TIN TỨC

fanpage

Thống kê truy cập

  • Online: 223
  • Hôm nay: 198
  • Tháng: 1621
  • Tổng truy cập: 5245625
Chi tiết bài viết

Hoa Kỳ và Trung Quốc ở trên ngưỡng cửa chiến tranh lạnh

Trung Quốc và Hoa Kỳ đang trên bờ vực của Chiến tranh Lạnh, nhưng cho đến nay họ vẫn có thể đối phó với sự căng thẳng. Cựu Trợ lý Tổng thống Hoa Kỳ về An ninh Quốc gia, cựu Ngoại trưởng Henry Kissinger phát biểu vào hôm thứ Năm tại Diễn đàn kinh tế mới (New Economy Forum) ở Bắc Kinh. Bình luận của chuyên gia về tuyên bố của Kissinger.

Henry Kissinger

Theo ông Kissinger, các cuộc đàm phán thương mại chỉ là một phần trong việc tái cấu trúc quan hệ giữa hai nước.

Diễn đàn Kinh tế mới Bắc Kinh, do cựu Thị trưởng New York, tỷ phú Michael Bloomberg chủ trì, tập hợp những bộ óc tốt nhất trong thế giới phương Tây. Ngoài Henry Kissinger, còn có người sáng lập Microsoft Bill Gates, Giám đốc điều hành Goldman Sachs David Solomon, cựu Bộ trưởng Tài chính Hoa Kỳ Hank Paulson, Giám đốc điều hành Standard Chartered Bill Winters và nhiều người khác đã tham dự diễn đàn năm nay. Các vấn đề cấp bách nằm trong chương trình nghị sự bao gồm: thương mại, hệ thống trật tự thế giới, công nghệ, quá trình đô thị hóa, thị trường tài chính, biến đổi khí hậu. Đương nhiên không thể bỏ qua cuộc xung đột kinh tế đang khiến cả thế giới lo lắng: đối đầu thương mại giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ.

Trong bài phát biểu chào mừng tại buổi khai mạc diễn đàn, Phó Chủ tịch nước Trung Quốc Vương Kỳ Sơn lưu ý trật tự thế giới hiện tại đang bị đe dọa. Ông nói Trung Quốc sẽ tiếp tục theo đuổi các chính sách cải cách, giúp tăng cường vai trò quan trọng của thị trường trong việc phân bổ nguồn lực và tuân thủ con đường phát triển hòa bình. Ông Vương kêu gọi tránh suy nghĩ về một «trò chơi với tổng bằng số không» và một cuộc Chiến tranh Lạnh.

Cựu Ngoại trưởng Hoa Kỳ Henry Kissinger lưu ý Mỹ và Trung Quốc hiện đang trên bờ vực của một cuộc chiến tranh lạnh. Đúng, vẫn có thể tránh được nếu cả hai bên cố gắng tìm hiểu đâu là lý do chính trị cho sự xấu đi của mối quan hệ và giải quyết điều đó. Theo ông Kissinger, Chiến tranh Lạnh giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ sẽ không giống với cuộc đối đầu giữa Mỹ và Liên Xô, vì Hoa Kỳ và Trung Quốc là những quốc gia lớn hơn Liên Xô và Mỹ. Ông nhấn mạnh sự cần thiết phải thảo luận về các mục tiêu và nỗ lực chung để giảm tác động tiêu cực của cuộc xung đột. Kissinger cũng lưu ý Chiến tranh thế giới thứ nhất nổ ra do thực tế là không thể đối phó với một cuộc khủng hoảng tương đối nhỏ.
Mặc dù cuộc chiến thương mại giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ bắt đầu do sự bất mãn của Tổng thống Mỹ Donald Trump với sự mất cân bằng thương mại, cuộc đối đầu giữa hai nước đã nhanh chóng chuyển từ thương mại thuần túy sang các lĩnh vực khác.

Hoa Kỳ đổ lỗi cho Trung Quốc về việc cưỡng chế chuyển giao công nghệ Mỹ, hỗ trợ doanh nghiệp nhà nước và phân biệt đối xử với các công ty nước ngoài trên thị trường của chính họ. Sau đó, với lý do an ninh quốc gia, Hoa Kỳ đưa ra các biện pháp hành chính cản trở hoạt động của các công ty công nghệ lớn Trung Quốc, ví dụ như đưa Huawei vào danh sách đen của Bộ Thương mại Hoa Kỳ, cấm các đối tác Mỹ cung cấp linh kiện cho Huawei. Hơn nữa, Hoa Kỳ thuyết phục tất cả các đồng minh từ bỏ thiết bị Trung Quốc khi xây dựng mạng 5G. Nếu không, Washington đe dọa sẽ ngừng chia sẻ thông tin tình báo. Hơn nữa, Hoa Kỳ không cung cấp cho bất kỳ ai bằng chứng rõ ràng về việc thiết bị Trung Quốc gây ra mối đe dọa đối với an ninh quốc gia. Các đề xuất của Huawei tiến hành giám định chuyên môn công nghệ độc lập cũng không thuyết phục được Washington. Điều này vô tình dẫn đến ý tưởng đó hoàn toàn không phải là vấn đề an ninh, mà là nỗi sợ của Hoa Kỳ về cạnh tranh công nghệ từ Trung Quốc.

Những lời lẽ của Hoa Kỳ về Trung Quốc gần đây đã thực sự thay đổi. Nếu trước đó, Hoa Kỳ vẫn tỏ ra quyết tâm hợp tác với Bắc Kinh, thì bây giờ vấn đề là làm thế nào để kiềm chế sự phát triển của Trung Quốc. Vì một số lý do, Hoa Kỳ đánh giá sai khả năng của Trung Quốc, coi đây là đối thủ chiến lược, giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Quan hệ Quốc tế tại Đại học Nam Kinh, Zhu Feng nói với Sputnik.

"Tôi nghĩ rằng Hoa Kỳ, đặc biệt là chính quyền Trump, nên đánh giá chính xác khả năng của Trung Quốc và phát triển các chính sách phù hợp. Hiện giờ Washington thấy Trung Quốc như một thế lực đã ngang bằng, hoặc thậm chí vượt hơn so với Hoa Kỳ. Nhưng trên thực tế, Mỹ vẫn vượt trội so với Trung Quốc trong nhiều lĩnh vực, vì vậy Hoa Kỳ không thực tế trong các đánh giá về Trung Quốc. Phản ứng quá tích cực của Hoa Kỳ dẫn đến việc họ nhận thức quan hệ với Trung Quốc theo cách tiêu cực. Mặc dù việc chuyển đổi hoàn toàn thái độ của Mỹ đối với Trung Quốc là không thể, Mỹ vẫn cần nhận ra sự cạnh tranh chiến lược toàn diện với Trung Quốc sẽ gây tổn hại không chỉ cho Hoa Kỳ và mối quan hệ song phương, mà còn gây nguy hiểm cho sự ổn định và thịnh vượng trên toàn thế giới. Đường lối chính trị của Mỹ cần phải được điều chỉnh. Không cần phải kịch tính hóa và phóng đại lợi thế của Trung Quốc. Cần đánh giá đầy đủ mối quan hệ cạnh tranh Trung — Mỹ".

Những người tham gia Diễn đàn Kinh tế Đổi mới Bắc Kinh bày tỏ hy vọng Hoa Kỳ và Trung Quốc có thể đạt được thỏa thuận trong một cuộc chiến thương mại. Tuần trước, trong cuộc trò chuyện qua điện thoại giữa Phó Thủ tướng Trung Quốc Lưu Hạc với Bộ trưởng Tài chính Hoa Kỳ Stephen Mnuchin và đại diện Thương mại Robert Lightheiser, ông Lưu đã mời các nhà đàm phán Mỹ đến Trung Quốc để thảo luận "trực diện" về các vấn đề thương mại. Được biết, phái đoàn Mỹ có thể thăm Trung Quốc trước cuối tháng 11.

Theo Sputnik News

Luật sư tư vấn miễn phí

Gọi ngay
0902818158- 0906834543
0906834543
0902818158

Tin pháp luật

CÁC ĐỐI TÁC

  • Nhà Đất Phúc An Khang
  • The Diplomat
  • The NewYork Review of Book
  • CogitAsia
  • Reuters
  • Viet Studies
  • The NewYork Times
  • TIME
  • Bloomberg Bussiness