TIN TỨC

fanpage

Thống kê truy cập

  • Online: 223
  • Hôm nay: 198
  • Tháng: 1621
  • Tổng truy cập: 5245625
Chi tiết bài viết

Những hệ lụy của 0,1% tăng trưởng của TQ

Bắc Kinh

Trung Quốc đã chứng kiến sự hình thành của một tầng lớp người tiêu dùng lớn nhất thế giới

Xin đừng tự dối mình. Với tất cả những ai vẫn có ý kiến phản bác thì phải nói rằng tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc trong ba thập niên qua gần như là một phép lạ.

Hàng triệu người thoát nghèo đói, hàng tỷ USD của cải được tạo ra - và đất nước này đã chứng kiến sự hình thành một lớp người tiêu dùng lớn nhất mà thế giới từng biết đến.

Ngay cả với các số liệu kinh tế được đưa ra hôm thứ Ba 19/1 cho thấy tốc độ tăng trưởng thấp hơn, kinh tế gia Tony Nash vẫn nói rằng tăng trưởng của Trung Quốc trong năm 2015 bằng với kích thước của toàn bộ nền kinh tế Thụy Sĩ hoặc Ả Rập Saudi.

Nhưng có lên thì có xuống – hay nói theo định luật hấp dẫn là vậy. Vì thế cũng chẳng có gì đáng ngạc nhiên khi nền kinh tế này đang chậm lại.

Ít lâu nay chính phủ Trung Quốc đã nói tới quá trình chuyển đổi mà họ cố gắng thực hiện – từ bỏ đầu tư do nhà nước lãnh đạo và một nền kinh tế mà ngành sản xuất là chủ đạo chuyển sang một nền kinh tế phụ thuộc nhiều hơn vào các ngành dịch vụ.

Sự chuyển tiếp đó - mặc dù rõ ràng là cần thiết – vẫn là một quá trình đau đớn và mất thời gian.

Trung Quốc cũng cần phải lưu tâm tới việc duy trì mức tăng trưởng làm sao có thể đạt trên dưới 7% nhằm duy trì tốc độ tạo công ăn việc làm ổn định cho công dân của mình.

Chính những hệ lụy của tình trạng tăng trưởng chậm đi và ý nghĩa của nó đối với khu vực đang là mối quan ngại lớn nhất.

25 năm qua cho tới ngày nay

Người mua người bán tại Trung Quốc

Nền kinh tế của Trung Quốc vẫn phát triển nhưng tốc độ tăng trưởng không được như trước đây

Trong 25 năm cuối cùng của thế kỷ - khi nền kinh tế Trung Quốc bùng nổ - các nền kinh tế châu Á và toàn cầu đã ăn theo vận mệnh của nền kinh tế hùng mạnh đó.

Từ Úc đến Anh Quốc, tất cả đều muốn bán hàng vào thị trường khổng lồ Trung Quốc – kể cả các loại hàng hóa như than đá tới túi xách Louis Vuitton và áo khoác Burberry.

Làm ăn với Trung Quốc đã trở thành một điều bắt buộc trên phương diện kinh tế vì rất nhiều kinh doanh đến từ đó.

Quý vị chỉ cần nhìn vào chuyến thăm gần đây được tiếp đón hậu hĩnh của Chủ tịch Tập Cận Bình tới Anh Quốc để có thể thấy Trung Quốc đã trở thành quốc gia quan trọng như thế nào đối với các quốc gia phương Tây.

Trong khi Trung Quốc đại lục trở thành nhà máy của thế giới, người tiêu dùng được hưởng lợi từ các sản phẩm có giá thành thấp hơn mà Trung Quốc có thể xuất khẩu ra thế giới. Trung Quốc nhanh chóng trở thành động cơ siêu cường cho tăng trưởng toàn cầu. Hay chí ít tất cả chúng ta hy vọng là như vậy.

Những số liệu hôm thứ Ba cho ta thấy rằng là tập trung vào một trụ cột hỗ trợ cho nền kinh tế toàn cầu không chỉ là ngu ngốc mà còn đơn giản là sai lầm.

Trung Quốc phụ thuộc quá nhiều vào xuất khẩu để tăng trưởng, và theo đó các nước châu Á phụ thuộc quá nhiều vào Trung Quốc để phát triển.

Cảng tại Trung Quốc

Trung Quốc phụ thuộc quá nhiều vào xuất khẩu trong khi các nền kinh tế thế giới lại phụ thuộc vào Trung Quốc

Quý vị sẽ không bao giờ làm điều đó ngay chính trong việc đầu tư tài chính của riêng mình – đa dạng hoá vốn là từ thông dụng mà tất cả các nhà quản lý tiền bạc vẫn luôn rót vào tai chúng ta.

Trung Quốc vẫn đang phát triển - nhưng không nhanh như nước này trước đây - và thật khó có thể tìm được quốc gia nào có thể thay thế sức mạnh kinh tế của nước này.

Điều đó là một tin xấu đối cho tất cả các nước còn lại và chắc chắn có nghĩa là các chính phủ cần phải tìm ra cách thức mới để nhanh chóng duy trì tăng trưởng kinh tế.

0,1%, dường như nó không có vẻ gì là nhiều?

Nhưng đó là sự khác biệt giữa tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc ở mức ổn định hay ở mức thấp nhất trong một phần tư thế kỷ qua.

Luật sư tư vấn miễn phí

Gọi ngay
0902818158- 0906834543
0906834543
0902818158

Tin pháp luật

CÁC ĐỐI TÁC

  • Nhà Đất Phúc An Khang
  • The Diplomat
  • The NewYork Review of Book
  • CogitAsia
  • Reuters
  • Viet Studies
  • The NewYork Times
  • TIME
  • Bloomberg Bussiness