Đại Phật rửa chân, thiên hạ đại loạn, lời dự ngôn của Lưu Bá Ôn chỉ ra lối thoát cho nhân loại
Có một bức tượng Phật ngồi tại Lạc Sơn, tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc. Kể từ khi xây dựng vào thời nhà Đường, bức tượng đã có lịch sử hơn một nghìn năm. Người dân địa phương có câu rằng: “Nếu Đại Phật rửa chân, Lạc Sơn không ngủ được”, lại nói: “Đại Phật rửa chân thiên hạ đại loạn”. Sự việc xảy ra khiến nhiều người lo lắng: Phải chăng thiên hạ sắp đại nạn?
Sáng ngày 18/8/2020, lũ lụt dâng lên cao tới bãi đá của Lạc Sơn Đại Phật, ngập lên các ngón chân tượng, kể từ năm 1949 đến nay đây là lần đầu tiên xảy ra sự việc này. Sau năm 1949, Đại Phật Di Lặc tại Lạc Sơn từng nhiều lần hiển linh dị tượng, vì vậy câu tục ngữ “Đại Phật rửa chân thiên hạ loạn” đặc biệt thu hút sự chú ý của công chúng.
Tên đầy đủ của bức tượng Phật là Gia Châu Lăng Vân Tự Đại Di Lặc Thạch Tượng, còn được gọi là Lăng Vân Đại Phật, hay Gia Châu Đại Phật, tọa lạc tại phía tây đỉnh Tê Hà, núi Lăng Vân, nằm tại chỗ giao nhau của ba con sông là Mân Giang, Đại Đô, và Thanh Y.
Bàn chân tượng Phật đặt trên ba con sông lớn, sau lưng là đỉnh núi Lăng Vân, nhìn ra xa là núi Nga Mi, nhìn gần là Lạc Sơn, uy nghiêm trang trọng. Tượng Phật ngồi Di Lặc cao 71 mét, là tượng Phật đá cao nhất thế giới.
Có câu nói: “Sơn thị nhất tọa Phật, Phật thị nhất tọa sơn” (Núi là một tượng Phật và tượng Phật là một tòa núi). Khi bức tượng lần đầu tiên được xây dựng, chùa Lăng Vân có một tòa lầu cao 13 tầng tên là Thiên Ninh Các, sau đó ngôi chùa nhiều lần bị phá hủy bởi chiến tranh, lầu các bảo hộ Đại Phật cũng bị hủy hoại.
Ở Tứ Xuyên có lưu truyền rằng “Đại Phật rửa chân, thiên hạ loạn”. Theo ghi chép, lần trước bàn chân của Đại Phật bị ngập nước là vào năm 1949. Năm đó, một sự kiện lớn đã xảy ra trên đất Trung Hoa (Ảnh chụp màn hình video)
“Đại Phật rửa chân, thiên hạ loạn”
Năm 2020, tỉnh Tứ Xuyên đã phải hứng chịu trận lũ lụt chưa từng có, khiến xảy ra sự việc hy hữu – chân của tượng Lạc Sơn Đại Phật bị ngập trong nước. Ở Tứ Xuyên có lưu truyền một câu nói: “Đại Phật rửa chân, thiên hạ loạn”. Theo ghi chép, lần gần đây nhất bàn chân của Lạc Sơn Đại Phật bị ngập là vào năm 1949. Năm đó, một sự kiện lớn đã xảy ra trên đất Trung Hoa: thay đổi triều đại!
Tỉnh Tứ Xuyên đã hứng chịu trận mưa lớn, mực nước của sông Mân Giang, Đại Độ, Thanh Y tăng vọt, bức tượng Lạc Sơn Đại Phật bằng đá lớn nhất thế giới nằm ở nơi hợp lưu của 3 con sông, đã bị ngập tới các ngón chân.
Lạc Sơn Đại Phật được xây dựng từ năm 713 đến năm 803 vào giữa triều đại nhà Đường. Tượng Đại Phật cao 71 mét và là bức tượng Phật Di Lặc được tạc bằng đá lớn nhất thế giới. Trong lịch sử, Lạc Sơn Đại Phật đã không ít lần nhắm mắt rơi lệ, khiến cả thế giới chấn động.
Các kênh truyền thông của Trung Quốc Đại lục đã đưa tin về sự việc này, một cư dân mạng trên Twitter đã đăng bức ảnh chân Phật ngập nước, kèm theo nội dung: “Tôi là phóng viên điều tra ở Tứ Xuyên 10 năm nay, cộng với 3 năm là phóng viên độc lập, tôi cũng không phải là người mê tín.
Nhưng những ngày này, nhìn thấy bức ảnh này, cảm thấy hơi sốc. Bởi vì vào năm 2006, có lần tôi đi công tác ở Lạc Sơn, có một ông lão ở địa phương này nói với tôi rằng: ‘Đại Phật rửa chân, thiên hạ loạn’. Bây giờ nghĩ lại tôi thấy hơi sợ”.
Dòng tweet này nhận được nhiều phản hồi từ cư dân mạng. Có người bình luận: “Tôi đã đến thăm Lạc Sơn Đại Phật 20 năm trước. Tôi nghe người dân địa phương nói với vẻ mặt sợ hãi rằng không thể để xảy ra việc Đại Phật rửa chân được”.
Kể từ đầu năm nay, Trung Quốc phải trải qua những thảm họa do thiên tai nhân họa gây ra như dịch viêm phổi Vũ Hán, lũ lụt, động đất, hạn hán, nạn châu chấu, suy thoái kinh tế… khiến người dân sống trong cảnh bất ổn hoang mang. Có thể nói: “Đại Phật rửa chân, thiên hạ đại loạn”, quả thực không sai.
Dự ngôn “Thiêu Bính Ca” đã mở ra con đường hy vọng
Vào thời đầu nhà Minh, nhà tiên tri Lưu Bá Ôn đã để lại rất nhiều dự ngôn về vận mệnh của nhân loại, trong đó có “Thiêu Bính Ca”. Điều trùng hợp là dự ngôn này lại có liên hệ với Phật Di Lặc. “Thiêu Bính Ca” lấy phương thức hỏi đáp giữa hoàng đế và cận thần Lưu Bá Ôn để tiết lộ thiên cơ một cách ẩn ý. Dưới đây là đoạn dự ngôn có liên quan:
Hoàng đế hỏi: “Thời kỳ mạt Pháp ai sẽ truyền Đại Đạo?”
Bá Ôn đáp: “Thần xin lấy bài thơ làm chứng:
“Bất tướng tăng lai bất tướng đạo, Đầu đới tứ lượng dương nhung mạo, Chân phật bất tại tự viện nội, Tha chưởng di lặc nguyên đầu giáo.”
Dịch nghĩa:
Không tướng tăng cũng chẳng tướng đạo, Đội mũ lông cừu nặng bốn lạng. Chân Phật không ở trong tự viện, Ngài là Di Lặc nguyên đầu giáo.
Giải nghĩa:
Vào thời kỳ mạt Pháp, người thuyết giảng Đại Đạo không phải là tăng nhân hay Đạo sĩ, mà xuất hiện như một bách tính bình thường. Ngài chính là vị Phật Di Lặc tương lai mà Đức Thích Ca Mâu Ni năm xưa đã tiên đoán. Ở đây, “nguyên đầu giáo” là nguồn gốc ban đầu của vạn Pháp, là căn bản của hết thảy. Vậy nên có thể nói, điều Ngài giảng ra chính là cội nguồn của vạn Pháp, là Đại Đạo căn bản của vũ trụ.
Đại Pháp đang ở cõi người, chờ đợi người hữu duyên (Ảnh: Thư viện hoa sen)
Một đệ tử của Thích Ca Mâu Ni là Phổ Hiền Bồ Tát đã nhiều lần đề cập rằng, vào thời kỳ mạt Pháp, Phật Di Lặc sẽ giáng sinh để xoay chuyển Pháp Luân. “Trong tương lai, thọ mệnh lâu dài của con người là tám vạn tuổi, khi con người có một vị Phật, tên là Di Lặc Như Lai” (A Hàm Kinh – Vương Tương Ứng Phẩm – Thuyết Bản Kinh).
Nếu kết hợp “Di Lặc Như Lai” mà Phổ Hiền Bồ Tát nói đến với gợi ý của câu thơ “Chân Phật không ở trong tự viện, ngài là Di Lặc nguyên đầu giáo” trong Thiêu Bính Ca, thì có thể thấy, vị chân Phật không ở trong sân chùa nội viện, mà được sinh ra ở chốn dân gian. Nhờ hồng ân đại đức của Ngài mà nhân loại sẽ được sống trong Phật ân hạo đãng, thọ mệnh lâu dài khắp nhân gian.
Lời Kết
Nếu những kỳ tích và dị tượng trên bức Lạc Sơn Đại Phật Di Lặc là khải thị của Thần cấp cho con người, thì dự ngôn “Thiêu Bính Ca” của nhà tiên tri Lưu Bá Ôn đã tiết lộ về thân thế của vị Phật sẽ cứu độ chúng sinh thời mạt thế. Đại Pháp sẽ mở ra Thần tích trong ôn dịch, chỉ cần chúng sinh thành tâm cầu nguyện thì sẽ được Thần Phật chỉ dẫn con đường cứu độ qua nạn đại. Phật ân hạo đãng, sự khổ tâm an bài từ xa xưa chính là lưu lại cho con người hôm nay cơ duyên từ vạn cổ.
Lan Hòa tổng hợp/ biên tập - Nguồn: Epochtimes/ETVIET