xanh, nhằm tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên đang ngày càng cạn kiệt, giảm phát thải khí nhà kính, góp phần gìn giữ môi trường.

Vận dụng đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) cho có hiệu quả, doanh nghiệp trong nước cố gắng đồng hành để đi lên, năng suất lao động được nâng cao. Phát triển quá phụ thuộc vào FDI, chỉ thấy đóng góp của FDI cho thu ngân sách là phiến diện. Việc nhìn nhận lại này rất đúng lúc và phải là một nội dung thiết yếu chuẩn bị để tiếp nhận chuyển dịch dòng vốn FDI sắp tới có nhiều khả năng sẽ vào Việt Nam.

Bài học thứ ba là giãn cách xã hội vừa qua là dịp để cuộc “cách mạng số” được đẩy mạnh trong đời sống xã hội, trong cải cách hành chính nhà nước và dịch vụ công, trong giáo dục đào tạo, ... Tiếp nối, nên mạnh dạn bước vào cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, thúc đẩy đổi mới sáng tạo với nguồn nhân lực được đào tạo, năng động, sáng tạo, có tinh thần làm chủ và có khả năng thích ứng với những biến đổi.

Con người đã tạo ra bốn cuộc cách mạng công nghiệp, được hưởng thụ từ đó nhưng lại là nạn nhân của một nhịp sống ngày càng nhanh, quay cuồng đến mức có lúc quên đi ý nghĩa của cuộc sống. Con người là một thành tố của môi trường nhưng lại luôn muốn cải tạo môi trường, ngày càng quy mô hơn, đôi khi bất chấp quy luật tự nhiên, xâm hại các hệ sinh thái, làm mất đi sự cộng sinh vốn có trong thiên nhiên, điều kiện của cân bằng sinh thái.

Do vậy, bài học thứ tư là con người phải biết tự chế ngự mình. Mô hình tăng trưởng không thể chỉ có mức sống mà còn chất lượng cuộc sống và các giá trị nhân văn

Chính phủ xác định phải giải quyết thành công “nhiệm vụ kép” (chống dich và khôi phục kinh tế trong điều kiện bình thường mới), mặc dù biết rằng sẽ không ít khó khăn, là một sự chỉ đạo đúng đắn.

Kép” không đơn giản chỉ là hai, mà đồng thời phải làm tốt cả hai nhiệm vụ trong bối cảnh đại dịch Covid 19 đã thay đổi sâu sắc thế giới không chỉ về mặt kinh tế mà còn xã hội, văn hóa, chính trị, an ninh quốc phòng.

Nói trạng thái “bình thường mới” sau Covid-19 là vì thế. Nhưng bình thường mới cụ thể khác trước đây ở những mặt nào, ra sao, tốc độ và thời gian lan truyền của các tác động đến nước ta là thế nào còn phải được tính toán cụ thể.

Đại dịch Covid 19 đã làm bộc lộ những bất hợp lý trong quản lý xã hội của nhiều quốc gia và sự loạn năng (dysfonctionnement) của toàn cầu hóa như nó đang diễn ra. Những bài học rút ra được từ đại dịch là vô cùng quan trọng.

Nhận thức, rút ra những bài học, dự báo tốt, kịp thời, có định lượng những thay đổi thì xác định nhiệm vụ cho trước mắt và cho 5, 10 năm sắp tới mới sát hợp./.

Tác Giả : Nguyễn Ngọc Trân

Theo BaoDatViet

Luật sư tư vấn miễn phí

Gọi ngay
0902818158- 0906834543
0906834543
0902818158

Tin pháp luật

CÁC ĐỐI TÁC

  • Nhà Đất Phúc An Khang
  • The Diplomat
  • The NewYork Review of Book
  • CogitAsia
  • Reuters
  • Viet Studies
  • The NewYork Times
  • TIME
  • Bloomberg Bussiness