Lời bình : Từ 2023 ,theo dự báo khoa học nghiêm túc và kiên trì giãi trình nhất trong 20 năm qua ,thì kịch bản thảm họa với các Megacity như TPHCM và đồng bằng sông cửu long chỉ còn trong 27 năm là đến 2050 . Càng ngày ,nhờ các tiến bộ về kỹ thuật giám sát bờ biển ,giòng hải lưu ,quan hệ giữa nhiệt độ và mức nước biển v.v ,khoa học càng kết luận rằng kịch bản thảm họa đang đến gần hơn . Sự đối phó của chúng ta càng ngày càng cô đơn ,hỗn loạn và gần như rơi vào tâm trạng bất lực ...
Trong 5 năm gần đầy 2018-2023 , Dịch bệnh ,chiến tranh khu vực ,khủng khoảng thương mại ,tài chính toàn cầu ,nguy cơ khủng khoảng lương thực ngày càng hiện rỏ, các thảm họa khí hậu hàng loạt trên toàn cầu ... Năm năm này là bản lề của 25 năm đầu của trăm năm 2000-2100. Trong lịch sử ,thường xãy ra những đại biến dịch ảnh hưởng đến cả 100 năm hay cả 1000 năm .
Cứ xam lại cuốn phim lịch sử từ 1900 -1930 ,tập phim 1914-1925 sẽ cẩm nhận ít nhiều .
cánh chuồn báo bão 20.3.2023
L
Tình hình khí hậu ngày càng trở nên tồi tệ
Nếu như số phận của các nền văn minh trước đây có thể là lộ trình cho tương lai của chúng ta, thì chuyện đó nói lên điều gì?
Ta có thể dùng một biện pháp là xem xét các xu hướng sụp đổ từng xảy ra trong lịch sử và quan sát xem chúng đang dần diễn ra như thế nào trong thời đại này.
Tuy không có bất kỳ một học thuyết đơn lẻ nào được chấp nhận về việc vì sao một nền văn minh lại đi đến sụp đổ, nhưng các sử gia, các nhà nhân chủng học và những người khác đã đưa ra nhiều cách giải thích khác nhau, trong đó có:
THAY ĐỔI KHÍ HẬU: Khi tình trạng khí hậu không còn ổn định mà bị thay đổi thì nó sẽ gây ra những kết quả vô cùng tai hại, như mùa màng thất bát, nạn đói và sa mạc hoá.
Sự sụp đổ của Anasazi, nền văn minh Tiwanaku, đế quốc Akkad, người Maya, Đế chế La Mã, và nhiều nền văn minh khác, đều xảy ra cùng lúc với sự thay đổi khí hậu đột ngột, mà thường là nạn hạn hán.
MÔI TRƯỜNG SUY THOÁI: Sự sụp đổ có thể xuất hiện khi nhu cầu của xã hội vượt quá khả năng chịu đựng của môi trường tương ứng. Thuyết sụp đổ về sinh thái này, vốn là chủ đề trong các quyển sách ăn khách, chỉ ra rằng tình trạng khai thác rừng quá mức, ô nhiễm nước, đất bạc màu và việc mất đi sự đa dạng sinh học là các nguyên nhân chủ chốt.
BẤT BÌNH ĐẲNG VÀ CHẾ ĐỘ QUYỀN LỰC TẬP TRUNG: Sự bất bình đẳng về tài sản và chính trị là những động lực trung tâm gây ra tình trạng xã hội tan rã, cũng như việc trung ương hoá, tập trung quyền lực vào tay một số nhà lãnh đạo. Việc này không chỉ gây ra những căng thẳng trong xã hội, mà còn trói buộc, cản trở năng lực của xã hội trong việc ứng phó với các vấn đề sinh thái, xã hội và kinh tế.
Lĩnh vực lịch sử - động lực (cliedymamics) phác ra việc các yếu tố, chẳng hạn như sự liên quan giữa sự bình đẳng và vị trí địa lý với tình trạng bạo lực chính trị.
Việc phân tích số liệu thống kê về các xã hội trước đây cho thấy điều này xuất hiện theo chu kỳ.
Khi dân số tăng lên, nguồn lao động cũng tăng lên, dẫn tới cung vượt cầu. Khi đó, nhân công trở nên rẻ hơn và xã hội trở nên quá nặng nề ở phần thượng tầng. Sự bất bình đẳng này làm xói mòn tâm lý đoàn kết chung, từ đó dẫn tới tình trạng bất ổn chính trị.
SỰ PHỨC TẠP: Chuyên gia nghiên cứu về sự sụp đổ của các nền văn minh, sử gia Joseph Tainter đưa ra ý kiến rằng các xã hội rốt cuộc sụp đổ bởi chính sức nặng của mình, được tích tụ lại thành sự phức tạp và tình trạng quan liêu.
Để giải quyết được các vấn đề mới, các xã hội đã phải phát triển lên mức độ phức tạp, tinh tế. Thế nhưng mức độ phức tạp đến một lúc nào đó sẽ đạt mức cực thịnh rồi dần đi xuống. Từ đó trở đi sẽ tới lúc sụp đổ.
Có một biện pháp khác giúp tăng mức độ phức tạp, được gọi là Lợi tức Năng lượng Đầu tư (Energy Return on Investment - EROI). Thuật ngữ này được dùng để chỉ tỷ lệ giữa tổng năng lượng có được từ một nguồn tài nguyên nào đó và số năng lượng cần thiết phải sử dụng để thu được tổng năng lượng đó.
Cũng giống như sự phức tạp, EROI có vẻ như cũng có điểm cực thịnh rồi đi đến thoái trào.
Trong cuốn The Upside of Down của mình, khoa học gia Thomas Homer-Dixon quan sát thấy sự xuống cấp của môi trường trong suốt thời kỳ tồn tại của Đế chế La Mã đã dẫn tới sự đi xuống nhanh chóng của EROI trong nguồn cung ứng lương thực thực phẩm: các vụ mùa lúa mạch và cỏ linh lăng (alfalfa - chuyên để nuôi gia súc). Đế chế La Mã đi xuống cùng với EROI của nó.
Tainter cũng cho rằng đây là nguyên nhân chính dẫn đến sự sụp đổ, trong đó gồm cả sự sụp đổ của nền văn minh Maya.
"Chúng ta phải chuẩn bị cho tình huống xấu nhất", một trong những tác giả của nghiên cứu nhấn mạnh.
Nhiều khu vực ở các megacity - những thành phố lớn nhất châu Á có thể bị ngập vào năm 2100 vì tình trạng nước biển dâng cao do ảnh hưởng từ biến đổi khí hậu và hiện tượng dao động của đại dương, CNN dẫn nguồn nghiên cứu mới đăng tải trên tạp chí Nature Climate Change cho hay.
Hiện nay, mực nước biển vốn đang tăng dần do nhiệt độ đại dương ấm lên và băng tan ở mức chưa từng có vì biến đổi khí hậu. Tuy nhiên, nghiên cứu trên đã hé lộ góc nhìn mới và đưa ra cảnh báo đáng chú ý về tác động tệ hại mà tình trạng này có thể gây ra với hàng triệu con người.
Mặc dù nhiều megacity có đường bờ biển ở châu Á vốn đã đứng trước nguy cơ bị ngập nhưng nghiên cứu cho rằng các phân tích trước đó vẫn đánh giá thấp mức tăng của mực nước biển và tình trạng ngập lụt do dao động tự nhiên của đại dương.
Vì hiện tượng dao động tự nhiên của đại dương có mức độ biến thiên lớn nên khó có thể đo đếm được sức ảnh hưởng. Dù vậy, theo nghiên cứu, tác động tối đa có thể từ tình trạng này kết hợp với những hệ lụy dự kiến từ biến đổi khí hậu có thể khiến một số megacity ở Đông Nam Á trở thành các điểm nóng mới với mực nước biển tăng cao.
Ví dụ như thủ đô Manila của Philippines: Nghiên cứu dự đoán rằng các đợt ngập ven bờ trong thế kỷ tới sẽ xảy ra nhiều gấp 18 lần so với trước đây, chỉ đơn thuần do biến đổi khí hậu. Còn khi tính tới tình trạng dao động tự nhiên ở mực nước biển thì tần suất của hiện tượng sẽ tăng vọt, cao gấp 96 lần so với trước đây.
Và Manila, thành phố có hơn 13 triệu dân, không phải là trường hợp duy nhất.
Nghiên cứu phát hiện ra rằng thủ đô Bangkok của Thái Lan, thành phố Hồ Chí Minh của Việt Nam và thành phố Yangon của Myanmar cũng đứng trước những nguy cơ đáng lo ngại, cùng với Chennai, Kolkata (Ấn Độ), một vài hòn đảo nhiệt đới ở Thái Bình Dương và khu vực Tây Ấn Độ Dương.
Tình trạng mực nước biển dâng cao dọc các bờ biển phía Tây của Mỹ và Australia cũng sẽ gia tăng.
Chỉ tính riêng các megacity của châu Á, hơn 50 triệu người có thể bị ảnh hưởng vì tình trạng mực nước biển gia tăng cao hơn dự tính.
Theo nghiên cứu, những thành phố lớn của châu Á như Manila (Philippines) đứng trước nguy cơ mực nước biển tăng cao. Ảnh: Dante Diosina Jr/Anadolu Agency/Getty Images
"Chuẩn bị cho tình huống tồi tệ nhất"
Lourdes Tibig, cố vấn khoa học khí tượng từ Viện Khí tượng và Các thành phố Bền vững (Philippines) cho rằng, kết quả nghiên cứu nhấn mạnh tính cấp bách của quá trình đối phó với biến đổi khí hậu.
"Thế giới cần hành động một cách khẩn thiết và tham vọng hơn nữa nhằm xử lý biến đổi khí hậu để bảo vệ hàng triệu người đang sống ở các thành phố megacity ven biển của chúng ta", Tibig nói.
Do các nhà khoa học thuộc Trung tâm Quốc gia về Nghiên cứu Khoa học Pháp (CNRS), Đại học La Rochelle (Pháp) và Trung tâm Quốc gia về Nghiên cứu Khí quyển Mỹ (NCAR) thực hiện, nghiên cứu kết luận: Những thay đổi về mực nước biển nhiều khả năng phải tới cuối thế kỷ 21 mới diễn ra. Tuy nhiên, nếu tốc độ phát thải khí nhà kính gia tăng thì rủi ro sẽ cận kề hơn.
Nhà khoa học Aixue Hu (NCAR), một trong những tác giả nghiên cứu, cho rằng các nhà hoạch định chính sách và công chúng nên lo ngại về những mối đe dọa tiềm tàng này.
"Từ góc độ chính sách, chúng ta phải chuẩn bị cho tình huống xấu nhất", Hu nói.
Các vùng biển ấm lên
Theo thông cáo báo chí của NCAR, nghiên cứu phát hiện ra rằng các hiện tượng tự nhiên như El Nino có thể làm khuếch đại tình trạng mực nước biển dâng cao do biến đổi khí hậu thêm 20-30%, làm gia tăng nguy cơ ngập lụt cực đoan.
Biến đổi khí hậu vốn đã gây ngập lụt cực đoan chưa từng có ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương trong năm ngoái.
Nghiên cứu của cơ quan về biến đổi khí hậu Copernicus Climate Change Service (thuộc Liên minh Châu Âu) mô tả năm 2022 là "năm của các hiện tượng khí hậu cực đoan", bao gồm cả các vụ lũ lụt chết người ở Pakistan và các đợt ngập quy mô lớn ở Australia.
Trong khi đó, nhiệt độ của đại dương đang ở mức cao nhất trong lịch sử và dự kiến sẽ còn tiếp tục ấm lên.
"Chúng tôi dự đoán năm 2023 sẽ còn ấm hơn 2022", nhà khoa học khí tượng ở NASA - Gavin Schmidt - cho biết.
Thi Anh - Theo Thể thao Văn hóa