TIN TỨC

fanpage

Thống kê truy cập

  • Online: 223
  • Hôm nay: 198
  • Tháng: 1621
  • Tổng truy cập: 5245625
Chi tiết bài viết

Đây là 6 ngành kinh tế mà Trung Quốc đang dẫn đầu thế giới

Đây là 6 ngành kinh tế mà Trung Quốc đang dẫn đầu thế giới

Là nền kinh tế đứng thứ hai trên thế giới sau Mỹ và là nền kinh tế lớn nhất châu Á, Trung Quốc sản xuất và bán nhiều háng hoá hơn bất cứ nước nào trên thế giới.

Kể từ cuối thập niên 70, Trung Quốc đã phát triển từ một nền kinh tếnông nghiệp truyền thống thành một xã hội công nghiệp hiện đại. Hiện nay, Trung Quốc không chỉ là nước xuất khẩu lớn nhất trên thế giới mà là còn nền kinh tế mới nổi có mức tiêu dùng tăng nhanh nhất. Trung Quốc dẫn đầu các ngành kinh tế nào trên thế giới trong năm 2016?

1. Sản xuất công nghiệp

Là nền kinh tế đứng thứ hai trên thế giới sau Mỹ và là nền kinh tế lớn nhất châu Á, Trung Quốc sản xuất và bán nhiều háng hoá hơn bất cứ nước nào trên thế giới. Các sản phẩm của Trung Quốc (từ giày dép, điện thoại di động, tấm năng lượng mặt trời, đồ điện tử, ô tô đến tàu thuỷ) đóng góp gần 1/4 giá trị sản xuất công nghiệp toàn cầu và 40% GDP của Trung Quốc.

Mặc dù ô tô Trung Quốc không có tiếng tăm như ô tô của Đức và Nhật Bản, song Trung Quốc vẫn là nước sản xuất xe hơi đứng thứ ba trên thế giới. Bên cạnh đó, khoảng 90% máy tính cá nhân, 70% điện thoại di động và 80% điều hoà tiêu thụ trên thế giới được sản xuất ở các nhà máy của Trung Quốc.

Tuy nhiên đồ "Made in China” có chiều hướng giảm do tình hình trì trệ hiện nay của nền kinh tế Trung Quốc và của hoạt động sản xuất công nghiệp cho dù chính phủ Trung Quốc đã triển khai hàng loạt cải cách và các quy định tạm thời.

Các ngành công nghiệp nặng, như ngành thép ở Đông Bắc Trung Quốc đã chịu thiệt hại nặng nề trong năm 2015. Ngành thép vốn là một kỳ tích của nền kinh tế Trung Quốc trong 1/4 thế kỷ qua với sức tăng trưởng hàng năm là 7% , song điều kỳ diệu đó đã không còn tái diễn trong năm ngoái.

2. Dịch vụ

Kinh tế Trung Quốc không còn đơn thuần chỉ dựa vào xây dựng đường ray xe lửa hay sản xuất đồ gia dụng. Các nhà lãnh đạo Trung Quốc đã từ lâu "chèo lái con thuyền kinh tế” sang các ngành thu nhiều lợi nhuận khác.

Quá trình hiện đại hoá nền kinh tế đã dẫn đến sự phát triển ngành dịch vụ với lợi nhuận chủ yếu dựa vào tiêu dùng nội địa. Chỉ có Nhật và Mỹ là hai nước cung cấp nhiều dịch vụ hơn Trung Quốc.

Các dịch vụ tài chính nói chung, đặc biệt là thị trường chứng khoán, chăm sóc y tế, kinh doanh nhỏ, giáo dục, vui chơi giải trí, văn hoá, khoa học và nghiên cứu, lần đầu tiên đóng góp trên 50% GDP Trung Quốc trong năm 2015.

Theo ông Mark Williams, chuyên gia về Trung Quốc thuộc công ty tư vấn Capital Economics, sự tăng trưởng của ngành dịch vụ xác định tương lai phát triển bền vững của nền kinh tế Trung Quốc cần phải dựa vào nhu cầu trong nước thay vì xuất khẩu.

3. Nông nghiệp

Là nước sản xuất nông nghiệp lớn nhất trên thế giới, Trung Quốc có 300 triệu nông dân với các loại hoa màu chủ yếu là lúa, khoai tây, kê, ngũ cốc, chè, thuốc lá...

1/5 sản lượng ngô toàn thế giới và 1/4 sản lượng khoai thế giới có xuất xứ từ Trung Quốc. Hàng năm, Trung Quốc sản xuất gần 30 triệu tấn trứng, chiếm 1/2 sản lượng trứng thế giới. Đáng chú ý, chỉ 10% diện tích đất của Trung Quốc được dành cho nông nghiệp và diện tích này ngày càng co hẹp do quá trình công nghiệp hoá, đô thị hoá và hình thành sa mạc.

Tuy nhiên, ngành nông nghiệp Trung Quốc không phát triển bền vững: Trung Quốc dẫn đầu danh sách về việc sử dụng phân bón và thuốc trừ sâu và hậu quả là đất ở tình trạng ô nhiễm đáng báo động và gây thiệt hại cho môi trường. Cũng giống như ngành sản xuất công nghiệp, ngành nông nghiệp của Trung Quốc cần phải được hiện đại hoá và chuyển hướng sang phát triển bền vững.

4. Viễn thông

Với khoảng 1,3 tỉ người sử dụng điện thoại di dộng và 700 triệu người sử dụng Internet, Trung Quốc hoàn toàn dẫn đầu trong ngành viễn thông. China Mobile là công ty viễn thông lớn nhất thế giới có giá trị vốn hoá thị trường đạt gần 280 tỉ USD.

Bốn trong mười công ty Internet lớn nhất trên thế giới thuộc về Trung Quốc. Các ứng dụng của Trung Quốc, các công ty Internet, điện thoại thông minh và máy tính bảng vẫn còn trong thời kỳ "non trẻ”. Tiềm năng tăng trưởng của ngành này theo đánh giá của các thương gia là rất cao. Ngành công nghệ Trung Quốc còn nổi tiếng về các sản phẩm 'nhái' như Rennen, Weibo và Webchat, các phiên bản tương tự như Facebook, Twitter và WhatsApp ở châu Á song với sự ra đời của các sản phẩm tự sáng tạo thì giả thuyết sẽ không còn đúng nữa.

Ví dụ, WebChat thu hút 650 triệu người dùng (so với 900 triệu người dùng Whatsapp) trên toàn châu Á và gần đây cả ở châu Phi với một số chức năng độc đáo như hệ thống thanh toán di động và videochat. Hai yếu tố chính cản trở sự bùng nổ phát triển ngành viễn thông Trung Quốc đó là sự kiểm duyệt của chính phủ và khả năng bảo vệ dữ liệu kém. Không có nước nào trên thế giới có nhiều số vụ tin tặc và tấn công mạng (cyberattack) như Trung Quốc.

5. Dược phẩm và công nghệ vi sinh

Ngành dược phẩm Trung Quốc "thống trị” toàn châu Á và hiện tại đứng thứ hai trên thế giới sau Mỹ. Kể từ năm 2009, doanh số bán thuốc tại Trung Quốc đạt tốc độ tăng trưởng trên 25%/năm.

Do tỉ lệ dân số lão hoá gia tăng và chất lượng cuộc sống được cải thiện, các nhà hoạch định chính sách Trung Quốc ưu tiên chú trọng đẩy mạnh phát triển của ngành chăm sóc y tế. Chỉ trong một vài năm, Trung Quốc đă tăng gấp đôi ngân sách y tế nhằm đạt mục tiêu đến năm 2020 toàn dân số Trung Quốc được hưởng chăm sóc y tế chất lượng tốt với chi phí hợp lý và dễ tiếp cận.

Năm 2011, chính phủ Trung Quốc cho phép cạnh tranh trong ngành dược phẩm, qua đó các hãng dược tên tuổi trên thế giới như Pfizer, Merck, GlaxoSmithKline đã nhanh chân đầu tư vào thị trường Trung Quốc.

Một ngành khác gần đây mới nổi và có nhiều tiềm năng phát triển đó là công nghệ sinh học. Mặc dù 15 năm về trước, ngành công nghệ sinh học Trung Quốc chủ yếu nổi tiếng nhờ các loại thuốc đồng chủng, nhiều hãng dược Trung Quốc tiến hành thử nghiệm phát triển các loại thuốc hoàn toàn mới.

Ngoài ra, hoạt động nghiên cứu chuỗi DNA và vi sinh phát triển mạnh ở Trung Quốc. Viện Gien Bắc Kinh ngày nay là nơi thực hiện khoảng 1/2 các công trình nghiên cứu gien trên thế giới.

6. Thuỷ điện

Trong nhiều thập kỷ qua, Trung Quốc đã chú trọng đầu tư vào công trình thuỷ điện để tạo ra điện năng nhờ sức nước. Trong số 25 nhà máy thuỷ điện lớn nhất thế giới thì 11 nhà máy là của Trung Quốc. Năm 2006, đập Tam Điệp, đập thuỷ điện lớn nhất thế giới với chiều dài 2km và chiều cao 185m đã được đưa vào sử dụng. Kể từ thập niên 90, Trung Quốc đã có sáu hồ chứa nước lớn trên sông Mê Công song nước này còn dự định xây thêm ít nhất 11 hồ chứa nước nữa. Vì Trung Quốc hầu như không còn sông để xây đập nên nước này hiện nay đang đầu tư xây dựng nhà máy thuỷ điện ở nước ngoài.

Luật sư tư vấn miễn phí

Gọi ngay
0902818158- 0906834543
0906834543
0902818158

Tin pháp luật

CÁC ĐỐI TÁC

  • Nhà Đất Phúc An Khang
  • The Diplomat
  • The NewYork Review of Book
  • CogitAsia
  • Reuters
  • Viet Studies
  • The NewYork Times
  • TIME
  • Bloomberg Bussiness