- Luật
- Hỏi đáp
- Văn bản pháp luật
- Luật Giao Thông Đường Bộ
- Luật Hôn Nhân gia đình
- Luật Hành Chính,khiếu nại tố cáo
- Luật xây dựng
- Luật đất đai,bất động sản
- Luật lao động
- Luật kinh doanh đầu tư
- Luật thương mại
- Luật thuế
- Luật thi hành án
- Luật tố tụng dân sự
- Luật dân sự
- Luật thừa kế
- Luật hình sự
- Văn bản toà án Nghị quyết,án lệ
- Luật chứng khoán
- Video
- NGHIÊN CỨU PHÁP LUẬT
- ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN
- BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
- Bình luận khoa học hình sự
- Dịch vụ pháp lý
- Tin tức và sự kiện
- Thư giãn
Những tưởng chiếc xe kinh tế Việt Nam đang bon bon chạy như thị trường kỳ vọng, nhưng đến năm 2022 phải khựng lại vì những bất ổn trong nền kinh tế toàn cầu như lạm phát và tình hình địa chính trị. Tuy nhiên, không giống như năm 2008 mà đã kết thúc năm 2022, Việt Nam vượt qua rủi ro lạm phát và cán đích tăng trưởng 8%. Nền kinh tế Việt Nam được kỳ vọng vẫn sẽ duy trì vận tốc tăng trưởng trong năm 2023 với nhiều diễn biến và thách thức khó đoán định về lạm phát và những thay đổi địa chính trị.
Trong năm 2022, nền kinh tế Việt Nam tiếp tục gặp hàng loạt các thách thức mới do đại dịch Covid-19 như tình hình lạm phát toàn cầu, tăng trưởng tín dụng đạt mức cao. Tuy nhiên, tình hình vĩ mô năm 2022 đã khác năm 2008 rất nhiều. Tình hình lạm phát vẫn đang được kiểm soát, đồng VND không bị mất giá quá mức, nguồn cung tín dụng và lãi suất tuy đang bị siết chặt song vẫn trong tầm kiểm soát. Điều này đạt được là nhờ những thành tựu mà chúng ta đạt được trong thập kỷ vừa rồi:
+ Chương trình cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước đạt được nhiều thành tựu. Hàng loạt các doanh nghiệp nhà nước đã được cổ phần hóa để trở thành những công ty đại chúng đa sở hữu và được quản trị minh bạch và hoạt động hiệu quả hơn.
+ Hệ thống ngân hàng thương mại cổ phần được tái cấu trúc. Tình hình thanh khoản của toàn hệ thống được cải thiện, các khoản nợ xấu đã được VAMC và DATC mua lại.
+ Nút thắt cổ chai của nền kinh tế đã được tháo gỡ: cơ sở hạ tầng liên tục được nâng cấp cải thiện, hàng loạt các công trình mới đã được xây dựng để kích cầu kinh tế. Không chỉ vậy, hệ thống hạ tầng mềm cũng đã được cải thiện khi dự án chính phủ điện tử được triển khai trên toàn quốc, tạo điều kiện cho nền kinh tế số tăng trưởng. Tình hình cải cách hành chính cũng được cải thiện với hành lang chính sách thông thoáng hơn, tạo điều kiện cho người dân sản xuất kinh doanh.
- Triển vọng tăng trưởng:
+ Việt Nam đã rút ra được nhiều bài học lớn sau cuộc khủng hoảng 2008. Trong giai đoạn 2008-2012, kinh tế Việt Nam vẫn được ghi nhận là có mức tăng trưởng nhanh lên tới 6-7% hàng năm. Tuy vậy, trong thời kỳ này, lạm phát đã từng có lúc lên tới 19,9% và duy trì ở mức 2 con số trong một thời gian dài. Thời điểm những năm 2008, kinh tế Việt Nam phải đối mặt với nhiều điểm nghẽn cổ chai như cơ sở hạ tầng còn yếu kém, năng suất người lao động chưa cao. Tuy nhiên, trải qua hơn một thập kỷ, chúng ta đã dần tháo gỡ được những nút thắt trên. Nền kinh tế và các ngân hàng được tái cấu trúc, những ngân hàng yếu kém bị buộc phải sát nhập và các khoản nợ xấu từng bước được VAMC và DATC mua lại để tái cơ cấu. Kinh tế Việt Nam đã đi qua chu kỳ tăng trưởng mất cân bằng khi hướng tới tăng trưởng về lượng nhiều hơn là về chất.
+ Việt Nam vẫn là nền kinh tế có yếu tố nội tại tốt như lực lượng lao động trẻ và dồi dào, vị trí địa lý thuận lợi, sự ổn định chính trị và được hưởng lợi từ các hiệp định FTA. Đây là những yếu tố hiếm có quốc gia nào hội tụ đủ. Việt Nam được kỳ vọng sẽ là công xưởng thứ 2 của thế giới sau Trung Quốc. Nhờ sự thành công của Samsung và Intel, hàng loạt các ông lớn ngành công nghệ trên thế giới đang có ý định chuyển dịch một phần chuỗi cung ứng về Việt Nam, như Apple, LG và mới đây nhất là LEGO. Do đó, Việt Nam vẫn sẽ là một trong những thị trường mới nổi có sức hấp dẫn hàng đầu đối với dòng vốn ngoại.
- Nhận định cho năm 2023:
Qua những diễn biến mới trong tháng đầu năm 2023, nền kinh tế toàn cầu vẫn sẽ còn gặp rất nhiều khó khăn cho đến cuối năm. Các ngân hàng trung ương toàn cầu vẫn chưa dừng tăng lãi suất và tiếp tục theo đuổi chính sách thắt chặt tiền tệ. Chính phủ Việt Nam theo đó cũng sẽ phải thắt chặt tiền tệ, để nhằm ổn định tỷ giá và kiểm soát lạm phát. Do đó, trong năm 2023, tình hình tăng trưởng kinh tế cũng sẽ chậm lại và không thể vượt bậc, duy trì ở mức 6% – 7% 1 năm.
Hệ thống ngân hàng thương mại vẫn đang trong giai đoạn tái cấu trúc. Số nợ xấu còn sót lại từ khủng hoảng kinh tế năm 2008 và số nợ xấu tăng thêm do Covid 19 sẽ cần thời gian để điều chỉnh. Sang năm 2023, số nợ nhóm 4 và nhóm 5 có dấu hiệu tăng dần, có thể gây ra rủi ro cho nền kinh tế.
Dẫu vậy, Việt Nam vẫn đang trong xu hướng và là điểm cư trú an toàn cho dòng vốn quốc tế, các tập đoàn nước ngoài vẫn tiếp tục chọn Việt Nam là điểm đến đầu tư. Hàng loạt các dự án đầu tư công lớn được triển khai, các hiệp định thương mại được ký kết, tình hình covid được kiểm soát sẽ là những yếu tố tạo đà cho kinh tế phát triển. Trong năm 2023, mặc dù nhiều thị trường lớn như châu Âu và Mỹ được dự báo là sẽ giảm nhu cầu hàng hóa từ Việt Nam song chúng ta vẫn sẽ duy trì được đà tăng trưởng nhờ 1 số hiệp định với các đối tác lớn trong khu vực như Nhật, Hàn và Trung Quốc. Nền kinh tế Việt Nam đang dịch chuyển dần sang nền kinh tế tiêu dùng nhờ vào quy mô dân số và dân số trẻ. Đây sẽ là yếu tố đảm bảo Việt Nam vẫn sẽ là điểm cư trú cho nguồn vốn FDI trong năm 2023 trước những diễn biến phức tạp của nền kinh tế thế giới và cuộc khủng hoảng địa chính trị quốc tế.