Gần đây, theo Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia, khoảng 2 tỉ đô la Mỹ carry trade đã vào Việt Nam và cho đến hiện tại, nó chưa bị rút ra do lãi suất tiền đồng vẫn cao.
Khi mặt bằng lãi suất ngoại tệ ở Việt Nam cao, cao hơn lãi suất đô la Mỹ trên thị trường quốc tế, dòng vốn vay, ủy thác đầu tư (carry trade) chảy vào. Cái mà dòng vốn này tìm kiếm là lợi nhuận. Sự chu chuyển của nó từ vào đến ra khá rõ ràng.
Ở lượt đi (vào) đầu tiên tiền được chuyển vào tài khoản vãng lai mở ở một ngân hàng có chức năng kinh doanh ngoại tệ. Bước tiếp theo chủ sở hữu số tiền đó làm thủ tục góp vốn đầu tư vào những công ty, địa chỉ đã chọn; mua cổ phần hoặc trái phiếu; hoặc cho vay...
Lúc này ngoại tệ sẽ chuyển từ tài khoản vãng lai sang tài khoản vốn, sau đó được bán cho ngân hàng lấy tiền đồng và tiền đồng được chuyển vào tài khoản tiền đồng, giải ngân cho các mục đích đã làm thủ tục ở trên.
Ở lượt về (ra) cũng chủ sở hữu nói trên bán cổ phiếu, trái phiếu, thu hồi vốn cho vay, mua lại đô la Mỹ, chuyển tiền vào tài khoản vãng lai rồi chuyển ra ngoài. Tỷ giá và lãi suất đồng nội tệ là hai yếu tố then chốt mà các tổ chức carry trade phải tính toán để đạt lợi nhuận tối đa.
Thí dụ vào tháng 2-2010, một tổ chức chuyển vào 10 triệu đô la Mỹ để cho vay, họ đổi ra được 191 tỉ đồng. Khi ấy lãi suất đô la Mỹ trên thế giới khoảng 3%, nhưng họ có thể cho vay ở Việt Nam với lãi suất tiền đồng 12%/năm, tức 6% cho sáu tháng, tương đương lãi 11,46 tỉ đồng. Vào thời điểm thu hồi vốn vay, tỷ giá đã tăng lên 19.500 đồng/đô la Mỹ, lúc này cả vốn lẫn lãi họ có 10,38 triệu đô la Mỹ. Trả gốc và lãi vốn vay, họ vẫn lời.
Trong trường hợp lãi suất tiền đồng giảm xuống và mức tăng giá của đô la Mỹ so với tiền đồng mạnh hơn, lợi nhuận của họ giảm, họ sẽ rút vốn ra. Đối với trường hợp mua cổ phiếu, trái phiếu, họ còn chịu rủi ro giá cổ phiếu, trái phiếu giảm và nộp thuế đầu tư chứng khoán.
Về nguyên tắc, khi bán ngoại tệ cho ngân hàng và lấy tiền đồng, dòng vốn carry trade có thể tạo điều kiện cho Việt Nam tăng dự trữ ngoại hối. Nó là khoản tín dụng tạm thời giúp quốc gia cân bằng cán cân thanh toán ngắn hạn.
Thời gian gần đây, theo Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia, khoảng 2 tỉ đô la Mỹ carry trade đã vào Việt Nam và cho đến hiện tại, nó chưa bị rút ra do lãi suất tiền đồng vẫn cao. Còn những khoản đầu tư vào cổ phiếu chưa mang lại lợi nhuận bởi VN-Index đã giảm quá sâu.
Con sóng tăng lãi suất tiết kiệm ngoại tệ và vàng không phải chỉ đang lăn tăn trên mặt nước. Nếu không sớm rà soát và đề xuất biện pháp xử lý, tháo gỡ Thông tư 13 như chỉ đạo của Chính phủ, sóng nhỏ có thể chuyển thành sóng ngầm rất nhanh.
Tuy nhiên từ giữa tháng 8-2010, các ngân hàng bắt đầu tăng lãi suất tiết kiệm ngoại tệ, mức tăng phổ biến từ 0,3-0,5%/năm tùy kỳ hạn. Suy luận đầu tiên: các ngân hàng đang thiếu ngoại tệ cho vay; tăng trưởng vốn huy động ngoại tệ chậm lại; thực hiện quyết định mới đây của Ngân hàng Nhà nước yêu cầu các tổ chức tín dụng không được cho vay ngoại tệ vượt quá tổng vốn huy động ngoại tệ. Câu chuyện tưởng dừng lại ở đấy, nhưng không ngờ nó tiến xa hơn.
Tuần trước, một số ngân hàng bất ngờ tăng lãi suất huy động vàng. Lãi suất huy động vàng kỳ hạn ba tháng đang ở mức 0,5%/năm được đẩy lên 0,8%/năm. Con số chênh lệch 0,3 điểm phần trăm/năm thoạt nhìn nhỏ, nhưng lại tăng tới 60% so với mức cũ. Liệu có phải một số ngân hàng đã tìm được đầu ra cho vàng huy động nên tăng lãi suất đầu vào? Ai là người vay vàng khi mà giá vàng đang ở đỉnh cao, vượt 29 triệu đồng/lượng?
Qua tìm hiểu, chúng tôi thấy cho vay vàng không tăng, trái lại còn giảm. Thực tế là không ít ngân hàng đang nỗ lực tăng tổng vốn huy động trong đó có vàng (vốn huy động bằng vàng được tính chuyển ra tiền đồng. Giá vàng càng cao, lượng vốn huy động bằng vàng càng lớn - NV). Muốn thu hút người dân gửi vàng vào ngân hàng, thì phải có lãi suất tiết kiệm thật cao, và mức tăng lãi suất huy động vàng đột biến 60% đã được tung ra!
Tại sao các ngân hàng phải cố gắng tăng tổng vốn huy động bằng mọi cách như vậy: từ giữ nguyên lãi suất tiết kiệm tiền đồng, đến tăng lãi suất tiền gửi ngoại tệ và vàng? Vì thời hạn thực hiện Thông tư 13/2010/TT-NHNN từ ngày 1-10-2010 đang đến gần. Khoản 1.1 điều 18 của thông tư quy định rõ tỷ lệ cấp tín dụng so với nguồn vốn huy động của các ngân hàng tối đa chỉ được 80%. Nghĩa là để cho vay 100 đồng, các ngân hàng phải huy động được tối thiểu 125 đồng.
Một ngân hàng tính toán tổng vốn huy động của họ phải tăng thêm 14.000 tỉ đồng để không phải giảm dư nợ. Huy động sao nổi con số ấy trong vòng ba tuần nữa? Tiền cho vay ra đã giải ngân, không thể đòi hỏi người vay trả trước hạn. Để đảm bảo tỷ lệ trên mà không thể hạ tổng dư nợ xuống, thì ngân hàng chỉ còn cách tăng thật nhanh tổng vốn huy động.
Lãi suất huy động tiền đồng không thể tăng vì đã có mức thỏa thuận chung trong khuôn khổ Hiệp hội Ngân hàng, nhưng lãi suất tiết kiệm ngoại tệ và vàng thì không có hạn chế nào. Thế thì tăng lãi suất tiết kiệm đô la Mỹ và vàng là con đường hợp lý!
Điều đáng nói là ở chỗ 25 đồng (để có thể cho vay 100 đồng) đưa vào dự trữ đáp ứng quy định trên không phát sinh do nhu cầu tăng trưởng tín dụng, cũng không giúp giảm lãi suất cho vay như chỉ đạo của Chính phủ. Nó đơn thuần là để dự trữ và nằm “chết” một chỗ.
Nhưng nó lại gây áp lực lên giá vàng và ngoại tệ. Lãi suất tiết kiệm đô la Mỹ tăng, lãi suất tiền đồng giảm xuống, mức chênh lệch càng thấp thì khả năng người dân chuyển từ tiết kiệm tiền đồng sang tiết kiệm ngoại tệ càng cao.
Điều này vô hình trung đẩy cầu ngoại tệ tăng. Còn đối với vàng, mấy tháng qua, người gửi vàng đã rút ra đem bán, đổi sang giữ tiền đồng vì lãi suất huy động vàng quá thấp. Nay lãi suất huy động vàng tăng trở lại, họ có thể lại chuyển sang giữ vàng. Còn nhớ cơn “sốt” vàng và hệ lụy của nó năm ngoái chưa xa. Và “lỗ hổng” vàng đã bắt nguồn từ việc vàng ngân hàng huy động được, nhưng không có đầu ra...
Con sóng tăng lãi suất tiết kiệm ngoại tệ và vàng không phải chỉ đang lăn tăn trên mặt nước. Nếu không sớm rà soát và đề xuất biện pháp xử lý, tháo gỡ Thông tư 13 như chỉ đạo của Chính phủ, sóng nhỏ có thể chuyển thành sóng ngầm rất nhanh.