TIN TỨC

fanpage

Thống kê truy cập

  • Online: 223
  • Hôm nay: 198
  • Tháng: 1621
  • Tổng truy cập: 5245625
Chi tiết bài viết

Nguy cơ dẫn đến khủng hoảng tài chính toàn cầu từ Mỹ

Cố vấn kinh tế cấp cao của Ngân hàng Ngoại thương Pháp -giáo sư Patrick Artus - cho rằng, nền kinh tế Mỹ đang phải đối mặt với nguy cơ khủng hoảng tài chính nặng nề. Điều này rất có thể sẽ kéo theo cuộc khủng hoảng kinh tế trên toàn thế giới.

Cố vấn kinh tế cấp cao của Ngân hàng Ngoại thương Pháp -giáo sư Patrick Artus - đánh giá, cùng với việc số lượng người được tiêm chủng vaccine ngừa COVID-19 trên thế giới ngày càng tăng, nền kinh tế của nhiều nước đang có dấu hiệu khởi sắc. Trong quý I/2021, tăng trưởng GDP của Mỹ ước đạt 6,4%. Trên cơ sở đó, Chính phủ Mỹ đã đề ra mục tiêu đạt mức tăng trưởng GDP cả năm 2021 là 7,4%. Nhiều chuyên gia phân tích kinh tế trên thế giới khen ngợi nền kinh tế Mỹ đang phục hồi một cách “hoành tráng”.

Tuy vậy, nền kinh tế thế giới vẫn sẽ phải đối mặt với nguy cơ khủng hoảng nặng nề, nhất là với các nền kinh tế lớn như Mỹ. Vì vậy, các quốc gia cần đưa ra các biện pháp ứng phó phù hợp.

Nền kinh tế thế giới vẫn sẽ phải đối mặt với nguy cơ khủng hoảng nặng nề, nhất là với các nền kinh tế lớn như Mỹ. Ảnh: AFP

Nền kinh tế thế giới vẫn sẽ phải đối mặt với nguy cơ khủng hoảng nặng nề, nhất là với các nền kinh tế lớn như Mỹ. Ảnh: AFP

AFP dẫn lời ông Patrick Artus chỉ ra rằng, nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên là do tổng dư nợ của Mỹ đang chiếm tỉ trọng tương đối cao so với GDP. Nếu Chính phủ Mỹ không cân nhắc tăng trần nợ để đảm bảo mục tiêu giữ vững an ninh tài chính, thì nhiều khả năng vào tháng 8.2021, Mỹ sẽ phải đối mặt với tình trạng vỡ nợ, tín dụng của đồng USD sẽ theo đó sụt giảm mạnh mẽ. Hiện tại, các khoản nợ khổng lồ của Mỹ với giá trị lên tới 28 nghìn tỉ USD có thể là nhân tố tác động tiêu cực đến quá trình phục hồi kinh tế của nước này.

Bên cạnh đó, cùng với việc các gói kích thích kinh tế do Chính phủ Mỹ ban hành dần giảm tác dụng, các chỉ số kinh tế, việc làm của Mỹ cũng sẽ theo đó mà bị sụt giảm. Theo các nhà phân tích thị trường, sự phục hồi kinh tế của Mỹ có thể đã đạt đến đỉnh điểm.

Ngoài ra, việc phát hành quá mức đồng USD và các chính sách tài chính lỏng lẻo của Chính phủ các nước Nhật Bản, khối EU, Anh… đã làm gia tăng lạm phát toàn cầu, từ đó có tác động tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế.

Một yếu tố đáng chú ý khác là việc Chính phủ Mỹ “quá tay” phát hành đồng USD đã liên tục đẩy giá bất động sản và chứng khoán toàn cầu tăng cao. Hiện tại, thị trường chứng khoán và thị trường bất động sản Mỹ đang ở trong tình trạng “ổn định giả”, một khi bong bóng của thị trường chứng khoán, bất động sản vỡ, hai thị trường này sẽ điều chỉnh giá rơi xuống mức thấp phù hợp, thậm chí khả năng xảy ra khủng hoảng tài chính cũng rất cao.

Cuối cùng, sự phân bổ thu nhập không hợp lý trong nhiều tầng lớp lao động Mỹ cùng với vật giá tăng mạnh sẽ khiến nhu cầu tiêu thụ hàng hóa của người dân Mỹ giảm mạnh.

Sự phân bổ thu nhập không hợp lý trong nhiều tầng lớp lao động Mỹ cùng với vật giá tăng mạnh khiến nhu cầu tiêu thụ hàng hóa của người dân Mỹ giảm mạnh. Ảnh: AFP

Sự phân bổ thu nhập không hợp lý trong nhiều tầng lớp lao động Mỹ cùng với vật giá tăng mạnh khiến nhu cầu tiêu thụ hàng hóa của người dân Mỹ giảm mạnh. Ảnh: AFP

BẢO NHUNG - Theo Lao Động

Luật sư tư vấn miễn phí

Gọi ngay
0902818158- 0906834543
0906834543
0902818158

Tin pháp luật

CÁC ĐỐI TÁC

  • Nhà Đất Phúc An Khang
  • The Diplomat
  • The NewYork Review of Book
  • CogitAsia
  • Reuters
  • Viet Studies
  • The NewYork Times
  • TIME
  • Bloomberg Bussiness