- Luật
- Hỏi đáp
- Văn bản pháp luật
- Luật Giao Thông Đường Bộ
- Luật Hôn Nhân gia đình
- Luật Hành Chính,khiếu nại tố cáo
- Luật xây dựng
- Luật đất đai,bất động sản
- Luật lao động
- Luật kinh doanh đầu tư
- Luật thương mại
- Luật thuế
- Luật thi hành án
- Luật tố tụng dân sự
- Luật dân sự
- Luật thừa kế
- Luật hình sự
- Văn bản toà án Nghị quyết,án lệ
- Luật chứng khoán
- Video
- NGHIÊN CỨU PHÁP LUẬT
- ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN
- BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
- Bình luận khoa học hình sự
- Dịch vụ pháp lý
- Tin tức và sự kiện
- Thư giãn
"Nghèo tinh tế" của tầng lớp trung lưu mới là: vừa sang vừa nghèo - họ chạy theo thẩm mỹ “phối lớp” trong quần áo, bên dưới quần jean, áo khoác đắt tiền là đồ lót, áo phông rẻ tiền, vì "không lộ ra ngoài nên không cần đắt".
Trong những năm gần đây, một chủ nghĩa tiêu dùng mới phổ biến trong tầng lớp trung lưu mới được gọi là "nghèo tinh tế".
"Nghèo tinh tế" vốn là một từ thông dụng trên mạng, ám chỉ việc nhiều thanh niên không chỉ sống phóng khoáng, mà còn vay mượn mua giày mua túi, cuộc sống sang chảnh nhưng thật ra lại nghèo khó. Nhưng nếu nhóm người có điều kiện kinh tế ở mức độ nhất định như tầng lớp trung lưu sống "nghèo tinh tế" thì sao?
1. Tầng lớp trung lưu sống kiểu “nghèo tinh tế”
Năm 2015, các đặc điểm cơ bản của định nghĩa về tầng lớp trung lưu ở Trung Quốc là: những người sinh sau 1980 và trước 1990, đã được giáo dục đại học, sống ở các thành phố lớn, có thu nhập hàng năm từ 100.000 đến 500.000 NDT (khoảng 330 triệu-1,6 tỷ đồng), có gu thẩm mỹ và tư duy tiêu dùng.
Cuộc sống tinh tế của tầng lớp trung lưu mới
"Tầng lớp trung lưu mới" như một cách sống. Và dưới áp lực guồng quay công việc "996", mua sắm đã trở thành một hình thức để “xả stress”.
Do định nghĩa về tầng lớp trung lưu quá mơ hồ, cộng với ảo tưởng về sự dồi dào tiền bạc do vay mượn và tiêu dùng tạo ra, nhiều người đã lầm tưởng mình thuộc tầng lớp này, sùng bái tiêu dùng một cách mù quáng, tin tưởng rằng càng đắt càng tốt, không ngừng nâng cao vị thế bằng cách mua hàng xa xỉ và nhãn hiệu nổi tiếng.
"Nghèo tinh tế" của tầng lớp trung lưu mới là: vừa sang vừa nghèo - họ chạy theo thẩm mỹ “phối lớp” trong quần áo, bên dưới quần jean, áo khoác đắt tiền là đồ lót, áo phông rẻ tiền, vì "không lộ ra ngoài nên không cần đắt". Cùng một mức giá cho một cốc trà sữa, nhưng một số người sẵn sàng chọn các sản phẩm của thương hiệu nổi tiếng trên Internet với những quảng cáo thú vị.
Lý Thanh, người có các điều kiện tiêu chuẩn của tầng lớp trung lưu mới như "đã hoàn thành bằng thạc sĩ, căn hộ mua đứt một lần ở Bắc Kinh (Trung Quốc) và có một công việc tử tế", khẳng định rằng "quần áo đều là hàng đặc biệt từ Pinduoduo, Taobao và Xianyu, với giá trung bình 30 NDT (hơn 98 nghìn đồng), nhưng xe đạp phải mua loại hơn 10.000 NDT (hơn 32,7 triệu đồng)".
Lý Thanh không quan tâm sản phẩm đã mua có phải hàng thật hay không. Anh cảm thấy "hàng thật và hàng nhái hoàn toàn là khái niệm bị người ta phóng đại lên". Anh cho rằng việc nghèo hay giàu chủ yếu phụ thuộc vào việc bạn so sánh mình với ai. Anh quy định số tiền chi tiêu cố định hàng tháng và chia đều cho các sở thích của mình.
Trên trang cá nhân, có đủ hình ảnh Lý Thanh tham gia các hoạt động vui chơi như escape room, cắm trại, ném đĩa, nhảy đu quay...
Lý Thanh còn có những kế hoạch xa hơn - muốn học lái máy bay, đi đến Nam Cực và Bắc Cực: "Tôi muốn lên thử tàu vũ trụ, nhưng không có tiền".
Vì vậy, anh tin tưởng chắc chắn: "Miễn là có nhiều nơi để tiêu tiền, thì phải có nhiều cách để tiết kiệm tiền".
"Thứ Năm điên rồ" của KFC, "Ngày thành viên thứ Hai" của McDonald, "Combo cho hội nghèo khó thứ Tư" của Burger King, thực phẩm giảm giá đặc biệt trong cửa hàng tiện lợi, trái cây tươi giảm giá trong siêu thị sau 20:30... Là nhân viên văn phòng có lương ổn định, Lý Thanh không ngại dùng những chương trình ưu đãi này.
2. Có tiền nhưng sống "nghèo tinh tế" khác với không có tiền mà lại sống "giàu sang chảnh"
Trong mắt Lý Thanh, "không có số tiền nào có thể mua được tự do".
Điều này có vẻ hợp lý, nhưng sau cùng, đối với những người có điều kiện vật chất nghèo nàn, điều họ thực sự nghĩ đến không phải là tự do, mà là làm thế nào để dùng tự do đổi lấy tiền.
“Nhưng điều đáng buồn nhất là chính những người đó cuối cùng lại rơi vào bẫy tiêu dùng”, Lý Thanh nói.
Ngày 28/6/2023, Thượng Hải, nhiều người xếp hàng tại cửa hàng LV pop-up để mua cà phê LV và túi canvas in logo thương hiệu LV
Nhiều người dù điều kiện kinh tế ở mức trung bình khá nhưng vẫn ưu tiên cho những thương hiệu xa xỉ như Dior, Chanel khi chọn son môi. Lý do họ đưa ra là: “Đó là thứ cho vào miệng, son rẻ tiền có thành phần không tốt và độc hại”.
Son môi của một thương hiệu sang trọng
Nhưng trong mắt Từ Gia Di, thuộc tầng lớp trung lưu mới ở Thượng Hải, đây là một hành vi xa xỉ. Cô cho rằng mô hình tiêu dùng nửa sang nửa nghèo, hay nói hoa mỹ là "nghèo tinh tế" luôn tồn tại trong cuộc sống của cô, đối với son môi, cô nhất quyết chọn những nhãn hiệu bình dân, son môi đẹp và hợp với mình là điều kiện tiên quyết.
Cô không phủ nhận rằng các sản phẩm chúng ta sử dụng có thuộc tính xã hội riêng - nhãn hiệu quần áo, điện thoại dây chuyền, son môi… đôi khi cũng quyết định vòng tròn mối quan hệ của một người. Nhưng khi trưởng thành và trải nghiệm đủ nhiều, cô bỏ qua thuộc tính xã hội này: “Tôi sinh ra trong gia đình như thế nào, làm công việc gì, học lớp nào, tất cả bạn bè của tôi đều biết. Tôi không bao giờ cảm thấy xấu hổ".
Sau khi thành thói quen, ngay cả khi hẹn hò, Từ Gia Di sẽ chỉ mặc áo thun và quần jean, "điều này sẽ giúp đối phương tập trung vào cuộc trò chuyện".
3. Nghèo hay sang, đều cần tiêu dùng lý tính
MSCHF, một công ty sáng tạo đã tung ra chiếc túi xách nhái LV với kích thước 657x222x700 micromet, nhỏ hơn cả hạt muối, gói mua hàng đi kèm với kính hiển vi. Cuối cùng, chiếc "túi LV" đã được bán đấu giá với giá 63.000 USD (hơn 1,48 tỷ đồng).
Ngay cả tờ New York Times cũng không khỏi mỉa mai: "Cái gì thế này? Một chiếc túi xách cho lũ kiến?".
HEYTEA (thương hiệu trà sữa ở Trung Quốc) và thương hiệu cao cấp FENDI đã hợp tác cho ra mắt một loại thức uống chung.
Đồ uống kết hợp giữa hai thương hiệu HEYTEA và FENDI
Nó đi kèm với cốc giấy màu vàng, đế lót ly và chữ thương hiệu, đồng thời cung cấp một chiếc túi đựng có in logo, được bán với giá hơn 100 NDT (hơn 327 nghìn đồng).
Một bà mẹ thuộc tầng lớp trung lưu mới sinh sau 1980 ở thành phố nói rằng cô cũng là một người sống theo kiểu “nghèo tinh tế”. Những năm gần đây, cô thích mua trang sức bằng vàng hơn là kim cương. Đồ trang sức bằng vàng có thể được coi là một khoản đầu tư và có giá trị hơn kim cương.
Lý do tiêu dùng của cô là chuyển tài sản của bản thân sang nuôi dạy con cái. Để hai con được học hành tử tế hơn, cô dự định sắp tới sẽ cho các con đi học ở các thành phố hạng nhất và mua căn hộ ở đó.
Từ đó, có thể thấy rằng sự khác biệt giữa nghèo tinh tế và tầng lớp trung lưu mới là sự phân bổ cân bằng của cải và tiền bạc.
"Nếu như có người cười nhạo tôi vì mặc đồ tầm thường, vậy thì EQ của họ quá thấp, ai lại không muốn tiết kiệm tiền?", Lý Thanh cười nói.
Nguồn: The Paper