TIN TỨC

fanpage

Thống kê truy cập

  • Online: 223
  • Hôm nay: 198
  • Tháng: 1621
  • Tổng truy cập: 5245625
Chi tiết bài viết

Đoạn kết của một vụ kiện lịch sử

Ngày 22-6, Văn phòng UBND TPHCM có văn bản truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Phó Chủ tịch UBND TPHCM Nguyễn Hữu Tín về giải quyết khiếu nại của bà Vương Thị Khanh và ông Phan Bình (nguyên cán bộ Công an TPHCM) liên quan đến căn nhà 446-448 Nguyễn Thị Minh Khai (NTMK), phường 5, quận 3. Văn bản chỉ đạo này được cho là cơ sở pháp lý cuối cùng trong việc giải quyết vụ kiện lịch sử kéo dài gần 20 năm.

 

Xác lập sở hữu nhà nước nhà được ủy quyền

Căn nhà 446-448 NTMK (ảnh) có cấu trúc biệt thự song lập, diện tích khuôn viên gần 1.000m² nguyên thuộc sở hữu của ông Nguyễn Đắc Kha và bà Vương Thị Khanh. Năm 1982, gia đình bà Khanh được phép xuất cảnh, và trước khi đi ông bà có ký giấy ủy quyền cho ông Phan Bình quản lý. Thủ tục ủy quyền được Công an TP - nơi ông Bình công tác và cơ quan thẩm quyền xác nhận hợp pháp. Năm 1999, ông Bình ký hợp đồng cho Ngân hàng Á Châu (ACB) thuê sử dụng phần lớn diện tích căn nhà. Phần còn lại 270m² được ông Bình ngăn lại để gia đình sinh sống. Vào thời điểm đó, các sở ngành TP đã vận dụng một số quy định theo cách hiểu của chủ trương nhà đất thuộc diện cải tạo XHCN để tham mưu cho UBND TP ra Quyết định 896/QĐ-UB ngày 28-9-1999 xác lập sở hữu nhà nước căn nhà 446-448 NTMK.

Ngày 26-9-2000, Sở Địa chính - Nhà đất ra quyết định thu hồi, hủy bỏ giấy phép ủy quyền quản lý nhà giữa ông Kha, bà Khanh và ông Bình. Không đồng tình, các cá nhân trên đã làm đơn khiếu nại lên cấp có thẩm quyền. Ngày 17-2-2003, Bộ Xây dựng có công văn đề nghị UBND TPHCM hủy bỏ việc xác lập sở hữu căn nhà và giữ nguyên hiện trạng chờ Nghị quyết của Quốc hội về giao dịch dân sự nhà ở trước ngày 1-7-1991 có yếu tố nước ngoài.

Đến đây, biết chắc chắn nhà nước sẽ trả lại nhà cho mình, cuối năm 2007 bà Khanh làm đơn xin lại nhà. Thế nhưng, một lần nữa UBND TPHCM ra quyết định bác đơn của bà Khanh. Để tiếp tục theo đuổi vụ kiện, bà Khanh ủy quyền cho con trai là Nguyễn Đắc Quang, quốc tịch Mỹ. Qua nhiều cuộc làm việc giữa các bộ ngành, cuối cùng thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Xây dựng ra Quyết định 156/QĐ-BXD ngày 28-6-2011 không công nhận các quyết định giải quyết khiếu nại của UBND TPHCM; công nhận quyền sở hữu của ông Kha và bà Khanh đối với căn nhà 446-448 NTMK và yêu cầu UBND TPHCM hủy bỏ quyết định xác lập sở hữu nhà nước đã ban hành.

Chấp hành chỉ đạo trên, ngày 4-7-2011, UBND TPHCM ra Quyết định 3327/QĐ-UBND thu hồi, hủy bỏ quyết định xác lập sở hữu nhà 446-448 NTMK, công nhận quyền sở hữu của ông Kha, bà Khanh và đề nghị Công ty TNHH MTV Quản lý và Kinh doanh nhà TP thanh lý hợp đồng thuê nhà đã ký với ACB và giao nhà cho gia đình bà Khanh. Thế nhưng, diễn biến vụ việc sau đó lại đi theo hướng khác do những toan tính đi ngược lại chủ trương trên và thậm chí có dấu hiệu vi phạm pháp luật của một số cá nhân muốn chiếm đoạt khối tài sản có giá trị cả ngàn tỷ đồng này.

Lập khống hồ sơ để chiếm đoạt nhà

Năm 2010, ông Quang, người được bà Khanh ủy quyền, đã ký cam kết bán căn nhà trên cho ông Vũ Huy Hoàng với giá 212 tỷ đồng khi thủ tục trả nhà sắp hoàn tất. Ngày 10-11-2010, ông Hoàng đã đặt cọc cho ông Quang 21 tỷ đồng. Ngày 4-7-2011, đúng vào ngày UBND TP ra quyết định trả nhà cho bà Khanh, Văn phòng Công chứng Trung Tâm ra Thông báo 201/VPCCTT về việc khai nhận di sản thừa kế, công nhận ông Quang (ông Kha, chồng bà Khanh, đã chết trước đó - PV) là người thừa kế hợp pháp căn nhà, trong khi đồng thừa kế với ông Quang còn có hơn 10 người khác nữa. Biết được việc làm trái luật và trái đạo lý này của ông Quang, bà Khanh gửi đơn ngăn chặn đến cơ quan thẩm quyền.

Ngày 13-7-2011, TAND TPHCM ra Quyết định 68/QĐ-BPKCTT áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời, cấm bà Khanh và những người thừa kế chuyển dịch tài sản trên. Bà Khanh cũng đã ra văn bản yêu cầu hủy ủy quyền cho ông Quang và đề nghị không cấp giấy chứng nhận nhà đất cho bất kỳ ai. Thế nhưng, ngày 6-9-2011, ông Quang vẫn lập được văn bản khai nhận di sản thừa kế và được Văn phòng Công chứng Trung Tâm công chứng. Đến khi ông Quang lập tờ khai trước bạ nhà đất và đóng thuế trước bạ để được cấp giấy chứng nhận thì bị UBND quận 3 dừng lại.

Mặc dù đã không còn quyền gì nữa đối với căn nhà, thế nhưng vào ngày 14-10-2011, ông Quang vẫn ký được hợp đồng chuyển nhượng căn nhà cho bà Đặng Thu Hà với giá 250 tỷ đồng. Trước đó 1 ngày (13-10-2011), ông Quang lại ký hợp đồng thuê nhà với ACB do ông Đỗ Minh Toàn, Phó Tổng giám đốc ACB làm đại diện với thời gian 50 năm (150 triệu đồng/tháng), trong khi hợp đồng thuê nhà chính thức giữa ACB (do ông Đàm Văn Tuấn, Phó Tổng giám đốc ACB làm đại diện) với Công ty TNHH MTV Quản lý kinh doanh nhà TP ký ngày 29-3-2011 vẫn đang được thực hiện.

Điều đáng nói ở đây là, trong quyết định trả nhà của UBND TP ký ngày 4-7-2011 yêu cầu hai bên thanh lý hợp đồng thuê nhà, nhưng không bên nào chấp hành. Không những thế, ngày 19-12-2011, hai bên còn ký tiếp phụ lục hợp đồng gia hạn thời gian thuê căn nhà 446-448 NTMK đến 30-6-2012.

Từ ý kiến chỉ đạo của Phó Chủ tịch UBND TPHCM Nguyễn Hữu Tín trong văn bản ngày 22-6, đoạn kết của vụ kiện lịch sử này sẽ được giải quyết đúng pháp luật, và những cá nhân, tổ chức nào làm trái pháp luật hy vọng sẽ bị đưa ra ánh sáng.

Hoài Nam

Luật sư tư vấn miễn phí

Gọi ngay
0902818158- 0906834543
0906834543
0902818158

Tin pháp luật

CÁC ĐỐI TÁC

  • Nhà Đất Phúc An Khang
  • The Diplomat
  • The NewYork Review of Book
  • CogitAsia
  • Reuters
  • Viet Studies
  • The NewYork Times
  • TIME
  • Bloomberg Bussiness