- Luật
- Hỏi đáp
- Văn bản pháp luật
- Luật Giao Thông Đường Bộ
- Luật Hôn Nhân gia đình
- Luật Hành Chính,khiếu nại tố cáo
- Luật xây dựng
- Luật đất đai,bất động sản
- Luật lao động
- Luật kinh doanh đầu tư
- Luật thương mại
- Luật thuế
- Luật thi hành án
- Luật tố tụng dân sự
- Luật dân sự
- Luật thừa kế
- Luật hình sự
- Văn bản toà án Nghị quyết,án lệ
- Luật chứng khoán
- Video
- NGHIÊN CỨU PHÁP LUẬT
- ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN
- BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
- Bình luận khoa học hình sự
- Dịch vụ pháp lý
- Tin tức và sự kiện
- Thư giãn
Cụ thể theo SSI, trong 8 tháng vừa qua, ước tính tổng lượng chào bán trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) là 129.016 tỉ đồng và lượng phát hành là 117.142 tỉ đồng, tỷ lệ phát hành thành công toàn thị trường là 90,8%. Quy mô thị trường tăng mạnh lên mức khoảng 10,2% GDP.
Về phía người mua trong nước, các công ty chứng khoán là người mua TPDN nhiều nhất, với tổng lượng mua 29.447 tỉ đồng - chiếm 25,4% tổng lượng phát hành. Trong đó mua 22.900 tỉ đồng trái phiếu do các ngân hàng thương mại phát hành và mua 3.250 tỉ đồng trái phiết bất động sản. Theo SSI, lượng mua này quá lớn so với quy mô vốn của các công ty chứng khoán. Bản thân các công ty chứng khoán này cũng phải huy động trái phiếu để tăng vốn nên khả năng cao các đơn vị này chỉ là trung gian, tham gia mua trên sơ cấp để bán lại trên thứ cấp chứ không phải là người mua cuối cùng.
Riêng về TPDN, các nhà băng đã mua vào 7.410 tỉ đồng trái phiếu bất động sản, 3.750 tỉ đồng TPDN các lĩnh vực khác. Theo số liệu trên bảng cân đối kế toán tại 30.6.2019 của 18 ngân hàng niêm yết, tổng số TPDN các ngân hàng đang nắm giữ là gần 230.500 tỉ đồng, tăng thêm 65.000 tỉ đồng so với cuối năm 2018. Ngân hàng nắm giữ nhiều TPDN nhất vẫn là TCB với số dư là 60.663 tỉ đồng.
Công ty chứng khoán và ngân hàng mua trái phiếu doanh nghiệp nhiều nhất - SSI
Về phía người bán, các ngân hàng thương mại vẫn là chủ thể phát hành TPDN lớn nhất với tổng giá trị phát hành là 56.060 tỉ đồng (chiếm 47,9%). Tiếp đó là các doanh nghiệp bất động sản phát hành 36.946 tỉ đồng (chiếm 31,5%). Kế đó là các doanh nghiệp phát triển hạ tầng phát hành 9.207 tỉ đồng (chiếm 7,9%); các định chế tài chính phi ngân hàng phát hành 4.423 tỉ đồng (chiếm 3,8%) và còn lại là các doanh nghiệp khác. Riêng nhóm bất động sản có đến 44 doanh nghiệp chào bán trái phiếu với 47.800 tỉ đồng được chào bán nhưng chỉ có 36.146 tỉ trái phiếu được bán thành công. Thống kê của SSI cũng cho thấy, hầu hết trái phiếu ngân hàng có lãi suất cố định và trả lãi hằng năm. Lãi suất và kỳ hạn bình quân của nhóm ngân hàng là 6,75%/năm và 3,3 năm. Trong khi đó, lãi suất trái phiếu bình quân của tất cả các trái phiếu bất động sản là 10,01%/năm. Chỉ có 4 doanh nghiệp huy động được trái phiếu có lãi suất từ 8% trở xuống và nếu loại trừ các khoản này, lãi suất huy động bình quân tăng lên 10,3%/năm.
Theo Thanh Niên