TIN TỨC

fanpage

Thống kê truy cập

  • Online: 223
  • Hôm nay: 198
  • Tháng: 1621
  • Tổng truy cập: 5245625
Chi tiết bài viết

Kiểm soát rủi ro bong bóng nợ trên thị trường trái phiếu doanh nghiệp

Việc đưa thêm các quy định yêu cầu doanh nghiệp đáp ứng các tỉ lệ an toàn tài chính, tỉ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động theo quy định của pháp luật chuyên ngành trong Nghị định số 81/2020/NĐ-CP (NĐ 81) sẽ giúp rủi ro bong bóng nợ trong các doanh nghiệp phát hành trái phiếu trong thời gian tới đây.

Nghị định số 81 (2020) về phát hành trái phiếu doanh nghiệp tác ...

Đây là một trong những đánh giá của tiến sĩ Cấn Văn Lực và nhóm tác giả thuộc Viện Đào tạo và Nghiên cứu BIDV, trong báo cáo nghiên cứu về tác động của Nghị định số 81 (2020) đối với phát hành trái phiếu doanh nghiệp, mới công bố.

Kiểm soát rủi ro thị trường

Theo báo cáo này, từ cuối năm 2018 khi Nghị định số 163/2018/NĐ-CP (NĐ 163) ra đời, thị trường trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) đã có những bước phát triển nhảy vọt. Vốn hóa thị trường năm 2018 mới 9,01% GDP thì đến cuối năm 2019 đã là 10,85% GDP, tương đương khoảng 640.000 tỉ đồng. Khối lượng TPDN phát hành trong năm 2019 đạt trên 332.000 tỉ đồng, tương đương với hơn 50% tổng khối lượng TPDN trên thị trường. Trong 6 tháng đầu năm 2020, có đến 130 doanh nghiệp thực hiện chào bán trái phiếu, huy động tổng cộng 156.327 tỉ đồng thông qua 818 đợt phát hành (tăng khoảng 50% so với 6 tháng đầu năm 2019). Quy mô thị trường trái phiếu doanh nghiệp tăng trưởng bình quân 45%/năm giai đoạn từ 2017 đến hết tháng 6 năm 2020.

Nghị đinh mới sẽ hạn chế tình trạng doanh nghiệp chia nhỏ đợt phát hành TPDN riêng lẻ theo nhóm. Ảnh minh họa: TTXVN

Theo các chuyên gia của Viện Đào tạo và Nghiên cứu BIDV, mặc dù đây là tín hiệu tốt cho nền kinh tế và hệ thống tài chính, nhưng với mức tăng trưởng như vậy cho thấy dấu hiệu của sự phát triển "nóng". Ngoài các nhà đầu tư có tổ chức, nhà đầu tư chuyên nghiệp (là những nhà đầu tư có khả năng phân tích và chấp nhận rủi ro khi đầu tư trái phiếu), sự gia tăng đầu tư của các nhà đầu tư cá nhân (bao gồm cả những nhà đầu tư không có năng lực phân tích, đánh giá mà chỉ quan tâm đến lãi suất) sẽ dẫn đến rủi ro cho nhà đầu tư, doanh nghiệp phát hành và tính ổn định của thị trường.

Không những vậy, trên thị trường TPDN riêng lẻ cũng đã xuất hiện những méo mó khi có hiện tượng doanh nghiệp phát hành trái phiếu với khối lượng lớn gấp nhiều lần so với vốn chủ sở hữu, liên tục huy động thông qua chia nhỏ thành nhiều đợt phát hành và tăng mức lãi suất để thu hút nhà đầu tư cá nhân nhỏ, lẻ. Rõ ràng là thị trường TPDN cũng đang tiềm ẩn rủi ro.

Vì vậy, Nghị định 81 được ban hành ngày 10-7-2020 nhằm sửa đổi, bổ sung một số điều của NĐ 163 (2018) đối với trường hợp phát hành TPDN riêng lẻ theo hướng chặt chẽ, thận trọng hơn nhằm lành mạnh hóa, kiểm soát rủi ro thị trường.

Nghị định 81 đã đưa thêm các quy định yêu cầu doanh nghiệp đáp ứng các tỉ lệ an toàn tài chính, tỉ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động theo quy định của pháp luật chuyên ngành. Đặc biệt là quy định khối lượng trái phiếu được phát hành của tổ chức phát hành phải đảm bảo dư nợ TPDN phát hành riêng lẻ tại thời điểm phát hành không vượt qua 3 lần vốn chủ sở hữu theo báo cáo tài chính quý gần nhất. Đồng thời, dư nợ trái phiếu (tính thêm cả khối lượng dự kiến phát hành) và yêu cầu dư nợ trái phiếu phát hành riêng lẻ không vượt quá 5 lần vốn chủ sở hữu (riêng các tổ chức tín dụng không áp dụng quy định này).

Với quy định này, theo đánh giá của các chuyên gia tại viện đào tạo, rủi ro bong bóng nợ trong các doanh nghiệp phát hành sẽ được kiểm soát. Hiện tượng một số doanh nghiệp trong năm 2019 đã phát hành vượt quá số vốn đăng ký, thậm chí là nhiều lần số vốn chủ sở hữu, cá biệt có trường hợp gấp đến 50-10 lần vốn chủ sở hữu sẽ được ngăn chặn. Đồng thời, doanh nghiệp phát hành cũng phải tính toán cẩn trọng hơn trong sử dụng đòn bẩy tài chính. Từ đó giúp định hướng dòng tiền đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh thực, tránh tình trạng nguồn vốn bị sử dụng sai mục đích gây nên tiềm ẩn rủi ro cho thị trường này.

Ngoài ra, nghị định mới sẽ hạn chế tình trạng doanh nghiệp chia nhỏ đợt phát hành TPDN riêng lẻ theo nhóm, đợt khác nhau để tăng huy động từ các nhà đầu tư cá nhân. Nghị định 81 đã giảm số lần phát hành trái phiếu của doanh nghiệp khi quy định các đợt phát hành phải cách nhau tối thiểu 6 tháng. Dù doanh nghiệp có thể tách nhiều lần phát hành trong mỗi đợt, nhưng quy định mới cũng yêu cầu mỗi đợt phát hành phải hoàn thành trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày công bố thông tin.

Quy định mới này sẽ giải quyết được hiện tượng doanh nghiệp phát hành xé lẻ đợt phát hành thành thành nhiều đợt, nhiều mã trái phiếu và phát hành liên tục. Đồng thời, hạn chế việc các doanh nghiệp kéo dài thời gian phát hành mỗi đợt để thu gom các nhà đầu tư nhỏ lẻ. Đơn cử, trong năm 2019 có đến 16 doanh nghiệp phát hành từ 10 đợt trở lên, trong đó có những doanh nghiệp chia nhỏ quy mô và phát hành trên 50 đợt.

Hoàn thiện khung pháp lý

Để tiếp tục góp phần hoàn thiện khuôn khổ pháp lý cho sự phát triển lành mạnh và bền vững của hệ thống tài chính Việt Nam nói chung và thị trường TPDN nói riêng trong giai đoạn tới, TS. Cấn Văn Lực và nhóm tác giả Viện Đào tạo và Nghiên cứu BIDV kiến nghị nêu lên một số vấn đề cần giải quyết gồm cho phép nhà đầu tư cá nhân tham gia mua và chuyển nhượng TPDN phát hành riêng lẻ và thành lập các tổ chức định hạng tín nhiệm tại Việt Nam.

Cụ thể, đối với nhà đầu tư cá nhân, hiện cả Luật chứng khoán năm 2019 và Luật doanh nghiệp năm 2020 (cả hai luật này đều hiệu lực từ 1-1-2021) đều không cho phép đối tượng này tham gia mua, chuyển nhượng TPDN phát hành riêng lẻ. Như vậy, sẽ cần có sửa đổi qui định này hoặc ban hành Nghị định mới thay thế Nghị định 163. Theo đó, có khá nhiều thay đổi trong một thời gian ngắn, đòi hỏi cơ quan quản lý cần có phương án phù hợp, tránh gây tâm lý xáo trộn trên thị trường.

Ngoài ra, cần sớm cho phép thành lập và phát triển các tổ chức định hạng tín nhiệm đối với các tổ chức phát hành chứng khoán. Đây là nội dung đặc biệt cần chú ý để phát triển được thị trường TPDN chất lượng, chuyên nghiệp. Hoạt động của các tổ chức tư vấn phát hành hiện nay mới chỉ đảm bảo về mặt hồ sơ, điều kiện phát hành của tổ chức phát hành, còn về năng lực tài chính, mức độ tín nhiệm thì vẫn chưa được kiểm định. Tổ chức định hạng chuyên nghiệp sẽ giúp lấp đầy khoảng trống này để giúp nhà đầu tư ra quyết định phù hợp, có cơ sở và thị trường hoạt động công khai, minh bạch hơn.

Cuối cùng, khi hoạt động phát hành TPDN riêng lẻ thắt chặt hơn, phát hành TPDN ra công chúng thì có yêu cầu cao hơn, chỉ phù hợp với những doanh nghiệp lớn có uy tín cao trên thị trường, bài toán về vốn trung dài hạn cho các doanh nghiệp sẽ lại quay lại với hệ thống tài chính. Theo đó, giải pháp lâu dài và căn cơ vẫn là phát triển đầy đủ, đồng bộ các thị trường trong hệ thống tài chính như lĩnh vực cho thuê tài chính, các quỹ đầu tư đa dạng, thị trường phái sinh với nhiều sản phẩm hơn và nhà đầu tư hiểu biết hơn, chuyên nghiệp hơn.

Theo TheSaigonTimes

Luật sư tư vấn miễn phí

Gọi ngay
0902818158- 0906834543
0906834543
0902818158

Tin pháp luật

CÁC ĐỐI TÁC

  • Nhà Đất Phúc An Khang
  • The Diplomat
  • The NewYork Review of Book
  • CogitAsia
  • Reuters
  • Viet Studies
  • The NewYork Times
  • TIME
  • Bloomberg Bussiness