TIN TỨC

fanpage

Thống kê truy cập

  • Online: 223
  • Hôm nay: 198
  • Tháng: 1621
  • Tổng truy cập: 5245625
Chi tiết bài viết

Khủng hoảng ngân hàng 2023 48 giờ điên rồ trong vụ sụp đổ ngân hàng lớn thứ hai của lịch sử Mỹ

Khủng hoảng ngân hàng 2023

 

Năm 2023 đánh dấu một cuộc khủng hoảng ngân hàng đáng kể ở Mỹ, đặc trưng bởi những thất bại của Ngân hàng Thung lũng Silicon, Ngân hàng First Republic và Ngân hàng Signature - định hình lại bối cảnh tài chính và tác động đến thị trường toàn cầu. Ngân hàng Thung lũng Silicon, ngân hàng lớn thứ 16 của Hoa Kỳ, đã sụp đổ trong một sự kiện trở thành thất bại ngân hàng lớn nhất kể từ cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008, chủ yếu ảnh hưởng đến các công ty công nghệ và các công ty khởi nghiệp hình thành cơ sở khách hàng cốt lõi của nó.

 

Theo sát sau đó, Ngân hàng First Republic, ở San Francisco, cũng thất bại và sau đó được JPMorgan Chase mua lại với giá 10,6 tỷ đô la, trong một thỏa thuận do Tổng công ty Bảo hiểm Tiền gửi Liên bang Hoa Kỳ (FDIC) tạo điều kiện. Sự sụp đổ này đã vượt qua Ngân hàng Thung lũng Silicon, trở thành lớn thứ hai trong lịch sử Hoa Kỳ.

 

 

 

Thêm vào tình trạng hỗn loạn, Signature Bank, một tổ chức tài chính nổi tiếng khác, cũng thất bại. Hàng loạt thất bại ngân hàng này, liên tiếp, đã nhấn mạnh những lỗ hổng đáng kể trong lĩnh vực ngân hàng, làm dấy lên những lo ngại nghiêm trọng về sự ổn định của các ngân hàng cỡ trung bình và hiệu quả của các khung pháp lý.

 

 

 

 

 

 

 

 

Sự sụp đổ của Ngân hàng Silicon Valley đang khiến nhiều khách hàng và nhà đầu tư rơi vào tình trạng chấp chới.

Ngân hàng Silicon Valley (SVB) - ngân hàng dành cho các công ty khởi nghiệp công nghệ của Mỹ - đã sụp đổ vào sáng 10/3 và được các cơ quan quản lý liên bang tiếp quản, sau khi đối mặt với tình trạng rút tiền đột ngột và khủng hoảng vốn.

Đây là vụ phá sản ngân hàng lớn thứ hai trong lịch sử nước Mỹ, sau vụ của Washington Mutual năm 2008, theo CNN.

SVB là gì?

Được thành lập vào năm 1983, SVB chuyên cung cấp dịch vụ tài chính cho các công ty khởi nghiệp công nghệ. Ngân hàng này cung cấp tài chính cho gần một nửa số công ty chăm sóc sức khỏe và công nghệ do liên doanh của Mỹ hỗ trợ.

Dù tương đối ít được biết đến bên ngoài Thung lũng Silicon, SVB nằm trong số 20 ngân hàng thương mại hàng đầu của Mỹ, với tổng tài sản 209 tỷ USD vào cuối năm ngoái, theo Công ty Bảo hiểm Ký thác Liên bang Mỹ (FDIC).

ngan hang Silicon Valley anh 1

Một chi nhánh của SVB ở San Francisco, California đóng cửa, ngày 10/3. Ảnh: Reuters.

Vì sao SVB sụp đổ?

Cục Dự trữ Liên bang (Fed) bắt đầu tăng lãi suất một năm trước để kiềm chế lạm phát. Điều này khiến chi phí đi vay cao hơn, dẫn đến làm giảm đà tăng của các cổ phiếu công nghệ vốn mang lại lợi ích cho SVB.

Lãi suất cao hơn cũng làm xói mòn giá trị của trái phiếu dài hạn mà SVB và các ngân hàng khác đã thu vào rất nhiều trong thời kỳ lãi suất cực thấp, gần như bằng không.

Danh mục đầu tư trái phiếu trị giá 21 tỷ USD của SVB có lợi tức trung bình là 1,79%. Lợi suất trái phiếu kho bạc tính theo 10 năm hiện tại là khoảng 3,9%.

Cùng lúc đó, vốn đầu tư mạo hiểm bắt đầu cạn kiệt, buộc các công ty khởi nghiệp phải rút vốn do SVB nắm giữ.

Tất cả điều này khiến ngân hàng bị đè trong gánh nặng lỗ trái phiếu không bán được trong khi tốc độ rút tiền của khách hàng ngày càng tăng.

48 giờ hỗn loạn

ngan hang Silicon Valley anh 2

Khách hàng cố vào SVB chi nhánh đại lộ Park, thành phố New York, ngày 10/3. Ảnh: Reuters.

Hôm 8/3, SVB thông báo họ đã bán lỗ một loạt chứng khoán và cũng sẽ bán 2,25 tỷ USD cổ phiếu mới để củng cố bảng cân đối kế toán.

Điều đó đã gây ra sự hoảng loạn giữa các nhà đầu tư mạo hiểm quan trọng. Họ được cho là đã khuyên các công ty rút tiền khỏi ngân hàng.

Cổ phiếu của SVB bắt đầu lao dốc vào sáng 9/3. Đến chiều, nó đã kéo cổ phiếu của các ngân hàng khác lao dốc theo khi các nhà đầu tư bắt đầu lo sợ cuộc khủng hoảng tài chính 2007-2008 sẽ lặp lại.

Đến sáng 10/3, giao dịch cổ phiếu SVB bị tạm dừng và họ đã từ bỏ nỗ lực huy động vốn nhanh chóng hoặc tìm người mua. Các cơ quan quản lý của California can thiệp, đóng cửa ngân hàng và đặt nó dưới sự quản lý của FDIC.

Có thể xảy ra hiệu ứng domino không?

Bất chấp sự hoảng loạn ban đầu ở Phố Wall, các nhà phân tích cho biết sự sụp đổ của SVB khó có thể gây ra hiệu ứng domino rộng lớn trong ngành ngân hàng.

ngan hang Silicon Valley anh 3

Đám đông đứng trước lối vào ngân hàng Silicon Valley. Ảnh: AP.

“Hệ thống này được vốn hóa tốt và có tính thanh khoản. Các ngân hàng đang gặp rắc rối quá nhỏ để có thể trở thành mối đe dọa đáng kể đối với hệ thống rộng lớn hơn”, nhà kinh tế trưởng Mark Zandi của Moody nhận định.

Điều gì sẽ xảy ra tiếp theo?

Theo FDIC, muộn nhất là đến sáng 13/3, tất cả người gửi tiền có bảo hiểm sẽ có toàn quyền truy cập vào khoản mà họ đã gửi vào SVB. Ngân hàng sẽ trả cho những người gửi tiền không bảo hiểm một khoản “tạm ứng trong tuần tới”.

FDIC thường bán tài sản của một ngân hàng phá sản cho các ngân hàng khác, sử dụng số tiền thu được để hoàn trả cho những người gửi tiền không bảo hiểm.

Dù khủng hoảng liên quan đến SVB khó có khả năng lây lan rộng hơn, những ngân hàng nhỏ hơn gắn liền với các ngành đang thiếu tiền mặt như công nghệ và tiền điện tử có thể gặp khó khăn, theo Ed Moya, nhà phân tích thị trường cấp cao tại Oanda.

“Mọi người ở Phố Wall đều biết rằng chiến dịch tăng lãi suất của Fed cuối cùng sẽ phá vỡ điều gì đó. Ngay bây giờ, điều đó đang hạ gục các ngân hàng nhỏ”, ông Moya nói.

Luật sư tư vấn miễn phí

Gọi ngay
0902818158- 0906834543
0906834543
0902818158

Tin pháp luật

CÁC ĐỐI TÁC

  • Nhà Đất Phúc An Khang
  • The Diplomat
  • The NewYork Review of Book
  • CogitAsia
  • Reuters
  • Viet Studies
  • The NewYork Times
  • TIME
  • Bloomberg Bussiness