- Luật
- Hỏi đáp
- Văn bản pháp luật
- Luật Giao Thông Đường Bộ
- Luật Hôn Nhân gia đình
- Luật Hành Chính,khiếu nại tố cáo
- Luật xây dựng
- Luật đất đai,bất động sản
- Luật lao động
- Luật kinh doanh đầu tư
- Luật thương mại
- Luật thuế
- Luật thi hành án
- Luật tố tụng dân sự
- Luật dân sự
- Luật thừa kế
- Luật hình sự
- Văn bản toà án Nghị quyết,án lệ
- Luật chứng khoán
- Video
- NGHIÊN CỨU PHÁP LUẬT
- ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN
- BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
- Bình luận khoa học hình sự
- Dịch vụ pháp lý
- Tin tức và sự kiện
- Thư giãn
* Được biết VinGroup có chương trình đào tạo, từ cấp thấp nhất đến cao nhất. Bản thân ông cũng trực tiếp tham gia đào tạo. Sao ông không sử dụng chiến lược “săn đầu người”, vừa hiệu quả, vừa đỡ mất công?
- Tất cả những ngành VinGroup đang làm hiện nay, người Việt ít được đào tạo vào các vị trí trung cao cấp quản lý. Ví dụ ngành khách sạn hay trung tâm thương mại... trước đây từ tổng quản lý trở lên hầu hết là người nước ngoài, nhưng giờ chúng tôi đều bổ nhiệm người Việt. Nếu không đào tạo thì không có được nhân tài, nhân lực để duy trì hoạt động chứ chưa nói đến sự phát triển hệ thống.
Quan trọng là mang lại cái gì cho đời
* Cảm xúc của ông khi lọt vào top 500 người giàu nhất thế giới?
- Tôi không quan tâm đến chuyện đó.
* Xét ở một khía cạnh nào đó, đấy cũng là thương hiệu ra thế giới mà?
- Thương hiệu là của một sản phẩm cụ thể, là cái gì đó có thể dùng được, còn tôi thì không muốn cho ai dùng (cười lớn) nên tôi thực sự không quan tâm.
* Vậy ông quan tâm đến điều gì?
- Quan tâm của tôi là làm được cái gì cho đời, mang lại cái gì cho xã hội, cho khách hàng hoặc nói rộng ra là cho dân mình.
* Nếu tự thưởng cho mình món quà, ông nghĩ đến gì?
- Tôi chưa bao giờ nghĩ đến chuyện đó. Tôi không có nhu cầu gì nhiều. Cơm ăn áo mặc, nhà cửa, xe cộ... có rồi.
* Mua máy bay riêng chẳng hạn, rất nhiều “đại gia” cũng đã sắm máy bay riêng?
- Người ta bay suốt ngày thì mới mua chứ tôi không đi đâu mấy, mua máy bay tính ra sẽ lỗ thì mua làm gì.
* Là tỉ phú đô la, sao ông lại tính toán đến vậy?
- Sao lại không tính toán? Cái gì đáng thì bao nhiêu cũng đầu tư, nhưng không đáng thì một đồng cũng không tiêu. Giả sử mua máy bay thì tôi sẽ mua máy bay để cho thuê, lâu lâu đi một chuyến. Nó phải trở thành dịch vụ chứ mình không thể lãng phí mua rồi bỏ đó.
Nếu làm chỉ để tiêu, chỉ để có cái nọ, cái kia thì tôi phải dừng lâu rồi. Lỡ làm người rồi, không thể sống một cuộc đời phí hoài được.
* Nếu nói ngắn gọn về định hướng và mục tiêu phát triển của VinGroup, ông sẽ nói gì?
- Tiếp tục phát triển, tiếp tục đi lên, nỗ lực hết mình để làm đẹp cho đời.
Câu chuyện khởi nghiệp “huyền thoại”
|
Câu chuyện từ mì gói đến người giàu thứ 490 thế giới của ông Phạm Nhật Vượng được nhiều người gọi là “huyền thoại khởi nghiệp”. Nhưng do nhân vật chính không xuất hiện nên cũng có không ít hoài nghi.
Ông Phạm Nhật Vượng có 7 năm giữ ngôi vị người giàu nhất trên sàn chứng khoán VN. Là người đầu tiên được Forbes công nhận là tỉ phú USD của VN và người duy nhất lọt vào top 500 người giàu nhất thế giới cho đến thời điểm này
Đầu tháng 2.2017, ông Michael Pilipchuk, Thị trưởng Kharkov (Ukraine), với niềm tự hào về vùng đất sản sinh ra nhiều nhân vật nổi tiếng đã kể lại câu chuyện khởi nghiệp của ông Phạm Nhật Vượng cũng như quá trình phát triển của Tập đoàn Technocom, tiền thân của Tập đoàn VinGroup hiện nay trên tờ Kharkov News. Theo ông Pilipchuk, vào đầu những năm 1990, ông Vượng đến vùng này với vài nghìn USD mượn từ bạn bè. Ông và vợ mở một nhà hàng, nơi có đồ ăn rất ngon và giá cả vừa phải. Do khủng hoảng kinh tế tài chính, những kệ hàng trong siêu thị trống không, người ta phải mua nhiều loại sản phẩm bằng tem phiếu. Ông Vượng đã cho ra mắt một loại sản phẩm mì ăn nhanh gọi là Mivina với 30 nhân công. Loại mì này nhanh chóng trở nên nổi tiếng trên thị trường thực phẩm Kharkov, rồi sau đó lan ra toàn Ukraine.
Tài sản và vị trí của ông Phạm Nhật Vượng theo Forbes - ĐỒ HỌA: HỒNG SƠN
Với đặc điểm giá rẻ, chất lượng tốt, mì Mivina được xuất khẩu đi hơn 30 quốc gia như Estonia, Lithuania, Latvia, Moldova, Ba Lan, Đức, Israel... Rồi công ty dần mở rộng, nhanh chóng cho ra mắt sản phẩm mới là mì khoai tây ăn liền, thành lập nhà máy chuyên sản xuất gia vị, nhà máy chuyên đóng gói, tất cả đều là công ty con của Tập đoàn Technocom.
“Tập đoàn Technocom cung cấp việc làm cho 3.000 người với mức lương ổn định, quan tâm đến đời sống giải trí của họ với một trung tâm thể dục, một khu nghỉ dưỡng. Tập đoàn trả thuế đầy đủ, tài trợ cho nhiều hoạt động của thành phố về chăm sóc sức khỏe, môi trường, văn hóa...”, ông Michael Pilipchuk nhớ lại. Năm 2001, ông Vượng quyết định đầu tư về VN. Trải qua hơn 20 năm, Tập đoàn VinGroup do ông Vượng đầu tư và sáng lập đã trở thành doanh nghiệp tư nhân lớn nhất VN, hoạt động đa ngành.
Nhưng khởi nghiệp dù “huyền thoại” cũng không chỉ màu hồng. Ông Vượng cho biết ông đã trải qua “vô biên thất bại”. Điển hình là việc đầu tư sang thị trường Ba Lan với số vốn mấy chục triệu USD, số vốn rất lớn với ngành mì ở thời điểm đó. “Ở Ba Lan khi ấy có nhiều doanh nghiệp đã làm lâu rồi, quân tướng mình chưa thực sự giỏi mà mình không chuyên tâm cho nó. Sau 2 - 3 năm tôi phải bán lại rồi rút lui”, ông Vượng kể.
Gần 25 năm kể từ ngày sản xuất những thùng mì gói đầu tiên cho đến lúc trở thành người giàu nhất trên sàn chứng khoán và giờ sở hữu tài sản trị giá hơn 4,3 tỉ USD, đứng thứ 490 người giàu nhất thế giới, ông Phạm Nhật Vượng vẫn thích đá bóng, giải trí bằng xem phim, làm việc như điên để thực hiện khát vọng, đưa thương hiệu Việt ra thế giới.
Nguyên Khanh