TIN TỨC

fanpage

Thống kê truy cập

  • Online: 19
  • Hôm nay: 841
  • Tháng: 6324
  • Tổng truy cập: 5151588
Chi tiết bài viết

DỰ BÁO 30 NĂM BẢN LỀ THẾ KỶ 21 (2020-2050)

Phần 1 : SỰ LỰA CHỌN CHIẾN LƯỢC CỦA NƯỚC MỸ : NHÌN LẠI VÀ SUY NGHĨ 1990-2019

Lời dẫn :

   Ngày 8/9 /2019 nhằm 10/8 âm lịch tiết bạch lộ .lộ là sương .Trong cái thời khí chuyển tiết mưa gió lạnh ẩm ấy , hồi tưởng lại 46 năm trước 1973 về những dấu hiệu chuyển động của thế cục  cuối kỷ 20 liên quan vận nước đang còn trong bão táp chiến tranh máu lửa .

46 năm ,nghĩ cho cùng thì về đại cục liên quan thế vận nước vẫn cứ là  chiến lược của  Mỹ. Cái ấy vẫn cứ ảnh hưởng cực kỳ đến tình hình cái đất nước chử S cách xa Mỹ đến TPHCM đến Washington DC ( Mỹ ) 14.448 km. 

 Một ông bạn  đi Mỹ về  đàm luận  nhiều chuyện . Từ  chuyện nước Mỹ đã giải quyết xong các yêu cầu thiết thân như con nít đến 18 tuổi được xã hội nuôi ,học miễn phí ,trên 18 tuổi thì được hỗ trợ ,vay ,tạo tất cả các điều kiện .. học Đại học  đến đi làm , Rồi người già được trợ cấp ít nhất là 600 USd / tháng , bảo hiểm y tế ..vv  Như thế là Chủ nghĩa Xã hội  rồi …Nhưng Ông bạn cũng lưu ý đa số người Mỹ phải làm việc quần quật gần như là robot tức tất cả cuộc đời là planning là kế hoạch  ( Ngẫm rằng  không thế làm sao làm siêu cường số một được ).

  . Gần đây ,có nước thật to phương Bắc vốn có mối thâm thù huyết hận với tổ tiên , ông cha và anh em nước Việt lại nêu lên Đại Cục để người Việt cứ mãi trông cái viễn ảnh không thực mà quên đi cái thực hằng ngày là Tàu thuyền của Trung quốc đang ngạo nghễ ra vào bờ cõi Biển Việt ,quên đi  Hoàng sa ,Trường Sa của Tổ tiên đang bị họ chiếm giử mà chưa đòi lại ….

       Nước Mỹ ,suy tính của Mỹ về thế giới này  , từ 1944 đến nay , từ khi Bác Hồ về Bắc Pó  trãi qua 75 năm ,với nước Việt này luôn là Đại sự trong Đại cục .Từ nay về sau ắt cũng là thế …

 Nghiên cứu Nước Mỹ ,suy tính của Mỹ về Trung Hoa cũng vậy . Chả thế mà từ tháng 11/1971 ,Ông Trần Quốc Hương  ( 10 Hương ) người lãnh đạo ngành tình báo miền Nam của Bộ Chính Trị Hà Nội đã chú ý sưu tập ,hệ thống những bản tin về Mỹ và Trung Hoa mà kẻ hàn sĩ này là người dịch trên báo Dân chủ mới .

Trí huệ ẩn sĩ  Bạch lộ 2019

YÊU CẦU LỰA CHỌN TRONG THẾ KỶ MỚI .

Chiến tranh lạnh kết thúc, Liên Xô sụp đổ, thế giới bước vào thời kỳ hậu chiến tranh lạnh, thế kỷ XXI đã trãi qua gần 1/5 thời gian . Nếu 2 thập kỷ đầu của thế kỷ 21 là giai đoạn chuyển tiếp (transition) đầy biến số (như Bill Laden ,IS khủng bố quốc tế , Brexit và Trumpism) làm trật tự thế giới đảo lộn và bất ổn, Thiên hạ đại loạn . Các thập kỷ tiếp theo sẽ chứng kiến việc định hình phác họa một bức tranh mới về thế giới. Tác nhân chính của quá trình đó là xung đột  Mỹ-Trung.Trước khi mất (1994), Richard Nixon đã thừa nhận trong cuộc phỏng vấn: “Chúng ta có thể đã tạo ra một Frankenstein” (We may have created a Frankenstein).

 2 siêu cường Mỹ-Trung tranh giành vị trí bá chủ thế giới, đang sa vào “cái bẫy Thucydides” mà Graham Allison đề cập (“Destined for War: Can America and China Escape Thucydides’s Trap? Graham Allison, Harcourt, 2017).  

Thế kỷ 21 bắt đầu với Hoa Kỳ là siêu cường duy nhất trong sự vắng mặt của Liên Xô, với Trung Quốc bắt đầu  nổi lên như một siêu cường tiềm năng bằng tham vọng truyền thống đại hoàng đế từ 5000 năm trước với mọi thủ đoạn ,kế sách ,mưu lược trường kỳ và ngắn hạn .vừa sử dụng các kỹ thuật tân tiến  thế kỷ 21 vay mượn chủ yếu từ Mỹ  ,vừa tận dụng các kỹ năng  cổ  xưa cũng đã lập đi lập lại từ 3000 năm trước . 

Ngày 6/7/2018 nhằm ngày  23 Kỷ Hợi  tháng Mậu Ngọ năm Mậu tuất..mở màn cuộc chiến thương mại Mỹ Trung mà bản chất chiến lược là thể hiện rõ cuộc chiến Mỹ Trung dưới hình thức kinh tế.. 

Trong tâm khảm  của các chiến lược gia Tàu thì dầu rằng biết rỏ cuộc chiến này không chỉ là Kinh tế mà là một cuộc chiến toàn diện sâu xa từ an ninh quốc phòng , vủ khí , từ kiềm chế phát triển 5G  , phát triển vủ khí không gian đến trí tuệ nhân tạo ..và rốt cùng là cuồng vọng ( 49,99% là ý chí bền gan +50,111 % ảo vọng )của các giới lãnh đạo dân Hán muốn làm bá chủ thế giới ...,nhưng ngoài mặt ra vẻ  chỉ khoanh lại và giải quyết trong giới hạn cuộc chiến kinh tế .. Còn về Hoa Kỳ  thì các think tank sau 50 năm theo dõi ,nghiên cứu về Tàu đã rỏ mười mươi cái bụng bành bá của ông bạn bên ngoài thì xởi lởi  nị hảo ma còn bên trong thì vô độc bất trượng phu , tiên hạ thủ vi cường ... Với cách nhìn như vậy thì đây là cuộc chiến ít nhất là 2,3 thập kỷ . khi nóng khi lạnh , khi nhu khi cương , rất khó lường ..nhưng kẻ thắng người thua rốt cùng phân bằng  ai vượt trội hơn về văn minh ,về  công nghệ,về quyết đoán và nhẫn nhịn  chứ khộng chỉ bằng số vủ khí trong kho hoặc bằng số máy bay vủ trụ ... Trong văn minh có dân chủ  . Nhưng dân chủ có tổ chức tốt với dân chủ thật sự với nhiều biển hiện tự do  vô chính phủ   cái nào sẽ thắng ?  Xét về điểm này thì Trung quốc phải tự biến mình từ một hệ thống toàn trị lâu đời sang một hệ thống thật sự dân chủ có tổ chức giống như Nhật bản , Đức  hoặc  thấp hơn như Nga  . Thế nhưng ,riêng việc này đòi hỏi thời gian ít nhất 60 năm . Còn Hoa Kỳ đang là một xã hội phải nói là có  biểu hiện thật sự dân chủ hơn 150 năm ,nhờ đó mà luôn phát huy các ưu thắng của sức muôn dân . Nhưng dân chủ Mỹ mà các nhà giàu cùng các trí tuệ siêu việt đã thực nghiệm và liên tục điều chỉnh ,cải cách để hoàn thiện lại đang đi dần đến vô chính phủ quá khích gây cản trở đến quyền lợi chiến lược chính đáng của số đông  . Nói như ông bà xưa hay càm ràm con cháu là  sướng quá hóa hư .. Hoa kỳ sữa chữa cái lỗi này cũng phải 60 mươi năm .. Rỏ ra là thế giới đang tìm kiếm một  trật tự thế giới và mô hình xã hội cho thời đại 5,6… G   thời đại mà Al  trí tuệ nhân tạo bắt đầu thay đổi phận loài Người  trong thế kỷ 21 .

Đứng trước thời cuộc phức tạp và đầy  biến động như thế, mỗi quốc gia đều suy nghĩ điều chỉnh lại thế chiến lược của mình như thế nào? .     Trong mấy năm gần đây, bên trong  nước Mỹ có nhiều cuộc phân tích và tranh luận về xu thế diễn biến chiến lược từ nay về sau như thế nào.Qua cá thông tin , các văn kiện cũng như các lời phát biểu  đã công bố , có thể suy đoán về nước Mỹ trong thế kỷ XXI đang  những thay đổi cực kỳ quan trọng về  chiến lược quốc gia,chiến lược toàn cầu . Chiến lược và thực hiện các chương trình chiến lược của Mỹ có quan hệ rất lớn đến tiền đề của thể giới, đồng thời cũng có ảnh hưởng nghiêm trọng đến các quốc gia khác.

Tổng hợp, nghiên cứu, phản đoán thì mới có thể hiểu được những xu hướng biến đổi đã nổi lên trong chiến lược quốc gia (đại chiến lược> của Mỹ ở giai đoạn sau hậu chiến tranh lạnh và nữa đầu thế kỷ 21  . Với các học giả Hoa Kỳ gọi là đại chiến lược, chính là một quá trình được chia làm 3 bước:

(1) Xác định lợi ích an ninh chủ yếu của  Mỹ là gì

(2) Nhận bíết tất cả mối đe doạ -đặc biệt là các vấn đề cấp bách ,căn bản đối với những lợi ích an ninh quốc gia hiện nay và 50 năm sau

(3) các  phương tiện và công cụ  tối ưu nhằm xử lý các vấn đề chiến lược của Mỹ   bảo vệ các lợi ích đó. .có thể thấy rỏ rằng thời kỳ hậu chiến tranh lạnh (đại thể cũng chính là sau khi Clintơn lên nắm quyền), nước Mỹ trãi qua hơn  150 năm thực hiện chính sách đối ngoại   đã từng và đang tồn tại  4 lựa chọn  chiến lược chủ yếu (basis strategic options ). như sau:

1. Chủ nghĩa cô lập mới (New Isolationísm)

2. Sự  cam kết  lựa chọn (Selective Engagement)

3. An ninh hợp tác  (Cooperative Security)

4. Ưu thế Mỹ (U.S. Primacy)

1. CHỦ NGHĨA CÔ LẬP MỚI

Chủ nghĩa cô lập, trong tư tưởng nguời Mỹ vốn là quan niệm truyền thống lâu đời, nhưng gọi là "chủ nghĩa cô lập mới", thì nó lại có những khác biệt tương đối lớn so với quan niệm cũ.

Trước đây vào thập kỷ những năm 1900 và những năm 1930, sở dĩ người Mỹ chủ trương cô lập là vì một mặt cảm thấy mình còn đang ở thế yếu  vì thế tin rằng  cô lập về địa lý  cách xa các châu lục khác thực sự là con đường  tối ưu đảm bão được lợi ích an toàn  quốc gia. Tình hình trong và sau Thế chiến  thứ 2  đã hoàn toàn khác : từ 1945 Nước Mỹ đã sớm là siêu cường duy nhất trên thế giới không những không sợ bất cứ quốc gia nào khác, và cũng không cần ai giúp đỡ. Trái lại  Mỹ chỉ  lo ngại các  nước khác  có thể gây phiền hà làm cho mình phải chịu những tổn thất rất không có lợi.

Vì vậy, chủ nghĩa cô lập mới cho rằng, chủ nghĩa quốc tế không những không cần thiết mà còn có những phản tác dụng, những kết quả ngược trở lại. Mỹ khoanh lợi ích quốc gia theo nghĩa rất hẹp, tức là quốc phòng và gần đây là Kinh tế thương mại mua bán ,kinh tế an sinh xã hội …. Nói cách khác là bảo vệ được an ninh và đời sống cho bản thân nước Mỹ.       Cũng giống như chủ nghĩa cô lập truyền thống, người Mỹ hiện nay tin vào biển đại dương có thể đảm bảo chắc chắn cho an ninh nước Mỹ, đồng thời còn tạo cho Mỹ một thời gian ung dung để đối phó tình hình. Hai đầu Nam Bắc đều là các nước yếu. Vì vậy, đứng về chiến lược truyền thống mà nói, thì nước Mỹ có thể không bị bất  cứ một sự tấn công nào.

1. William Schneider, "The New Isolatiom'sm" Eagle Adrift ed. by Robert, J .Lieber (Longman, 1997), pp.26-38.

  Chủ nghĩa cô lập mới không phủ nhận vũ khí hạt nhân có thể làm tăng mối đe doạ đối với tiềm  lực nước Mỹ, nhưng cũng lại cho rằng vũ khí hạt nhân có thể làm cho mọi quốc gia không có cách nào để có khả năng thắng Mỹ bằng quân sự truyền thống. Mỹ cho rằng,ngoại trừ Liên Xô trước đây và nay là Nước Nga ,( từ sau 2014 thì chính thức nêu Trung quốc mà có một số  học giả cho rằng quá muộn cũng có người cho rằng đúng lúc …  ) không có một quốc gia nào dám mở đòn tấn công hạt nhân vào Mỹ, bởi vì sự trả đũa của Mỹ tất sẽ làm cho đối  phương phải bị huỷ diệt. Còn với Nga, thì chiến tranh hạt nhân chính  là trận chiến hủy diệt của nhân loại  .Cuối cùng là, do một số các quốc gia Âu, Á tuy có vũ khí hạt nhân, nhưng lại chỉ đủ để doạ nhau, và như vậy càng làm cho  có ít cơ hội xuất hiện bá quyền mới.

Tóm lại, Logic căn bản của chủ nghĩa cô lập mới là đất Mỹ đã không bị một đe doạ nào, thì nước Mỹ cũng không nên quá ư cần thiết phải can thiệp vào công việc nội bộ nước khác.

Những người theo chủ nghĩa cô lập mới kiến nghị nước Mỹ nên giữ tự do hành động và độc lập chiến lược. Mỹ giữ thái độ đứng ngoài mọi xung đột và chiến tranh xãy ra ở ngoài nước Mỹ. Chính vì vậy mà Mỹ đương nhiên không cần liên minh với nước khác , còn tổ chức NATO thì không nên quá ư vướng bận để trở thành gánh nặng kinh tế quốc phòng . Nói tóm lại, nếu có thể quán triệt lý tưởng của chủ nghĩa cô lập mới thì rất nhiều vấn đề  ngoại giao mà nước Mỹ đang đối mặt với chúng hiện nay sẽ đều tự động giảm dần thậm chí bị thanh lý . Nước Mỹ vẫn còn có thể tham gia các  tổ chức quốc tế và cứu trợ nhân đạo, nhưng các hoạt động đó phải hoàn toàn không có liên quan gì đến chiến lược.

Với giả thiết như vậy, đương nhiên Mỹ chỉ cần duy trì một binh lực tương đối nhỏ, và ngân sách của nó sẽ không lớn hơn 2% giá trị tổng sản phẩm quốc nội (GDP). Còn về cơ cấu binh lực, có thể chia làm 8 phương diện như sau:

1. Eric A. Nordinger, Isolatiom'sm Reconsider (Princeton, 1995), p.6.

  1. Vấn đề quan trọng hàng đầu  là năng lực  giữ an toàn đối với đòn đột kích thứ 2 của hạt nhân

 2. Hệ thống tình báo có tính toàn cầu , có thể tức thời phát hiện những mối đe doạ đang hình thành.

 3.Hải quân tinh nhuệ (chiếm khoảng 1/3 hoặc 1/2 binh lực hiện nay) cộng với bộ đội phản ứng nhanh đa năng.

Cuối cùng  nước Mỹ nên rút hết quân chiếm đóng ở hải ngoại về. và từ nay về sau nên có những hạn chế nghiêm ngặt đối  với việc sử dụng binh lực. Những vấn dề trên là ý tưởng chiến lược cúa phái chủ nghĩa cô lập mới. Kể từ Đại chiến thế giới lẫn thứ hai đên nay, dù cho truyền thống của chủ nghỉa cô lập vẫn bắt rễ sâu ở nước Mỹ, song các  quan chức chính phủ và các  học giả dân gian lại luôn đề xướng hợp tác quốc tế, không muốn nhắc đến cô lập. Vì thế, phái chủ nghĩa cô lập mới đã thường xuyên dùng các  từ ngữ mới nghe rất kêu để che đậy chân tướng cúa nó, như tự kiềm  chế, giải thoảt  và dưới triều đại của Trump là  nước Mỹ trên hết v.v..

Trên mặt tư tuởng, chủ nghĩa cô lập mới sử dụng phương thức xử lý ôn hoà, và họ giả định rằng nước Mỹ đã có đủ an ninh rồi. Nhưng nếu Mỹ triệt thoái thế lực của mình ở các nơi trên toàn cầu thì lìệu có thể duy trì tiếp tục được hiện trạng hay không. Các quan điểm của chủ nghĩa cô lập mới tuy nhiên có thể làm giảm thấp dự toán ngân sách quốc phòng, ước chừng mỗi năm có thể là từ 70 đến 100 tỷ USD, tức là tương đương 1-1,5% GDP. Tất nhiên con số đó rất lớn, nhưng nhìn vào quốc lực hùng hậu của nước Mỹ thì nó chưa coi là lớn lắm. Ngược lại, nếu vì tiết kiệm mà làm “cho quyền lực  và ảnh hưởng  cùa quốc gia bị những thiệt hại không đánh  giá nổi, như vậy sẽ khó tránh khỏi cái được chẳng bù cái mất.

l. Engenc Chalz, "Come Home, America: The Strategy of Restrain in the face of Temtation". International Security (Spring, 1997) pp.5-40.

Hiện nay , số người ở Mỹ  đề xướng chủ nghĩa cô lập mới ngày càng nhiều và  nổi lên  như một đáp ứng dân túy . Những  phát triển khác đa dạng  của tư tưởng chiến lược đều  chịu tác động chủ nghĩa cô lập mới. Nước Mỹ trên hết , nước Mỹ trước tiên chính là khẩu hiệu tập hợp của chủ nghĩa cô lập mới .

III. SỰ KẾT GIAO có LỰA CHỌN

Trước hết cần  giải thích danh từ. Chữ "Engagement" có nhiều nghĩa, rất khó dịch. Những ý chính của nó là "ước định" hoặc "hứa hẹn", và sau đó là "can dự", "nhúng tay vào", "dính líu". Hiện nay, giới truyền thông dịch là "cam kết ", thật ra cũng chưa thoả đáng lắm, nhưng có thể dùng .

Thế nào là "sự cam kết  có lựa chọn"? Ý nghĩa của nó là chỉ sự nỗ lực đảm bảo chắc chắn giữ được quan hệ hoà bình giữa các nước lớn. Gọi là nước lớn có nghĩa chỉ các  quốc gia có tiềm lực công nghiệp và quân sự lớn mạnh. Vì các nước lớn có năng lực quân sự lớn mạnh, cho nên nếu có sự xung đột giữa họ với nhau, thì đối với nước Mỹ mà nói, đó là mối nguy hiểm tương đối  lớn hơn các xung đột khác, hay nghĩa là ngọn lửa chiến tranh dễ cháy lan đến nước Mỹ. Vì thế, làm thế nào để  các nước lớn Á Âu có thể chung sống hoà bình với nhau đã trở thành sự suy nghĩ quan trọng của nước Mỹ từ nay về sau trong lĩnh vực chiến lược lớn.

Trên thế giới có nhiều nước, tuy quốc lực của Mỹ có lớn, nhưng có mức độ của nó. Vì vậy, Mỹ chỉ có thể lựa chọn một số quốc gia quan trọng nhất để có thể kiến lập được mối quan hệ "cam kết giao hảo " đặc biệt. Có vậy thì một mặt sẽ đảm bảo cho an ninh của Mỹ, mặt khác lại duy trì được trật tự thế giới. Làm thế nào để lựa chọn các quốc gia đó, đương nhiên lại có rất nhiều lý luận khác nhau. Nói khái quát, những người chủ trương chiến lược "kết giao có lựa chọn", đại thể cho rằng, 2 đầu của đại lục Á  Âu (tức là châu Âu và Đông Á) là quan trọng nhất, sau đó đến Trung Đông (Tây Nam Á). Để thực hiện chiến lược này, thì đồng minh truyền thống là công cụ thích hợp nhất. Những người chủ trương theo "chủ nghỉa kết  giao có lựa chọn" vẫn tán thành duy trì tổ chức NATO, nhưng không tán thành mở rộng tổ chức này. Theo nguyên tắc lựa chọn nói trên, thì nên chọn nước Nga, các nước giàu có ở châu Âu, Nhật, Trung Quốc đại lục, các nước sản xuất dầu  lửa ở Trung Đông

l. Robert Art, "A Defensíble Defense: America's Grand Strategy after the Gold War" International Security (Spring, 1991), pp.S-S3.

. Các  quốc gia này lại được chia thành các  đẳng cấp có tầm quan trọng khác  nhau. Lựa chọn như vậy không có nghĩa rằng các  quốc gia khác  trên thế giới không quan trọng. Thí dụ như Mexico có tầm quan trọng tương đối vối Mỹ, vì đó là nước láng gìềng lớn ở phía Nam nước Mỹ. Cuối cùng, đặt ra là "Sự cam kết giao hảo có lựa chọn" phải có tính rất linh động , có thể đủ sức thích ứng mới mọi biến đổi của hoàn cảnh mới. Thí dụ, nếu xuất hiện một cường quyền mới hoặc đang tiềm ẩn một xung đột mới thì quan hệ qua lại vốn có này đều cần phải được điều chỉnh thích đáng

Tại sao nước Mỹ lại thận trọng lựa chọn đối tượng "kết giao"? Có thể là vì 3 lý do sau:

1. Tuy nước Mỹ giàu có, nhưng tài nguyên của quốc gia nào cũng có hạn, không thể tuỳ ý lãng phí vô độ. Nhất là nhìn vào tương lai đã thấy ưu thế tương đối của nền kinh tế Mỹ trong toàn cầu đang suy giảm, dân số lại không tăng, và rồi sự lớn lên của quyền lực quân sự trong tương lai cũng trở nên bị hạn chế tương đối.

2. Các  quốc gia khác nhau trên thế giới  đều có vị thế riêng, không giống nhau, mối quan hệ hữu  nghị và lợi hại giữa họ với Mỹ cũng rất khác.

3  Bất kỳ quốc gia nào  khi có quan hệ qua lại với quốc gia khác, thường đi đến kết quả lợi hại mỗi thứ một nữa, bởi vậy phải có sự đánh  giá thật tỉ mỉ đối  với sự cân bằng lợi hại. Nếu bỗng dưng không thận trọng một chút là rất có thể sinh ra hại nhiều hơn lợi, thậm chí chưa nhìn thấy lợi đâu đã bị thiệt hại rồi . Nước Mỹ không thể nhìn họ theo kiểu đồng loạt như nhau mà phải có sự phân biệt.

Khi thực hiện chiến lược kết giao có lựa  chọn, rất cần  phải suy nghĩ đển các  vấn đề hiện thực  mà mình đang phải đối mặt. Có vấn đề hiện nay đang là mối lo nhất của loài người, đó là sự phổ biến hạt nhân. Nhưng tầm quan trọng của vấn đề này cũng có những khác  biệt nhau tuỳ theo hoàn cảnh.

Một số quốc gia tuy có vũ khí hạt nhân hoặc đang phát  triển vũ khí hạt nhân, nhưng không tạo nên mối đe doạ đối với an ninh nước Mỹ.

Ngược lại, có một số khu vực ở tình trạng phổ biến hạt nhân lại chứa đựng những nguy hiểm nghiêm trọng. Một vấn đề nữa là, sự cạnh tranh có tính khu vực rất dễ dẫn đến xung đột quyền lực trong tương lai.. Thậm chí sự cạnh tranh giữa các  nước nhỏ cũng có thể dần  dần  bị mở rộng rồi lôi cuốn luôn các  nước lớn vào cái vòng xoáy đó. Vì mục đích của nước Mỹ là hy vọng thông qua mối quan hệ qua lại với một số nước lớn để cùng nhau duy trì sự ổn định và phổn vinh của toàn thế giới, bởi thế nếu thấy có nguy hiểm thì nước Mỹ sẽ không thể ngồi  yên, và rồi  sẽ không thể không hành động "nhúng tay vào" hoặc "can thiệp", thậm chí không tránh khỏi sử dụng vũ lưc.

l. Robert S. Case, Emily H. Hill and Paul Kennedy "Pivotal States and U .S. Strategy" Foreign Affairs (Jan, Feb. 1996), p.31.

Chiến tranh vùng vịnh Pécxích là bằng chúng thí dụ rõ nhất trong thời gian gần đây.

Nếu thực hiện chiến lược lớn lấy nòng cốt là "sư kết giao có lưa chọn" thì cơ cấu binh lưc Mỹ cần  duy trì đại thể cũng xấp xỉ như hiện nay. Nước Mỹ sẽ vẫn phải duy trì một binh lực răn đe hạt nhân lớn mạnh để doạ dẫm các  quốc gia khác có thể tấn công hạt nhân vào Mỹ, đồng thời giữ vững được tự do hành động của một quốc gia có nhiều lực lượng hạt nhân trên thế giới. Bởi vì lợi ích an ninh quốc gia của Mỹ đòi hỏi phải duy trì được sự ổn định trong 3 khu vưc trọng yếu trên thế giới (châu Âu, Đông Á, Trung Đông), mà chính tại 3 khu vưc này không phải không có thể phát sinh cùng một lúc hai nguy cơ. Cho nên nước Mỹ phải duy trì một năng lực  đủ sức trong cùng một lúc ứng phó với chiến tranh ở cả hai khu vực. Hoặc ít nhất cũng phải có đủ binh lực ứng phó được một cuộc xung đột khu vực chủ yếu" (viết tắt là MRC), đồng thời vẫn có thể chi viện quân sự cần thiết cho các đồng minh của mình để đối phó với cuộc xung đột thứ hai khác.

Nếu so sánh với "chủ nghĩa cô lập mới", thì quan niệm "kết giao có lựa chọn" có nội dung gần với chiến lược hiện hành của Mỹ hơn, hơn nữa trong tầng lớp lãnh đạo nước Mỹ cũng có nhiều người ủng hộ hơn. Thế nhưng, quan niệm chiến lược này vẫn còn nhược điểm, phân tích như sau:

l. Stephen Van Evem, "The United States and the Third World: When to Intervene". Eagle in A NewWorld (Harper Callins, 1992), pp.l1l-3L

1. Đây là một loại chiến lược điềm tĩnh, mục đích của nó nhằm duy trì hiện trạng, nó tương đối thiếu sức hấp dẫn đối với người Mỹ vốn thích  chiến công lớn

. Chiến lược này đòi hỏi nước Mỹ phải vận hành quyền lực trong thời gian lâu dài, như vậy sẽ ngược với tính cách dân tộc Mỹ, là tính thiếu nhẫn nại ( Phân tích của học giả Trung quốc  trường phái Vương hổ Ninh ). Nhất là sau khi gặp phải sự vấp váp thì càng rất khó được dân chúng Mỹ tiếp tục ủng hộ( trường hợp chiến tranh Việt Nam ).

2. Chiến  lược này cũng đòi hỏi nước Mỹ phải giữ thái độ làm ngơ, không nghe, không hỏi đến những chuyện phiền phức xảy ra ở các  khu vực khác trên thế giới. Nếu như vậy sẽ làm tổn hại đến uy tín nước Mỹ, thậm chí còn làm cho các nước lớn mà Mỹ đã lựa chọn kết giao dần dần mất hết lòng tin đối với những lời hứa hẹn của nước Mỹ. Cho nên Mỹ vẫn có sự cần thiết đành phải dính líu vào các việc trên thế giới.

3. Có khi tuy là việc nhỏ, nhưng nó dính đến quan hệ giữa các nước lớn cho nên biến thành chuyện lớn, làm cho Mỹ không thể không lao vào để nắm. Đối với những vấn đề vừa phức tạp vừa tế nhị như vậy, loại nguyên tắc chíến lược đơn thuần như thế không thể có tác  dụng chỉ đạo được rõ ràng.

4. Phạm vi "sự kết giao có lựa chọn" thực tế cũng không dễ dàng xác định như sự tưởng tượng của các vị chính khách  đã đề xướng ra chiến lược này. Gọi là quyền lực, trên tư tưởng ngày nay đã xuất hiện ý nghĩa đa nguyên hóa,  nó không còn bó hẹp trong ý nghĩa giàu mạnh mang tính vật chất. Bởi vậy, nếu muốn áp dụng quan niệm về quyền lực của thế kỷ XIX ,XX vào hoàn cảnh quốc tế của thế kỷ XXI sẽ khó tránh khỏi trở thành trò cười lạc lõng thời đại.

5. Những người theo chủ nghĩa cô lập mới cũng từng chỉ rõ rằng, chiến lược "sự kết giao có lựa chọn" có một nhược điểm rất lớn là nó đòi hỏi nước Mỹ phải thường xuyên duy trì một lực lượng quân sự tương đốỉ lớn mạnh, phải thường xuyên lấy chiến tranh để đe doạ, thậm chí còn dám lao vào cơn nguy hiểm của chiến tranh mà chỉ đề nhằm mục đích ngăn ngừa không cho xảy ra chiến tranh. Như vậy, theo lôgic thì hoàn toàn tự mâu thuẫn.

IV . AN NINH HỢP TÁC

Giả định cơ hản của quan niệm an ninh hợp tác là hoà bình thế giới không thể phân chía ra được. Vì thê điểm xuất phát của tư tưởng chiến lược này là nhằm mở rông quan niệm lợi ích nước Mỹ, cho rằng tình hình thế giới thực sự là lợi ích quốc gia to lớn đối với nước Mỹ. Hai loại chiến lược thứ nhất và thứ hai nói ở trên đều lấy lý luận cùa trường phái hiện thực trong lĩnh vực quan hệ học quốc tế làm cơ sở, còn chiến lược an ninh hợp tảo lại lấy lý luận cùa chủ nghĩa tự do làm cơ sở. Những người đề xướng loại tư tưởng này chống lại chính trị quyền lực, và tin tưởng các quốc gia dân chủ nhất định có thể hợp tâc với nhau để có thể kiến lập được trật tự và chế độ quốc tế mới. Vì thế mà họ có mầu sắc chủ nghĩa lý tưởng rất đậm đà. Họ tự cho rằng tư tưởng của họ phù hợp với yêu cầu  an ninh quốc tế trong thế kỷ XXI, thậm chí họ còn nói: an ninh hợp tác là một thứ "kết  giao toàn cầu ", nó khác với sự "kết giao có lựa chọn“.

An ninh hợp tác tuy trên quan niệm có những cơ sở giống nhau với an ninh tập thể, nhưng an ninh hợp tác đại diện cho một nỗ lực bổ sung cho nhược điểm của an ninh tập thể truyền thống; Nếu nói theo ngôn từ của Y học thì an ninh hợp tác  là phòng bệnh trước. Và an ninh tập thể là trị liệu sau khi sự việc đã xảy ra. An ninh hợp tác là sự nỗ lực mang tính thường xuyên, mục đích của nó là sáng tạo ra một môi trường khiến cho hành vi xâm lược quy mô lớn căn bản khó xẩy ra. An ninh tập thể chỉ là biện phảp có tính tình thế, tác dụng của nó là , chữa ngọn chứ không chữa gốc

.1 Janne E. Nolan ed. Global Engagement cooperation and Security in the 21st Century (Brookings, 1994), p.3.

Thực hiện an ninh hợp tác phải thông qua các tổ chức quốc tế thường xuyên, nhất là Liên Hợp Quốc. Đối với việc răn đe và ngăn chặn xâm lược, Liên Hợp Quốc đều  đóng vai trò quan trọng. Đối với khu vực, tổ chức NATO sau khi được cải tổ cũng có thể phải gánh vác nhíệm vụ to lớn hơn.

Trước đây một vài học giả  thường cho rằng những cuộc chiến tranh cỡ nhỏ sẽ không đủ mức để gây nên mối đe doạ đến an ninh của quốc gia của nó. Nhưng khi xuất hiện vũ khí huỷ díệt hàng loạt (WMD) thì nó đã làm cho mọi cuộc chạy đua vũ trang cũng như chiến tranh đều có thể dẫn đến tai hoạ có tính thế gìới. Nước Mỹ cũng như các nước lớn khác không thể mãi mãi sống trong cái cảnh cứ chịu sự đe doạ bị huỷ diệt như vậy được. Chỉ trừ một số cực ít nước lớn tuy có vũ khí hạt nhân nhưng có thiện chí, còn nói chung vũ khí hạt nhân không có lợi cho việc duy trì híện trạng. Những kẻ xâm lược thường là những quốc gía phản dân chủ dám liều lĩnh, bất cần sống chết, cho nên vũ khí hạt nhân có thể có lợi cho họ. Bởi vậy. việc kiểm soát quân bị, hạt nhân, nhất là cấm phổ biến hạt nhân là vấn đề nòng cốt của an ninh hợp tác.

  1. Janne E. Nolan ed. Global Engagement cooperation and Security in the 21 st Centzay (Brookings, 1994), p.5.

So sánh an ninh hợp tác với các chiến lược khác, có thể thấy nó có một số đặc điểm, đó cũng là những điểm mà các chiến lược khác không có. An ninh hợp tác lấy quan niệm "dựa vào nhau về chiến lược" làm cơ sở. Nói tóm lại, theo quan điểm chiến lược thì thể giới đã từ lâu vốn là một nhà. Bất cứ chiến tranh xẩy ra ở đâu, bất cứ vũ khí chủng loại nào đều có khả năng mở -rộng.

Quan níệm an nính quốc gia theo nghĩa hẹp đã không còn thích hợp, mà phải thông qua hợp tác quốc tế để đảm bảo chắc chắn cho an ninh toàn cầu.

Những người đề xướng an ninh hợp tác tin tưởng rằng trong tay họ hiện nay đã có một công cụ tương đối có hiệu quả để thực hiện lý tưởng của họ. Những kinh nghiệm của chiến tranh vùng vịnh Péc-xích đã cổ vũ họ rất nhiều. Ưu thế của kỹ thuật quân sự không những có thể đảm bảo đánh nhanh thắng nhanh, mà còn có thể làm giảm thương vong đến mức thấp nhất.

Trước đây. những người đề xướng vấn đề an ninh tập thể đều chủ trương dựa vào dư luận thế giới và cấm vận kinh tế mà không dám tuỳ tiện dùng vũ lưc, vì họ sợ kéo dài

  1. David J. Karl, "Proliferation Pessimism and Emergỉg Nuclear Powers". International Security (Winter, 1996), pp.87-90

thời gian, tốn kém nhiều, gây nên những hậu quả không hay về sau. Nhưng hiện nay, những người chủ trương an ninh hợp tác  bắt đầu  nhận ra rằng hành động quân sự lại tương đối rẻ tiền .Từ sau khi kết thúc chiến tranh lạnh 1989 ,Ba mươi năm qua, cả về lý luận lẫn thưc tiễn về kiểm soát quân bị đều có rất nhiều tiến bộ, đại đa số quốc gia yêu chuộng hoà bình đều đã có nhiều biện pháp tương đối có hiệu quả để cưỡng chế cực  ít quốc gia thuộc loại liều lĩnh, khiển họ không dám gây chuyện. Việc duy trì an ninh hợp tác  phải được tổ chức quốc tế hành động phổi hợp. Trước mắt, tổ chức quốc tế vẫn còn nhiều khuyết điểm nhưng đang trong tiến bộ. Vì thế, những người chủ trương an ninh hợp tác đều có thái độ lạc quan, cho rằng chủ trương của họ là một loại kế hoạch lâu dài, chỉ cần  có thời gian, cuối cùng nhất định có thể thành công.

Những người đề xướng an ninh hợp tác có khuynh hướng lý tưởng chủ nghĩa. Thậm chí họ còn cho rằng có lúc cũng cần phải phát động chiến tranh để phòng ngừa trật tự thế giới bị phá hoại. Quan niệm này được gọi là"chiến tranh phòng ngừa" Tinh thần của nó là: khi gặp phải mối đe doạ nghiêm trọng, thì phải thật quyết đoán. dùng hành động can thiệp quân sự có tính quốc tế. nếu

l. William J. Perry, "Defense in An Age of Hope". Foreign Affairs (Nov/Dec. 1996), pp 6380.

không thì sẽ rất khó ngăn chặn loài người lại phải bị lao vào một cơn tai hoạ lớn nữa.

Nếu dùng chiến lược an ninh hợp tác thì nước Mỹ cần phải giữ một cơ cấu bính lực như thế nào'

 Những người đưa ra chiến lược này có sự đánh  giá tương đối lạc quan. Vì họ cho rằng, có nhiều quốc gia tham gia, hơn nữa thời gian hành động cũng không lâu lắm, cho nên tự nhiên Mỹ sẽ không cần phải tung ra binh lục lớn lắm Họ rất tin vào ưu thế kỷ thuật quân sự cũa nước Mỹ, và họ cho rằng cái cống hiển lớn nhất của nước Mỹ chính là về phương diện này. Nói tóm lại, tức là về  tinh  vi và hoả lực mạnh do Mỹ cung cấp, còn binh lực chiến đấu trên mặt đất thì do các quốc gia khác phải đóng góp. Nếu dựa vào lý luận đó để suy đoán thì có thể ước lượng binh lực mà Mỹ cần thiết sẽ không vượt quá con số hiện nay là bao nhiêu. Nhưng, nước Mỹ với tư cách là lãnh tụ toàn cầu , vì vậy những đóng góp của Mỹ trong hành động quốc tế không nên quá ít, nếu không thì sẽ không thể phát huy tác dụng lãnh đạo được.

An ninh hợp tác là một loại lý tưởng tương đối mới, hơn nữa cũng rất được sự tán đồng của các  phần tử có hiểu biết, nhưng nó còn có nhiều nhược điểm và bị chỉ trích mạnh mẽ:

1. Quốc gia là một quan niệm có từ lâu đời, mọi quốc gia đều rất khó vứt bỏ hoàn toàn quan niệm lợi ích quốc gia theo nghĩa hẹp. Trên thưc tể, nước Mỹ cũng không phải là ngoại lệ. Vì vậy, nếu muốn các quốc gia đều phải vứt bỏ tư lợi, nghe theo tổ chức quốc tể, không tiếc hy sinh, tham gia các hành động quân sự quốc tế như là theo đuổi một lý tưởng cao cả thì đó là khả năng rất khó thực hiện.

2. Cho dù dưới sự lãnh đạo của nước Mỹ, có rất nhiều quốc gia tự nguyện tham gia hành động ngăn chặn xâm lược do Liên hợp quốc hoặc các tổ chức khu vưc khác phối hợp hiệp đồng. Thế nhưng liệu có tác   dụng răn đe và ngăn chặn nổi những kẻ xâm lược tiềm ẩn không, thường còn rất nhíều nghi vấn.

3. Một tổ chức như Liên hợp quốc to lớn như thế, hiện có thể ra được những quyết định nhanh chóng không, hoặc có thể lựa  chọn được hành động tức thời không, theo như kinh nghiệm cũ thì cũng không thể đặt sự kỳ vọng. Có nghĩa từ nay về sau còn có nhiều cải tiến về tổ chức, nhưng nó có phù hợp với các  yêu cầu của an ninh hợp tác hay không, thì hãy chờ thực  tế chứng minh.

4. Bản thân chế độ dân chủ cũng chứa đựng những vấn đề nghiêm trọng. Các quốc gia dân chủ muốn chiến tranh, trước hết phải được sự đồng ý của nhân dân. Nhân dân của các quốc gia dân chủ hiện đại rất nhạy cảm đối với vấn đề thương vong, vì thế đòi họ phải đồng ý cho con em đi mạo hiểm tính mệnh ở những nơi xa xôi đất khách quê người, tất nhiên là một việc cực kỳ khó khăn. `

5. Muốn thực  hiện thuận lợi chiến lược an ninh hợp tác, điều kiện tất yếu của nó là phải có thể phát huy đầy  đủ  ưu thế kỹ thuật quân sự. Và vì thế, rất tự nhiên, sẽ làm cho trách nhiệm và sức chịu đựng của nước Mỹ nặng thêm. Một khi tình huống chiến tranh bị bất lợi, tất nhiên chính phủ Mỹ sẽ bị chỉ trích nặng nề  trong nước cũng như ngoài nước.

Căn cứ vào các  phân tích trên, có thể phát hiện an ninh hợp tác tuy là một quan điểm khá lý tưởng vượt thời đại nhưng muốn thực hiện được lý tưởng đó sẽ gặp muôn vàn khó khăn. Cho nên có lẽ chỉ đành hy vọng vào một tương lai xa xôi của thế giới .

v. ƯU THẾ CỦA NƯỚC MỸ

Ưu thế của nước Mỹ chính là kết quả do chiến tranh lạnh kết thúc, Liên Xô sụp đổ tạo nên cái  gọi là thế giới nhị nguyên (2 cực) không còn tồn tại nữa nước Mỹ không muốn để cho một thế giới đa nguyên thay thế vào đó, mà phải tiếp tục giữ cho đuợc thế giới đơn cực hiện có trở thành mãi mãi . Đó chính là ưu thế của Mỹ giữ độc quyền bá chủ thế giới. Nói một cách  khác, nước Mỹ không cho phép trong hoàn cảnh thế giới tương lai  xuất hiện đối thủ nổi lên tranh giành bá quyền với Mỹ.

Khi ông Bush lên làm Tổng thống, chính phủ Mỹ đã từng soạn ra một văn kiện cơ mật tên là "chỉ đạo kế hoạch quốc phòng" (viết tắt là DPC), trong đó có nhiều câu đủ để làm rõ nội dung của loại chiến lược ưu thế này, Văn kiện mật này được giới báo chí tiết lộ ra vào tháng 3 năm 1992. Xin trích đoạn như sau:

Mục tiêu quan trọng hàng đầu của chúng ta là phải đề phòng sự tái xuất hiện ở trên đất Liên Xô hoặc khu vực khác một kẻ kình địch mới đối với chúng ta...

Tiêu điểm của chiến lược chúng ta là phải ngăn chặn được kẻ cạnh tranh tiềm ẩn xuất hiện. Văn kiện này chỉ rõ khu vực có nguy hiểm tiềm ẩn là châu Âu, Đông Á, lãnh thổ Liên Xô cũ và Tây Nam Á và thẳng thắn tự nhận nước Mỹ là một "bá chủ nhân nghĩa", vì thế các quốc gia khác không nên chống Mỹ xưng bá. Do vậy: Nước Mỹ vì phải thiết lập và giữ gìn một trật tự mới, cho nên phải phát huy tác dụng lãnh đạo tất yếu của mình đồng thời thuyết phục kẻ cạnh tranh tiềm ẩn  mình rằng, phải nhận rõ không cần coi Mỹ là kẻ địch cũng vẫn có thể gìn giữ được lợi ích của họ... Trong Iĩnh vực  phi quốc  phòng, nước Mỹ cần phải tôn trọng lợi ích của các quốc gia công nghiệp tiên tiến  khác, để có thể đổi lấy sự tôn trọng của các quốc  gia đó đối với địa vị lãnh đạo của nước Mỹ.

Sau khi Nhà Trắng thay đổi lãnh đạo thì đương nhiên bản kế hoạch của chính phủ Bush  trong suốt 10 năm cầm quyền của Obama cũng chuyển thành hồ sơ lưu trữ và không còn hiệu dụng thực  tế gì nữa.

Image result for Tổng thống Mỹ B.Obama tại Học viện quân sá»± West Point Tổng thống Mỹ B.Obama tại Học viện quân sự West Point 22/5/2010 tuyên bố về chiến lược an ninh mới với những điểm khác biệt trên nền tảng cơ bản bất biến

 Tính cho đến ngày hôm nay, những ngôn luận đề xướng chiến lược ưu thế vẫn còn đại diện cho thế lực  lớn mạnh trong nước Mỹ. Đặc biệt là đảng cộng hoà và các  phái bảo thủ khác  đều ủng hộ nó. Họ cho rằng hiện nay Mỹ là siêu cường duy nhất trên tư tưởng, có ưu thế chiến lược, hoàn toàn đủ để phát huy sức ảnh hưởng và quyền  uy bá chủ. Bởi vậy vấn đề không phải là thiếu tài nguyên mà là thiếu ý chí. Những người đề xướng chiến lược ưu thế đều giữ thái độ tương đối lạc quan. Các lãnh tụ Đảng phái Mỹ tin rằng có thể có cách thuyết phục đuợc dân chúng Mỹ chịu hy sinh thêm một chút để tăng cường cho an ninh và địa vị của nước Mỹ².

Mục tiêu quan trọng hàng đầu của chiến lược ưu thế là đề phòng sẵn sự xuất hiện bá quyền mới. Qua những biện luận về mở rộng tổ chức NATO có thể cho thấy rất rõ vẫn có nhiều người cho rằng Nga vẫn là mối đe doạ tiềm ẩn lớn nhất, trong đó kể cả các nhân sĩ nổi tiếng như Brézinski và Kissinger

1. Dẫn theo "New York thời báo". Xem "Excerpts from Pentagon's Plan". New York Times (March, 1992), p.l4.

2. William Kristoc and Robert Kagan, "Toward a Neo-Reagan Foreign Policy". Foreign Affairs (July/August, 1996), pp. 18-32.

. Do đó chiến lược ưu thế thực tế chính là một thứ chiến lược "ngăn chặn mới". Mục đích mở rộng tổ chức NATO là để lấp "khoảng trống an ninh". Những người chủ trương ngăn chặn có chỉ rõ, không nên cho rằng Nga bị sụp đổ là họ sẽ không thể phục hồi được. Nước Nga có tiềm lực rất lớn, tính dân tộc cùa họ ẩn chứa hạt giống của chủ nghĩa bành trướng, bởi vậy tuyệt đối không được buông lơi cảnh giác.

Vì những người theo chủ nghĩa ngăn chặn mới có quan hệ rất chặt chẽ với vấn để mở rộng tổ chúc NATO, cho nên họ tập trung sức chú ý vào châu Âu, mà ít bàn đến các khu vực khác. Nhưng cần phải coi việc mở rộng tổ chức NATO là một bộ phận của chiến lược toàn cầu. Vì vậy, Kissinger từng chủ trương sau khi chấn chỉnh, NATO cần  phải giữ vai trò quan trọng hơn nữa so với trước kia trong thế giới hậu chiến tranh lạnh.

Một mối đe doạ tầm xa khác của nước Mỹ chính là Trung Quốc . Theo xu thế hiện nay đã thể hiện rất rõ, đến đầu thế kỷ sau thì Trung Quốc  có khả năng trở thành kẻ kình địch về kinh tế của Mỹ, mà năng lực kinh tế này lại rất dễ dàng chuyễn hoá thành năng lực quân sự lớn mạnh.

1. Zbigniew Brezinski, "A Plan for Europe". Foreign Affairs (January/February 1995), p.34.

Bởi vậy,ngay từ những năm 2000 đã  có nhiều học  giả ,chính khách  cho rằng cần phải đề phòng bị thất bại trong việc " giao kết " với Trung Quốc .

Từ 2007 đến 2010 ,  thời tổng thống Obama,Mỹ  dùng một thủ đoạn chiến lược gọi là "ngăn chặn ẩn dấu". Nội dung của nó bao gồm : Duy trì "Số quân Mỹ đóng ở châu Á Thái  Bình Dương, kiến lập quan hệ khá hữu hảo với Việt Nam, thậm chí kiến lập lại tổ chức Công ước Đông Nam Á (SEATO). '

Những người theo chủ nghĩa ưu thế ngoài lý luận về bá quyền, trên các  mặt khác họ còn có xu hướng chủ trương vận dụng những điểm mạnh của từng nước. Nhưng cũng như những người theo chủ nghĩa cô lập mới, phải theo chủ nghĩa ưu thế giữ thái độ hoài nghi hợp lý đối với tác dụng của tổ chúc quốc tế. Tuy nhiên không có nghĩa rằng họ coi các tổ chức đó là không cần thiết hoặc không muốn lợi dụng các tổ chức đó. Họ tin chắc rằng nước Mỹ nhất định hoàn toàn giữ quyền  tự chủ đối với chiến lược của nước mình. Họ giống như phải theo chủ nghĩa an ninh hợp tác , cũng coi trọng vấn để phố biển vũ khí huỷ diệt hàng loạt. Nhưng họ cho rằng những biện phảp kiểm soát hiện nay có hiệu suất rất thấp. Do đó họ chủ trương nước Mỹ cần phải dùng các  thủ đoạn mạnh mẽ hơn nữa để ngăn chặn và phòng ngừa đòn tấn công của vũ khí hạt nhân hoá học, sinh vật. Cách nhìn của họ đối với các  vấn để xung đột khu vực, xung đột chúng tộc, cứu trợ nhân đạo... cũng gần giống như cách nhìn của những người theo chủ nghĩa "kết giao có lựa chọn". Họ cho rằng, nước Mỹ không nên đóng vai "Người tốt quá mức", đối với các khu vưc toàn cầu chẳng phân rõ địch ta, đối xử như nhau; hơn nữa Mỹ cũng không có thưc lực lớn đến như thế. Bởi vậy, Mỹ nên đứng trên Ịợi ích của bản thân mình để suy nghĩ đến việc lựa chọn hợp lý.

Giả sử nước Mỹ sử dụng chiến lược ưu thế, thì phải có một binh lực lớn bằng ngần nào? Nói chung, cử binh lưc ngang như thời kỳ cuối chiến tranh lạnh là đủ rồi. Tướng Colin Powel từng trình bày rõ rằng, muốn giữ ưu thế của nước Mỹ, thì binh lực lớn như vậy là cần  thiết. Văn bản "chỉ đạo kế hoạch quốc phòng" thời tổng thống Bush có nêu số binh lực  giả định là 1,62 triệu quân. Ngoài ra, cũng có người kiến nghị lực lượng quân sự cúa nước Mỹ nên giống như hải quân nước Anh trước đây, luôn duy trì "tiêu chuẩn lưỡng cường". thậm chí có người còn đề nghị tới mức "tam cường" hoặc "tứ cường“.

Nhưng vấn đề then chốt thật sự là chất lượng chứ không phải số lượng. Chiến lược ưu thế  đặt hiện đại hoá quân sự vào ưu tiên hàng đầu , đó tức là cuộc cách mạng trong quân sự. Mà cách mạng quân sự lại lấy cách mạng kỹ thuật công nghệ làm cơ sở. Có nhiều nhà chiến lược Mỹ, chỉ cần nói đến kỹ thuật (nhất là thông tin) là tỏ ra vô cùng mừng rỡ, họ rất tin vào ưu thế thông tin sẽ làm cho

l. Henry Kissinger "Expand NATO Now". Washington Post (December, 1994).

nước Mỹ làm được tất cả những gì trên thế giới mà họ mong muốn và có thể đảm bảo được lợi ích toàn cầu của Mỹ².

Chiến lược ưu thế là một hoài bão lón, và nó là một chiến lược mang sắc thái của chủ nghĩa anh hùng, hơn nữa nó cũng phù hợp với tâm lý người Mỹ rất thích chiến công. Nhưng trên thực tế, vẫn còn nhiều thách thức  

Lý do của nó như sau:

1. Kinh tế và kỹ thuật, công nghệ là thứ không có biên giới quốc gia, còn kinh tế thị trường và phát triển khoa học thông tin lại càng đủ sức tăng cường và đầy  nhanh sự giao lưu quốc tế. Trong tương lai các nước lớn mới đi lên sẽ hưng thịnh và cạnh tranh với Mỹ.

2. Các  nước lớn khác sẽ không thể mãi mãi chịu yếu kém quân sự hơn Mỹ. Dù cho Mỹ là bá quyền  có thiện chí, không có dã tâm xâm lược đi nữa, nhưng sự ưu thế tất nhiên sẽ dẫn đến cạnh tranh.

3. Địa vị lãnh đạo mà nước Mỹ kiên trì nắm giử sẽ gây nên trở ngại đối với sự vận hành có hiệu quả của tổ chức quốc tế, khiến cho trật tự thế giới khó được kiến lập. 4. Chiến lược ưu thế Mỹ tuy ngấm  ngầm tỏ ra trong thời đìểm cần  thiết, Mỹ cũng cần  phát  động một cuộc chiến tranh phòng ngừa. Nhưng hành động này rất rõ ràng là sẽ không được nhân dân Mỹ ủng hộ, đương nhiên càng không được sự đồng ý cùa các  nước lớn khác .

5. Nếu theo đuổi ưu thế quân sự một cách không hạn chế, sẽ luôn luôn có một mối nguy là chủ nghĩa bá quyền vươn xa ra quá mức. Các  nước bá quyền lớn trong lịch sử bị suy vong do những nguyên nhân như thế không thiếu gì tiền lệ, thực có thể lấy đó để tham khảo.

1. David Callahan, Between Two WarIds (Harper Collins, 1994), p.135.

2. Joseph S. Nyc, Jr. and William A. Owens, "America's Information Edge". Foreign Affairs (March/April, 1996), pp. 20-6.

3. Paul Kennedy "Sự hưng suy của nước lớn". ( cùng tham khảo).

VI. HIỆN TẠI VÀ TƯƠNG LAI

Khi Trump  lần đầu tiên bước vào Nhà Trắng, trong số các nhân tài cao cấp về an ninh quốc gia mà ông giữ để sử dụng, có rất nhiều là những người đề xướng chủ nghĩa cô lập mới và ưu thế Mỹ . Cho nên, chỉ trong một thời gian rất ngắn đã nổi rõ xu hướng dùng người mới, làm theo các chính sách mới. Nhưng chẳng bao lâu hoàn cảnh trong và ngoài nước đã hình thành những trở ngại và hạn chế tương đối to lớn đối với  chiến lược của chính phủ Trump . Không sớm thì muộn cũng sẽ khiến chính phủ này phải có những điều chỉnh  cần thiết.

 Nhìn lại hơn  hai mươi năm trước,vào tháng 2 năm 1996, Tổng thống Clinton tại Nhà Trắng chính thức phát biển một văn kiện nhan đề "Chiến lược an ninh quốc gia cam kết và mở rộng" (A National Security Strategy of Engagement and Enlargement). Văn kiện này có thể được coi là sự thuyết minh đầy đủ nhất. Xét theo góc độ cùa tu từ học, thì văn kiện này lấy "an ninh hợp tác" làm võ, lấy "kết giao có lựa chọn" làm ruột, đồng thời có nhuốm chút ít sắc thái của "ưu thế nước Mỹ". Xét theo góc độ lôgic thì nó lại là một phép biện chứng rất kỳ lạ, nó luẩn quẩn giữa 2 phía cực đoan.

Văn kiện này một mặt chủ trương dùng chiến lược an ninh hợp tác, nhưng mặt khác  lại thừa nhận sự dính  líu của nước Mỹ trên thế giới là có mức độ của nó. Văn kiện phát biển "Chúng ta không thể nào dính líu với tất cả mọi vấn đề". hậu chiến tranh lạnh, trên thế giới xuất hiện nhiều môì đe doạ và thách thức siêu quốc gia đều đòi hỏi phải được "giải quyết đa phương có tính hợp tác ".

Sở dĩ chính phủ Clinton bị buộc phải làm phai nhạt lý tưởng an ninh hợp tác vốn có chủ yếu là do, một mặt thì mục tiêu lớn mà không thiết thực; mặt khác, quốc lực mà nước Mỹ cần có đã vượt xa sự mong muốn. Liên hợp quốc vẫn yếu và bất lực, còn các đoàn thể trong nước Mỹ lại không nhiệt tình ủng hộ tăng cường sự nỗ lực của tổ chức quốc tế. Trong nhiệm kỳ thứ nhất, Clintơn đã thấy thấm thía rằng, rất khó sắp đặt cho việc hợp tác quốc tế. Giữa Mỹ với các nước Nhật, Anh, Pháp đã nhiều lần xẩy ra những cọ sát không lấy gì làm vui, nếu trong quan hệ đồng minh mà còn như vậy, thì sự hợp tác quốc tế ở quy mô lớn hơn đương nhiên sẽ càng có nhiều khó khăn hơn. Một điều nữa là, làm ngoại giao thì phải tiêu tiền, nhưng nước Mỹ kể từ năm 1984 trở lại đây, ngân sách dự toán của Quốc hội  và viện trợ cho bên ngoài năm nào cũng bị cắt giảm đến mức chi còn độ một nửa.

1. A National Security Strategy of Engagement and Enlargement _ (White House, Febmary, 1996), p.3, 9-12, 21.

Dự toán ngân sách quốc phòng tuy chưa bị cắt giảm với mức độ lớn, ,nhưng súc mạnh quân sự hiện có của Mỹ nếu dùng vào thực  hiện chiến lược kết  giao có lựa chọn thì còn tạm được, nhưng nếu định thực hiện lý tưởng an ninh hợp tác  thì sẽ cãm thấy là giật gấu và vai. Nhất là đứng giữa các  yêu cầu  về số lượng, sẵn sàng chiến đấu, hoạt động... sẽ càng khó phân phối tài nguyên thích đáng. Tóm lại, nếu muốn theo đuổi chiến lược an ninh hợp tác  thì nước Mỹ phải quẳng vào đó càng nhiều tài nguyên hơn.

Vì vậy, 10 năm sau , Từ 2008  sau khi nước Mỹ rơi vào khủng khoảng kinh tế ,chiến lược lớn của chính phủ Obama  thực chất là một bản hỗn hợp được pha trộn bởi 4 nhân tố xung đột lẫn nhau. 4 nhân tố đó là:

1. Mục tiêu lý tưởng cúa bản thân chính phủ.

2. Sự hạn chế của chính trị quốc tế.

3. Những ý kiến chống lại ở trong nước.

 4. Nhân dân không quan tâm đến công việc ngoại giao.

Trong hoàn cảnh đầy  mâu thuẫn phức tạp như vậy, thì bất kỳ chính sách nào được chính phủ lựa  chọn cũng tất nhiên đều là sản phẩm của sư thoả hiệp có tính chiết trung hay về hình thức mà thôi .  

Nhìn rộng ra thì thấy chiến lược của bất cứ nước nào cũng đều không thể cứ duy trì măi không thay đổi, bất biến. Nếu vậy, thì chiến lược của nước Mỹ từ nay về sau sẽ biến đổi như thế nào? Về vấn đề này, thì hầu  như có thể nói được rằng, chưa thể có đáp án rõ ràng. Bởi vì nó đề cập tới quá nhiều vấn đề. Dưới đây chỉ xin phân tỉch khái quát như sau:

1. Nước Mỹ cứ 4 năm lại bầu lại Tổng thống, thay một vị tổng thống mới, nhất là lại thay một chính đảng cầm quyền . Như vậy, chiến lược lớn của nước Mỹ tất nhiên phải có những thay đổi tương đương.

2. Động thái chính trị trong nước và ý dân đều  thường xuyên thay đổi. Công dân Mỹ cùa,thế kỷ XXI có thể sẽ chẳng còn có ấn tượng gỉ lắm đối với chiến tranh lạnh và chíến tranh vùng vịnh Péc-xích, còn đại chiến thế giới lẩn thứ hai chỉ là tài liệu giảo khoa lịch sử mà thôi. Vì thế, nhận thức của họ về chiến tranh cũng như sự lựa chọn cúa họ đương nhiên không giống như người Mỹ hiện nay.

3. Sự thay đổi của hoàn cảnh thế giới càng khó lường. Cường quốc có thể trở thành nhược quốc, nuớc nghèo có thể thành nước giàu, sự phát  triển của quan hệ quốc tế càng thiên biến vạn hóa . Nước Mỹ muốn duy trì hiện trạng, vĩnh viễn xưng bá thực sự là nổ lực tuy  có căn bản truyền thống nhưng ngày càng gian nan  .

4. Ngày nay người Mỹ vẫn còn ngạo mạn nhìn toàn cầu  với ưu thế kỹ thuật, công nghệ của mình. Nhưng kỹ thuật công nghệ trong mọi nhân tố quyền  lực cũng là một thứ rất không “ổn định”. Sự đột phá của kỹ thuật công nghệ luôn luôn có cơ hội để phát  sinh cũng như  đã và đang phát sinh cái mới .  

Tương lai thì chưa biết, nhưng cứ xem thực tế hạn chế thì thấy bất kỳ sự lựa chọn chiến lược cúa một quốc gia nào cũng đều  không thể bó hẹp trong số ít vài yếu tố. Nước Mỹ hầu như không thể quay trở lại con đường cũ của chủ nghĩa cô lập, tuy nhìên cái gọi là chủ nghĩa cô lập mới vẫn đang có sức ãnh hưởng  mạnh mẽ trong nước Mỹ. Vì có sự sụp đổ của Liên Xô, nên nước Mỹ không ngờ được trở thành sìêu cường duy nhất thế giới , rồi rất tự nhiên kích động  để người Mỹ muốn mãi mãi giử ưu thế toàn cầu này. Nhưng thế giới không có bữa cơm trưa nào không mất tiền cả. Nếu nước Mỹ muốn giữ bá quyền thì phải bỏ ra một giá thành to lớn, đồng thời phải cố gắng liên tục không ngừng. Vì vậy, bá quyền độc đại  tuy là tốt đối với nước Mỹ .Đương nhiên đó là một nhiệm vụ cực kỳ  khó khăn..

  An ninh hợp tác cố nhiên là lý tưởng cao cả song nó cũng giống như chiến lược ưu thế, đối với nước Mỹ, cũng là lực bất tòng tâm. Có lẽ lý tưởng này có thể được thưc hiện dần  dần nhưng trước mắt nó chỉ được coi là niềm hy vọng xa vời. Như vậy chỉ còn lại một lựa chọn duy nhất là "kết giao có lựa chọn". Thực tế đây cũng là một đường lối mà nước Mỹ còn đang mò mẫm. Đương nhiên, chính phủ Mỹ tương lai cũng rất có thể như Obama, dùng "an ninh hợp tác" để kêu gọi, nhưng cũng lại có thể giống như chính phủ Bush, lo toan "ưu thế".

      Tóm lược chiến lược an ninh quốc gia của Tổng thống Mỹ Donald Trump

Chưa đầy một năm sau khi nhậm chức, vào ngày 18/12/2017, Tổng thống Mỹ Donald Trump công bố một Chiến lược An ninh Quốc gia mới trong đó đưa ra định hướng để Hoa Kỳ khôi phục thế mạnh của mình trên thế giới và phát triển dựa trên những thế mạnh to lớn của đất nước.

Nhiệm vụ trước tiên của chính phủ chúng ta là hướng đến nhân dân và công dân của chúng ta – nhằm phục vụ nhu cầu của họ, đảm bảo sự an toàn của họ, đảm bảo các quyền của họ và bảo vệ các giá trị của họ.” – Tổng thống Donald J. Trump.

 Image result for Ảnh: Drew Angerer/Getty Donald trump

Ảnh: Drew Angerer/Getty

Chiến lược An ninh Quốc gia năm 2017, tài liệu dài 68 trang, được xây dựng trên 11 tháng làm việc của Tổng thống nhằm khôi phục sự tôn trọng Hoa Kỳ ở nước ngoài và xây dựng lại niềm tin của người Mỹ ở trong nước.

Theo đó, Hoa Kỳ phải bảo vệ những lợi ích quốc gia mang tính sống còn của mình, cả trong nước và quốc tế. Chiến lược đưa ra bốn lợi ích quốc gia cố yếu, còn gọi là “bốn trụ cột”:

I. Bảo vệ tổ quốc, nhân dân Mỹ, và lối sống của người Mỹ;

II. Thúc đẩy sự thịnh vượng của nước Mỹ;

III. Đảm bảo hòa bình bằng sức mạnh;

IV. Thúc đẩy tầm ảnh hưởng của nước Mỹ.

Chiến lược đề cập những thách thức và địch thủ có thể ảnh hưởng đến vị thế của nước Mỹ trên thế giới, bao gồm:

  • Các cường quốc xét lại, như Trung Quốc và Nga, sử dụng công nghệ, hoạt động tuyên truyền, và cưỡng ép để tạo ra một thế giới trái ngược với lợi ích và giá trị của nước Mỹ;

  • Các nhà độc tài trong khu vực reo rắc sự kinh hoàng, đe dọa các nước láng giềng và theo đuổi vũ khí hủy diệt hàng loạt;

  • Những kẻ khủng bố tự nhận là thánh chiến, nhân danh một lý tưởng độc ác, gây thù hận để kích động bạo lực đối với người vô tội và các tổ chức tội phạm xuyên quốc gia lan tràn ma túy và bạo lực vào cộng đồng người Mỹ.

Chiến lược an ninh nhấn mạnh và làm rõ các quan niệm về chủ nghĩa hiện thực có nguyên tắc của Tổng thống Trump:

  • Đây là một chiến lược mang tính thực tế bởi nó thừa nhận vai trò trung tâm của quyền lực trong chính trị quốc tế, khẳng định rằng các quốc gia mạnh và có chủ quyền là hy vọng tốt nhất cho một thế giới hòa bình, đồng thời Chiến lược xác định rõ ràng các lợi ích quốc gia của Hoa Kỳ;

  • Chiến lược này xây dựng dựa trên việc thúc đẩy nguyên tắc của người Mỹ là truyền bá hòa bình và thịnh vượng trên toàn cầu.

I. BẢO VỆ TỔ QUỐC: Trách nhiệm căn bản của Tổng thống Trump là bảo vệ nhân dân Mỹ, tổ quốc và cách sống của người Mỹ.

Mỹ sẽ tăng cường kiểm soát biên giới và cải cách hệ thống nhập cư để bảo vệ tổ quốc và khôi phục chủ quyền.

Các mối đe dọa xuyên quốc gia lớn nhất đối với Mỹ:

  • Những kẻ khủng bố tự nhận là thánh chiến, sử dụng bạo lực man rợ để giết người, đàn áp, và áp đặt ách nô lệ và các trang mạng nhằm lợi dụng những nhóm người dễ bị tổn thương và thúc đẩy và định hướng các âm mưu.

  • Các tổ chức tội phạm xuyên quốc gia phá vỡ cộng đồng người Mỹ bằng ma túy và bạo lực và làm suy yếu các đồng minh và đối tác của chúng ta bằng cách làm tha hóa các thể chế dân chủ.

Nước Mỹ sẽ ngăn chặn các mối đe dọa từ gốc rễ: người Mỹ sẽ đối mặt với những mối đe dọa này trước khi chúng đến được biên giới của nước Mỹ hoặc gây nguy hại đến người dân Mỹ.

  • Mỹ sẽ nhân đôi nỗ lực để bảo vệ cơ sở hạ tầng và mạng kỹ thuật số quan trọng bởi công nghệ mới và những kẻ thù mới tạo ra những điểm yếu mới.

  • Chính phủ Mỹ đang triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa đa tầng để bảo vệ nước Mỹ trước các cuộc tấn công bằng tên lửa.

II. THÚC ĐẨY SỰ THỊNH VƯỢNG CỦA NƯỚC MỸ: Một nền kinh tế mạnh sẽ bảo vệ người dân của mình, bảo tồn lối sống của người Mỹ và duy trì quyền lực của nước Mỹ.

  • Nền kinh tế Mỹ sẽ được phục hồi vì lợi ích của công nhân và các công ty Mỹ – đây là điều cần thiết để khôi phục sức mạnh quốc gia.

  • Nước Mỹ sẽ không khoan dung trước các hành động lạm dụng về thương mại kéo dài và sẽ theo đuổi các mối quan hệ kinh tế tự do, công bằng và có đi có lại.

  • Để thành công trong cuộc cạnh tranh địa chính trị của thế kỷ 21, nước Mỹ phải dẫn đầu trong nghiên cứu, công nghệ và đổi mới. Nước Mỹ sẽ bảo vệ nền tảng đổi mới an ninh quốc gia  trước những kẻ đánh cắp tài sản trí tuệ và khai thác một cách không công bằng những đổi mới của các xã hội tự do.

  • Nước Mỹ sẽ sử dụng vị thế áp đảo về năng lượng để đảm bảo rằng thị trường quốc tế vẫn rộng mở, và những lợi ích từ đa dạng hóa và tiếp cận năng lượng sẽ thúc đẩy nền kinh tế và an ninh quốc gia.

III. HÒA BÌNH BẰNG SỨC MẠNH: Một nước Mỹ được củng cố, đổi mới, và phục hồi thực lực sẽ đảm bảo hòa bình và ngăn chặn thù địch.

  • Sức mạnh quân sự của nước Mỹ sẽ được xây dựng lại để đảm bảo rằng nước Mỹ sẽ luôn đứng đầu;

  • Nước Mỹ sẽ sử dụng tất cả các công cụ của nhà nước trong một kỷ nguyên mới về cạnh tranh chiến lược – ngoại giao, thông tin, quân sự và kinh tế – để bảo vệ lợi ích của người Mỹ;

  • Nước Mỹ sẽ tăng cường khả năng trên nhiều lĩnh vực – bao gồm không gian và không gian mạng – và làm hồi sinh những khả năng đã bị bỏ quên;

  • Các đồng minh và đối tác của nước Mỹ giúp tăng cường quyền lực của Mỹ và bảo vệ lợi ích chung của đồng minh. Nước Mỹ hy vọng các nước đồng minh nhận lãnh trách nhiệm lớn hơn trong việc giải quyết các mối đe dọa chung;

  • Mỹ sẽ đảm bảo rằng sự cân bằng quyền lực vẫn được duy trì theo hướng có lợi cho nước Mỹ tại các khu vực trọng điểm của thế giới: Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương, châu Âu, và Trung Đông.

IV. THÚC ĐẨY TẦM ẢNH HƯỞNG CỦA NƯỚC MỸ: Trong suốt lịch sử của mình, nước Mỹ luôn thúc đẩy những điều tốt đẹp, và nước Mỹ ngày nay cũng sẽ sử dụng tầm ảnh hưởng của mình để thúc đẩy lợi ích của người Mỹ và mang lại lợi ích cho nhân loại.

  • Mỹ phải tiếp tục tăng cường ảnh hưởng của mình ở nước ngoài để bảo vệ nhân dân Mỹ và thúc đẩy sự thịnh vượng của người Mỹ’

  • Các nỗ lực ngoại giao và phát triển của nước Mỹ sẽ cạnh tranh để đạt được kết quả tốt hơn trong mọi lĩnh vực – song phương, đa phương và trong lĩnh vực thông tin – để bảo vệ lợi ích của Mỹ, tìm kiếm cơ hội kinh tế mới cho người Mỹ và thách thức các đối thủ cạnh tranh;

  • Nước Mỹ sẽ tìm kiếm quan hệ đối tác với các quốc gia có cùng quan điểm để thúc đẩy nền kinh tế thị trường tự do, tăng trưởng của khu vực tư nhân, ổn định chính trị và hòa bình;

  • Mỹ sẽ bảo vệ các giá trị của đất nước – bao gồm thượng tôn pháp luật và các quyền cá nhân – những điều này thúc đẩy các quốc gia hùng mạnh, ổn định, thịnh vượng và có chủ quyền;

  • Chính sách đối ngoại “Nước Mỹ trước tiên” của chính quyền Trump cho thấy ảnh hưởng của nước Mỹ trên thế giới là một lực lượng tích cực có thể giúp thiết lập các điều kiện cho hòa bình, thịnh vượng, và sự phát triển của các xã hội thành công;

  • Chúng tôi sẽ làm việc với các đối tác để xây dựng một mạng lưới các quốc gia dành riêng cho các nền kinh tế thị trường và bảo vệ các nước này khỏi những thế lực có thể lật đổ họ.

 

  Việc Tổng thống Trump dán mác “các cường quốc đang đòi xét đổi vị thế” đối với Trung Quốc và nước Nga cho thấy, nội dung chiến lược an ninh quốc gia kỳ này của nước Mỹ là một chính sách mạnh mẽ hơn bất kỳ các chính quyền tiền nhiệm nào trước đây ở Washington.

Chiến lược an ninh quốc gia mới của ông Trump, theo truyền thông Mỹ, gồm 70 trang, dày gấp đôi bản chiến lược an ninh quốc gia được công bố dưới thời người tiền nhiệm Barack Obama năm 2015. Nhưng theo Cố vấn an ninh quốc gia Mỹ, tướng H.R. McMaster, cả chiến lược dài  ấy có thể tóm gọn trong vòng 3 chữ, bằng khẩu hiệu nổi tiếng của cố tổng thống Ronald Reagan năm 1987: "Peace through Strength" (tạm dịch: Hòa bình thông qua sức mạnh). Chiến lược an ninh quốc gia có vai trò quan trọng trong việc định hình các chính sách tương lai của nước Mỹ. Nó được xem như kim chỉ nam cho mỗi quá trình ra quyết định chính sách, từ việc dính líu vào các cuộc chiến đến luật quốc gia. Theo một số nhà quan sát, chiến lược mới cho thấy quan điểm thiên về chủ nghĩa hiện thực của ông Trump khi cho rằng quyền lực và ảnh hưởng là sự cạnh tranh, rằng nước Mỹ phải "duy trì hòa bình bằng sức mạnh" và bảo vệ các lợi ích của nước Mỹ. Việc chọn tòa nhà được đặt theo tên của cố tổng thống Mỹ Ronald Reagan để công bố chiến lược an ninh quốc gia mới rõ ràng là một thông điệp đầy ý nghĩa của chính quyền Trump.

Các ưu tiên và thách thức

Có bốn ưu tiên trong chiến lược mới của ông Trump: bảo vệ lãnh thổ Mỹ thông qua siết chặt các quy định nhập cư; thúc đẩy và bảo vệ sự thịnh vượng của nước Mỹ bằng cách gây sức ép, đòi thương mại công bằng với Trung Quốc và các nước khác; duy trì hòa bình thông qua sức mạnh quân sự và tăng cường tầm ảnh hưởng của Mỹ trên thế giới. Chiến lược an ninh quốc gia có vai trò quan trọng trong việc định hình các chính sách tương lai của nước Mỹ. Nó được xem như kim chỉ nam cho mỗi quá trình ra quyết định chính sách, từ việc dính líu vào các cuộc chiến đến luật quốc gia. Trước ngày công bố chính thức, hôm 12/12, cố vấn an ninh quốc gia H.R. McMaster, khi hé lộ một số nội dung của chiến lược, đã giải thích các cụm từ này như sau: "Các cường quốc đang xét đổi vị thế - Trung Quốc và Nga - đang lật đổ trật tự chính trị, kinh tế và an ninh thế giới sau Thế chiến thứ hai nhằm thúc đẩy lợi ích của họ và hủy hoại lợi ích của chúng ta cùng các đồng minh của chúng ta. Các chế độ côn đồ Iran và Bắc Hàn đang vi phạm chủ quyền của lân quốc của họ, theo đuổi vũ khí hủy diệt hàng loạt và xuất khẩu khủng bố sang các quốc gia khác".

Cần nhớ, thuật ngữ "chế độ côn đồ", cũng như hai thực thể được nêu danh là Iran và Triều Tiên, không mới, đã được tổng thống G.W. Bush nêu ra lần đầu năm 2001 để gọi ba nước trong "Trục ác ôn" là Iran, Iraq và Triều Tiên, và vẫn còn đang được sử dụng. Riêng cụm từ thứ nhất ("cường quốc đang xét đổi vị thế") là mới được sử dụng. Cụm từ này là một thuật ngữ chính trị, được A.F.K. Organski "sáng chế" ra từ năm 1958 và trình bày trong quyển sách giáo khoa Chính trị học thế giới để chỉ những quốc gia hùng mạnh nổi lên thách thức các cường quốc thống trị trước đó.

Thách thức tới đây đối với nước Mỹ có thể là quân sự, cố vấn an ninh McMaster nêu ví dụ: "Chúng ta đã rõ ràng về mối đe dọa ngày càng hiển hiện hơn từ việc Triều Tiên phát triển tên lửa và vũ khí hạt nhân. Tổng thống cam kết phi hạt nhân hóa toàn thể bán đảo Triều Tiên. Ông không có ảo tưởng gì về các ý định của nhà độc tài Triều Tiên và nhận ra nguy cơ mà tất cả chúng ta phải đối mặt. Kỷ nguyên của sự kiên nhẫn chiến lược đã qua, và chúng tôi sẽ không lặp lại những nỗ lực thất bại của quá khứ". Thách thức còn có thể là kinh tế, cố vấn McMaster nhắc lại: "Trong chuyến đi châu Á gần đây, tổng thống đã lên tiếng mạnh mẽ chống lại các chính sách kinh tế và thương mại không công bằng, gây thiệt thòi cho các công nhân và công ty Mỹ. Trong một thời gian quá lâu, Washington đã nhắm mắt trước những hành vi lừa dối và bóc lột ở nước ngoài. Chúng ta đã bỏ trống không gian kinh tế cạnh tranh, và người dân Mỹ đã phải trả giá".

Thế nhưng, phân loại các thách thức như thế không có nghĩa là sẽ tìm đến chiến tranh. "Chúng ta phải thừa nhận rằng hệ thống quốc tế trước hết được tiêu biểu bởi sự cạnh tranh, tương tác và thay đổi... Hoa Kỳ muốn tất cả các nước lớn mạnh, tự hào và độc lập, và chúng tôi muốn tất cả mọi người đều có cơ hội để vươn lên. Chúng ta sẽ cạnh tranh, nhưng sự cạnh tranh phải công bằng. Chúng ta sẽ tôn trọng chủ quyền của các đối tác về số phận kinh tế của họ, đồng thời đảm bảo rằng các công nhân Mỹ và các công ty Mỹ không bị thiệt thòi một cách bất công" - ông McMaster nhấn mạnh.

Trong ngày công bố “Chiến lược an ninh quốc gia”, Tổng thống Donald Trump đã lên tiếng nhận xét Trung Quốc về thái độ "xâm lấn kinh tế" khi công bố chiến lược an ninh quốc gia. Lời nhận định này là dấu hiệu rõ ràng cho thấy chuyện thâm hụt thương mại với Trung Quốc là cái gai mà vị tổng thống tỉ phú rất muốn nhổ hoặc ít nhất phải làm được gì đó cho công chúng Mỹ thấy.

Báo Financial Times cho rằng dù mới thăm Bắc Kinh dài ngày (cách đây 1 tháng) và sau chuyến thăm Mỹ đầy rình rang của Chủ tịch Tập Cận Bình (cách đây 8 tháng), Tổng thống Trump vẫn thấy không hài lòng với cách Bắc Kinh đáp ứng mối ưu tư dài lâu của Mỹ về quan hệ thương mại song phương. Chiến lược an ninh quốc gia là tài liệu chính thức mà mọi tổng thống Mỹ, từ thời Ronald Reagan, đã phải công bố để dân chúng hiểu về chính sách dài hơi trong nhiệm kỳ của mình.

Theo Financial Times, ông Trump đã đưa ra một chính sách mạnh mẽ hơn bất kỳ các chính quyền tiền nhiệm nào của Mỹ đối với Trung Quốc. Trong thời gian vận động tranh cử năm 2016, tỉ phú Trump đã không ít lần nói về sự bất công trong thương mại với Trung Quốc mà Mỹ là bên bị thiệt thòi. Đến khi lên nắm quyền, ông cũng từng đặt bút ký yêu cầu điều tra về các giao thương với Trung Quốc. Cũng không ít lần, khi xảy ra các sự vụ liên quan, Bắc Kinh đều nói cứng rằng khi "chiến tranh thương mại nổ ra thì cả hai bên đều thiệt" và Bắc Kinh không ngán đối đầu với Mỹ trong việc làm ăn. Sau mỗi lần như thế, người ta đều thấy có những điều chỉnh nho nhỏ từ Bắc Kinh. Nhưng đối với ông Trump, như thế vẫn không đủ.

Khơi dậy sự tự tin chiến lược

Dường như vì là một doanh nhân và lại tuyên bố vì "nước Mỹ trước tiên" nên Tổng thống Trump đã lấy quyết định khá nhanh đối với những điều mà các tiền nhiệm trước đây của ông thường phải nâng lên đặt xuống. Ông rút nước Mỹ khỏi Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) trong 30 giây dù phải khó khăn lắm các nhà đàm phán mới đạt được đến một bộ khung khổng lồ; ông cho đàm phán lại Hiệp định thương mại tự do Bắc Mỹ (NAFTA) một cách cương quyết bất chấp những tiếng la ó từ đồng minh sát sườn Canada và Mexico. "Đến lúc phải nhìn nhận hiện tượng là một chính trị gia cũng có thể làm đảo lộn cả một khuynh hướng đã định hình trong nhiều thập niên" - Laurence Chandy và Brina Seidel, hai chuyên gia của Viện học giả Brookings, từng phải thừa nhận. Nhiều chuyên gia thậm chí dự báo rằng chiến tranh thương mại Mỹ - Trung có thể xảy ra trong năm sau và với tính cách của mình, ông Trump chẳng ngại làm việc đó. Ông cũng đã chỉ cho người Mỹ thấy rằng những thiệt thòi kinh tế của Mỹ trong nhiều năm qua không phải do các ngành công nghiệp Mỹ thiếu tính cạnh tranh mà do những kiểu làm ăn "không đàng hoàng" của các đối tác như bán phá giá, bảo hộ thị trường trong nước... Ông cũng đã đưa được chính sách giảm thuế cho doanh nghiệp lên đường ray để kéo doanh nghiệp và cùng với đó là công việc trở về lại nước Mỹ.  Chẳng khác ông đã "đổ bêtông nền" cho nước Mỹ để chuẩn bị đối đầu với Trung Quốc trên thương trường mà ông biết sẽ rất khốc liệt, thậm chí cho thế giới.

Dưới thời ông Obama, mối đe dọa đối với Mỹ đến từ nhóm "4+1" gồm bốn nước Trung Quốc, Nga, Triều Tiên, Iran và chủ nghĩa khủng bố. Tháng 9/2016, ông Obama tuyên bố biến đổi khí hậu cũng là một mối đe dọa đối với an ninh quốc gia Mỹ. Tất cả những điều này đã thay đổi dưới thời ông Trump. Trái ngược với quan điểm "cùng chia sẻ và lan tỏa các giá trị kinh tế Mỹ" của ông Obama, "bảo vệ lợi ích kinh tế của nước Mỹ" sẽ là trọng tâm trong chiến lược mới. "An ninh kinh tế chính là an ninh quốc gia. Đó là vấn đề cực kỳ quan trọng, mang tính sống còn đối với sức mạnh của nước Mỹ", ông Trump từng tuyên bố như vậy khi đến Việt Nam tham dự APEC cách đây 1 tháng. Gọi Trung Quốc là "kẻ đầy tham vọng về kinh tế", tướng McMaster nói Bắc Kinh là một mối đe dọa đang thách thức "trật tự kinh tế dựa trên quy tắc, thứ đã giúp hàng triệu người thoát khỏi cảnh đói nghèo". Theo trang Washington Examiner, nước Mỹ sẽ không cho không ai điều gì, kể cả đối với các đồng minh. Đó sẽ là mối quan hệ hai chiều, với việc cùng chia sẻ gánh nặng chi phí và đừng bao giờ cũng lệ thuộc vào Mỹ, kêu gọi Mỹ làm phần việc nặng nhất. Chiến lược an ninh quốc gia đầu tiên được công bố vào năm 1987, dưới thời Tổng thống Reagan, người đã "đưa nước Mỹ bước vào kỷ nguyên của sự tự tin", theo lời tướng McMaster. Chiến lược an ninh quốc gia mới của Tổng thống Trump, một lần nữa sẽ "khơi dậy sự tự tin chiến lược đó"./.

Phó Tổng Thống Mike Pence phát biểu bài diễn văn đọc tại Hudson Institute ngày 5/10/2018  . Bài diễn văn này theo thiễn ý là tổng kết đánh giá toàn diện mối quan hệ 150 năm giữa Mỹ và Trung Hoa  đồng thời chứa đựng các chiến lược sách lược cũng như tính toán về đối  sách của Hoa Kỳ trong cuộc Đại chiến  với Trung Hoa đầu Kỷ 21 .  

“...Ngay từ thời kỳ đầu của chính quyền này, Tổng thống Trump đã xem mối quan hệ của chúng ta với Trung  Quốc và với Chủ tịch Tập là một ưu tiên. Ngày 6 tháng 4 năm ngoái, Tổng thống Trump chào đón Chủ tịch Tập đến Mar-A-Lago. Ngày 8 tháng 11 năm ngoái, Tổng thống Trump thăm Bắc Kinh.Hơn 2 năm qua, tổng thống của chúng ta đã gầy dựng mối quan hệ cá nhân bền chặt với vị chủ tịch của nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, và họ hợp tác chặt chẽ trong các vấn đề quan tâm chung, quan trọng nhất là phi phạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên.

Nhưng hôm nay tôi xuất hiện trước các bạn vì người dân Mỹ xứng đáng được biết… ngay khoảnh khắc này, Bắc Kinh đang triển khai một cách tiếp cận của toàn bộ chính quyền, sử dụng các công cụ chính trị, kinh tế và quân sự, cũng như tuyên truyền, để thúc đẩy sự ảnh hưởng và gặt hái lợi ích ở Hoa Kỳ. Trung Quốc cũng áp dụng sức mạnh này theo những cách chủ tâm hơn bao giờ hết, để áp đặt sự ảnh hưởng và can thiệp vào chính sách và chính trị nội bộ của đất nước chúng ta.

Dưới thời chính quyền của chúng tôi, chúng tôi đã tiến hành những hành động quyết liệt để đáp trả Trung Quốc bằng sự lãnh đạo của Mỹ, áp dụng những nguyên tắc và chính sách mà những người trong khán phòng này chủ trương từ lâu.

Trong “Chiến lược An ninh quốc gia” được Tổng thống Trump công bố tháng 12 năm ngoái, ông mô tả một thời kỳ mới của “sự cạnh tranh nước lớn”. Các quốc gia nước ngoài đã bắt đầu “tái áp đặt sự ảnh hưởng của họ ở khu vực và toàn cầu”, và họ đang “thách thức lợi thế địa chính trị (của nước Mỹ) và cố gắng thay đổi trật tự quốc tế theo hướng có lợi cho họ”. Trong chiến lược này, Tổng thống Trump đã nêu rõ rằng Hợp chủng quốc Hoa Kỳ đã thông qua một chiến lược mới với Trung Quốc. Chúng ta tìm kiếm mối quan hệ trên cơ sở công bằng, có đi có lại và tôn trọng chủ quyền, và chúng ta thực hiện hành động dứt khoát để đạt mục tiêu đó.

Khi đất nước non trẻ của chúng ta tìm kiếm thị trường xuất khẩu mới sau thời kỳ chiến tranh Cách mạng, người Trung Quốc chào đón những tàu buôn Mỹ chất đầy nhân sâm và lông thú…
Khi Trung Quốc chịu đựng những sự sỉ nhục và bóc lột trong thời kỳ được gọi là “Thế kỷ Ô nhục” của họ, nước Mỹ từ chối tham gia, và chủ trương chính sách “Mở cửa”, để chúng ta có thể giao thương công bằng hơn với Trung Quốc và duy trì chủ quyền của họ…

Khi những nhà truyền giáo Mỹ rao giảng tin mừng đến những vùng đất Trung Quốc, họ sửng sờ trước nền văn hóa sâu đậm của những người cổ xưa nhưng đầy sức sống, và không chỉ truyền bá đức tin, họ còn thành lập một trong số những ngôi trường đại học đầu tiên và ưu tú nhất của Trung Quốc…

Khi Đệ nhị Thế chiến nổ ra, chúng ta sát cánh như những đồng minh trong cuộc chiến chống lại chủ nghĩa đế quốc… Và sau cuộc chiến đó, Mỹ bảo đảm Trung Quốc trở thành thành viên Hiến chương Liên Hiệp Quốc, và là một nước tham gia định hình vĩ đại của thế giới thời hậu chiến.

Nhưng không lâu sau khi lên nắm quyền vào năm 1949, Đảng Cộng sản Trung Quốc bắt đầu theo đuổi chủ nghĩa bành trướng chuyên chế. Chỉ 5 năm sau khi hai quốc gia là chiến hữu, chúng ta đã chiến đấu lại với nhau, trên những ngọn núi và thung lũng ở bán đảo Triều Tiên. Thân phụ của tôi đã chứng kiến chiến sự trên những tiền tuyến tự do.

Ngay cả cuộc chiến tranh Triều Tiên bạo tàn cũng không thể làm giảm đi mong muốn của đôi bên nhằm khôi phục các mối quan hệ gắn bó lâu đời. Bất hòa của Hoa Kỳ với Trung Quốc chấm dứt năm 1972, và ngay sau đó, chúng ta thiết lập lại quan hệ ngoại giao, bắt đầu mở cửa nền kinh tế cho nhau, và các trường đại học Mỹ bắt đầu đào tạo một thế hệ kỹ sư, lãnh đạo doanh nghiệp, học giả và cán bộ Trung Quốc mới. Sau khi Liên bang Xô viết sụp đổ, chúng ta cho rằng một Trung Quốc tự do là không thể tránh khỏi. Ngập trong sự lạc quan, vào đầu thế kỷ 21, Mỹ đã đồng ý cho Bắc Kinh tiếp cận với nền kinh tế của chúng ta, và đưa Trung Quốc vào Tổ chức Thương mại Thế giới.

Các chính quyền trước đây đưa ra lựa chọn này với hy vọng tự do ở Trung Quốc sẽ mở rộng dưới mọi hình thức - không chỉ về mặt kinh tế, mà cả mặt chính trị, với sự tôn trọng mới dành cho các nguyên tắc tự do cổ điển, tài sản tư nhân, tự do tôn giáo và toàn thảy vấn đề nhân quyền… nhưng hy vọng này đã không được thành toàn.

Giấc mơ tự do vẫn còn xa vời đối với người dân Trung Quốc. Và trong khi Bắc Kinh vẫn chỉ chót lưỡi đầu môi về “cải cách và mở cửa”, chính sách nổi tiếng của Đặng Tiểu Bình giờ đây tỏ ra thiếu thành thật.

Trong 17 năm qua, GDP của Trung Quốc đã tăng gấp 9 lần; trở thành nền kinh tế lớn thứ hai trên thế giới. Phần lớn thành công này được thúc đẩy bởi đầu tư của Mỹ tại Trung Quốc. Và Đảng Cộng sản Trung Quốc cũng đã sử dụng một kho chính sách không phù hợp với thương mại tự do và công bằng, trong đó thuế quan, hạn ngạch, thao túng tiền tệ, cưỡng bức chuyển giao công nghệ, trộm cắp tài sản trí tuệ và trợ cấp công nghiệp được ban phát vô tội vạ chỉ là một vài trong số đó. Những chính sách này đã xây dựng cơ sở sản xuất của Bắc Kinh, với hậu quả là tổn thất của các đối thủ cạnh tranh - đặc biệt là Mỹ.

Hành động của Trung Quốc góp phần vào thâm hụt thương mại với Hoa Kỳ mà năm ngoái đã lên đến 375 tỷ USD - gần một nửa thâm hụt thương mại toàn cầu của chúng ta. Như Tổng thống Trump vừa nói tuần này, "chúng ta đã tái thiết Trung Quốc" trong 25 năm qua.

Bây giờ, thông qua kế hoạch “Made in China 2025”, Đảng Cộng sản đã đặt mục tiêu kiểm soát 90% các ngành công nghiệp tiên tiến nhất thế giới, bao gồm robot, công nghệ sinh học và trí tuệ nhân tạo. Để giành được những đỉnh cao chỉ huy của nền kinh tế thế kỷ 21, Bắc Kinh đã chỉ đạo các quan chức và doanh nghiệp của mình thâu tóm tài sản trí tuệ Mỹ - nền tảng cho sự lãnh đạo kinh tế của chúng ta - bằng mọi phương tiện cần thiết.

Bắc Kinh hiện yêu cầu nhiều doanh nghiệp Mỹ chuyển giao bí mật thươngmại của họ để đổi lại hoạt động kinh doanh tại Trung Quốc. Họ cũng phối hợp và tài trợ cho việc mua lại các công ty Mỹ để giành quyền sở hữu sáng tạo của những công ty này. Tệ hại nhất là các cơ quan an ninh Trung Quốc đã chủ mưu đánh cắp trọn gói công nghệ Mỹ - bao gồm các bản thiết kế quân sự tối tân.

Và bằng cách sử dụng công nghệ bị đánh cắp đó, Đảng Cộng sản Trung Quốc đang lấy lưỡi cày rèn gươm trên một quy mô lớn…

Chi tiêu quân sự của Trung Quốc hiện bằng toàn thể phần còn lại của châu Á gộp lại, và Bắc Kinh đã ưu tiên khả năng làm xói mòn lợi thế quân sự của Mỹ - trên đất liền, trên biển, trên không, và trong không gian. Trung Quốc khăng khăng đẩy Hoa Kỳ ra khỏi Tây Thái Bình Dương và cố gắng ngăn cản chúng ta hỗ trợ các đồng minh của mình.

Bắc Kinh cũng sử dụng sức mạnh của mình nhiều hơn bao giờ hết. Tàu Trung Quốc thường xuyên tuần tra quanh quần đảo Senkaku, được quản lý bởi Nhật Bản. Và trong khi nhà lãnh đạo Trung Quốc đứng trong Vườn Hồng của Nhà Trắng năm 2015 và nói rằng đất nước của ông "không có ý định quân sự hóa Biển Đông", ngày nay, Bắc Kinh đã triển khai tên lửa chống hạm và phòng không trên một chuỗi căn cứ quân sự được xây dựng trên các đảo nhân tạo.

Sự hung hăng của Trung Quốc được dịp phô bày trong tuần này, khi một tàu hải quân Trung Quốc áp sát tàu USS Decatur ở khoảng cách 41 mét khi nó tiến hành các hoạt động tự do hàng hải trên Biển Đông, buộc tàu của chúng ta phải nhanh chóng cơ động để tránh va chạm. Bất chấp sự quấy rối liều lĩnh như vậy, Hải quân Hoa Kỳ sẽ tiếp tục bay, đi tàu và hoạt động ở bất cứ nơi nào luật pháp quốc tế cho phép và theo nhu cầu lợi ích quốc gia của chúng ta. Chúng ta sẽ không bị đe dọa; chúng tôi sẽ không rút lui.

Mỹ từng hy vọng tự do hóa kinh tế sẽ thúc đẩy Trung Quốc đi đến quan hệ đối tác lớn hơn với chúng ta và với thế giới. Thay vào đó, Trung Quốc đã chọn cách xâm lăng kinh tế, điều này đến lượt nó lại thúc đẩy quân đội của họ ngày càng phát triển. Bắc Kinh cũng không hướng tới quyền tự do lớn hơn cho người dân của họ như chúng ta kỳ vọng. Có lúc, Bắc Kinh xích gần đến quyền tự do và tôn trọng nhân quyền nhiều hơn, nhưng trong những năm gần đây, họ đã quay ngoắt về phía sự kiểm soát và áp bức.

Ngày nay, Trung Quốc đã xây dựng một nhà nước giám sát độc nhất vô nhị, và nó càng ngày càng mở rộng và bừa bãi - thường với sự giúp đỡ của công nghệ Mỹ. Tương tự, "Vạn lý hỏa thành của Trung Quốc" cũng ngày càng cao hơn, hạn chế đáng kể dòng chảy tự do thông tin đến với người dân Trung Quốc. Và đến năm 2020, các nhà cai trị của Trung Quốc nhắm đến việc thực thi một hệ thống Orwell dựa trên việc kiểm soát hầu hết khía cạnh của đời sống con người – với cái gọi là “điểm tín nhiệm xã hội”. Theo ngôn ngữ trong bản thiết kế chính thức của chương trình, nó sẽ "cho phép người được tín nhiệm rong chơi cùng trời cuối đất, trong khi khiến người mất uy tín không nhấc nổi một bước".

Và khi nói đến tự do tôn giáo, một làn sóng truy bức mới đang ập xuống với các Kitô hữu, Phật tử và người Hồi giáo Trung Quốc…

Tháng trước, Bắc Kinh đóng cửa một trong những nhà thờ ngầm lớn nhất Trung Quốc. Trên khắp đất nước, nhà chức trách đang giật đổ thánh giá, đốt kinh thánh và cầm tù các tín hữu. Và Bắc Kinh giờ đây đã đạt được thỏa thuận với Vatican, mang lại cho Đảng Cộng sản vốn tuyên xưng vô thần một vai trò trực tiếp trong việc bổ nhiệm các giám mục Công giáo. Đối với các Kitô hữu Trung Quốc, đó là những thời kỳ tuyệt vọng. Bắc Kinh cũng đang trấn áp Phật giáo. Trong thập niên qua, hơn 150 tu sĩ Phật giáo Tây Tạng đã tự thiêu để phản đối sự đàn áp của Trung Quốc đối với niềm tin và văn hóa của họ.

Và ở Tân Cương, Đảng Cộng sản đã giam giữ cả triệu người Hồi giáo Duy Ngô Nhĩ trong các trại của chính phủ nơi họ phải chịu đựng sự tẩy não suốt ngày đêm. Những người sống sót trong các trại đã mô tả trải nghiệm của họ như một nỗ lực cố ý của Bắc Kinh để bóp nghẹt văn hóa Duy Ngô Nhĩ và dập tắt đức tin Hồi giáo.

Nhưng như lịch sử chứng minh, một đất nước đàn áp những người dân của chính nó hiếm khi dừng lại ở đó. Bắc Kinh cũng đặt mục tiêu mở rộng tầm với của mình trên toàn thế giới. Như Tiến sĩ Michael Pillsbury của chính Viện Hudson đã nói, “Trung Quốc đã phản đối các hành động và mục tiêu của chính phủ Hoa Kỳ. Thật vậy, Trung Quốc đang xây dựng mối quan hệ riêng của mình với các đồng minh và kẻ thù của Hoa Kỳ, đi ngược lại với bất kỳ ý định hòa bình hay hảo ý nào của Bắc Kinh”.

Trung Quốc sử dụng cái gọi là "ngoại giao bẫy nợ" để mở rộng ảnh hưởng của họ. Hôm nay, quốc gia đó đang cung cấp hàng trăm tỷ đô la các khoản vay cơ sở hạ tầng cho các chính phủ từ châu Á đến châu Phi đến châu Âu đến cả Mỹ Latinh. Tuy nhiên, các điều khoản của các khoản vay đó dù có hay ho đến chừng nào thì cũng luôn mơ hồ và lợi ích luôn tuôn đổ về Bắc Kinh.

Chỉ cần hỏi Sri Lanka, nước vay một khoản nợ khổng lồ để các công ty nhà nước Trung Quốc xây dựng một cảng biển với giá trị thương mại đáng ngờ. Hai năm trước, quốc gia đó không còn đủ khả năng thanh toán món nợ của mình nữa - vì vậy Bắc Kinh đã gây áp lực để Sri Lanka chuyển giao cảng mới trực tiếp vào tay Trung Quốc. Nó có thể sớm trở thành căn cứ quân sự tiền phương cho lực lượng hải quân biển xanh đang ngày càng phát triển của Trung Quốc.

Trong chính bán cầu của chúng ta, Bắc Kinh đã giang tay cứu vớt chế độ Maduro tham nhũng và bất tài ở Venezuela, cam kết 5 tỉ đô la trong các khoản vay đáng ngờ có thể được hoàn trả bằng dầu. Trung Quốc cũng là chủ nợ lớn nhất của quốc gia này, tạo gánh nặng cho người dân Venezuela với hơn 50 tỷ đô la nợ nần. Bắc Kinh cũng đang làm suy đồi nền chính trị của một số quốc gia bằng cách cung cấp sự hậu thuẫn trực tiếp cho các đảng phái và ứng viên hứa hẹn sẽ đáp ứng các mục tiêu chiến lược của Trung Quốc…

Và kể từ năm ngoái, Đảng Cộng sản Trung Quốc đã thuyết phục 3 quốc gia Mỹ Latinh cắt đứt quan hệ với Đài Bắc và công nhận Bắc Kinh. Những hành động này đe dọa sự ổn định của Eo biển Đài Loan - và Hoa Kỳ lên án những hành động này. Và trong khi chính quyền của chúng ta sẽ tiếp tục tôn trọng Chính sách Một Trung Quốc của chúng ta, như được phản ánh trong ba thông cáo chung và Đạo luật Quan hệ Đài Loan, Mỹ sẽ luôn tin rằng sự đón nhận dân chủ của Đài Loan chỉ ra một con đường tốt hơn cho tất cả người dân Trung Quốc.

Đây chỉ là một vài trong số những cách mà Trung Quốc đã tìm cách thúc đẩy lợi ích chiến lược của mình trên khắp thế giới, với cường độ và sự tinh vi ngày càng gia tăng. Tuy nhiên, các chính quyền trước đây gần như bỏ qua các hành động của Trung Quốc - và trong nhiều trường hợp, họ đã xúi giục Trung Quốc. Nhưng thời đó đã qua.

Dưới sự lãnh đạo của Tổng thống Trump, Hoa Kỳ đã bảo vệ lợi ích của chúng ta với sức mạnh được phục hồi của Mỹ… Chúng ta đã làm cho quân đội hùng mạnh nhất trong lịch sử thế giới hùng mạnh hơn nữa. Đầu năm nay, Tổng thống đã ký thành luật việc gia tăng chi tiêu quốc phòng lớn nhất kể từ thời Ronald Reagan - 716 tỷ đô la để mở rộng sự thống trị quân sự của chúng ta trong mọi chiến trường.

Chúng ta đang hiện đại hoá kho vũ khí hạt nhân, chúng ta đang triển khai và phát triển những chiến đấu cơ và máy bay ném bom tối tân, chúng ta đang xây dựng một thế hệ tàu sân bay và tàu chiến mới, và chúng ta đang đầu tư vào các lực lượng vũ trang của chúng ta ở mức chưa từng có. Điều này bao gồm việc xúc tiến thành lập Lực lượng Không gian Hoa Kỳ để đảm bảo sự thống trị liên tục của chúng ta trong không gian, và cho phép tăng cường năng lực trong thế giới mạng để xây dựng sự răn đe với các đối thủ của chúng ta. chúng ta cũng đang áp đặt thuế quan lên 250 tỷ đô la hàng hóa Trung Quốc, với mức thuế cao nhất nhắm vào các ngành công nghiệp tiên tiến mà Bắc Kinh đang cố gắng nắm bắt và kiểm soát. Và Tổng thống cũng đã nói rõ rằng chúng ta sẽ áp thêm nhiều loại thuế nữa, với khả năng tăng hơn gấp đôi con số đó, trừ khi đạt được một thỏa thuận công bằng và có đi có lại.

Hành động của chúng ta đã có tác động lớn. Thị trường chứng khoán lớn nhất Trung Quốc giảm 25% trong 9 tháng đầu năm nay, phần lớn bởi vì chính quyền của chúng ta đã chống lại những hành vi thương mại của Bắc Kinh.

Như Tổng thống Trump đã nêu rõ, chúng ta không muốn thị trường của Trung Quốc phải khốn đốn. ..

Đáng buồn thay, các nhà cai trị của Trung Quốc đã từ chối đi theo con đường đó - cho đến nay. Người dânMỹ xứng đáng biết điều đó, để đáp trả lập trường mạnh mẽ của Tổng thống Trump, Bắc Kinh đang theo đuổi một chiến dịch toàn diện và phối hợp để làm suy yếu sự ủng hộ dành cho Tổng thống, chương trình nghị sự của chúng ta, và những lý tưởng được trân quý nhất của quốc gia chúng ta.

Hôm nay tôi muốn nói với bạn những gì chúng tôi biết về hành động của Trung Quốc - một số trong đó chúng tôi thu thập từ những đánh giá tình báo, một số trong đó đã được công chúng biết đến. Nhưng tất cả đều là sự thật.

Như tôi đã nói trước đây, Bắc Kinh đang triển khai một cách tiếp cận của toàn thể chính quyền để thúc đẩy ảnh hưởng của họ và gặt hái lợi ích cho họ. Họ sử dụng sức mạnh này theo cách chủ tâm và đe dọa hơn để can thiệp vào các chính sách và chính trị nội bộ của Hoa Kỳ.

Đảng Cộng sản Trung Quốc đang tưởng thưởng hoặc hăm dọa các doanh nghiệp Mỹ, các hãng phim, trường đại học, viện nghiên cứu, các học giả, nhà báo, và các quan chức địa phương, tiểu bang và liên bang.

Tệ hại nhất, Trung Quốc đã khởi xướng một nỗ lực chưa từng có để tác động đến ý kiến công chúng Mỹ, cuộc bầu cử năm 2018, và môi trường dẫn đến cuộc bầu cử tổng thống năm 2020…
Nói thẳng ra, sự lãnh đạo của Tổng thống Trump đang có hiệu quả; và Trung Quốc muốn một Tổng thống Mỹ khác.

Trung Quốc đang can thiệp vào nền dân chủ của Mỹ. Như Tổng thống Trump vừa nói tuần trước, chúng tôi “phát hiện Trung Quốc đã cố gắng can thiệp vào cuộc bầu cử [giữa kỳ] năm 2018 sắp diễn ra của chúng ta”.

Cộng đồng tình báo của chúng tôi nói rằng “Trung Quốc đang nhắm đến các chính quyền và quan chức cấp tiểu bang và địa phương của Mỹ để khai thác bất kỳ sự chia rẽ nào về chính sách giữa chính quyền liên bang và các cấp địa phương. Họ sử dụng các vấn đề xung khắc, như thuế quan thương mại, để thúc đẩy ảnh hưởng chính trị của Bắc Kinh”.
Vào tháng Sáu, Bắc Kinh đã lưu hành một tài liệu bí mật, có tiêu đề “Chỉ thị Tuyên truyền và Kiểm duyệt”, vạch ra chiến lược của mình. Nó nói rằng Trung Quốc phải "tấn công chính xác và cẩn thận, chia tách các nhóm trong nước khác nhau" tại Hoa Kỳ.

Để phục vụ mục đích đó, Bắc Kinh đã huy động các nhân tố bí mật, các nhóm bình phong, và tổ chức tuyên truyền để thay đổi nhận thức của người Mỹ về các chính sách của Trung Quốc. Như một thành viên cấp cao trong cộng đồng tình báo của chúng ta gần đây đã nói với tôi, những gì người Nga làm chẳng là gì cả so với những gì Trung Quốc đang làm trên khắp đất nước này.

Các quan chức cấp cao Trung Quốc cũng đã cố gắng tác động đến để các nhà lãnh đạo kinh doanh lên án hành động thương mại của chúng ta, tận dụng mong muốn duy trì hoạt động của họ ở Trung Quốc. Trong một ví dụ gần đây, họ đe dọa sẽ khước từ cấp giấy phép kinh doanh cho một tập đoàn lớn của Mỹ nếu từ chối phát biểu chống lại chính sách của chính quyền chúng ta.

Và khi nói đến việc tác động đến cuộc bầu cử giữa kỳ, bạn chỉ cần nhìn vào thuế quan mà Bắc Kinh đáp trả chúng ta. Họ nhắm mục tiêu cụ thể vào các ngành công nghiệp và tiểu bang sẽ đóng một vai trò quan trọng trong cuộc bầu cử năm 2018. Theo một ước tính, hơn 80% các hạt của Hoa Kỳ bị Trung Quốc nhắm đến đã bỏ phiếu cho Tổng thống Trump vào năm 2016; bây giờ Trung Quốc muốn biến các cử tri này chống lại chính quyền của chúng ta.

Và Trung Quốc cũng đang trực tiếp chiêu dụ cử tri Mỹ. Tuần trước, chính phủ Trung Quốc trả tiền để đăng nhiều phụ trang trên tờ Des Moines Register – tờ báo có lượng phát hành lớn ở bang nhà của Đại sứ của chúng ta tại Trung Quốc, và là một tiểu bang quan trọng trong (cuộc bầu cử - người dịch) năm 2018. Phần phụ trang, được thiết kế trông giống như các bài báo, phê phán các chính sách thương mại của chúng ta là liều lĩnh và có hại cho người dân bang Iowa.

May mắn thay, người Mỹ không bị thuyết phục. Chẳng hạn: nông dân Mỹ đang đứng về phía vị Tổng thống này và đang nhìn thấy kết quả thực sự từ những lập trường mạnh mẽ mà ông đã chọn, bao gồm Thỏa thuận Mỹ-Mexico-Canada tuần này, nơi chúng tôi đã mở rộng đáng kể thị trường Bắc Mỹ cho các sản phẩm của Hoa Kỳ - một chiến thắng lớn cho nông dân và nhà sản xuất Mỹ.

Nhưng hành động của Trung Quốc không chỉ tập trung vào việc ảnh hưởng đến chính sách và chính trị của chúng ta. Bắc Kinh cũng đang thực hiện các bước để khai thác đòn bẩy kinh tế, và sức hấp dẫn từ thị trường nội địa lớn của Trung Quốc, để tăng cường ảnh hưởng của họ lên các tập đoàn Mỹ. Bắc Kinh hiện yêu cầu các liên doanh của Mỹ hoạt động tại Trung Quốc thành lập “các tổ chức đảng” trong công ty của họ, mang lại cho Đảng Cộng sản một tiếng nói - và có thể là quyền phủ quyết - trong các quyết định tuyển dụng và đầu tư.

Chính quyền Trung Quốc cũng đe dọa các công ty Hoa Kỳ mô tả Đài Loan như một thực thể địa lý riêng biệt, hoặc đi lệch khỏi chính sách của Trung Quốc về Tây Tạng. Bắc Kinh buộc Delta Airlines phải công khai xin lỗi vì không gọi Đài Loan là một "tỉnh của Trung Quốc" trên website của mình. Họ cũng gây áp lực cho Marriott để sa thải một nhân viên người Mỹ bấm thích một tweet về Tây Tạng.

Bắc Kinh thường xuyên yêu cầu Hollywood mô tả Trung Quốc theo một góc nhìn tích cực ngặt nghèo, và họ trừng phạt các hãng phim và nhà sản xuất không làm thế. Những nhà kiểm duyệt của Bắc Kinh nhanh chóng chỉnh sửa hoặc cấm chiếu những bộ phim phê phán Trung Quốc, thậm chí theo những cách nhỏ nhặt. Phim "World War Z" đã phải cắt bỏ khỏi kịch bản phần đề cập đến một loại virus có nguồn gốc từ Trung Quốc. "Red Dawn" đã được chỉnh sửa kỹ thuật số để biến những nhân vật phản diện thành người Bắc Triều Tiên, chứ không phải là người Trung Quốc.
Ngoài lĩnh vực kinh doanh, Đảng Cộng sản Trung Quốc đang chi hàng tỷ đô la cho các tổ chức tuyên truyền ở Hoa Kỳ, cũng như các quốc gia khác.

Đài Phát thanh Quốc tế Trung Quốc hiện phát sóng chương trình thân thiện với Bắc Kinh trên hơn 30 tổ chức truyền thông ở Hoa Kỳ, phần nhiều tập trung ở các thành phố lớn của Mỹ. Mạng lưới Truyền hình Toàn cầu của Trung Quốc tiếp cận hơn 75 triệu người Mỹ - và nó nhận được lệnh điều động trực tiếp từ những lãnh đạo Đảng Cộng sản của mình. Như nhà lãnh đạo hàng đầu của Trung Quốc phát biểu trong một chuyến thăm trụ sở của mạng lưới, "Các phương tiện truyền thông do Đảng và chính phủ điều hành là mặt trận tuyên truyền và phải có Đảng tính".
Đó là lý do tại sao, tháng trước, Bộ Tư pháp đã ra lệnh cho mạng lưới đó đăng ký là tổ chức nước ngoài.

Đảng Cộng sản cũng đã đe dọa và giam giữ các thành viên gia đình người Trung Quốc của các nhà báo người Mỹ, những người tìm tòi quá sâu. Và họ đã chặn các website của các tổ chức truyền thông Hoa Kỳ và khiến các nhà báo của chúng ta gặp nhiều khó khăn hơn để có được visa. Điều này xảy ra sau khi tờ The New York Times công bố các bài báo điều tra về sự giàu có của một số nhà lãnh đạo Trung Quốc.

Nhưng phương tiện truyền thông không phải là nơi duy nhất mà Đảng Cộng sản Trung Quốc tìm cách nuôi dưỡng một nền văn hóa kiểm duyệt. Điều này cũng đúng với các học viện.
Chỉ cần nhìn vào Hội sinh viên và học giả Trung Quốc, vốn có hơn 150 chi nhánh trên khắp các cơ sở đại học của Mỹ. Các nhóm này giúp tổ chức các sự kiện xã hội cho một số trong hơn 430.000 công dân Trung Quốc đang theo học tại Hoa Kỳ; họ cũng cảnh báo các lãnh sự quán và đại sứ quán Trung Quốc khi các sinh viên Trung Quốc, và các trường học của Mỹ, đi chệch khỏi đường lối của Đảng Cộng sản.

Tại Đại học Maryland, một sinh viên Trung Quốc gần đây đã phát biểu tại lễ tốt nghiệp của mình về những gì cô gọi là "không khí trong lành của tự do ngôn luận" ở Mỹ. Tờ báo chính thức của Đảng Cộng sản đã nhanh chóng trừng phạt cô, cô trở thành nạn nhân của một cơn bão chỉ trích gay gắt trên mạng truyền thông xã hội được kiểm soát chặt chẽ của Trung Quốc, và gia đình cô trở ở trong nước đã bị quấy nhiễu. Đối với bản thân trường đại học, chương trình trao đổi của nó với Trung Quốc - một trong những chương trình sâu rộng nhất của nước này - đột nhiên bị tắc tị.

Trung Quốc cũng gây áp lực học thuật theo những cách khác. Bắc Kinh cung cấp tài trợ hào phóng cho các trường đại học, viện nghiên cứu và các học giả, với thỏa thuận rằng họ sẽ tránh những ý tưởng mà Đảng Cộng sản thấy nguy hiểm hoặc xúc phạm. Các chuyên gia về Trung Quốc biết rõ rằng thị thực của họ sẽ bị trì hoãn hoặc bị từ chối nếu nghiên cứu của họ mâu thuẫn với các luận điểm của Bắc Kinh.

Và ngay cả các học giả và tổ chức tránh nhận tài trợ của Trung Quốc cũng bị quốc gia đó nhắm đến, như Viện Hudson trực tiếp trải nghiệm. Sau khi bạn đề nghị tiếp đón một diễn giả mà Bắc Kinh không thích, website của bạn hứng chịu một cuộc tấn công mạng lớn, có nguồn gốc từ Thượng Hải. Bạn biết rõ hơn đa số rằng Đảng Cộng sản Trung Quốc đang cố gắng làm suy yếu tự do học thuật và tự do ngôn luận ở Mỹ ngày nay.

Những hành động này và những hành động khác, nhìn chung, cấu thành một nỗ lực đang được tăng cường để chuyển dịch ý kiến công chúng và chính sách công của Hoa Kỳ ra xa khỏi phong cách lãnh đạo Nước Mỹ trên hết của Tổng thống Donald Trump. Nhưng thông điệp của chúng ta đối với các nhà cầm quyền của Trung Quốc là: Tổng thống này sẽ không lùi bước - và người dân Mỹ sẽ không bị lung lạc. Chúng ta sẽ tiếp tục đứng vững vì an ninh và nền kinh tế của chúng ta, ngay cả khi chúng ta hy vọng cải thiện mối quan hệ với Bắc Kinh.

Chính quyền của chúng ta sẽ tiếp tục hành động dứt khoát để bảo vệ lợi ích, công việc và an ninh của người Mỹ.

Khi chúng ta xây dựng lại quân đội của mình, chúng ta sẽ tiếp tục khẳng định lợi ích của Mỹ trên khắp Ấn Độ-Thái Bình Dương.

Khi chúng ta đáp trả các hành vi thương mại của Trung Quốc, chúng ta sẽ tiếp tục đòi hỏi một mối quan hệ kinh tế tự do và công bằng và có đi có lại với Trung Quốc, đòi hỏi Bắc Kinh tháo dỡ rào cản thương mại, thực hiện nghĩa vụ thương mại, và mở hoàn toàn nền kinh tế như chúng ta đã mở cửa nền kinh tế của chúng ta.

Chúng ta sẽ tiếp tục hành động cho đến khi Bắc Kinh chấm dứt hành vi trộm cắp tài sản trí tuệ của Mỹ, và chấm dứt hành vi bóc lột là cưỡng bức chuyển giao công nghệ…

Và để thúc đẩy tầm nhìn của chúng ta về một Ấn Độ-Thái Bình Dương tự do và mở, chúng ta đang xây dựng các liên kết mới và mạnh mẽ hơn với các quốc gia chia sẻ giá trị của chúng ta trên khắp khu vực - từ Ấn Độ đến Samoa. Các mối quan hệ của chúng ta sẽ tuôn chảy từ tinh thần tôn trọng, được xây dựng trên quan hệ đối tác, chứ không phải sự thống trị.

Chúng ta đang thiết lập các thỏa thuận thương mại mới, trên cơ sở song phương, giống như tuần trước, Tổng thống Trump đã ký một thỏa thuận thương mại cải tiến với Hàn Quốc và chúng ta sẽ sớm bắt đầu đàm phán một thỏa thuận thương mại tự do song phương lịch sử với Nhật Bản.

Và chúng ta đang sắp xếp lại các chương trình tài chính và phát triển quốc tế, mang lại cho các quốc gia nước ngoài một lựa chọn thay thế minh bạch và công bằng thay vì chính sách ngoại giao bẫy nợ của Trung Quốc. Để đạt được mục đích đó, Tổng thống Trump sẽ ký thành luật Đạo luật BUILD trong những ngày tới.

Và vào tháng tới, tôi sẽ có đặc ân đại diện cho Hoa Kỳ tại Singapore và Papua New Guinea, tại ASEAN và APEC. Ở đó, chúng ta sẽ công bố các biện pháp và chương trình mới để hỗ trợ một Ấn Độ-Thái Bình Dương tự do và mở - và thay mặt Tổng thống, tôi sẽ phát đi thông điệp rằng cam kết của Mỹ đối với Ấn Độ-Thái Bình Dương chưa bao giờ mạnh mẽ hơn.

Để bảo vệ quyền lợi của chúng ta ở trong nước, chúng tôi đã tăng cường CFIUS - Ủy ban Đầu tư nước ngoài ở Hoa Kỳ - nâng cao sự giám sát đầu tư của Trung Quốc ở Mỹ, để bảo vệ an ninh quốc gia của chúng ta trước các hành động bóc lột của Bắc Kinh.

Và khi nói đến ảnh hưởng và sự can thiệp thâm độc của Bắc Kinh vào nền chính trị và chính sách của Mỹ, chúng tôi sẽ tiếp tục phơi bày nó, bất kể hình thức của nó là gì. Và chúng ta sẽ làm việc với các nhà lãnh đạo ở mọi cấp xã hội để bảo vệ lợi ích quốc gia và những lý tưởng được trân quý nhất. Người dân Mỹ sẽ đóng vai trò quyết định - và trên thực tế, họ đã như thế…
Khi chúng ta tề tựu nơi đây, một sự đồng thuận mới đang dấy lên trên khắp nước Mỹ…

Có thêm nhiều nhà lãnh đạo kinh doanh đang suy nghĩ vượt ra ngoài quý tiếp theo, và suy nghĩ hai lần trước khi thâm nhập vào thị trường Trung Quốc nếu nó đồng nghĩa với việc chuyển giao tài sản trí tuệ của họ hoặc khuyến khích sự đàn áp của Bắc Kinh. Nhưng còn nhiều thứ phải nối bước. Ví dụ: Google phải ngay lập tức chấm dứt việc phát triển ứng dụng “Dragonfly” vốn sẽ tăng cường sự kiểm duyệt của Đảng Cộng sản và xâm phạm quyền riêng tư của khách hàng Trung Quốc…

Có thêm nhiều nhà báo đang tường thuật sự thật mà không sợ hãi hoặc thiên vị và đào sâu để vạch ra nơi Trung Quốc đang can thiệp vào xã hội của chúng ta, và tại sao - và chúng tôi hy vọng rằng sẽ có nhiều hơn những người Mỹ, và những tổ chức toàn cầu, những tổ chức tin tức sẽ tham gia vào nỗ lực này.

Có thêm nhiều học giả đang phát biểu mạnh mẽ và bảo vệ tự do học thuật, và có thêm nhiều trường đại học và viện nghiên cứu đang tập trung nhuệ khí để khước từ món tiền dễ kiếm của Bắc Kinh, nhận ra rằng mỗi đồng đô la đều đi kèm những đòi hỏi tương ứng. Chúng tôi tự tin có thêm nhiều người sẽ tham gia vào hàng ngũ của họ.
Và trên toàn quốc, người dân Mỹ đang ngày càng cảnh giác, với một sự đánh giá cao mới dành cho các hành động của chính quyền của chúng ta nhằm thiết lập lại mối quan hệ kinh tế và chiến lược của Mỹ với Trung Quốc, để cuối cùng đưa Nước Mỹ lên trên hết.

Và dưới sự lãnh đạo của Tổng thống Trump, Mỹ sẽ đi đúng hướng. Trung Quốc nên biết rằng người dân Mỹ và đại diện được bầu của họ ở cả hai đảng đều quyết tâm.
Như Chiến lược An ninh Quốc gia của chúng ta tuyên bố: "Cạnh tranh không luôn đồng nghĩa với thù địch".

Như Tổng thống Trump đã nói rõ, chúng ta muốn có một mối quan hệ xây dựng với Bắc Kinh, nơi mà sự thịnh vượng và an ninh của chúng ta cùng phát triển, chứ không tách rời. Trong khi Bắc Kinh đã rời xa tầm nhìn này, các nhà cầm quyền của Trung Quốc vẫn có thể thay đổi hướng đi, và quay trở lại với tinh thần “cải cách và mở cửa” và sự tự do lớn hơn. Người Mỹ không muốn nhiều hơn; người dân Trung Quốc xứng đáng không ít hơn.

Nhà văn vĩ đại người Trung Quốc Lỗ Tấn thường than trách rằng đất nước của ông "chỉ có một là khinh khi người nước ngoài như cầm thú, hoặc hai là tôn xưng họ như thánh thượng, chứ chưa bao giờ xem là đồng đẳng". Hôm nay, nước Mỹ đang vươn tay ra với Trung Quốc; chúng tôi hy vọng Bắc Kinh sẽ sớm vươn tay lại – bằng hành động chứ không phải lời nói, và với sự tôn trọng mới đối với nước Mỹ. Nhưng chúng ta sẽ không ngừng nghỉ cho đến khi mối quan hệ của chúng ta với Trung Quốc đặt cơ sở trên sự công bằng, có đi có lại, và tôn trọng chủ quyền.

Có một câu ngạn ngữ cổ của Trung Quốc nói rằng “con người chỉ nhìn thấy hiện tại, nhưng trời nhìn thấy tương lai”. (Nhân kiến mục tiền, thiên kiến cửu viễn – người dịch).

Khi chúng ta tiến lên, chúng ta hãy theo đuổi một tương lai hòa bình và thịnh vượng với quyết tâm và niềm tin…

Bài diễn văn hôm 04/10 của Phó Tổng thống Mike Pence khiến một số người ở Trung Quốc coi như 'lời tuyên chiến' từ Chính phủ Trump nhắm vào Trung Quốc từ thương mại, công nghệ tới quân sự và ý thức hệ.

Luật sư tư vấn miễn phí

Gọi ngay
0902818158- 0906834543
0906834543
0902818158

Tin pháp luật

CÁC ĐỐI TÁC

  • Nhà Đất Phúc An Khang
  • The Diplomat
  • The NewYork Review of Book
  • CogitAsia
  • Reuters
  • Viet Studies
  • The NewYork Times
  • TIME
  • Bloomberg Bussiness