- Luật
- Hỏi đáp
- Văn bản pháp luật
- Luật Giao Thông Đường Bộ
- Luật Hôn Nhân gia đình
- Luật Hành Chính,khiếu nại tố cáo
- Luật xây dựng
- Luật đất đai,bất động sản
- Luật lao động
- Luật kinh doanh đầu tư
- Luật thương mại
- Luật thuế
- Luật thi hành án
- Luật tố tụng dân sự
- Luật dân sự
- Luật thừa kế
- Luật hình sự
- Văn bản toà án Nghị quyết,án lệ
- Luật chứng khoán
- Video
- NGHIÊN CỨU PHÁP LUẬT
- ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN
- BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
- Bình luận khoa học hình sự
- Dịch vụ pháp lý
- Tin tức và sự kiện
- Thư giãn
Những ngày qua, thông tin về hạn hán, ngập mặn ở miền Tây khiến rất nhiều người lo ngại. Đặc biệt là những người nông dân sống ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long.
Tuy nhiên, thay vì lo âu, phiền não, ông Võ Tòng Xuân – một trong những Giáo sư đầu ngành nông nghiệp nước ta đã khiến cho độc giả cùng bà con nông dân có thêm chút “phấn khởi” và động lực để tiếp tục “đối phó” với thiên tai.
Miền Tây đang trải qua đợt hạn hán vô cùng khốc liệt. Ảnh: Internet.
Theo ông, các cơ quan chức năng cần hết sức bình tĩnh, sáng suốt để biến thách thức thành thời cơ.
Sở dĩ vậy vì thời tiết, thiên tai cũng là một trong những quy luật tự nhiên. Nếu tuân theo quy luật, không làm gì trái ngược với tự nhiên thì ắt con người sẽ sớm “hòa thuận”, thích nghi được với những khó khăn, thách thức mà thiên nhiên mang lại – đó là điều phù hợp nhất.
Quả thực, gần 59.000 hecta đất trồng lúa phải chịu ảnh hưởng của hạn hán và xâm nhập mặn là con số không hề nhỏ. Và đương nhiên, để khắc phục bằng đấy diện tích đất bị “hư hỏng” do thiên tai cũng không phải là chuyện giản đơn, một sớm một chiều.
Theo quan điểm của Giáo sư, thay vì đổ hàng nghìn tỷ đồng để đưa nước ngọt về rửa mặn, xây dựng những công trình “ứng phó” tạm thời hay chờ ơn mưa móc… Thì chúng ta nên chuyển đổi từ trồng lúa sang nuôi trồng thủy hải sản hoặc nghiên cứu những giống lúa mới có thể chịu được mặn, chịu được hạn. Có như vậy thì chúng ta mới luôn đứng ở thế chủ động trước tình hình diễn biến phức tạp của thời tiết.
Tuy cách thức đó là không phải là một sáng kiến hay một nghiên cứu, phát minh nào đặc biệt mới mẻ, nhưng nó đã thể hiện được tinh thần “Dĩ bất biến, ứng vạn biến” vô cùng bình tĩnh, sáng suốt và chủ động của những nhà khoa học.
Từ ngày xưa, nhân dân ta thường quan niệm rằng: “Người hay là người luôn hết sức bình tĩnh, giữ vững lập trường, chủ động không phụ thuộc người khác, nhạy bén nắm vững thời cơ để đưa ra quyết định hợp lý”. Tựu trung, cách xử lý của vị giáo sư kia cũng đủ khái quát được tinh thần “lấy tĩnh xử động” của dân gian ta từ trước.
Mong rằng các cơ quan chức năng sẽ có những giải pháp hữu ích, tiết kiệm, lâu dài giúp bà con đồng bằng sông Cửu Long vượt qua những khó khăn thử thách trước mắt.
Đồng thời, rất mong các nhà khoa học tâm huyết như GS.Võ Tòng Xuân tiếp tục hiến kế, sớm đưa ra những giải pháp kịp thời, chủ động để chúng ta có thể biến những thách thức của thiên nhiên thành cơ hội tốt để tái cơ cấu nền kinh tế nông nghiệp của nước ta.
Trần Thúc Hoàng
* Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả