TIN TỨC

fanpage

Thống kê truy cập

  • Online: 223
  • Hôm nay: 198
  • Tháng: 1621
  • Tổng truy cập: 5245625
Chi tiết bài viết

Thế khó của Ukraine: Chiến sự dài, viện trợ suy giảm

 

 

Ông Trump ủng hộ Chủ tịch Hạ viện Mỹ đang có nguy cơ bị phế truất

 

  13/04/2024 10:01 GMT+7
 Ông Mike Johnson được chọn làm chủ tịch Hạ viện Mỹ trong cuộc đề cử kéo dài nhiều tuần vào tháng 10.2023 sau khi một số thành viên đảng Cộng hòa có quan điểm cứng rắn tại hạ viện lật đổ người tiền nhiệm Kevin McCarthy, theo Reuters.

Mới đây, một thành viên cứng rắn khác của đảng Cộng hòa là hạ nghị sĩ Marjorie Taylor Greene đã đe dọa sẽ thực hiện một động thái tương tự chống lại Chủ tịch Hạ viện Johnson nếu ông cho phép bỏ phiếu về viện trợ thêm cho Ukraine khi nước này đang chống lại chiến dịch quân sự của Nga. Bà Greene cũng đã lên tiếng phản đối dự luật giám sát mà Hạ viện Mỹ cuối cùng đã thông qua hôm 12.4, theo Reuters.

Ông Trump ủng hộ Chủ tịch Hạ viện Mỹ đang có nguy cơ bị phế truất- Ảnh 1.

Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump và Chủ tịch Hạ viện Mỹ Mike Johnson

 tháng trước, bà Greene đã đệ đơn đề nghị phế truất ông Johnson, sau khi ông chọc giận phe cánh hữu của mình vì dựa vào phiếu bầu của các nghị sĩ đảng Dân chủ để đưa một dự luật ngân sách lên thượng viện.

 Trong khi đó, ông Trump, hiện là ứng cử viên tổng thống của đảng Cộng hòa sẽ tái đấu với Tổng thống Mỹ Joe Biden thuộc đảng Dân chủ trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ vào tháng 11, xem bà Greene như một người bạn nhưng bày tỏ sự không đồng tình với lời đe dọa của bà lật đổ ông Johnson.

"Ông ấy đang làm rất tốt công việc trong những hoàn cảnh rất khó khăn", ông Trump nói trong cuộc họp báo với ông Johnson tại khu nghỉ dưỡng Mar-a-Lago của ông ở bang Flor

"Thật không may khi mọi người nhắc đến chuyện này vì hiện tại chúng ta đang có những vấn đề lớn hơn nhiều. Tôi nghĩ ông ấy (ông Johnson) đang làm rất tốt công việc của mình... Tôi chắc chắn rằng bà Marjorie hiểu điều đó. Bà ấy là một người bạn rất tốt của tôi. Và tôi biết bà ấy có nhiều sự tôn trọng đối với vị chủ tịch hạ viện", ông Trump phát biểu.

Trong một bài đăng trên mạng xã hội X sau cuộc họp báo của ông Trump với ông Johnson, nghị sĩ Greene cho hay bà ủng hộ ông Trump nhưng không ủng hộ ông Johnson. Tuy nhiên, bà không đề cập đến lời đe dọa của mình là buộc phải tổ chức bỏ phiếu để loại bỏ vai trò chủ tịch hạ viện của ông Johnson, theo Reuters.

Khi xuất hiện ở đồi Capitol hôm 21-9, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đối mặt với một không khí rất khác.

Chủ tịch Hạ viện Kevin McCarthy đã từ chối không cho ông Zelensky phát biểu trước lưỡng viện quốc hội Mỹ. Ông McCarthy thậm chí không để phóng viên ảnh chụp hình hai ông bắt tay nhau. 

Các nghị sĩ Cộng hòa đòi chính quyền Ukraine phải giải thích rõ hơn về diễn tiến sắp tới của cuộc chiến trước khi quyết định chi thêm viện trợ, điều mà nhiều nghị sĩ Cộng hòa đã phản đối.

Ông Zelensky khi gặp khoảng 50 thượng nghị sĩ Mỹ đã cảnh báo: "Nếu không có viện trợ, chúng tôi sẽ thua trận". Ông tới Washington để vận động tiếp theo đề xuất của Tổng thống Joe Biden xin quốc hội thêm 24 tỉ USD viện trợ quân sự và nhân đạo cho Ukraine. 

Chuyến đi diễn ra vào thời điểm quan trọng: Ukraine vẫn đang khó khăn khi tìm cách xuyên thủng tuyến phòng thủ của Nga trong cuộc phản công và mùa đông đã tới gần sẽ khiến cuộc phản công phải dừng lại.

Trong chuyến thăm lần trước tới Washington tháng 12-2022, ông Zelensky được chào đón như người hùng. "Tình cảnh giờ thật sự khác", The New York Times viết.

Những biến chuyển mới

Tại Nhà Trắng, Tổng thống Biden nói Mỹ sẽ bắt đầu chuyển giao xe tăng Abrams cho Ukraine trong tuần này. Ông cũng đặt niềm tin vào sự ủng hộ của lưỡng đảng cho cuộc chiến. "Tôi tin vào nhận định đúng đắn của quốc hội. Không có lựa chọn nào khác", ông nói.

Ảnh: Newsweek

Tuy nhiên, các thăm dò cho thấy công chúng Mỹ đã mệt mỏi với cuộc chiến và nhiều nghị sĩ Cộng hòa phản đối đề xuất mới về viện trợ của ông Biden. Quốc hội Mỹ tới nay đã phê chuẩn 113 tỉ USD viện trợ về quân sự, kinh tế, nhân đạo, và nhiều hỗ trợ khác cho Ukraine. 

Ông Zelensky hy vọng Washington sẽ cung cấp tên lửa chiến lược ATACMS (bắn xa hơn 300km cùng đầu đạn chùm khoảng 170kg thuốc nổ). "Phải có vũ khí này vì chúng tôi không còn đường nào khác", ông Zelensky nói. Ông nói Ukraine sẽ không ngừng cuộc phản công trong mùa đông và hy vọng sẽ tận dụng được những điểm yếu của quân Nga.

Quyết định chưa cung cấp ATACMS cho thấy Washington vẫn lo ngại về khả năng vũ khí này được sử dụng để tấn công sâu vào lãnh thổ Nga, đồng thời Mỹ còn nhiều cân nhắc khác có tính toàn cầu, như để dành vũ khí giữa căng thẳng xung quanh đảo Đài Loan.

Theo The Economist, khi Ukraine bắt đầu phản công hồi tháng 6, từng có kỳ vọng rằng với vũ khí hiện đại từ phương Tây và binh lính được đào tạo ở Đức, họ sẽ chiếm lại đủ đất để có tư thế đủ mạnh cho đàm phán hòa bình.

Kế hoạch này hiện coi như đã thất bại. Dù có những bước tiến nhất định và xuyên thủng một phần tuyến phòng thủ của Nga ở Robotyne, Ukraine chỉ giải phóng được dưới 0,25% lãnh thổ đang bị chiếm đóng. Khu vực tiền tuyến hơn 1.000km hầu như không thay đổi ba tháng vừa rồi, đồng nghĩa rất khó có khả năng quân Ukraine tạo đột phá được trước khi mùa đông tới.

Yêu cầu ngừng bắn hay đàm phán hòa bình lúc này là không khả thi khi cả hai bên đều chưa đạt được mục tiêu. Nga đang chờ phương Tây mệt mỏi và hy vọng Donald Trump sẽ tái đắc cử (ông Trump từng nói sẽ kết thúc chiến tranh "trong một ngày"). Các bên đều đang phải chấp nhận dần thực tế rằng đây sẽ là cuộc chiến tiêu hao kéo dài.

Ủng hộ xuống thang

Giới quan sát cho rằng viện trợ cho Ukraine sẽ giảm đáng kể trong năm tới khi các nước đang rơi vào tình trạng thiếu cả vũ khí, đạn dược, lẫn ý chí chính trị suy giảm.

Ở phía ngược lại, theo chuyên gia kinh tế Richard Connolly, công nghiệp quốc phòng Nga đã đạt trạng thái thời chiến từ quý 4-2022 với sản lượng thép tăng vọt. Tình báo Anh tính toán Nga có thể sản xuất 200 xe tăng/năm, gấp đôi so với trước đó. 

Ông Connolly ước lượng với các xe tăng sửa chữa lại, con số này có thể tăng lên tới 500-800 chiếc. Lệnh cấm của phương Tây ít tác dụng khi các thiết bị quan trọng như chất bán dẫn có thể được đưa qua đường Hong Kong hoặc Trung Á.

Trên lý thuyết, các đồng minh Ukraine không khó để vượt sản lượng của Nga. Tổng GDP của các nước NATO gấp 12 lần Nga. Khác biệt là ở chỗ Matxcơva đang sẵn sàng chi mạnh và tập trung cho chiến tranh: chi phí quân sự giờ chiếm tới gần 40% ngân sách, vượt xa các nước phương Tây.

Các nước NATO đang cố giải quyết chênh lệch về sản xuất quốc phòng này, nhưng vẫn đang gặp nhiều rào cản.

Thứ nhất là về chi phí, Estonia đang tốn 5.000-6.000 USD để sản xuất mỗi viên đạn pháo, theo quan chức Kusti Salm của Bộ Quốc phòng nước này. Mức này đã là tương đối rẻ so với NATO, vậy mà vẫn gấp gần 10 lần chi phí sản xuất của Nga - chỉ khoảng 60.000 rúp (620 USD). Khác biệt giá thành phần lớn là do chi phí nhân công và nguyên liệu.

Thách thức thứ hai là về thời gian. "Sau khi khởi động chậm," ông Connolly nói. "Nga giờ đã tới tốc độ chạy đua và đang chạy êm. Giờ họ bắt đầu sản xuất gần đúng mức họ cần". Các đầu tư của Mỹ và phương Tây vào tăng sản lượng bắt đầu chậm hơn và sẽ không thể tăng được nhiều cho tới nửa cuối của 2024 hoặc đầu 2025.

Khó khăn nữa lúc này của phương Tây là sức ép chính trị. Ở châu Âu, chính trị hiện vẫn có lợi cho Ukraine. Các thăm dò tháng 6 và 7 cho thấy 64% người châu Âu ủng hộ viện trợ quân sự cho Ukraine - một số nước ủng hộ rất cao như Thụy Điển (93%) hay Bồ Đào Nha (90%). Nhưng một số đảng cánh hữu đang chỉ trích cuộc chiến là sự lãng phí nguồn lực của châu Âu.

Ở Mỹ, triển vọng khó khăn hơn khi chính trường nước này chia rẽ hơn nhiều và quốc hội đang đối đầu trong cuộc chiến ngân sách mới. Một nhóm nghị sĩ Cộng hòa tuy ít người nhưng có quan điểm rất quyết liệt chống Ukraine bao gồm ông Matt Gaetz (đề xuất NATO mời Nga gia nhập) hay bà Marjorie Taylor Greene (cho rằng tiền hỗ trợ Ukraine đang bị phe Dân chủ rút ruột).

Và tiền bạc không phải tất cả. Mỹ vẫn là nước lãnh đạo các nỗ lực hỗ trợ Ukraine. Một số nước châu Âu gửi vũ khí tới Ukraine vì sẽ nhận được vũ khí Mỹ để thay thế vũ khí viện trợ. Sự ủng hộ quân sự của Mỹ cũng giúp châu Âu tự tin hơn. Cuối cùng, Mỹ cung cấp thông tin tình báo quan trọng giúp Ukraine tìm và diệt các mục tiêu quan trọng như tàu chiến. Thay thế tất cả những hoạt động này là vô cùng khó.

"Đây chính là bản chất cuộc chiến tiêu hao: chứng minh rằng phương Tây có thể chịu đựng giỏi hơn, chiến đấu giỏi hơn, tồn tại giỏi hơn", ông Kusti Salm kết luận.■

Luật sư tư vấn miễn phí

Gọi ngay
0902818158- 0906834543
0906834543
0902818158

Tin pháp luật

CÁC ĐỐI TÁC

  • Nhà Đất Phúc An Khang
  • The Diplomat
  • The NewYork Review of Book
  • CogitAsia
  • Reuters
  • Viet Studies
  • The NewYork Times
  • TIME
  • Bloomberg Bussiness