TIN TỨC

fanpage

Thống kê truy cập

  • Online: 223
  • Hôm nay: 198
  • Tháng: 1621
  • Tổng truy cập: 5245625
Chi tiết bài viết

Máy tính phỏng vấn người tìm việc làm

Image result for Máy tính phỏng vấn người tìm việc làm

Kỹ thuật phân tích giọng nói thậm chí còn được dùng để đánh giá mức độ stress của nhân viên. “Ngày Chủ Nhật của bạn thế nào? Kỳ nghỉ gần đây nhất của bạn ra sao?”

Sự nghiệp của bạn có thể sẽ phụ thuộc vào cách mà bạn trả lời những câu hỏi này. Và các câu hỏi không phải do ai đó đặt ra mà là do một máy tính.

Thay vì sử dụng những câu hỏi chất vất tốn thời gian trên mạng hoặc các bài sát hạch tâm lý, một số nhà tuyển dụng giờ đây yêu cầu các ứng viên gọi điện một số điện thoại, nhập mã PIN và trả lời một loạt các câu hỏi do máy tính đưa ra.

Bạn không nghĩ ra câu trả lời? Nhấn phím # để chuyển sang câu hỏi tiếp theo. Miễn là bạn không hát, đọc rap, những gì bạn nói sẽ không quan trọng mà là cách bạn nói.

Ngành nhân sự đã từ lâu sử dụng thuật toán máy tính để quét đơn xin việc làm nhằm lọc ra các ứng viên phù hợp. Giờ đây, công nghệ này đã tiến lên một tầm mới.

Các bài sát hạch bằng giọng nói đang được nhiều công ty sử dụng không những để tuyển dụng mà còn để đánh giá và phát triển kỹ năng giao tiếp, đánh giá khả năng thăng chức cũng như quan sát mức độ căng thẳng trong công việc.

Trong tất cả các trường hợp, giọng nói của bạn hoàn toàn được tiếp thu bởi máy tính.

Tuy nhiên phương pháp này liệu có khách quan? Liệu nó kèm theo những rủi ro nào?

Cách hoạt động của nó thế này. Đoạn hội thoại dài 15 phút của bạn được ghi lại và phân tích bằng máy tính – ngữ điệu, cách dùng từ, cách bố cục câu – để xác định tính cách cũng như khả năng thích nghi trước thay đổi, độ năng động, khả năng đồng cảm. Chỉ trong chưa đầy một giây, một phần mềm có thể đưa ra đánh giá về con người bạn. Các biểu đồ sẽ cho thấy bạn thân thiện, nhiều tham vọng hoặc có đầu óc tổ chức ra sao, và so sánh kết quả với chỉ tiêu mà nhà tuyển dụng đề ra.

“Không có bất cứ ai trên thế giới có thể phân tích nhiều khía cạnh của cá tính, kỹ năng và giọng nói chỉ trong 15 phút,” Mario Reis, đồng sáng lập Precire Technologies tại Aachen, Đức, nói. Các công cụ phân tích giọng nói của họ được sử dụng bởi những nhà tuyển dụng lớn như Randstad, hãng vận tải Fraport và nhà cung cấp dịch vụ bảo hiểm xe ControlExpert, Reis nói.

Image result for Máy tính phỏng vấn người tìm việc làm

Giọng nói phản ánh nhiều về con người

Máy tính có thể giải mã tập tin giọng của bạn và phân loại thành 500.000 yếu tố khác nhau. Tập tin này sau đó bị xoá. Khi được sử dụng trong nghiên cứu y tế, công nghệ này được điều chỉnh để cho phép người dùng ẩn danh, không phải dùng mã PIN định dạng, Reis nói.

Thông tin thu thập về được so sánh với những thông tin được lấy từ một nhóm khảo sát trước đó. Trong một nghiên cứu do Precire đặt hàng, 6.000 người đã được cho dùng công nghệ thu âm giọng nói và đồng thời thực hiện các bài sát hạch cá tính. Điều này cho phép họ nhận định những đặc điểm trong giọng nói ứng với từng tính cách cụ thể.

Mặc dù phần mềm phù hợp với việc lọc ứng viên, nó vẫn chưa thể thay thế các cuộc phỏng vấn trực tiếp, Reis nói. Tuy nhiên, riêng về mặt đánh giá kỹ năng giao tiếp, ông tin rằng công nghệ phân tích giọng nói có ưu thế.

“Precire so sánh một giọng nói được ghi âm với những nhân viên bán hàng tốt nhất và những lãnh đạo giỏi nhất chúng tôi ghi âm trước đó. Nó có thể đánh giá một cách khách quan. Đó là điều mà con người không thể làm bởi vì chúng ta luôn có những nhận định chủ quan,” ông nói.

Ifp Management Diagnostic đã sử dụng các công cụ phần mềm mà họ lập trình cùng với Precire để đánh giá và huấn luyện nhân viên bán hàng cũng như đội ngũ lãnh đạo, đồng thời đo mức độ căng thẳng trong công việc.

“Những người tham gia nói họ ngạc nhiên vì độ chính xác của kết quả phân tích cá tính của mình dựa trên giọng nói,” Rainer Baecker, giám đốc công ty tìm kiếm và đào tạo lãnh đạo đóng tại Cologne, Đức, nói.

“Kết quả của chúng tôi không chỉ cho thấy điểm mạnh yếu của từng người mà còn cho phép chúng tôi đưa ra những kết luận về những điểm họ cần cải thiện: Người được phỏng vấn có thể cải thiện kỹ năng giao tiếp như thế nào?” ông nói.

“Một thế mạnh nữa đó là các phân tích bằng phần mềm không bị ảnh hưởng bởi các yếu tố như giới tính, tuổi hay diện mạo và vì vậy nó vô cùng khách quan.”

Bên cạnh vấn đề tiết kiệm thời gian và tiền bạc cho chủ lao động, phần mềm phân tích giọng nói cũng khiến việc tìm việc làm trở nên nhanh và dễ dàng hơn, Reis nói. “Chúng tôi nhận thấy khoảng 75% những người sử dụng Precire tiến hành phỏng vấn chỉ trong vòng 24 giờ sau khi nhận được số điện thoại và mã PIN, chủ yếu là trong lúc nghỉ trưa, trước khi ăn tối hoặc trên đường về nhà.”

Rủi ro

Tuy nhiên chuyên gia tư vấn viên về việc làm Matthias Martens tại Martens & Friends ở Hamburg, Đức, cảnh báo: “Từ góc độ của người lao động, tôi nhìn thấy có nhiều điểm bất lợi hơn là những điểm có lợi.”

Những người nói tiếng mẹ đẻ không phải là loại ngôn ngữ được dùng khi phỏng vấn có nguy cơ bị gạt ra ngoài, ông nói, và có thể sẽ có những người cố tình thay đổi tốc độ nói để nhằm tác động tới kết quả. Ông cũng lo sợ rằng những người đang đi xin việc nhưng là không chịu nộp mẫu các câu trả lời sẽ bị loại sớm.

“Không ai trong công ty chịu thừa nhận điều này. Họ sẽ luôn nói rằng đó là tự nguyện,” Martens nói. “Tuy nhiên khi mà một công ty đã áp dụng công nghệ này, có nghĩa là họ cũng muốn tìm kiếm những người sáng tạo và luôn có đầu óc tò mò cũng như có thái độ tích cực trước những thay đổi về công nghệ.”

“Nếu trong quá trình tuyển dụng, một ứng viên từ chối tham gia sát hạch giọng nói vì sợ hoặc nghi ngờ, khi đó công ty sẽ nghĩ rằng không cần thiết phải tốn thời gian với những ứng viên này, và sẽ tìm lý do để từ chối họ.”

Đối với những người chấp nhận tham gia sát hạch, ông nói: “Tôi nghĩ rằng kết quả cần được phân tích bởi những chuyên viên có trình độ trong lĩnh vực tuyển dụng hoặc các chuyên gia tâm lý. Bên cạnh đó tôi cũng nghĩ rằng những người tham gia phỏng vấn cần được thông báo một cách minh bạch rằng phần mềm đã đánh giá về họ như thế nào.”

“Tôi e là những người làm công tác tuyển dụng nếu không được đào tạo đầy đủ sẽ lệ thuộc vào những kết quả này để khỏi phải làm, sẽ không tự tin vào kỹ năng phân tích của chính mình, và từ đó hệ thống máy móc sẽ ngày càng đóng vai trò quan trọng trong việc ra quyết địnhn.”

Tiến sỹ Alesssandro Vinciarelli, chuyên gia về khoa học máy tính, thần kinh học và đồng thời là nhà tâm lý học tại Đại học Glasgow, Anh quốc, nói công nghệ phân tích giọng nói chỉ được đưa vào sử dụng trong 5 năm qua.

Về tính chính xác, ông nói, “trong một nửa các trường hợp, bạn có thể tin vào kết quả phân tích từ phần mềm. Đối với 50% các trường hợp còn lại, bạn sẽ cần có một chuyên gia phân tích. Nói chung, tốt hơn hết là bạn sử dụng một chuyên gia.”

“Những công nghệ này không phải để thay thế con người. Chúng có vai trò hỗ trợ và giúp đỡ các chuyên gia.”

Công cụ này phù hợp với việc tuyển dụng các vị trí yêu cầu sự tương tác giữa người với người, ông nói. “Bạn có thể đánh giá khả năng đồng cảm của một ai đó, bạn có thể đánh giá liệu họ có cảm thấy thoải mái khi giao tiếp với người khác hay không… và những công việc đơn giản như tại các trung tâm phục vụ khách hàng, khả năng giao tiếp có thể được sát hạch khá dễ dàng với những loại công nghệ này.”

Và, ông nói thêm, “trước kia, quy trình tuyển dụng chỉ phụ thuộc vào việc đọc CV, và nhà tuyển dụng thường bị tác động khi nhìn thấy những trường đại học hoặc những vị trí trước kia của các ứng viên.”

Công nghệ phân tích giọng nói có thể “vượt qua điều này và có thể tạo cơ hội cho những người vì một lý do nào đó không gặp may trong sự nghiệp của mình.”

Tuy nhiên, Vinciarelli cũng cảnh báo rằng các nhà tuyển dụng có thể quá tin vào kết quả phân tích của phần mềm. “Họ cần tìm được một điểm cân bằng giữa việc sử dụng những công nghệ này và việc phụ thuộc hoàn toàn vào chúng. Cần sử dụng chúng một cách tinh tế và hợp lý.”

Bài tiếng Anh đã đăng trên BBC Capital.

Luật sư tư vấn miễn phí

Gọi ngay
0902818158- 0906834543
0906834543
0902818158

Tin pháp luật

CÁC ĐỐI TÁC

  • Nhà Đất Phúc An Khang
  • The Diplomat
  • The NewYork Review of Book
  • CogitAsia
  • Reuters
  • Viet Studies
  • The NewYork Times
  • TIME
  • Bloomberg Bussiness