TIN TỨC

fanpage

Thống kê truy cập

  • Online: 223
  • Hôm nay: 198
  • Tháng: 1621
  • Tổng truy cập: 5245625
Chi tiết bài viết

Thông tư 36 sửa đổi Có khả năngtiếp tục phải sửa đổi

Thông tư 36 sửa đổi: Có khả năng… tiếp tục phải sửa đổi

NHNN đã “lắng nghe” tích cực và chịu "thỏa hiệp" trước phản đối mạnh mẽ của thị trường. Nhưng cũng chính bởi bị “lung lạc” từ thị trường, thông tư này dễ có nguy cơ phải tiếp tục sửa đổi.

Ngân hàng Nhà nước (NHNN) mới đây đã ban hành Thông tư 06/2016/TT-NHNN để thay thế Thông tư 36 sau một thời gian lấy ý kiến phản hồi cho bản dự thảo sửa đổi Thông tư 36. Nội dung của Thông tư 06 có 2 điều chỉnh lớn khác với dự thảo.

Thứ nhất, quy định hệ số quy đổi rủi ro của các khoản phải đòi để kinh doanh bất động sản là 200% từ thời điểm 1/1/2017, thay vì 250% như trong dự thảo. Thứ hai, tỷ lệ sử dụng vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn được giảm theo lộ trình từ 60% xuống 50% từ 1/1/2017 và 40% từ 1/1/2018, thay vì giảm ngay như trong dự thảo.

Có thể nói ngay rằng những sửa đổi trên là một hành động tích cực “lắng nghe” phản biện của thị trường của NHNN, vì lập trường ban đầu của NHNN khi đưa ra dự thảo sửa đổi Thông tư 36 tỏ ra rất quyết liệt, cứng rắn trong các luận điểm của mình để bảo vệ các nội dung dự thảo sửa đổi Thông tư 36.

Tuy vậy, hành động “lắng nghe” thị trường nói trên lại cho thấy rủi ro mà NHNN đang phải đối mặt. Do vẫn còn mang tính đối phó, và dễ bị “lung lạc” bởi thị trường nên cũng như một số quy định khác của NHNN, Thông tư này dễ có nguy cơ phải thay đổi, trì hoãn áp dụng sau khi được ban hành.

Nhìn lại bối cảnh của dự thảo sửa đổi Thông tư 36. Xuất phát điểm của dự thảo sửa đổi là lo ngại nền kinh tế quay trở lại quỹ đạo tăng trưởng nóng với nguồn vốn tín dụng ngân hàng đổ dồn vào khu vực bất động sản, và một tỷ trọng lớn của nguồn vốn tín dụng này lại có nguồn gốc từ huy động tiền gửi ngắn hạn. Trong quan điểm của mình, có thể NHNN thấy cần phải đối phó từ sớm với lo ngại này dựa trên kinh nghiệm những gì đã xảy ra trước đây. Do đó, hệ số quy đổi rủi ro của các khoản phải đòi để kinh doanh bất động sản được đề xuất nâng mạnh lên 250% từ mức 150% và tỷ lệ sử dụng vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn giảm mạnh xuống 40% từ 60% như trong Thông tư 36.

Nhưng thay vì đưa ra những mục tiêu mang tính đơn lẻ như siết tín dụng chỉ riêng vào lĩnh vực bất động sản, NHNN lẽ ra cần đưa ra những mục tiêu mang tính tổng quát như siết tín dụng vào những lĩnh vực, ngành nghề mang tính đầu cơ cao, nhiều rủi ro dẫn đến sự trồi sụt của nền kinh tế. Những mục tiêu này có thể đạt được bằng cách thắt chặt các quy định an toàn về hoạt động tín dụng như tỷ lệ nợ xấu được phép, tỷ lệ vốn an toàn tối thiểu, và tỷ trọng vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn, và thậm chí là chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng chung của nền kinh tế hay riêng cho từng TCTD.

Nếu làm tốt được việc này thì NHNN có thể tránh làm ảnh hưởng không đáng có tới sự tăng trưởng lành mạnh của một ngành nào đó (trong trường hợp này là ngành bất động sản, khi tất cả các bên liên quan đều cho rằng nó vẫn đang phát triển lành mạnh, chưa có nguy cơ tăng trưởng quá nóng), mà vẫn đồng thời ngăn ngừa được khả năng tăng trưởng nóng của một ngành nào đó chưa lộ diện rõ ràng.

Trở lại với quy định tỷ lệ 200% thay vì 250% như đề xuất ban đầu trong lĩnh vực bất động sản nói trên. Có thể nói đây là kết quả chủ yếu của việc “thỏa hiệp” trước phản đối mạnh mẽ của thị trường. Nên cũng dễ hình dung rằng NHNN sẽ phải một lần nữa trong tương lai không xa đưa ra những sửa đổi hay trì hoãn áp dụng tỷ lệ này khi thị trường bất động sản có dấu hiệu đuối sức hay nền kinh tế chật vật tăng trưởng trong khi tín dụng không thể đẩy lên được. Cũng cần nhớ lại rằng tỷ lệ này đã được thay đổi đột ngột vài lần và trong một thời gian không quá dài, như trong Thông tư 36 và những thông tư trước đó.

Chưa hết, với những diễn biến nhanh chóng của nền kinh tế nói chung và hệ thống ngân hàng nói riêng trong mấy tháng qua, Thông tư 06 của NHNN lại đang phải đối mặt thêm với khả năng lạc nhịp.

Như đã nói, bối cảnh đưa ra dự thảo sửa đổi Thông tư 36 là khả năng tăng trưởng nóng của bất động sản, là rủi ro tăng cao khi tín dụng tăng trưởng mạnh nhưng lại dựa nhiều vào vốn huy động ngắn hạn. Nhưng hiện tại, tăng trưởng tín dụng nói chung đang có dấu hiệu chững lại trong tháng 5, trong khi tăng trưởng tín dụng cho bất động sản vẫn ở mức bình thường (chẳng hạn, theo NHNN Thành phố Hồ Chí Minh, tín dụng bất động sản chiếm tỷ lệ 12,7% trong tổng dư nợ trên địa bàn, trong khi tín dụng chung tăng trưởng 17,2% trong 4 tháng đầu năm so cùng kỳ năm trước). Điều này cho thấy khả năng NHNN sắp tới sẽ phải tìm cách “thúc” tăng trưởng tín dụng hơn nữa, mà một trong những cách hữu hiệu nhất là thông qua đẩy mạnh vốn vào bất động sản. Nhưng nếu theo hướng này thì NHNN lại phải tìm cách nới lỏng tỷ lệ 200% nói trên hay phải trì hoãn áp dụng tỷ lệ này khi nó vừa mới được áp dụng .

Ngoài ra, tuy người viết vẫn ủng hộ việc siết tỷ lệ sử dụng vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn như là một phương pháp giảm thiểu rủi ro chung cho hệ thống ngân hàng, nhưng điều NHNN cần làm là phải xác định rõ cơ sở tại sao lại đưa ra quy định là 40% hay 50% mà không phải là một mức nào khác, kể cả 60% như hiện tại (lưu ý lại rằng mức này cũng vừa thay đổi trước đây không lâu)? Và quy định này có là nhất quán trong trung và dài hạn hay không?

Nếu không có sự nhất quán, theo hướng thỏa hiệp với sự phản đối của thị trường thì, tương tự như trên, rất có khả năng NHNN lại phải thay đổi hoặc trì hoãn áp dụng tỷ lệ 50% vừa mới quy định trong Thông tư 06 ngay trong từ đầu năm 2017 khi tăng trưởng tín dụng tiếp tục xu hướng giảm nhịp như hiện tại, dẫn đến tăng trưởng cả năm chậm hơn dự kiến, kéo giảm tăng trưởng GDP.

Tóm lại, rất có thể NHNN sẽ phải thay đổi, điều chỉnh hoặc trì hoãn áp dụng một số nội dung trong Thông tư 06 vừa mới ban hành thay cho Thông tư 36 trong tương lai gần khi tình hình diễn ra khác với bối cảnh khi xây dựng thông tư này.

 

Luật sư tư vấn miễn phí

Gọi ngay
0902818158- 0906834543
0906834543
0902818158

Tin pháp luật

CÁC ĐỐI TÁC

  • Nhà Đất Phúc An Khang
  • The Diplomat
  • The NewYork Review of Book
  • CogitAsia
  • Reuters
  • Viet Studies
  • The NewYork Times
  • TIME
  • Bloomberg Bussiness