TIN TỨC

fanpage

Thống kê truy cập

  • Online: 223
  • Hôm nay: 198
  • Tháng: 1621
  • Tổng truy cập: 5245625
Chi tiết bài viết

Samsung đóng cửa nhà máy, thành phố Trung Quốc trở thành “thị trấn ma” không một bóng người

Huệ Châu, Trung Quốc, một thành phố thuộc tỉnh Quảng Đông đã trở thành thị trấn ma ngay sau khi Samsung quyết định chuyển cơ cấu nhà máy sản xuất sang Ấn Độ và Việt Nam, đóng cửa nhà máy ở thành phố này hồi tháng 10 vừa rồi. Năm ngoái, Samsung đã mở cửa nhà máy sản xuất điện thoại lớn nhất thế giới tại Noida, gần thủ đô New Delhi của Ấn Độ. Cơ sở mới của Samsung cho phép họ sản xuất 120 triệu chiếc điện thoại mỗi năm, và quá trình mở rộng sẽ hoàn tất vào năm 2020. So với Ấn Độ, nhà máy ở Huệ Châu tính trung bình sản xuất được 62 triệu máy điện thoại mỗi năm, nghĩa là phân nửa.

Đang tải Tinhte_Samsung2.jpg…

Nhà máy Samsung ở Huệ Châu được khánh thành tháng 8/1992, chỉ 4 ngày trước khi Bắc Kinh và Seoul ký kết quan hệ ngoại giao. Họ bắt đầu sản xuất loa đài vào những năm 90, chuyển sang sản xuất máy nghe nhạc MP3 đầu những năm 2000 và đến năm 2007 bắt đầu sản xuất smartphone.

Việc chuyển dịch sang Ấn Độ và Việt Nam của Samsung có thể coi là một động thái trả lời những biến động của cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung Quốc, và cũng là câu trả lời trước sự thay đổi vị thế của Trung Quốc trong vai trò mắt xích của chuỗi cung ứng công nghệ toàn cầu. Nơi từng được coi là “công xưởng của thế giới” đã nắm giữ thế độc quyền trong chuỗi cung ứng lắp ráp trong ít nhất 3 thập kỷ qua. Nhưng mọi thứ đang thay đổi kể từ khi tổng thống Trump lên nắm quyền.

Nhà máy đóng cửa, mọi ngành phụ trợ cũng gặp ảnh hưởng. Li Bing, chủ một nhà hàng gần khu công nghiệp Jinxinda tại Huệ Châu cho rằng, nhà hàng của cô từng rất đông khách khi những công nhân nhà máy Samsung lui tới ăn uống. Trước đây, khi Samsung còn hoạt động, mỗi tháng cô kiếm được 8.500 đến 9.900 USD, giờ mỗi ngày chỉ kiếm được vài trăm Tệ, mỗi đêm chỉ có vài khách lui tới.

Đang tải Tinhte_Samsung1.jpg…

Không có ai thế chỗ Samsung tại khu công nghiệp, ước tính 60% các nhà hàng và cửa tiệm đã phải đóng cửa, con số này sẽ còn tăng lên trong những tuần sau đó. Thậm chí những nhà máy thuộc chuỗi cung ứng, sản xuất linh kiện và sản phẩm phục vụ cho nhà máy của Samsung quanh đó cũng gặp ảnh hưởng. Liu Kaiming, giám đốc Viện Quan sát Đương đại, tổ chức theo dõi điều kiện lao động của người Trung Quốc cho rằng: “Samsung là doanh nghiệp lắp ráp dẫn đầu thế giới. Nhà máy ở Huệ Châu đã tạo ra được cả một hệ sinh thái cung ứng ở Quảng Đông và những tỉnh lân cận trong 20 năm qua. Ít nhất 100 nhà máy khác ở Quảng Đông sẽ phải đóng cửa. Họ không sống nổi nếu không có nhà máy của Samsung, chứ chưa nói đến các cửa tiệm nhà hàng quanh khu vực đó.”

Không chỉ người lao động bị cho nghỉ việc hàng loạt vì không còn đối tác tiếp nhận hợp đồng, mà giá bất động sản cũng tuột dốc. Ngay khi có tin nhà máy của Samsung đóng cửa, giá một tòa nhà tập thể 6 đến 7 tầng rộng 1.000 mét vuông tại khu công nghiệp Jinxinda ngay lập tức giảm từ 680.000 USD xuống còn 540.000 USD, nghĩa là giảm giá 3 tỷ 2, ấy vậy nhưng chẳng nhà đầu tư nào mặn mà. Tác động khi một nhà máy lớn ở vị trí trung tâm đóng cửa là quá lớn đối với cả kinh tế lẫn con người: “Trước đây những tòa nhà tập thể đó đầy những công nhân của Samsung hay các nhà máy phụ trợ gần đó. Muộn đến mấy cũng thấy những công nhân trẻ tuổi vào ra, ăn đêm ở các nhà hàng hay chơi điện tử ở các quán net. Giờ nhìn nó như thị trấn ma vì hầu hết các căn hộ đều trống trơn.”

Theo SCMP

Luật sư tư vấn miễn phí

Gọi ngay
0902818158- 0906834543
0906834543
0902818158

Tin pháp luật

CÁC ĐỐI TÁC

  • Nhà Đất Phúc An Khang
  • The Diplomat
  • The NewYork Review of Book
  • CogitAsia
  • Reuters
  • Viet Studies
  • The NewYork Times
  • TIME
  • Bloomberg Bussiness