TIN TỨC

fanpage

Thống kê truy cập

  • Online: 223
  • Hôm nay: 198
  • Tháng: 1621
  • Tổng truy cập: 5245625
Chi tiết bài viết

Nhà nghiên cứu Nguyễn Thị Hậu: Mất giới điền chủ là thiệt thòi lớn

[143243]hau_khao_co0001

Là nhà nghiên cứu văn hóa luôn gắn liền với những điểm nóng của thời cuộc, cái nhìn khách quan, tỉnh táo của chị về nông dân, nông nghiệp và nông thôn chạm đến sâu hơn của kiến trúc thượng tầng…

Suốt những ngày qua, câu chuyện về nông nghiệp đang nóng lên trên mọi diễn đàn, số tiền đầu tư vào nông nghiệp đang tăng với tốc độ chóng mặt, nhưng dường như ít ai để ý đến vấn đề căn cốt là đời sống tinh thần của người nông dân?

Từng có rất nhiều dịp đi về nông thôn đồng bằng Nam Bộ, tôi thấy đồng ruộng vẫn còn đó, nhưng hồn vía nông thôn không còn nữa, người nông dân cảm thấy bị mất gốc ngay trên mảnh đất của mình. Điệp khúc được mùa vẫn khổ, phân bón, thủy lợi, nhân lực rất khan hiếm, làm ruộng trong tâm trạng thấp thỏm, không biết mảnh đất này bao giờ chuyển đổi, mùa tới sẽ thế nào?

Sự thấp thỏm, không yên tâm ngay trên mảnh đất của mình thể hiện rõ nông dân, nông thôn, nông nghiệp rất bất an. Chưa kể ở những khu vực đền bù đất đai xảy ra bất ổn từ gia đình đến xã hội. Người dân không biết quản lý một số tiền lớn từ đền bù đất đai. Không ai đứng ra chăm lo từ số vốn đó người nông dân sẽ chuyển đổi cung cách làm ăn của mình như thế nào. Nhiều gia đình sau khi bán đất được một cục tiền thì… tan tác, rời quê hương không biết làm gì. Không hề có thêm một chút tri thức nào để tạo ra cuộc sống tốt hơn. Lên KCN làm công nhân mà không có tay nghề, chỉ bán sức lao động rẻ mạt ở dây chuyền công nghệ đơn giản, họ rất dễ bỏ việc vì sức lao động của người nông dân không thể tăng giá trị… Đó là vòng luẩn quẩn khiến cho các KCN – vùng đô thị mới – cũng bất ổn.

Tất cả sẽ tác động đến đô thị, người nhập cư sẽ nhiều hơn, gốc rễ nông nghiệp bị lung lay, nông dân không coi nông nghiệp là phương thức sống của mình nữa?

Người lớn mà không có trách nhiệm với cộng đồng thì người ở dưới làm sao không làm chuyện thiếu lương tâm, từ chuyện nhỏ đến chuyện lớn. Đây là hậu quả của một nền giáo dục không chỉ ở nhà trường mà toàn xã hội. Vốn xã hội bị hao hụt rất nhiều mà không ai có câu hỏi làm thế nào để bù đắp.

Người làm lịch sử như tôi rất thắc mắc, tại sao không bắt đầu công nghiệp hóa từ nông nghiệp? Thay vì tốn rất nhiều thời gian, máy móc sẽ giúp cho người có thêm nhiều tri thức từ đó văn hóa được nâng lên. Những máy móc để đỡ đần cho nông dân hiện nay hầu như được sáng chế từ những kỹ sư chân đất. Khu vực Nam Bộ là điển hình sáng chế của nông dân, họ vô cùng vất vả để mày mò chế tạo, sản xuất, bản quyền ra sao cũng vô cùng khó khăn.

Tại sao không đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp? Với một nước xuất phát từ nông nghiệp, nguồn sống chính vẫn phải bằng nông nghiệp. Bao nhiêu trường, Viện kỹ thuật phải làm cho người nông dân được hưởng lợi chứ.

Tôi hiểu bên cạnh đó còn vấn đề sở hữu ruộng đất nữa, nhưng kỹ thuật là cái bổ sung rất nhiều cho nông dân, vì nếu chỉ bán sức một cách đơn giản cho trời, cho dây chuyền sản xuất thì sẽ không thể thay đổi văn hóa, nhận thức. Đó là bài học mà rất nhiều nước đã thực hiện như Thái Lan. Tỷ trọng nông nghiệp Thái Lan rất lớn, nhưng đầu tư rất bài bản về kỹ thuật, không phụ thuộc vào trời đất như chúng ta.

Vậy con đường công nghiệp hóa với một đất nước nông nghiệp đã đi đúng hướng hay chưa?

Chưa có đất nước nào mà tỷ lệ mắc bệnh ung thư nhiều như ở Việt Nam, nguyên nhân chủ yếu là do thực phẩm nhiễm độc tràn lan và không thể kiểm soát, khó nhất phải chăng là thay đổi ý thức làm nông?

Cuộc cách mạng về kỹ thuật, máy móc chỉ là bên ngoài, nhưng nếu con người không có ý thức, chạy theo lợi nhuận bằng mọi giá thì thực phẩm bẩn, bị ô nhiễm, thuốc tăng trọng… vẫn qua thực phẩm đến bao tử người tiêu dùng. Không thể đổ thừa cho cơ chế chung chung, mà do ứng xử văn hóa con người với con người cực kỳ có vấn đề. Chưa bao giờ sự lạnh lùng, bất chấp hậu quả lại trở thành phổ biến, tràn lan như bây giờ. Ai cũng biết, cũng kêu, nhưng chỉ chấp nhận một cách rất… AQ. Tâm trạng không thể không ăn, đằng nào cũng chết! Vì sao lại đến mức như thế?

Nói cho cùng mặt bằng dân trí chung 40 năm qua chưa được cải thiện nhiều. Ý thức tự giác với cộng đồng, lương tâm, trách nhiệm, nghĩ đến người khác dường như không được giáo dục. Nó lan rộng như một thói quen, dột từ nóc dột xuống. Người lớn mà không có trách nhiệm với cộng đồng thì người ở dưới làm sao không làm chuyện thiếu lương tâm, từ chuyện nhỏ đến chuyện lớn. Đây là hậu quả của một nền giáo dục không chỉ ở nhà trường mà toàn xã hội. Vốn xã hội bị hao hụt rất nhiều mà không ai có câu hỏi làm thế nào để bù đắp.

Phải chăng vì chúng ta quá chạy theo mục tiêu GDP, mọi thứ khác không quan tâm. Ứng xử với thiên nhiêm vô văn hóa thì làm sao có thể tồn tại trong môi trường thiên nhiên đầy biến động? Mối quan hệ giữa kinh tế và văn hóa, chỉ dừng ở văn bản, còn trong thực tiễn, kinh tế cứ phóng về phía trước, còn văn hóa ở đâu, diện mạo thế nào thì không được quan tâm. Văn hóa phải thích ứng thế nào với xã hội hiện nay cũng không dễ hình dung ra được.

Muốn kinh tế bền vững thì gốc rễ văn hóa phải dược xây dựng bài bản. Bài học kinh nghiệm của lịch sử là phải chỉ ra sai lầm người đi trước, không thể chỉ là ca ngợi thành tựu người đi trước. Càng nghiên cứu về lịch sử, văn hóa, càng thấy tư duy “đi tắt đón đầu” chỉ cần thấy kết quả là rất nóng vội, duy ý chí, có gì đó phù hợp với tâm thức luôn tìm kiếm trông chờ thần tượng, anh hùng… Đó là tâm lý chưa trưởng thành của con người

Vừa trở về từ Nga, chị chiêm nghiệm ra điều gì về nông thôn ở đấy?

Nói về đời sống nông thôn Nga, theo tôi Tchekhov là người chạm vào “đau nhất”. Nhiều nhân vật của ông là tầng lớp điền chủ có học, họ thương xót và trăn trở thực sự với đời sống người nông dân, tri thức trong họ thể hiện thành trách nhiệm với xã hội, với cộng đồng nhỏ là trang trại của họ, và những tác phẩm của nhiều văn hào Nga khác đã vẽ nên một tầng lớp điền chủ có tri thức mà trong đó nhiều người đã bước ra xã hội.

Nông thôn Việt Nam thiệt thòi lớn là mất hẳn tầng lớp điền chủ. Ngày xưa, các điền chủ Nam Bộ chính là tầng lớp gìn giữ nền tảng văn hóa Nam Bộ. Cách họ hiểu và tôn trọng tri thức, chuyện họ làm việc nghĩa là trách nhiệm của người có học. Rất tiếc không ai nghiên cứu về gia thế điền chủ Nam Bộ. Cho người nghèo một đống tiền mà không cho họ tri thức thì có khi lại làm khổ chính họ. Tư duy coi nông thôn chỉ là nơi khai thác là sai lầm hoàn toàn, phải nuôi dưỡng nó để có sức tồn tại, không để thành vùng trũng về văn hóa giáo dục như thực trạng ở đồng bằng Nam bộ hiện nay!

Kim Yến (thực hiện) – Hoàng Tường (họa chân dung)

Luật sư tư vấn miễn phí

Gọi ngay
0902818158- 0906834543
0906834543
0902818158

Tin pháp luật

CÁC ĐỐI TÁC

  • Nhà Đất Phúc An Khang
  • The Diplomat
  • The NewYork Review of Book
  • CogitAsia
  • Reuters
  • Viet Studies
  • The NewYork Times
  • TIME
  • Bloomberg Bussiness