TIN TỨC

fanpage

Thống kê truy cập

  • Online: 223
  • Hôm nay: 198
  • Tháng: 1621
  • Tổng truy cập: 5245625
Chi tiết bài viết

Gian nan chuỗi khí điện LNG Sơn Mỹ

Thuộc danh mục các dự án trọng điểm về dầu khí, chuỗi khí – điện LNG Sơn Mỹ tại Bình Thuận đang đối diện nhiều vướng mắc cần giải quyết.

Gian nan chuỗi khí điện LNG Sơn Mỹ

Mặt bằng tổng thể dự án nhiệt điện Sơn Mỹ II (ảnh: pecc3.com.vn)

LTS: Đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo an ninh năng lượng, nhưng các dự án dầu khí trọng điểm quốc gia vẫn chậm trễ kéo dài với nhiều vướng mắc nan giải. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này xuất phát từ nhiều vấn đề và các bên liên quan, tuy nhiên, các nút thắt chính nằm ở thủ tục, phê duyệt cơ chế, thu xếp vốn, xử lý chuyển đổi chủ đầu tư. Nếu trạng thái này tiếp tục tiếp diễn thì trọng trách "mũi nhọn của nền kinh tế" và đảm bảo an ninh năng lượng... sẽ đặt trong tình trạng đáng lo ngại. TheLEADER khởi đăng chuyên đề "Tương lai nào cho các siêu dự án dầu khí trọng điểm quốc gia?" nhằm thông tin tới bạn đọc về bức tranh toàn cảnh phát triển các dự án dầu khí trọng điểm quốc gia thuộc trách nhiệm đầu tư, phát triển của PVN. 

Bài 6: Gian nan chuỗi khí điện LNG Sơn Mỹ

Chuỗi khí – điện LNG Sơn Mỹ tại tỉnh Bình Thuận gồm 2 thành phần: Kho cảng nhập LNG Sơn Mỹ (tổng mức đầu tư khoảng 1,3 tỷ USD) và nhà máy nhiệt điện BOT Sơn Mỹ II (tổng mức đầu tư khoảng 1,8 tỷ USD, sẽ sử dụng khí thiên nhiên hóa lỏng từ kho cảng LNG Sơn Mỹ).

Nhà máy nhiệt điện BOT Sơn Mỹ II quy mô công suất khoảng 2.250MW, thực hiện từ 2023 - 2028, chủ đầu tư là Tập đoàn AES – Hoa Kỳ; được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư vào tháng 5/2022, phê duyệt chủ trương đầu tư theo phương thức đối tác công tư vào tháng 9/2022.

Trước đó, dự án được đưa vào Quy hoạch điện VI, sử dụng nhiên liệu than, tiến độ đưa vào vận hành từ năm 2012 - 2015. Tháng 5/2010, Bộ Công thương ra quyết định phê duyệt quy hoạch địa điểm xây dựng Trung tâm điện lực Sơn Mỹ (tỉnh Bình Thuận), nhiên liệu sử dụng khí hoặc than. Khoảng 1 năm sau đó, Thủ tướng phê duyệt Quy hoạch điện VII, trong đó quyết định: dự án Sơn Mỹ II chưa xác định chủ đầu tư, điều chỉnh tiến độ vận hành năm 2021-2022.

Năm 2013, chủ trương phát triển chuỗi dự án khí – điện sử dụng khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG) tại Sơn Mỹ được Thủ tướng thông qua. Tới khi đề án tổng thể phát triển chuỗi các dự án khí – điện sử dụng LNG được Bộ Công thương phê duyệt thì chủ đầu tư dự án Sơn Mỹ II tiếp tục chưa xác định.

Năm 2016, Thủ tướng phê duyệt Quy hoạch điện VII điều chỉnh, trong đó giao Tập đoàn Dấu khí Việt Nam (PVN) làm chủ đầu tư dự án Sơn Mỹ II, tiến độ vận hành năm 2023-2025. Ba năm sau, Thủ tướng ra văn bản về việc giao Tập đoàn AES thay PVN làm chủ đầu tư dự án nhà máy nhiệt điện Sơn Mỹ II, thực hiện theo hình thức BOT.

Tháng 2/2023, dự án nhiệt điện khí Sơn Mỹ II (tổng giá trị đầu tư khoảng 1,8 tỷ USD, nhà máy sẽ có hợp đồng 20 năm với Chính phủ Việt Nam) được trao quyết định phê duyệt chủ trương đầu tư cho Công ty AES Việt Nam.

Dự án Kho cảng nhập LNG Sơn Mỹ nằm trong chuỗi dự án điện khí LNG tại tỉnh Bình Thuận, có công suất kho cảng là 3,6 triệu tấn/năm (cho giai đoạn 1 và lên 9 triệu tấn vào giai đoạn tiếp theo). Dự án do Tổng công ty Khí Việt Nam (PV GAS) làm chủ đầu tư, được thực hiện theo 2 giai đoạn (giai đoạn 1 có mức đầu tư 1,31 tỷ USD; giai đoạn 2 là 40 triệu USD). Kho cảng sẽ tiếp nhận, xử lý và cung cấp khí LNG tái hóa làm nhiên liệu cho 2 nhà máy điện Sơn Mỹ I và Sơn Mỹ II, dự kiến đưa vào hoạt động từ cuối năm 2025.

Tập đoàn AES tham gia góp vốn (PV GAS giữ 61% và AES giữ 39% vốn điều lệ) vào Công ty TNHH Kho cảng LNG Sơn Mỹ (để triển khai đầu tư xây dựng dự án) cùng PV GAS. Theo báo cáo tài chính riêng năm 2022 của PV GAS, Công ty TNHH Kho cảng LNG Sơn Mỹ có vốn điều lệ 300 tỷ đồng.

Có trụ sở tại bang Virginia (Hoa Kỳ), Tập đoàn AES là một trong những công ty hàng đầu thế giới về lĩnh vực năng lượng, có nhiều kinh nghiệm trong việc xây dựng hạ tầng điện khí. Tại Việt Nam, AES đã đặt dấu ấn từ năm 2010 tới nay (đầu tư vào dự án nhà máy điện than Mông Dương 2 với công suất 1.150MW tại Quảng Ninh).

Trước tình trạng dự án gặp nhiều vướng mắc, Ban chỉ đạo nhà nước các dự án trọng điểm về dầu khí (gọi tắt là Ban chỉ đạo) đề nghị: Đối với chuỗi khí – điện LNG Sơn Mỹ; UBND tỉnh Bình Thuận sớm xem xét, chấp thuận chủ trương đầu tư điều chỉnh dự án chậm nhất trong tháng 1/2023; Chủ đầu tư dự án nhà máy điện Sơn Mỹ I và Sơn Mỹ II hoàn thiện hồ sơ FS của dự án trình Bộ Công thương xem xét, thẩm định theo quy định.

Tháng 2 vừa qua Sở Kế hoạch và đầu tư tỉnh Bình Thuận đang thẩm định báo cáo nghiên cứu tiền khả thi trước khi trình cấp thẩm quyền cho ý kiến. UBND tỉnh Bình Thuận cho biết, dự án kho cảng nhập LNG Sơn Mỹ gặp một số vấn đề về thủ tục, đề nghị chủ đầu tư tích cực phối hợp với các sở, ngành của tỉnh để được hướng dẫn hoàn thiện các thủ tục liên quan.

Thông tin với TheLEADER, Bộ Công thương cho biết chưa được cung cấp thông tin về vấn đề liên quan (việc chuyển đổi nhà đầu tư/chủ đầu tư và xử lý chi phí đã thực hiện của PV GAS cho dự án kho cảng LNG Sơn Mỹ) do đang trong quá trình được các cơ quan chức năng xem xét, giải quyết.

Về vấn đề hoàn thiện hồ sơ FS của nhà máy điện Sơn Mỹ I và Sơn Mỹ II cũng như góp vốn đầu tư xây dựng kho cảng LNG Sơn Mỹ, chuyển đổi nhà đầu tư/chủ đầu tư và xử lý chi phí đã thực hiện của PV GAS cho dự án kho cảng LNG Sơn Mỹ, cán bộ truyền thông của AES Việt Nam cũng cho biết "chưa thể cung cấp các thông tin".

Theo PVN cho biết (tháng 6/2022), PV GAS đã hoàn thành FS (báo cáo nghiên cứu khả thi) của dự án. Đồng thời, PVN cũng đề cập tới việc góp vốn đầu tư xây dựng dự án kho cảng LNG Sơn Mỹ của Tập đoàn AES. PV GAS đã có công văn báo cáo Thủ tướng về chuyển đổi nhà đầu tư/chủ đầu tư và xử lý chi phí đã thực hiện của PV GAS cho dự án. Sau đó, Văn phòng Chính phủ đã có công văn lấy ý kiến các bộ ngành có liên quan. Đây chính là nút thắt PV GAS tiếp tục chờ đợi xử lý nếu muốn thúc đẩy dự án triển khai đúng tiến độ kế hoạch. 

Nguyễn Cảnh - Theo TheLeader

Luật sư tư vấn miễn phí

Gọi ngay
0902818158- 0906834543
0906834543
0902818158

Tin pháp luật

CÁC ĐỐI TÁC

  • Nhà Đất Phúc An Khang
  • The Diplomat
  • The NewYork Review of Book
  • CogitAsia
  • Reuters
  • Viet Studies
  • The NewYork Times
  • TIME
  • Bloomberg Bussiness