TIN TỨC

fanpage

Thống kê truy cập

  • Online: 223
  • Hôm nay: 198
  • Tháng: 1621
  • Tổng truy cập: 5245625
Chi tiết bài viết

Đồng bằng sông Cửu Long mong Mỹ tăng hỗ trợ khi biến đổi khí hậu ngày càng gây hại

Ngoài ra còn có vấn đề nước biển dâng gây ra những thay đổi, xáo trộn lớn, làm cho người dân không còn có thể dựa vào những kinh nghiệm sản xuất trước đây được nữa, PGS-TS Văn Phạm Đăng Trí nói tiếp.

Một vấn đề nữa là tình trạng sụt lún trong vùng, vẫn theo ông Trí. Nhà nghiên cứu này khẳng định 3 hậu quả nêu trên của biến đổi khí hậu đã và đang cản trở sự phát triển của vùng đồng bằng, đặc biệt không tốt cho cộng đồng yếu thế ở nơi này.

Một trong những điều Viện trưởng Viện DRAGON-Mekong nêu ra cũng trùng với quan sát của ông Brian Eyler, Giám đốc Chương trình Đông Nam Á thuộc Trung tâm Stimson có trụ sở ở Mỹ.

Trong một bài viết đăng trên trang mạng Foreign Policy hồi đầu tháng 9, ông Eyler chỉ ra rằng biến đổi khí hậu đang làm giảm lượng mưa trong mùa mưa ở ĐBSCL, là một mối đe dọa đối với khu vực được ông gọi là “vốn quý của thiên nhiên”.

Ông Eyler viết rằng sông Mekong (Cửu Long) là con sông lớn nuôi sống Việt Nam và một phần lớn của thế giới. ĐBSCL vừa là nơi đảm bảo an ninh lương thực cho Việt Nam, cũng vừa là nơi sản xuất ra nhiều mặt hàng xuất khẩu của đất nước. Nơi này sản xuất ra 50% lượng gạo trong nước, bán tới nhiều cửa hàng và siêu thị ở Mỹ. Ngoài ra, phần lớn Đông Nam Á cũng phụ thuộc vào gạo xuất khẩu của Việt Nam, mà 90% trong đó là từ ĐBSCL, vẫn theo bài viết của ông Eyler.

Hiện nay, so với 5 năm, 10 năm trước, vấn đề nghiêm trọng rõ rệt nhất của vùng đồng bằng là thay đổi về nguồn nước, PGS-TS Trí nói với VOA.

Trong quá khứ, vào các tháng 8, 9, 10 là mùa nước nổi, nhưng năm gần đây nhất có ngập như vậy là 2011, sau đó cho đến nay chưa xảy ra trở lại. Bên cạnh đó, hai năm 2015, 2016 ghi nhận tình trạng nhiễm mặn rất nghiêm trọng, ảnh hưởng hơn một nửa ĐBSCL; các năm 2019, 2020 lại xảy ra một lần nữa, vẫn Viện trưởng Viện DRAGON-Mekong cho biết. Ông nói thêm:

“Đầu tiên chúng ta lo về lũ. Sau đấy chúng ta không còn phải lo về lũ thì chúng ta lại lo về hạn mặn. Tuy nhiên, nói rằng không lo về lũ nữa thực sự cũng không đúng, vì một số nghiên cứu cho thấy tình trạng lũ trong tương lai có thể xảy ra rất bất chợt, với cường độ rất là lớn. Nếu chúng ta lơ là, sẽ có thể xảy ra tác hại rất nghiêm trọng”.

Ông Văn Phạm Đăng Trí, Viện trưởng Viện DRAGON-Mekong (áo sơ mi trắng) tiếp Đại sứ Mỹ Marc Knapper hôm 7/4/2022.

Ông Văn Phạm Đăng Trí, Viện trưởng Viện DRAGON-Mekong (áo sơ mi trắng) tiếp Đại sứ Mỹ Marc Knapper hôm 7/4/2022.

Theo PGS-TS Trí, Viện DRAGON-Mekong được chính phủ hai nước Việt Nam và Mỹ cùng thành lập năm 2008 và kể từ đó đến nay Viện đã có 15 năm hợp tác chặt chẽ với Cục Khảo sát Địa chất Hoa Kỳ (USGS), bên cạnh đó là với các trường đại học trên thế giới.

Với sự cộng tác, tài trợ từ USGS và các đối tác đó, Viện tiến hành các cuộc nghiên cứu về các vấn đề do biến đổi khí hậu gây ra, soạn ra dự báo về mức độ ngập của ĐBSCL trong những thập kỷ tới, không chỉ liên quan đến Việt Nam mà cả nước láng giềng Campuchia, đồng thời đưa ra các cảnh báo. Ông cho hay:

“Một cảnh báo chúng tôi đưa ra là chúng ta hạn chế dùng nguồn tài nguyên nước. Chúng ta phải làm sao tăng hiệu quả việc sử dụng nguồn tài nguyên nước lên”.

Các nghiên cứu và cảnh báo của Viện đã góp phần đưa đến những văn bản cấp nhà nước của Việt Nam để hạn chế việc sử dụng tài nguyên nước một cách mất kiểm soát ở ĐBSCL, ngoài ra là những đóng góp rất cụ thể của Viện với các địa phương để họ canh tác và sử dụng tài nguyên hiệu quả hơn, cũng như giảm thiệt hại do biến đổi khí hậu gây ra, Viện trưởng Văn Phạm Đăng trí đúc kết.
Ông cũng nhìn lại quan hệ đối tác với USGS đã kéo dài 15 năm và bày tỏ sự trân trọng:

“USGS là một trong những đơn vị đã tích cực hỗ trợ cho Viện. Trong thời gian vừa qua, USGS đã phối hợp với Viện đưa ra các định hướng nghiên cứu, đề xuất những hành động để giúp ĐBSCL phát triển tốt hơn phù hợp với điều kiện có biến đổi khí hậu. Ngoài ra, trong vài năm qua, chúng tôi cũng nhận được sự hỗ trợ khá tích cực của USAID (Cơ quan Viện trợ Phát triển Quốc tế của Mỹ)”.

Về tương lai hợp tác của Viện với phía Mỹ trong bối cảnh Hà Nội và Washington nâng cấp quan hệ thành Đối tác Chiến lược Toàn diện, PGS-TS Trí nói:

“Chúng tôi cần thêm nữa sự hỗ trợ của quốc tế. Tôi rất hy vọng có sự hỗ trợ trực tiếp và nhiều hơn nữa của chính phủ Mỹ để đảm bảo rằng năng lực nghiên cứu và năng lực chuyển giao của Viện mở rộng ra hơn, sẽ hỗ trợ cho sự phát triển của ĐBSCL được tốt hơn”.

Từ góc nhìn của Viện trưởng Viện DRAGON-Mekong, cơ quan của ông không chỉ nghiên cứu cho riêng ĐBSCL mà cũng nghiên cứu lên cả lưu vực sông Mekong. Vì vậy, sự lớn mạnh của Viện không chỉ hỗ trợ cho sự phát triển của ĐBSCL mà còn cho cả những nước trong lưu vực sông Mekong để họ có thể sống tốt hơn trong điều kiện mới, đồng thời cũng chia sẻ các thông tin, dữ liệu khoa học quan trọng giúp ích cho các đối tác Mỹ và trên thế giới.

Luật sư tư vấn miễn phí

Gọi ngay
0902818158- 0906834543
0906834543
0902818158

Tin pháp luật

CÁC ĐỐI TÁC

  • Nhà Đất Phúc An Khang
  • The Diplomat
  • The NewYork Review of Book
  • CogitAsia
  • Reuters
  • Viet Studies
  • The NewYork Times
  • TIME
  • Bloomberg Bussiness