TIN TỨC

fanpage

Thống kê truy cập

  • Online: 223
  • Hôm nay: 198
  • Tháng: 1621
  • Tổng truy cập: 5245625
Chi tiết bài viết

Greenspan lo ngại về nợ Mỹ

Ông Greenspan từng lãnh đạo Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ từ 1987 đến 2006

Cựu Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ (FED), Alan Greenspan nói rằng việc lặp lại cuộc khủng hoảng vốn đã đẩy đất nước tới gần nguy cơ vỡ nợ là "hoàn toàn có thể xảy ra".

Ông nói với BBC rằng ông không nhìn thấy có lối thoát nào khác tại Washington, nơi việc "nhượng bộ" dường như còn lâu mới đạt được.

Ông Greenspan, nhân vật quyền lực nhất trong việc ra chính sách kinh tế thời ông lãnh đạo FED, từ 1987 đến 2006, đã có buổi nói chuyện với phóng viên Evan Davis của BBC trước thời điểm ra mắt cuốn sách mới của ông, The Map and the Territory (tạm dịch 'Bản đồ và Lãnh thổ').

Trong cuộc phỏng vấn về nhiều vấn đề, sẽ được phát trong chương trình Today của kênh phát thanh Radio 4 và chương trình Business Daily của Thế giới vụ, cựu lãnh đạo FED đã có những lời lẽ mạnh mẽ với những ai cho rằng cuộc khủng hoảng ở khu vực sử dụng đồng tiền chung châu Âu, eurozone, đã hết.

Cuộc khủng hoảng này nhiều khả năng sẽ tiếp diễn cho tới khi eurozone có được "sự hợp nhất về mặt chính trị. Tôi nghĩ rằng đó là điều chúng ta đang làm".

Chủ nghĩa tư bản thân quen là điều mà... các quan chức chính phủ trao ưu đãi cho những người trong khối tư nhân nhằm đổi lấy các ưu đãi chính trị. Cựu Chủ tịch FED Alan Greenspan

Ông nói: "Nền văn hóa Hy Lạp không giống như nền văn hóa Đức, và hợp nhất chúng thành một thực thể là điều vô cùng khó khăn."

"Cách duy nhất ta có thể làm được là bằng cách thống nhất về chính trị, giống như Đông Đức với Tây Đức, và thậm chí ngay cả vậy thì nó vẫn không hoạt động theo cách lẽ ra phải có."

Nhưng ông lạc quan về nỗ lực của Anh trong việc làm hồi sinh nền kinh tế.

'Sốc'

"Những gì nước Anh đã làm với chương trình thắt lưng buộc bụng của họ thì hiệu quả hơn nhiều so với suy nghĩ của tôi trước đây," ông Greenspan nói.

"Trong chừng mực mà tôi có thể đánh giá được thì [nền kinh tế] đang đi đúng với con đường mà [chính phủ liên minh] trông đợi."

Ông Greenspan cũng bảo vệ thành tích của mình trong thời gian tại FED trước những lời chỉ trích theo đó nói các chính sách cấp tín dụng dễ dãi và định chế không khắt khe đã góp phần đáng kể vào cuộc đổ vỡ tài chính hồi năm 2008. Ông cũng bác bỏ các chỉ trích đối với thị trường tài chính phái sinh.

Ông nói: "Một điều khiến tôi thấy sốc là không chỉ mô hình rất phức tạp của FED đã bỏ qua mất (cuộc đổ vỡ hôm) 15/9/2008, mà cả IMF, cả JP Morgan, vốn dự đoán chỉ ba ngày trước khi xảy ra cuộc khủng hoảng là kinh tế Mỹ sẽ tăng lên trong năm 2009 và 2010."

Có sự khác biệt giữa việc dự đoán về bong bóng kinh tế, và việc dự đoán khi nào những bong bóng đó sẽ nổ tung, ông nói.

Ông bác bỏ các gợi ý cho rằng ông đã không rõ ràng trong việc cảnh báo là các thị trường tài chính có thể đang bấp bênh bên bờ sụp đổ.

Ông nói những lời cảnh báo mà ông có thể đưa ra cần phải được nói một cách hết sức thận trọng, nhằm không gây rối loạn cho các thị trường.

Các hạ nghị sỹ Hoa Kỳ đã phải họp bàn và biểu quyết muộn vào đêm 16/10 để chấm dứt tình trạng chính phủ ngưng hoạt động do hết tiền

"Tôi đã rất lo ngại về những ảnh hưởng nó có thể tạo ra."

'Lo lắng'

Ông Greenspan, năm nay 87 tuổi, hiện đang điều hành một hãng tư vấn riêng, cũng chỉ trích về tình trạng gia tăng "chủ nghĩa tư bản thân quen" tại Hoa Kỳ.

Ông nói: "Chủ nghĩa tư bản thân quen là điều mà... các quan chức chính phủ trao ưu đãi cho những người trong khối tư nhân nhằm đổi lấy các ưu đãi chính trị."

Ông nói điều vốn tràn lan ở Trung Quốc và Nga, hiếm khi xảy ra tại Hoa Kỳ và Anh Quốc.

Nhưng ông nói thêm: "Tôi bắt đầu lo lắng là chúng tôi đang đi theo hướng đó."

Tại Trung Quốc, ông nói mức tăng trưởng sẽ chậm lại, trừ phi nước này sáng tạo hơn.

"Một trong những vấn đề lớn của Trung Quốc là sức sáng tạo của họ chủ yếu đến từ công nghệ vay mượn."

"Một nghiên cứu gần đây của Reuters có liệt kê 100 hãng sáng tạo nhất thế giới. 40 hãng là của Mỹ, còn Trung Quốc không có hãng nào."

"Hiệu suất lao động của Trung Quốc thì cao nhất thế giới, nhưng cách họ làm là vay mượn công nghệ từ nước ngoài, hoặc qua việc hợp tác liên doanh hoặc bằng các cách thức khác."

"Điều mà họ sẽ nhận thấy, mà tôi cho là sẽ sớm thôi, là... trừ phi họ trở nên rất sáng tạo, nếu không thì mức tăng trưởng sẽ chậm lại," ông Greenspan nói.

Một phần vấn đề là do Trung Quốc vẫn là quốc gia độc đảng, rất bó buộc, và các nhà sáng chế ở đó vẫn không "nghĩ vượt ra khuôn khổ" đủ mức.

Luật sư tư vấn miễn phí

Gọi ngay
0902818158- 0906834543
0906834543
0902818158

Tin pháp luật

CÁC ĐỐI TÁC

  • Nhà Đất Phúc An Khang
  • The Diplomat
  • The NewYork Review of Book
  • CogitAsia
  • Reuters
  • Viet Studies
  • The NewYork Times
  • TIME
  • Bloomberg Bussiness