- Luật
- Hỏi đáp
- Văn bản pháp luật
- Luật Giao Thông Đường Bộ
- Luật Hôn Nhân gia đình
- Luật Hành Chính,khiếu nại tố cáo
- Luật xây dựng
- Luật đất đai,bất động sản
- Luật lao động
- Luật kinh doanh đầu tư
- Luật thương mại
- Luật thuế
- Luật thi hành án
- Luật tố tụng dân sự
- Luật dân sự
- Luật thừa kế
- Luật hình sự
- Văn bản toà án Nghị quyết,án lệ
- Luật chứng khoán
- Video
- NGHIÊN CỨU PHÁP LUẬT
- ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN
- BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
- Bình luận khoa học hình sự
- Dịch vụ pháp lý
- Tin tức và sự kiện
- Thư giãn
Cho đến nay, Mỹ luôn khẳng định vụ ném bom cách đây 22 năm chỉ là một sự cố và mục tiêu của chiến dịch NATO là một cơ sở ở thủ đô Belgrad của chính quyền Nam Tư thời đó.
Tuy nhiên, những chi tiết vừa được tiết lộ mới đây cho thấy điều gì đã xảy ra vào đêm 7.5.1999, và theo tờ Nikkei Asia, có vẻ như ai đó đang cố ý công khai vụ việc với mục đích chưa rõ.
|
Tháng 5.1999, sứ quán Trung Quốc bị trúng 5 quả bom dẫn đường JDAM từ các oanh tạc cơ tàng hình B-2 của lực lượng Mỹ. Ba công dân Trung Quốc thiệt mạng và hơn 20 người bị thương trong vụ này.
Bất chấp lời xin lỗi của Tổng thống Mỹ lúc đó là Bill Clinton, chính quyền Bắc Kinh một mực khẳng định đây không phải là vụ bắn nhằm, và Lầu Năm Góc đích thực muốn tấn công sứ quán Trung Quốc.
Theo bài viết, lý do của chiến dịch đánh bom là nhằm phá hủy xác của một máy bay tàng hình đang được Trung Quốc cất giấu bên trong sứ quán.
|
Vụ bắn rơi F-117
Một tháng trước khi cơ sở ngoại giao của Trung Quốc trúng JDAM, quân đội Nam Tư đã dùng tên lửa đất đối không do Nga sản xuất để bắn hạ một chiếc F-117 Nighthawk của Mỹ.
Xác máy bay nằm vương vãi trên một cánh đồng. Theo các nguồn tin, đặc vụ Trung Quốc đã lập tức đến hiện trường và mua lại những bộ phận của máy bay từ tay nông dân địa phương, hãng tin AP vào năm 2011 dẫn lời Đô đốc Davor Domazet-Loso, lúc đó là tham mưu trưởng tại nước láng giềng Croatia.
Khi ấy, F-117 Nighthawk là dòng máy bay tàng hình đầu tiên của thế giới, do Lockheed Martin bắt tay vào nghiên cứu từ thập niên 1970.
“Chúng tôi cho rằng người Trung Quốc muốn sử dụng các vật liệu thu được từ xác máy bay để tìm hiểu về công nghệ tàng hình”, theo đô đốc Domazet-Loso, và “để truy ngược công nghệ” liên quan trong lĩnh vực quân sự.
Thỏa thuận bí mật
Theo các bài viết trên mạng Trung Quốc gần đây, chính quyền Bắc Kinh âm thầm đề nghị chính phủ Nam Tư chia sẻ xác F-117. Sau quá trình tham vấn, nước này lấy được hệ thống điều khiển, phần thân máy bay và các bộ phận vòi phun động cơ chịu nhiệt.
Do mọi thứ diễn ra trong vòng bí mật, Trung Quốc phải chờ cơ hội vận chuyển các bộ phận về nước. Trong thời gian chờ đợi, họ không có cách nào khác là giấu vào tầng hầm của sứ quán Belgrad.
Tuy nhiên, quân đội Mỹ đã lần theo tín hiệu định vị và phát hiện chuyện gì đã xảy ra cũng như vị trí cất giấu. Các oanh tạc cơ B-2 đã xuất kích và một trong các quả bom JDAM chui xuống tầng hầm nhưng không nổ, cho phép Trung Quốc tiếp cận và nghiên cứu xác F-117 sau đó.
Chính quyền Bắc Kinh đã dành 10 năm để nâng cấp công nghệ tàng hình và đào sâu nghiên cứu về tên lửa dẫn đường bằng laser. Năm 2011, AP đăng một bài báo cho rằng công nghệ của dòng tiêm kích tàng hình J-20 của Trung Quốc có lẽ bắt nguồn từ chiếc F-117 của Mỹ bị bắn rơi khi ấy.
Tất nhiên trên đây là những giả thuyết và Mỹ lẫn Trung Quốc đều không lên tiếng xác nhận.
Thụy Miên - Theo Thanh Niên