TIN TỨC

fanpage

Thống kê truy cập

  • Online: 223
  • Hôm nay: 198
  • Tháng: 1621
  • Tổng truy cập: 5245625
Chi tiết bài viết

Nhìn lại 16 năm tranh giành mặt bằng hội sở Ngân hàng ACB

Vụ án tranh chấp mặt bằng tại số 446-448 Nguyễn Thị Minh Khai, quận 3, hiện là hội sở giao dịch chính của Ngân hàng TMCP Á Châu đến nay vẫn chưa có hồi kết với hàng loạt vấn đề gay cấn gây nhiều bức xúc trong dư luận.

 

Căn nhà số 446-448 Nguyễn Thị Minh Khai, Q.3, TPHCM hiện đang là hội sở của Ngân hàng ACB (Ảnh: Minh Hằng)

Căn nhà số 446-448 Nguyễn Thị Minh Khai, Q.3, TPHCM có diện tích gần 1,000m[SUP]2[/SUP] nguyên thuộc sở hữu của ông Nguyễn Đắc Kha và vợ là bà Vương Thị Khanh. Trước khi xuất cảnh sang Pháp, vợ chồng ông Kha đã làm ủy quyền quản lý căn nhà nói trên cho ông Phan Bình (nguyên cán bộ Công an TPHCM). Việc ủy quyền được Sở Quản lý Nhà đất và Công trình công cộng chấp thuận năm 1980.

Đến năm 1995, ông Kha và bà Khanh từ Mỹ làm giấy xác nhận tiếp tục ủy quyền cho ông Bình quản lý và sử dụng căn nhà trên. 

Năm 1999, ông Bình ký hợp đồng cho Ngân hàng Á Châu thuê sử dụng phần lớn diện tích căn nhà, phần còn lại 270m² được ông Bình ngăn lại để gia đình sinh sống.

Nhiêu khê …nhà vắng chủ

Vấn đề bắt đầu nảy sinh từ ngày 13/11/1997, khi Công an TPHCM kiến nghị UBND TPHCM không công nhận việc ủy quyền quản lý nhà cho ông Bình và thu hồi căn nhà 446-448 Nguyễn Thị Minh Khai với lý do… phục vụ cho yêu cầu của ngành.

Ngày 28/09/1999, UBND TP ban hành quyết định thực hiện xác lập sở hữu Nhà nước đối với căn nhà số 446-448 Nguyễn Thị Minh Khai với lý do “nhà vắng chủ”. Sau đó không lâu, ngày 25/09/2000, Sở địa chính – Nhà đất quyết định thu hồi giấy phép ủy quyền của vợ chồng ông Kha dành cho ông Bình.

Ngay lập tức, ông Bình làm đơn khiếu nại với quyết định của Sở địa chính – Nhà đất nhưng bị bác đơn. 

Ông Bình sau đó gửi đơn lên Bộ Xây dựng. Ngày 17/02/2003, Bộ Xây dựng có công văn đề nghị UBND TP hủy bỏ quyết định xác lập sở hữu Nhà nước tại căn nhà số 446 -448 trên. Đồng ý với đề nghị của Bộ Xây dựng nhưng UBND TP vẫn tiếp tục "tạm quản lý" vì không công nhận tính pháp lý của giấy ủy quyền quản lý nhà giữa ông Kha, bà Khanh và ông Bình.

Năm 2007, bà Khanh có làm đơn xin lại nhà của mình nhưng lại bị UBND TP bác đơn. Sau đó Bà Khanh ủy quyền cho con trai mình là Nguyễn Đắc Quang, quốc tịch Mỹ, tiếp tục theo đuổi vụ kiện.

Sự việc tranh chấp giữa chủ và người được ủy quyền quản lý căn hộ với UBND TP kéo dài cho đến năm 2009. Ngày 6/7/2009, Bộ Xây dựng đã có văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ xin kiến nghị hướng giải quyết đối với khiếu nại của bà Vương Thị Khanh về việc hủy bỏ việc xác lập sở hữu Nhà nước đối với căn nhà 446-448 Nguyễn Thị Minh Khai. 

Được sự chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Xây dựng ra Quyết định công nhận quyền sở hữu của ông Kha và bà Khanh đối với căn nhà 446-448 và yêu cầu UBND TPHCM hủy bỏ quyết định xác lập sở hữu Nhà nước đã ban hành.

Mãi đến ngày 04/07/2011, UBND TP chính thức có quyết định hủy bỏ việc xác lập sở hữu Nhà nước đối với căn nhà số 446 – 448 Nguyễn Thị Minh Khai, công nhận quyền sở hữu căn nhà của vợ chồng bà Khanh và yêu cầu Công ty TNHH MTV Quản lý kinh doanh nhà TP phải thực hiện thanh lý hợp đồng cho thuê căn nhà trên với Ngân hàng Á Châu.

Đáng chú ý là trong quyết định hủy bỏ quyền xác lập của UBND TP ngày 04/07/2011 có cả yêu cầu thanh lý hợp đồng thuê nhà giữa ACB và Công ty TNHH MTV Quản lý kinh doanh nhà TP, nhưng chưa bên nào thực hiện. Thậm chí, ngày 19/12/2011, hai bên còn ký tiếp phụ lục hợp đồng gia hạn thời gian thuê căn nhà 446-448 Nguyễn Thị Minh Khai đến 30/06/2012.

Một lần nữa vào ngày 15/12/2012 Phó Chủ tịch UBND TPHCM Nguyễn Hữu Tín tiếp tục ký văn bản chỉ đạo việc thanh lý hợp đồng thuê nhà giữa hai bên.

Cho đến tháng 3/2013 thì vẫn chưa thấy có gì tiến triển thêm. Phía ACB kiến nghị được tạm tiếp tục sử dụng phần nhà đất trên cho đến khi có phán quyết của tòa án. ACB cho rằng việc bàn giao mặt bằng 446 – 448 Nguyễn Thị Minh Khai sẽ làm cho khách hàng dễ bị hiểu nhầm và gây ảnh hưởng tiêu cực đến hệ thống ngân hàng.

Tuy nhiên, Sở Xây dựng TPHCM cho rằng không có cơ sở để giải quyết kiến nghị này. Đây không phải là tài sản của ACB, do vậy việc thanh lý hợp đồng thuê, bàn giao mặt bằng không tạo ra thông tin tiêu cực. 

Tiền nặng hơn gia đình?

Không chỉ vướng phải tranh chấp tài sản với người ngoài, bà Khanh còn bị chính con trai mình thực hiện những hành vi chiếm đoạt tài sản là toàn bộ giá trị căn nhà 446 – 448. 

Cụ thể vào năm 2010, ông Quang đã ký cam kết bán căn nhà trên cho ông Vũ Huy Hoàng với giá 212 tỷ đồng nhưng bị bà Khánh phát hiện và ngăn chặn. Sau đó bà Khánh yêu cầu cơ quan chức năng hủy ủy quyền cho ông Quang và đề nghị không cấp giấy chứng nhận nhà đất cho bất kỳ ai.

Tuy nhiên, đến 14/10/2011, ông Quang vẫn ký được hợp đồng chuyển nhượng căn nhà cho bà Đặng Thu Hà với giá 250 tỷ đồng. 

Chẳng những vậy, trước đó một ngày, vào ngày 13/10/2011, ông Quang ký hợp đồng thuê nhà với Ngân hàng ACB (ông Đỗ Minh Toàn, Phó TGĐ của ACB làm đại diện) với thời gian 50 năm. Tại thời điểm này, hợp đồng thuê nhà giữa ACB (do ông Đàm Văn Tuấn, Phó Tổng giám đốc ACB làm đại diện) với Công ty TNHH MTV Quản lý kinh doanh nhà TP ký ngày 29/03/2011 vẫn đang được thực hiện.

Sự việc kéo dài cả 16 năm với nhiều phán quyết từ các đơn vị có thẩm quyền nhưng dường như vẫn chưa có hồi kết….

 

Đòi tiền hứa thưởng khi hợp đồng đã bị chấm dứt

 (PL&XH) - Trước đó, gia đình ông Quang đã chi tạm ứng tiền hứa thưởng cho ông Thịnh gần 6,8 tỷ đồng. Có giấy ông Thịnh ký xác nhận đã nhận tiền từ ông Quang.


Nguồn cơn vụ việc

Theo phản ánh của ông Nguyễn Hồng Tản, SN 1978, phường 7, TP Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu là đại diện theo ủy quyền của ông Nguyễn Đắc Quang, SN 1953, trú tại phường 14, quận Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh, để giải quyết các tranh chấp liên quan đến căn nhà 446 - 448 Nguyễn Thị Minh Khai, phường 5, quận 3, TP Hồ Chí Minh (căn nhà 446 – 448). Theo ông Tản, gần đây trên một số phương tiện thông tin đại chúng có đăng tải vụ việc tranh chấp căn nhà 446 - 448. Tuy nhiên, một số thông tin đã được đăng tải là chưa chính xác, nhằm bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của các bên liên quan, ông Tản đã có đầy đủ tài liệu về nguồn gốc căn nhà nói trên và phân tích rõ bản chất vụ việc tranh chấp hiện nay.

Theo ông Tản, căn nhà số 446 – 448 (trước đây là căn nhà 446 – 448 Hồng Thập Tự, Sài Gòn – Thái Bình) thuộc sở hữu của 2 cụ Nguyễn Đắc Kha (cụ Kha mất năm 2004) và cụ Vương Thị Khanh, là cha, mẹ ông Nguyễn Đắc Quang. Năm 1980, cả gia đình cụ Khanh xuất cảnh sang Mỹ và có làm giấy ủy quyền quản lý, sử dụng căn nhà cho ông Phan Bình.

Ngày 28-9-1999, UBND TP. Hồ Chí Minh ra Quyết định 896/QĐ-UB, về việc xác lập sở hữu Nhà nước đối với căn nhà số 446 – 448, với lý do nhà vắng chủ. Do quyết định này không phù hợp với các quy định của pháp luật nên gia đình ông Quang đã gửi đơn khiếu nại đến các cơ quan có thẩm quyền đề nghị khôi phục quyền sở hữu căn nhà nói trên cho gia đình ông. Trong quá trình đề nghị UBND TP. Hồ Chí Minh trả lại nhà, do không am hiểu nhiều về luật pháp Việt Nam nên gia đình ông Quang có nhờ Trung tâm Thông tin Tư vấn pháp luật Tân Việt (TTTVPL Tân Việt) thuộc Hội Luật gia Việt Nam, để tư vấn pháp lý.

Ngày 8-1-2007, ông Đặng Đình Thịnh – Chánh Văn phòng TTTVPL Tân Việt đã ký và đóng dấu của TTTVPL Tân Việt, làm chứng việc cụ Khanh ký kết Hợp đồng hứa thưởng với con trai là ông Quang. Theo đó, cụ Khanh giao cho ông Quang toàn quyền làm thủ tục xin trả lại quyền sở hữu căn nhà trên và tặng cho ông Quang toàn bộ giá trị căn nhà sau khi trừ chi phí xin trả lại nhà.

Trong thời gian nhờ TTTVPL Tân Việt tư vấn pháp lý, cụ Khanh và ông Quang được ông Thịnh cho biết việc đòi lại nhà là rất khó khăn, phải làm việc với rất nhiều cơ quan chức năng, nên một người mới về nước như ông Quang khó có thể làm được. Đồng thời, ông Thịnh gợi ý sẽ giúp đỡ ông Quang và đề nghị ông Quang phải trả thưởng cho mình 15% giá trị căn nhà. Do không am hiểu pháp luật và tin tưởng ông Thịnh là luật gia – Chánh Văn phòng TTTVPL Tân Việt nên cụ Khanh, ông Quang đã đồng ý ký Hợp đồng hứa thưởng 15% giá trị căn nhà trên với cá nhân ông Thịnh. Sau đó, ông Thịnh còn nhiều lần đòi hỏi và yêu cầu cụ Khanh, ông Quang ký nhiều văn bản tăng giá trị hứa thưởng cho ông này, cụ thể là: Ngày 22-1-2008, mẹ con cụ Khanh phải ký Phụ lục Hợp đồng, tăng tiền hứa thưởng từ 15% lên 25% giá trị căn nhà; Ngày 2-7-2008, mẹ con cụ Khanh phải ký tiếp Bản cam kết với ông Thịnh tăng mức hứa thưởng lên 30%; Không dừng lại ở đó, ngày 28-11-2008, mẹ con cụ Khanh lại phải ký tiếp Thỏa thuận hứa thưởng cho ông Thịnh tăng lên 35% giá trị căn nhà.

Theo hợp đồng hứa thưởng giữa mẹ con cụ Khanh và ông Thịnh thì cá nhân ông Thịnh có trách nhiệm tư vấn, soạn thảo đơn thư, hỗ trợ pháp lý, đại diện cho cụ Khanh, ông Quang để khiếu nại và làm việc với các cơ quan chức năng, đòi lại căn nhà nói trên.

Ngày 8-01-2007, cụ Khanh ký Hợp đồng ủy quyền cho ông Thịnh để ông này liên hệ với các cơ quan có thẩm quyền nhận kết quả giải quyết khiếu nại.

Sự việc kéo nhiều năm nhưng ông Thịnh vẫn không giúp được gì cho gia đình ông Quang ông Quang đã phải trực tiếp đến liên hệ làm việc với các cơ quan chức năng TP. Hồ Chí Minh xin trả lại nhà. Khi này, gia đình ông Quang được biết việc trả lại nhà vắng chủ đã có chủ trương, chính sách pháp luật của Nhà nước. Sau đó, ông Quang tự làm văn bản và tiến hành các thủ tục đề nghị cơ quan có thẩm quyền trả lại nhà. Và ngày 17-4-2011, bà Khanh gửi thông báo tới ông Thịnh để chấm dứt thỏa thuận hứa thưởng với ông này. 

Trước đó, gia đình ông Quang đã chi tạm ứng tiền hứa thưởng cho ông Thịnh gần 6,8 tỷ đồng. Có giấy ông Thịnh ký xác nhận đã nhận tiền từ ông Quang. “Về nguyên tắc, đây là khoản thu nhập cá nhân của ông Thịnh và không biết ông Thịnh có kê khai nộp thuế thu nhập đối với số tiền này theo quy định pháp luật hay không”, ông Tản cho biết.

Ngày 28-6-2011, Bộ Xây dựng có Quyết định số 656/QĐ/BXD, về việc giải quyết khiếu nại của bà Vương Thị Khanh để trả lại nhà cho gia đình bà thì hơn một tuần sau, ngày 7-7-2011, ông Thịnh đã khởi kiện gia đình bà Khanh, ông Quang ra tòa án để đòi trả tiền hứa thưởng. Theo đó, ban đầu ông Thịnh yêu cầu mẹ con cụ Khanh phải trả thưởng 3 tỷ đồng. Sau đó, ngày 2-8-2011, ông Thịnh xác định lại yêu cầu khởi kiện, đòi cụ Khanh, ông Quang phải trả tiền hứa thưởng tăng lên 50 tỷ đồng. Không dừng lại ở đó, ngày 24-10-2011, ông Thịnh tiếp tục xác định lại yêu cầu khởi kiện để đòi cụ Khanh, ông Quang phải thanh toán cho ông này số tiền hứa thưởng lên tới 145 tỷ đồng.


Lợi dụng chủ trương của Nhà nước để trục lợi?

Ông Tản cho biết: Theo Điều lệ thì Hội Luật gia Việt Nam là tập hợp các luật gia Việt Nam tự nguyện hoạt động vì sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ quyền tự do, dân chủ của nhân dân, góp phần xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Một trong những trách nhiệm của Hội Luật gia là tham gia tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật; tư vấn pháp luật, trợ giúp pháp lý miễn phí cho người nghèo và các đối tượng chính sách. Hội viên Hội luật gia có nhiệm vụ thực hiện các công việc được Hội giao, tham gia xây dựng pháp luật, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật.

“Trong khi đó, trên vị trí là Luật gia – Chánh văn phòng TTTVPL Tân Việt, ông Thịnh lại đứng ra ký kết Hợp đồng hứa thưởng, thực chất là Hợp đồng dịch vụ pháp lý với tư cách cá nhân giữa ông Thịnh với mẹ con cụ Khanh để yêu cầu mẹ con cụ Khanh phải trả thưởng 35% giá trị căn nhà số 446 – 448. Sở dĩ nói Hợp đồng hứa thưởng thực chất là Hợp đồng dịch vụ pháp lý vì theo nội dung Hợp đồng này, ông Thịnh phải thực hiện các việc tư vấn, soạn thảo đơn thư, hỗ trợ pháp lý, đại diện cho bà Vương Thị Khanh, ông Nguyễn Đắc Quang để khiếu nại, liên hệ làm việc với các cơ quan chức năng để đòi lại nhà. Điều này trái với Điều lệ Hội Luật gia Việt Nam”, ông Tản cho biết.

Việc trả lại quyền sở hữu nhà, đất cho mẹ con cụ Khanh là hoàn toàn đúng theo chủ trương, chính sách pháp luật của Nhà nước. Cho dù là cụ Khanh, ông Quang hay bất kỳ ai gửi đơn đến các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền đều được xem xét, giải quyết thỏa đáng, đảm bảo quyền lợi của người dân. Do vậy, việc trả lại quyền sở hữu nhà, đất cho mẹ con cụ Khanh, ông Quang là sự công tâm, khách quan của các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.

“Cần phải nói thêm rằng, thực tế trong suốt thời gian dài ông Thịnh không tư vấn pháp luật cho cụ Khanh, ông Quang mà chỉ soạn thảo một số đơn thư xin lại nhà gửi đi nhưng vẫn không xin được. Do vậy, ông Quang đã phải về nước để trực tiếp đến các cơ quan chức năng có thẩm quyền tiến hành các thủ tục xin lại nhà, đất và cuối cùng đã được các cơ quan có thẩm quyền giải quyết thỏa đáng, trả lại quyền sở hữu nhà đất cho mẹ con cụ. Trước đó, cụ Khanh đã gửi thông báo chấm dứt hợp đồng hứa thưởng với ông Thịnh. Nhưng khi thấy mẹ con cụ Khanh được Nhà nước trả lại nhà đất thì ông Thịnh quay sang khởi kiện, yêu cầu mẹ con cụ Khanh phải trả thưởng cho ông và sau nhiều lần thay đổi yêu cầu khởi kiện, cuối cùng ông này đòi mức trả thưởng… trên trời. Phải chăng, ông Thịnh đã lợi dụng chủ trương, chính sánh của Nhà nước để trục lợi? Bên cạnh đó, việc ông Thịnh đã nhận từ ông Quang số tiền gần 6,8 tỷ đồng lại không được ông này nhắc đến trong đơn khởi kiện?”, ông Tản cho biết.

Liên quan đến người thứ ba

Ông Tản cũng cho biết: Trước ngày 28-6-2011 (ngày Bộ Xây dựng ra quyết định giải quyết khiếu nại, trả lại nhà, đất cho gia đình cụ Khanh) thì căn nhà số 446 – 448 được Cty TNHH MTV Quản lý và Kinh doanh nhà TP Hồ Chí Minh (Cty QL-KD nhà) ký hợp đồng cho Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB) thuê làm trụ sở. Sau khi căn nhà trên được trả lại cho cụ Khanh, ông Quang đã làm xong thủ tục khai nhận di sản thừa kế, thì ACB đã ký kết hợp đồng để tiếp tục thuê nhà với gia đình cụ Khanh. Vừa qua, có một số thông tin cho rằng ACB gây khó khăn, trì hoãn, chống đối… việc trả lại căn nhà số 446 – 448 cho Cty QL-KD nhà là không đúng.

Trên thực tế, ngày 13-10-2011, sau khi hoàn tất thủ tục kê khai di sản thừa kế, căn cứ vào Giấy ủy quyền hợp pháp ngày 24-4-2009 và các văn bản liên quan, ông Nguyễn Đắc Quang đã ký Hợp đồng thuê nhà với ACB, trong đó có thỏa thuận khi ACB chấm dứt Hợp đồng thuê nhà với Cty QL-KD nhà thì ông Quang, bà Khanh sẽ cho ACB thuê nhà.

Ngày 14-10-2011, ông Nguyễn Đắc Quang có ký Thỏa thuận về việc chuyển nhượng bất động sản là căn nhà trên với bà Đặng Thu Hà và nhận tiền đặt cọc bán nhà. Việc ông Quang ký kết Thỏa thuận này để thể hiện việc ông Quang cam kết và nhận tiền đặc cọc chuyển nhượng căn nhà này và việc chuyển nhượng chỉ được thực hiện sau khi ông Quang được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng nhà, đất theo quy định của pháp luật. Trong Thỏa thuận này cũng quy định rõ các bên chỉ thực hiện việc chuyển nhượng khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện để chuyển nhượng theo quy định pháp luật.

Tuy nhiên, do ông Đặng Đình Thịnh khởi kiện bà Vương Thị Khanh, ông Nguyễn Đắc Quang nên các giao dịch này không thể tiếp tục thực hiện được. Ông Tản cho rằng, việc ông Thịnh khởi kiện đòi tiền hứa thưởng là không đúng và tham lam quá đáng vì trước khi các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền có văn bản trả lại nhà, đất cho cụ Khanh thì cụ Khanh đã có văn bản chấm dứt hợp đồng thỏa thuận hứa thưởng với ông Thịnh.

Được biết vừa qua, TAND TP Hồ Chí Minh có công văn số 403/TATP.TDS gửi UBND TP Hồ Chí Minh, thông báo về việc Tòa án đang thụ lý giải quyết vụ án “Tranh chấp hợp đồng hứa thưởng”, đồng thời đề nghị UBND TP Hồ Chí Minh giữ nguyên hiện trạng căn nhà số 446 – 448 cho đến khi có bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án cấp có thẩm quyền.    
Vụ “đòi tiền thưởng “khủng” hơn 140 tỉ đồng”: Cẩn trọng để không giao nhà… nhầm đối tượng!

 

 Giấy tờ cho tặng và đã khai nhận di sản thừa kế của ông Quang và bà Khanh. Ảnh: P.B

Hàng loạt vụ kiện nhằm vào ngôi nhà số 446-448 Nguyễn Thị Minh Khai, P.5, Q.3 (trụ sở Ngân hàng TMCP Á Châu - ACB), khi tòa chưa xét xử, nếu không cân nhắc và thận trọng trong quá trình thực hiện quyết định bàn giao nhà của UBND TPHCM sẽ dẫn đến giao nhà nhầm đối tượng.

  • Ngôi nhà trăm tỉ và vụ kiện đòi tiền thưởng “khủng” hơn… 140 tỉ đồng!
  • Vụ đòi tiền thưởng hơn 140 tỉ đồng: Cần chờ phán quyết của tòa!

Ủy quyền không hợp pháp

Báo Lao Động số ra ngày 5.9 có bài “Đòi số tiền thưởng “khủng” hơn 140 tỉ đồng” và số ra ngày 23.9 có bài: “Cần chờ phán quyết của tòa”, phản ánh ngôi nhà 446-448 Nguyễn Thị Minh Khai (Q.3) thuộc sở hữu của ông Nguyễn Đắc Kha và bà Vương Thị Khanh. Gia đình này xuất cảnh, căn nhà được Nhà nước quản lý do “nhà vắng chủ”. 

Ông Kha mất năm 2004, bà Khanh và ông Nguyễn Đắc Quang (con trai) về Việt Nam xin lại nhà. Năm 2007, bà Khanh làm “hợp đồng hứa thưởng” cho tặng toàn bộ tài sản nhà-đất cho ông Quang, có làm chứng của TT Thông tin tư vấn pháp luật Tân Việt - Hội Luật gia VN, do luật gia Đặng Đình Thịnh - Chánh Văn phòng (hiện là GĐ TT Tư vấn pháp luật tại TPHCM, Hội Luật gia VN) - ký tên, đóng dấu. Ngày 4.7.2013, UBND TPHCM ra QĐ số 3327/QĐ-UBND giao nhà cho bà Khanh. Bà Khanh lại làm ủy quyền cho bà Nguyễn Thị Bích Phượng (cháu bà Khanh, con gái ông Quang) đại diện nhận nhà. 

Luật sư Trần Đức Hùng - Trưởng Văn phòng luật sư Hùng Thịnh (Đoàn luật sư TPHCM) - cho rằng: “Do đã làm hợp đồng cho-tặng tài sản cho ông Quang, đến khi UBND TPHCM ra quyết định hủy bỏ xác lập sở hữu nhà nước đối với căn nhà, thì bà Khanh phải tiếp tục thực hiện hợp đồng cho-tặng đối với ông Quang. 

Bà Khanh cũng không thể ủy quyền cho bà Phượng nhận nhà, vì ông Kha - chồng bà Khanh - đã mất, thì hàng thừa kế thứ nhất phải là bà Khanh và các con. Bà Phượng là hàng thừa kế thứ hai (là cháu của người chết) nên bà Phượng chỉ được hưởng thừa kế và có quyền đối với di sản thừa kế nếu không còn người thừa kế ở hàng thừa kế thứ nhất...”. 

Chờ phán quyết của tòa

Hiện ngôi nhà trăm tỉ này xảy ra nhiều vụ kiện đều liên quan đến nhau. Ông Thịnh kiện bà Khanh, ông Quang đòi số tiền “thưởng” 145 tỉ đồng. Bà Đặng Thu Hà kiện ông Quang, bà Khanh vì phá vỡ hợp đồng mua bán nhà (bên bán đã nhận tiền cọc 210 tỉ đồng/giá bán 250 tỉ đồng). Ông Quang kiện bà Khanh về Hợp đồng hứa thưởng cho-tặng toàn bộ nhà, đất. Và ACB kiện ông Quang, bà Khanh về hợp đồng cho thuê nhà 50 năm, vì hiện nay hợp đồng vẫn đang còn hiệu lực. 

Chưa hết, hiện bà Phượng (con gái ông Quang) do không được sự ủy quyền của tất cả các đồng thừa kế, nên bà Phượng không có đầy đủ tư cách để được nhận bàn giao nhà trên thực tế. Do vậy, ông Quang - là một trong những đồng thừa kế của ông Kha - cũng xảy ra tranh chấp với bà Phượng về tư cách đại diện hợp pháp của bà Khanh và tranh chấp này cũng thuộc thẩm quyền giải quyết của tòa án. 

Luật sư Trần Đức Hùng cho biết: “Tôi được biết, hiện nay TAND TPHCM đang thụ lý nhiều vụ kiện liên quan đến căn nhà này; do vậy, rất cần thiết là UBND TPHCM xem xét không nên bàn giao nhà cho bất cứ ai, giữ nguyên hiện trạng để chờ phán quyết của tòa án, nhằm tránh lại xảy ra kiện cáo, gây thiệt hại cho các bên”. 

Ngày 16.10, người đại diện theo ủy quyền hợp pháp của ông Quang, bà Đặng Thu Hà và lãnh đạo ACB cho biết, họ đã có đơn cứu xét gửi đến UBND TPHCM và các cơ quan chức năng xem xét vụ việc một cách toàn diện và rất mong chờ TAND TPHCM xét xử để ra phán quyết.

Ông Nguyễn Hồng Tản (đại diện cho ông Quang) cho biết: “Tôi đã gửi đơn đến Hội Luật gia Việt Nam và TPHCM... vì có liên quan đến luật gia Đặng Đình Thịnh. Nhà nước trả nhà cho người dân là đúng, nhưng ông Thịnh chỉ soạn một số đơn khiếu nại rồi khởi kiện đòi tiền thưởng hơn 145 tỉ đồng khi vụ việc chưa được giải quyết xong. Ông Thịnh làm hợp đồng hứa thưởng là tư cách cá nhân và đã nhận hơn 6,7 tỉ đồng, như vậy theo quy định, điều lệ, tôn chỉ của Hội Luật gia thì ông Thịnh ký kết hợp đồng - mà bản chất là hợp đồng dịch vụ pháp lý - liệu có đúng pháp luật?”.

 

Luật sư tư vấn miễn phí

Gọi ngay
0902818158- 0906834543
0906834543
0902818158

Tin pháp luật

CÁC ĐỐI TÁC

  • Nhà Đất Phúc An Khang
  • The Diplomat
  • The NewYork Review of Book
  • CogitAsia
  • Reuters
  • Viet Studies
  • The NewYork Times
  • TIME
  • Bloomberg Bussiness