TIN TỨC

fanpage

Thống kê truy cập

  • Online: 223
  • Hôm nay: 198
  • Tháng: 1621
  • Tổng truy cập: 5245625
Chi tiết bài viết

TP HCM cần theo mô hình đô thị cao tầng, nhiều mảng xanh

TP HCM không nên duy trì mô hình đô thị thấp tầng, nhiều xe cá nhân mà cần phát triển nhà cao tầng, dành đất cho giao thông công cộng, mảng xanh.

Đề xuất được ông Lương Hoài Nam, thành viên Hội đồng tư vấn giao thông và đô thị TP HCM, nêu tại Hội nghị lấy ý kiến chuyên gia trong đề án điều chỉnh quy hoạch chung TP HCM đến năm 2040, tầm nhìn 2060 do Sở Quy hoạch và Kiến trúc thành phố tổ chức, ngày 17/3.

Ông Lương Hoài Nam nêu ý kiến về mô hình đô thị của TP HCM tại hội nghị, sáng 17/3. Ảnh: Hà An.

Ông Lương Hoài Nam nêu ý kiến về mô hình đô thị của TP HCM tại hội nghị, sáng 17/3. Ảnh: Hà An.

Ông Nam nói nhiều người phàn nàn TP HCM đất chật người đông, nhưng thực tế không phải vậy. Thành phố rộng hơn 2.100 km2, lớn gấp 3 Singapore, nhưng dân số thành phố chỉ gấp rưỡi quốc gia này. Ở Singapore bình quân có 4,89 km đường trên mỗi km2 diện tích, còn TP HCM chỉ 2,1 km đường trên mỗi km2 diện tích, tức mật độ đường của thành phố bằng một nửa Singapore.

"Diện tích cây xanh ở nước này rất lớn, nếu chụp bức ảnh trên cao sẽ thấy toàn màu xanh. Còn TP HCM trên cao nhìn xuống chỉ thấy nhà cửa, ít cây", ông Nam nói và cho biết đô thị tại TP HCM cần có sự chuyển dịch sang mô hình hiện đại, thân thiện môi trường giống như Singapore, trong lộ trình vài chục năm tới.

"Thành phố cần đặt mô hình đô thị cao tầng, phát triển giao thông công cộng tương tự Tokyo (Nhật Bản), Seoul (Hàn Quốc), Thượng Hải, Quảng Châu (Trung Quốc), Đài Bắc (Đài Loan)...", ông Nam nói.

Cũng lấy ví dụ từ Singapore, PGS.TS Nguyễn Minh Hòa, nguyên Trưởng khoa đô thị, Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn TP HCM cho rằng, trong quy hoạch đô thị quốc gia này đặt mục tiêu rất rõ ràng: chú trọng kinh tế dịch vụ, dân số chất lượng cao, môi trường xanh, quy hoạch theo hướng đô thị nén... Nước này đã kiên định theo đuổi mục tiêu này trong nhiều năm.

Ông Hòa nêu trong quy hoạch đô thị TP HCM cũng nên loại bỏ bớt các nhà thấp tầng. Theo đồ án quy hoạch, dân số thành phố đến năm 2060 lên tới 16 triệu người cần được xem xét bởi dân số tăng tạo áp lực về hạ tầng, giao thông. Thành phố nên tính toán khống chế dân số, không để vượt quá 12 triệu người...

Mảng xanh ở công viên Lê Văn Tám, phường Đa Kao, quận 1, đầu năm 2021. Ảnh: Quỳnh Trần.

Mảng xanh ở công viên Lê Văn Tám, quận 1, đầu năm 2021. Ảnh: Quỳnh Trần.

TP HCM đang được Thủ tướng giao lập Nhiệm vụ điều chỉnh quy hoạch chung thành phố đến năm 2040 và tầm nhìn sau đó 20 năm. Phạm vi nghiên cứu điều chỉnh lần này là toàn bộ ranh giới hành chính TP HCM với diện tích 2.095 km2 và 28,7 km2 khu đô thị du lịch biển Cần Giờ.

Nghiên cứu được lập dựa trên ranh giới hành chính các tỉnh xung quanh thuộc Vùng TP HCM (Vùng Kinh tế trọng điểm phía Nam) với diện tích 30.404 km2, gồm: Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh, Long An, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Tiền Giang.

Mục tiêu của lần điều chỉnh này nhằm hoàn thiện hệ thống hạ tầng kết nối vùng giữa TP HCM và các tỉnh, thành lân cận; đồng thời phát triển TP Thủ Đức theo mô hình đô thị sáng tạo tương tác cao, trở thành thành phố kinh tế tri thức và trí tuệ nhân tạo, động lực tăng trưởng của TP HCM và khu vực...

Theo Sở Quy hoạch và Kiến trúc, hồ sơ Nhiệm vụ điều chỉnh Quy hoạch chung TP HCM sẽ được hoàn thiện và trình UBND thành phố trong tháng 3/2021, để chính quyền thành phố gửi Bộ Xây dựng thẩm định trước khi trình Thủ tướng.

Hà An - Theo VnExpress

Luật sư tư vấn miễn phí

Gọi ngay
0902818158- 0906834543
0906834543
0902818158

Tin pháp luật

CÁC ĐỐI TÁC

  • Nhà Đất Phúc An Khang
  • The Diplomat
  • The NewYork Review of Book
  • CogitAsia
  • Reuters
  • Viet Studies
  • The NewYork Times
  • TIME
  • Bloomberg Bussiness