- Luật
- Hỏi đáp
- Văn bản pháp luật
- Luật Giao Thông Đường Bộ
- Luật Hôn Nhân gia đình
- Luật Hành Chính,khiếu nại tố cáo
- Luật xây dựng
- Luật đất đai,bất động sản
- Luật lao động
- Luật kinh doanh đầu tư
- Luật thương mại
- Luật thuế
- Luật thi hành án
- Luật tố tụng dân sự
- Luật dân sự
- Luật thừa kế
- Luật hình sự
- Văn bản toà án Nghị quyết,án lệ
- Luật chứng khoán
- Video
- NGHIÊN CỨU PHÁP LUẬT
- ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN
- BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
- Bình luận khoa học hình sự
- Dịch vụ pháp lý
- Tin tức và sự kiện
- Thư giãn
"Còn bây giờ, lợi tức trên chi phí khi đầu tư ở thị trường Hà Nội, TP HCM quanh 3-5%, trong khi lãi suất tiền gửi 9-10%/năm, chứng tỏ bất động sản chưa phải là cơ hội đầu tư hấp dẫn để kéo nhà đầu tư trở lại thị trường, còn nhóm người mua nhà để ở thực lại là câu chuyện hoàn toàn khác. Số lượng rất lớn bất động sản bán ra thị trường trong ba năm vừa rồi chủ yếu đáp ứng nhu cầu nhà đầu tư bất động sản chứ không phải đáp ứng nhu cầu ở thực”, ông Tường nêu.
Thị trường vẫn ở gam màu xám
Dự báo trong ngắn hạn 12 tháng tới, Giám đốc Xếp hạng Tín nhiệm FiinRatings ông Lê Hồng Khang cho rằng, thị trường bất động sản vẫn ở gam màu xám. Tuy nhiên, có một vài yếu tố để kỳ vọng có bức tranh lạc quan hơn. Việc hồi phục của thị trường không diễn ra trên diện rộng mà sẽ thu hẹp ở một số đối tượng nhất định và sẽ có những hoạt động thanh lọc thị trường theo cơ chế đào thải.
Theo đánh giá của ông Lê Hồng Khang, trước mắt cần tạo cơ chế duyệt bổ sung cấp phép xây dựng dự án nhà ở thương mại để giải phóng được nguồn cung trên thị trường. Đây là cơ sở để các chủ đầu tư có phương án hành động tiếp theo.
Ông Khang phân tích, đối với các ngân hàng thương mại, khi dự án đã được phê duyệt bổ sung, pháp lý sạch, ngân hàng sẽ có cơ sở giúp doanh nghiệp giãn nợ hoặc khoanh nợ, cũng như có các khoản tín dụng bổ sung để doanh nghiệp hoàn thiện dự án. Lúc này, ngân hàng đóng vai trò tổ chức trung gian kích thích dòng tiền quay trở lại thị trường bất động sản cũng như giảm lãi suất đối với những người mua có nhà có nhu cầu ở thực.
Mặt khác, khi quỹ đất có pháp lý sạch, doanh nghiệp có cơ sở thương lượng với chủ nợ liên quan đến các phương án tái cấu trúc nợ vay. Trái chủ cũng yên tâm hơn khi nắm giữ những tài sản này, tránh trường hợp hoảng loạn và bán tháo các tài sản đang nắm giữ, kéo theo những thiệt hại kinh tế không đáng có.
Ngoài ra, trong trường hợp bản thân các doanh nghiệp không có năng lực tài chính để hoàn thiện dự án thì doanh nghiệp có thể chào bán các tài sản có đầy đủ pháp lý.
“Chúng tôi kỳ vọng hoạt động mua bán, sáp nhập (M&A) diễn ra mạnh mẽ trong năm 2023. Hỗ trợ chính sách là chìa khóa đi trước, các yếu tố hỗ trợ thanh khoản thị trường và doanh nghiệp bất động sản theo sau”, ông Khang kết luận.