TIN TỨC

fanpage

Thống kê truy cập

  • Online: 13
  • Hôm nay: 106
  • Tháng: 5589
  • Tổng truy cập: 5150853
Chi tiết bài viết

Sách 21 bài học cho thế kỷ 21, Yuval Noah Harari

Bill Gates viết trên New York Times [1] về cuốn sách này như sau: Nếu như hai cuốn Sapiens và Homo Deus, đã đề cập đến quá khứ và tương lai, thì cuốn sách này của Harari hướng tất cả về hiện tại. Theo ông, mấu chốt ngừng sự lo lắng  là nhận thức được những điều cần phải lo lắng, cách thức để lo lắng về chúng. Như ông đã viết ở phần mở đầu “Thách thức lớn nhất của ngày hôm nay là gì. Những thay đổi quan trọng nhất là gì? Chúng ta nên chú ý đến điều gì? Chúng ta nên dạy con cái điều chi?”

Bản dịch tóm tắt phi lợi nhuận dựa trên bản gốc đăng tải trên Blinkist [2]. Người dịch là tôi rất cám ơn nếu nhận được phản hồi và gợi ý từ các bạn ở phần comment, còn dưới đây hoàn toàn là phần dịch và không có chút bình luận nào của tôi cả.  Vì bài dài trên nếu đọc trên nền tảng Sway thì trải nghiệm thân thiện hơn. 

 Dịch Sách “21 bài học cho thế kỷ 21”

21 LESSONS FOR THE 21TH CENTURY, Yuval Noah Harari, 8/2018 

 

—o0o—

Công nghệ máy tính đang làm đứt gãy hệ thống tài chính, kinh tế và chính trị của chúng ta

Thế kỷ 20 chứng kiến sự giành giật của ba lý tưởng chính trị: chủ nghĩa cộng sản, chủ nghĩa phát xít và chủ nghĩa tự do. Cuối thế kỷ 20, chủ nghĩa tự do, với quan điểm tôn vinh nền dân chủ, tự do kinh doanh và tự do cá nhân đã thắng thế. Nhưng nó sẽ đối mặt thế nào với thế kỷ 21?

Các tín hiệu của nền dân chủ tự do có vẻ không được tích cực cho lắm. Trong diễn biến này, cuộc cách mạng công nghệ thông tin bị liệt vào nhóm nguyên nhân. Từ những năm 1990 trở đi, công nghệ máy tính đã làm thay đổi thế giới và nó gây ra nhiều tranh cãi hơn bất kì một phương thức nào khác. Tuy tác động cúa cách mạng này rất rộng rãi, nhưng phần lớn các chính trị gia lại gặp khó khăn trong việc thấu hiểu nó, và thậm chí kiểm soát nó ngày càng kém.

Xét về tài chính thế giới, máy tính hiện đã làm cho hệ thống tài chính của chúng ta trở nên cực kỳ phức tạp, và rất ít người có đủ khả năng để hiểu được cách nó vận hành. Thế kỷ 21 vẫn đang tiếp diễn, trí tuệ nhân tạo được nâng cấp liên tục, chúng ta có thể chạm đến một trạng thái mới nơi không-một-ai đủ khả năng để hiểu bất-kì-một-dữ liệu tài chính nào. Đằng sau viễn cảnh này là khả năng lũng đoạn các quy trình chính trị. Thử tưởng tượng một tương lai với một hệ thống chính trị phải kiên nhẫn đợi các thuật toán bật đèn xanh cho kế hoạch tài chính và cải cách thuế chính phủ.

Tuy nhiên, đối với nhiều chính trị gia thế kỷ 21, lũng đoạn công nghệ lại không phải là một trong những nội dung trong chương trình nghị sự (agenda). Chẳng hạn như, trong suốt cuộc bầu cử Mỹ 2016, cả Donald Trump và Hillary Clinton đều không tranh luận về mối quan hệ của tự động hóa và thất nghiệp. Trên thực tế, sự công nghệ lại chỉ được thực sự tranh luận xung quanh vụ bê bối email của Clinton.

Bức tường của sự im lặng này khiến cử tri mất niềm tin vào việc kiến tạo chính phủ. Nhóm thường dân của đảng dân chủ tự do ở các nước Tây phương đều có cảm giác ngày càng mất giá trị trong thế giới nhiều thách thức của trí tuệ nhân tạo, toàn cầu hóa và máy móc.

Nỗi sợ đó khiến họ bối rối, lo lắng và cố gắng vận dụng sức mạnh chính trị mình sở hữu trước khi quá muộn.

Nếu bạn thấy điều này không đủ thuyết phục, hãy nhìn vào điểm nóng chính trị của năm 2016. Cả việc Brexit của Anh hay chuyện Donald Trump của Mỹ đắc cử đều được hỗ trợ bởi nhóm thường dân, những người luôn lo lắng rằng thế giới và hệ thống tự do chính trị đang thắng thế sẽ bỏ họ lại phía sau.

Trong suốt thế kỷ 20, công nhân lo lắng rằng công việc của họ sẽ bị người giàu lợi dụng. Nhưng ngày nay, đại chúng đang dè chừng việc mất địa vị trong một nền kinh tế công nghệ cao đang dần không cần đến công lao động của họ nữa.

Những khai phá mới trong lĩnh vực khoa học thần kinh đang trao quyền năng để máy tính tiếp quản công việc của con người

Dù rằng phần lớn các chuyên gia đều đồng ý rằng khoa học robot và học máy (machine learning) sẽ làm thay đổi gần như mọi thứ của thế kỷ 21, nhưng chúng ta không đoán được sự thay đổi đó sẽ như thế nào. Liệu hàng tỉ người có bị mất giá trong vòng 20 năm tới? Liệu tự động hóa có làm gia tăng thịnh vượng và đem đến công việc tốt cho tất cả mọi người hay không?

Nhóm lạc quan nghĩ rằng cuộc cách mạng công nghiệp thế kỷ 19 cũng từng lo sợ rằng máy móc sẽ làm cho một lực lượng lớn người lao động thất nghiệp khắp thế giới. Dựa vào đó mà họ cho rằng, công nghệ mới rồi cũng sẽ tạo ra những nghề nghiệp mới cho những công việc bị xóa sổ.

Thật không may, có một lý do chính đáng để dự đoán rằng, trong thế kỷ 21, tác động của máy móc lên lao động càng kinh khủng hơn.

Con người sở hữu hai loại năng lực – năng lực thể chất và năng lực tư duy. Trong cuộc cách mạng công nghiệp, con người trải qua sự cạnh tranh với máy móc trên bình diện thể chất đơn thuần. Còn năng lực nhận thức trong thời điểm đó, tiếp tục duy trì lợi thế vượt trội hơn so với máy tính. Vì thế, dù cho tự động hóa biến đổi các công việc thủ công của nền công nghiệp và nông nghiệp, đồng thời cũng đòi hỏi các kỹ năng nhận thức đặc biệt của con người, như phân tích, giao tiếp và học hỏi. Nhưng máy móc trong thế kỷ 21 đang ngày càng ngày trở nên thông minh đủ để cạnh tranh với những công việc dựa trên nền tảng nhận thức.

Gần đây, các nhà khoa học thần kinh đưa ra nhiều kết quả nghiên cứu quả quyết rằng nhiều quyết định, lựa chọn và cảm xúc của chúng ta, không phải là kết quả của các năng lực độc lập của con người, chẳng hạn như tự do ý chí (free will). Thay vào đó, tư duy của con người bắt nguồn từ năng lực của não bộ cho phép tính toán các khả năng trong một khoảng thời gian rất ngắn.

Những kết quả về khoa học thần kinh trên đã dẫn đến một vấn đề nan giải: Cuối cùng, liệu trí tuệ nhân tạo có hiệu quả hơn con người trong các lĩnh vực đặc biệt mang tính “con người” như luật pháp và ngân hàng hay không?

Nhiều khả năng là có. Các nhà khoa học máy tính nay nhận thức được điều tựa như không hiểu được của các hình thái đặc trưng mang tính “con người” thực chất là một mạng trung lập có thể nhận biết những hình mẫu quen thuộc và thực hiện những phép tính rất nhanh về các khả năng.

Vì vậy, trong thế kỷ 21, máy tính có thể đưa ra các quyết định ở ngân hàng , như liệu có nên cho một khách hàng vay tiền hay không, cũng như dự đoán chính xác liệu một luật sư trong phiên tòa có đang thiên vị hay không. Thậm chí công việc đòi hỏi sự nhận thức cao nhất cũng không tránh khỏi đe dọa từ tự động hóa.

Tranh luận vấn đề di cư đang đe dọa xâu xé Liên minh Châu Âu

Thế giới này chưa bao giờ là nhỏ bé. Nhưng thế kỷ 21 đang thay đổi theo cách mà tổ tiên chúng ta không bao giờ tưởng tượng được. Ví như, toàn cầu hóa mang cơ hội để con người khắp thế giới có thể gặp nhau. Nhưng không may, nó lại gây nên những xung đột

Trên thực tế, ngày càng có nhiều người vượt biên để tìm kiếm những công việc tốt hơn, an ninh đảm bảo hơn. Các nỗ lực để ly khai, đối mặt hoặc hòa nhập đều đẩy các lý tưởng chính trị và phẩm cách quốc gia đến những kiểm nghiệm khắc nghiệt nhất.

Thách thức di cư này đặc biệt liên quan mật thiết với châu Âu .

Thế kỷ 20, Liên minh châu Âu  được thành lập dựa trên tiền đề vượt lên trên các khác biệt văn hóa giữa Pháp, Đức và những quốc gia châu Âu khác. Nhưng mỉa mai thay, dự án chính trị này có thể bị sụp đổ bây giờ bởi sự thất bại việc điều phối khoảng cách văn hóa giữa công dân Châu Âu và những người di cư mới từ Trung Đông và châu Phi.

Ví dụ, ở đây, số lượng người nhập cư tăng nhanh và tăng cao, làm nổ ra các tranh luận giữa những người châu Âu về các vấn đề liên quan đến sự bao dung và phẩm cách.

Quan điểm người nhập cư nên cố gắng để hòa nhập vào đất nước mới đến được chấp nhận rộng rãi. Tuy nhiên, sự hòa nhập này đi đến đâu thì vẫn còn gây tranh cãi. Một nhóm dân chúng và tổ chức chính trị cho rằng, những người nhập cư nên xóa bỏ căn tính văn hóa gốc hoàn toàn, đến tận phong cách ăn mặc truyền thống, cấm kỵ trong ăn uống. Họ cho rằng những người nhập cư đến từ những nền văn hóa gia trưởng và nặng tính tôn giáo. Họ đang tiếp cận xã hội tự do châu Âu  thì phải thích nghi được với các chuẩn tắc vô thần và phong trào nữ quyền tại đất nước sở tại.

Ngược lại, những người nhập cư châu Âu từ thế hệ trước tranh đấu rằng, bởi châu Âu vốn sẵn đa dạng với các giá trị và thói quen khác biệt của nhiều nhóm người bản địa – Sẽ không công bằng nếu kỳ vọng những người nhập cư mới có thể hòa nhập với các giá trị tập thể trừu tượng, mà thậm chí, phần lớn người châu Âu gốc đã không còn gắn bó. Họ giải thích thêm rằng, chúng ta không thể kỳ vọng một người nhập cư đạo Hồi biến thành người đạo Thiên chúa khi mà với phần lớn người Anh, bản thân họ cũng không đến nhà thờ. Và câu hỏi đặt ra là, tại sao người nhập cư từ Punjab NÊN quên hương vị cà ri truyền thống, trong khi bạn sẽ bắt gặp phần lớn người Anh lại xuất hiện ở các nhà hàng cà ri vào tối thứ 6 (thay vì các cửa hàng Fish&Chip).

Vấn đề hòa nhập của nhóm di cư cuối cùng vẫn còn chưa đến hồi kết. Bài học là: những vấn đề tranh luận này không thể bị đóng khung như bình thường, giống như mâu thuẫn đạo đức giữa một người “phát xít” phản đối di cư và nhóm người di cư thế hệ trước đang tích cực quảng bá thông điệp “tự sát” của văn hóa châu Âu. Thay vào đó, vấn đề di cư-nhập cư nên được thảo luận một cách lí trý, dựa trên các quan điểm chính trị đa dạng và có tính chính thống.

Các nhóm khủng bố như al-Qaeda là bậc thầy thao túng

Không ai giỏi trò chơi cân não hơn là những tay khủng bố của thế kỷ 21. Kể từ sự kiện ngày 11 tháng 9 năm 2001, mỗi năm, liên minh châu Âu mất 50 người vì khủng bố. Ở Mỹ, con số này là 10.

Xét trong khoảng thời gian này, 80 nghìn người ở châu Âu và hơn 40 nghìn người ở Mỹ chết vì tai nạn giao thông. Rõ ràng là đường xá đe dọa mạnh mẽ đến sự sống của chúng ta hơn là nhóm khủng bố. Vậy vì sao Tây phương lại sợ khủng bố hơn là lái xe?

Chủ nghĩa khủng bố là một chiến lược điển hình để tận dụng điểm yếu và chia rẽ đảng phái. Khủng bố với mục tiêu thay đổi thể chế chính trị bằng cách gieo thật nhiều hạt giống sợ hãi vào tâm trí kẻ thù, thay vì phá hủy vật chất. Chúng không đủ mạnh để phá hủy, dù nhìn tổng quan thì khủng bố đe dọa đến mạng sống của con người. Thế kỷ 21 cho ta bài học về những chiến dịch khủng bố tàn nhẫn.

Lấy ví dụ, mặc dù sự vụ Al-Qaeda ngày 11 tháng 9 khiến 3 nghìn người Mỹ tử vong nhưng chỉ gây một ảnh hưởng rất nhỏ xét nếu về khía cạnh quân sự. Vụ khủng bố trước đó, Mỹ xung trận gần như bằng số lượng lính, tàu thủy, xe tăng – đường xá, hệ thống viễn thông, đường ray gần như không bị thiệt hại. Tuy nhiên, tác động nghe nhìn của Tòa Tháp đôi sụp đổ đủ lớn để cả đất nước vùng vẫy tìm kiếm các biện pháp trừng phạt đích đáng. Những tay khủng bố vốn muốn khơi bão chính trị ở Trung Đông. Và họ đạt được mục đích, chỉ một ít ngày sau vụ tấn công, George W. Bush tuyên bố tham gia cuộc chiến chống khủng bố ở Afghanistan. Và cho đến nay, nó vẫn còn gây nhiều tác động lên khu vực.

Làm sao một nhóm khủng bố nhỏ, yếu, nắm trong tay nguồn lực quân sự rất giới hạn, có thể  tiến hành thao túng được sức mạnh khủng nhất thế giới? Hãy hình dung câu trả lời bằng một ẩn dụ sau.

Hãy tưởng tượng các nhóm khủng bố như Al-Qaeda như con ruồi đang bay trong một tiệm gốm. Con ruồi muốn phá một vài thứ, nhưng không đủ mạnh để thậm chí là nhấc một tách trà. Nó nghĩ ra một ý hay hơn. Nhìn sang một con bò cũng đang ở trong tiệm, con ruồi chỉ cần vo ve quanh tai làm phiền con bò. Con bò điên tiết và sẽ muốn giết con ruồi. Và trong khi cố gắng để giết con ruồi, nó sẽ phá hủy hết tất cả những thứ xung quanh nó. Trong sự kiện ngày 11 tháng 9 và cuộc chiến chống khủng bố, con ruồi chiến binh Hồi Giáo đã thắng, và con bò Hoa Kỳ, với toàn bộ cơn giận và nỗi sợ, đã phá hủy tiệm gốm mang tên Trung Đông.

Và hôm nay, các tín đồ quá khích (fundamentalist) đang hả hê giữa những cuộc thảm sát bị bỏ lại phía sau. Bài học cho thế kỷ 21? Khủng bố sẽ chiến thắng một khi những chính phủ phản kháng quá độ.

Con người của thế kỷ 21 đang thiếu kiến thức là hơn chúng ta nghĩ

Qua nhiều thế kỉ, các xã hội tự do đã xác định niềm tin rất lớn rằng con người có thể tư duy và hành động một cách lý trí, hay con người là một chủ thể hoàn toàn độc lập và duy lý. Chẳng hạn như, nền dân chủ được xây dựng dựa trên quan điểm là các cử tri đủ biết cái gì là tốt nhất. Hệ thống thị trường tự do tư bản chủ nghĩa cũng được xây dựng dựa trên quan điểm khách hàng không bao giờ sai. Và như thế, hệ thống tự do học thuật dạy học sinh tri tạo khả năng tư duy độc lập.

Nhưng chúng ta đang ở thế kỷ 21, đặt quá nhiều niềm tin vào khả năng hành xử lý trí của con người là đỉnh cao của sai lầm. Vì sao? Bởi vì con người hiện đại, xét ở cấp độ cá nhân, biết rất ít về cách thế giới đang vận hành.

Nếu như con người ở thời kỷ đồ đá điều biết làm sao để săn bắt hái lượm, biết biến da động vật thành quần áo, tạo ra lửa nhờ các vật liệu xung quanh; thì con người hiện đại lại không thể đạt được mức tự cung tự cấp. Vấn đề là, mặc dù chúng ta yêu cầu các chuyên gia phải làm việc đáp ứng các nhu cầu của xã hội, nhưng cũng sai lầm khi nghĩ rằng, chúng ta biết nhiều hơn tổ tiên của mình ở thời kỳ đồ đá – dưới mức độ cá nhân. Trong một thí nghiệm, người tham gia được hỏi là liệu họ có biết chiếc bật lửa vận hành như thế nào hay không. Phần lớn trả lời là có. Nhưng khi được yêu cầu diễn giải chi tiết hơn – họ đều tỏ ra không có chút manh mối gì về cơ chế vận hành của một vật dụng cực kỳ thân thuộc như thế này.

Bài học thế kỷ? Người hiện đại thường trở thành con mồi của cái mà các nhà khoa học gọi là ảo ảnh tri thức (the knowledge illusion). Có nghĩa là, nhiều người tin rằng họ hiểu rất sâu, đơn giản chỉ vì họ sử dụng kiến thức mà người khác sở hữu như thể họ cũng sở hữu lượng kiến thức đó.

Hậu quả của ảo ảnh tri thức là các cá nhân trong xã hội – giống như cử tri và viên chức nhà nước, không hiểu được ngay cả việc đơn giản là thế giới này thực sự phức tạp như thế nào và sự hữu hạn kiến thức của chính chúng ta trước thế giới như nó hiện hữu.

Vì thế, chúng ta quan sát các cá nhân gần như không hiểu gì về dự báo khí tượng thủy văn, chính sách biến đổi khí hậu. hay các chính trị gia tán thành các giải pháp đối với mâu thuẫn ở Ukraine, Iraq, thậm chí họ còn không thể chỉ ra vị trí của chúng trên bản đồ.

Sau này, nếu ai đó nêu ý kiến của mình, hãy dẫn sâu thêm một chút để biết xem họ hiểu vấn đề đến mức nào. Bạn sẽ phải ngạc nhiên đấy!

Trường học của thế kỷ 21 cần bớt lượng thông tin và tăng khả năng phản biện

Những đứa trẻ sinh ra trong thời điểm tôi viết cuốn sách này sẽ ở tầm tuổi 30 vào năm 2050.  Và hi vọng là còn sống đến năm 2100. Vấn đề đặt ra là, phương thức giáo dục nào có thể giúp chúng đủ sẵn sàng cho thế kỷ tới?

Để trẻ em thế kỷ 21 có thể phát triển “thịnh vượng” và trở thành một người trưởng thành có đủ năng lực, chúng ta cần hình dung lại hệ thống trường học từ sơ khởi. Nói cách khác, những trường học đã đưa chúng ta đến đây không thể tiếp tục đưa bọn trẻ đến nơi mà chúng ta mong muốn.

Các trường học hiện nay đang đặt nhiều trọng tâm vào việc nhồi nhét thông tin, kiến thức cho học sinh. Cách tiếp cận này đã tỏ ra hiệu quả trong thế kỷ 19, bởi thông tin lúc đó còn khan hiếm và khó khai thác. Đó là lúc chưa hề tồn tại báo chí, không radio, không truyền hình, không thư viện cộng đồng. Thậm chí, thông tin là đối tượng được kiểm duyệt thường xuyên. Ở một số nước, chỉ có một lượng nhỏ tư liệu phục vụ bạn đọc được phát hành, không kể các nội dung tôn giáo và tiểu thuyết. Kết quả là, khi mà hệ thống giáo dục hiện đại được giới thiệu, đi kèm với trọng tâm truyền tải kiến thức trọng yếu về lịch sử, địa lý, sinh học, nó là đại diện sự tiến bộ lớn lao đối với người bình thường.

Tuy nhiên điều kiện sống bây giờ đã khác hẳn, và hệ thống giáo dục đã lỗi thời trong vô vọng. Ngày nay, chúng ta ngập lụt trong biển thông tin. Các chính phủ (hoặc phần lớn trong đó) đã không còn nỗ lực để kiểm duyệt các thông tin nữa. Chúng ta dùng smartphone mọi ngóc ngách trên thế giới, và có thể dành cả ngày để lướt Wikipedia, tiếp thu TED talks và học các khóa học trực tuyến (nếu đủ thời gian và đủ đam mê).

Ngày nay, vấn đề của ta không phải là khan hiếm thông tin, mà là thông tin sai lệch. Đối mặt với thông tin tràn lan, trường học nên dừng việc cưỡng chế học sinh phải học nhiều dữ liệu. Thay vào đó, những đứa trẻ cần được dạy để hiểu biển thông tin đang tấn công họ hằng ngày. Học cần được học làm sao để phân biệt giữa thông tin quan trọng và thông tin không liên quan, tin vịt, tin thực.

Trong thế kỷ 21, tin tức nằm trên đầu ngón tay. Chỉ có sự thật là cần nỗ lực thực sự thì mới tìm thấy được.

Sự thật không đến tai các nhà cầm quyền

Truth doesn’t speak to power [3]

Dễ lầm tưởng rằng những lãnh đạo có sức ảnh hưởng sẽ nắm tình hình rõ hơn người bình thường, hoặc họ biết nhiều sự thật về những điều mà người khác nghĩ. Nhưng thực tế thì không hẳn như thế. Vì sao? Vì khi một con người có nhiều quyền lực hơn, những người xung quanh dần dần sẽ ít tiết lộ tin tức quan trọng cho họ. Thay vào đó, những người xung quanh những nhà lãnh đạo trở nên quan tâm nhiều hơn đến việc bợ đỡ, tâng bốc. Họ cấm tiệt khả năng có thể nói ra một cái gì đó không hợp ngữ hoặc gây hoang mang trong thời gian tiếp xúc. Vì thế, nếu bạn muốn tiệm cận tới sự thật hãy cố gắng lân la ở vùng ngoại vi hơn là ngay tại trung tâm vòng xoáy quyền lực.

Tóm lại,

Thế kỷ này là thế kỷ của sự leo thang công nghệ và chính trị. Chúng ta có thể chuẩn bị cho tương lai bằng cách nhận thức được sự thiếu sót trong nhận thức mình khi đối mặt với sự phức tạp ngày càng gia tăng, khi thảo luận về các điểm nóng chính trị (như di cư) với đủ bình tĩnh lí trí. Con người cũng có thể tùy chỉnh để đáp ứng tương lai bằng việc học để phân biệt giữa tin thật và tin vịt.

Dù thế kỷ 21 đầy ắp nỗi sợ chủ nghĩa khủng bố và nạn thất nghiệp hàng loạt thì bạn nên nhớ rằng: cuối cùng, chìa khóa cho sự thịnh vượng và an ninh vẫn sẽ nằm trong tay chúng ta.

References:

[1] Bài của Bill Gates review về cuốn này trên The New York Times https://www.nytimes.com/2018/09/04/books/review/21-lessons-for-the-21st-century-yuval-noah-harari 

[2] Blinkist.com là một nền tảng cho phép người dùng đọc các tác phẩm Non-fiction đã được tóm tắt. Đây là một ứng dụng trả phí.

[3] Lấy ý từ “Speak truth to power”, là một thông điệp đấu tranh phi bạo động, đại ý rằng muốn tạo ra các thay đổi trong xã hội thì phải nói sự thật cho các nhà cầm quyền https://en.wikipedia.org/wiki/Speaking_truth_to_power

Luật sư tư vấn miễn phí

Gọi ngay
0902818158- 0906834543
0906834543
0902818158

Tin pháp luật

CÁC ĐỐI TÁC

  • Nhà Đất Phúc An Khang
  • The Diplomat
  • The NewYork Review of Book
  • CogitAsia
  • Reuters
  • Viet Studies
  • The NewYork Times
  • TIME
  • Bloomberg Bussiness