TIN TỨC

fanpage

Thống kê truy cập

  • Online: 223
  • Hôm nay: 198
  • Tháng: 1621
  • Tổng truy cập: 5245625
Chi tiết bài viết

Trung Quốc quá sai lầm khi đánh thức gã khổng lồ ngủ say: Thất bại một lần vẫn chưa sợ?

Trung Quốc đang thị uy sức mạnh khắp nơi, nhưng quên mất đối thủ nguy hiểm nhất của nước này đang thức tỉnh sau nhiều lần bị chọc tức.

3 lần "lột xác" của Nhật Bản

Ba lần trong kỷ nguyên hiện đại, Nhật Bản đã phản ứng với những thách thức quốc tế nghiêm trọng bằng cách đổi mới hoàn toàn chính sách đối ngoại, dẫn đến những bước ngoặt lớn trong lịch sử toàn cầu.

Quốc gia Đông Á hiện nay đang trải qua quá trình thay đổi lãnh đạo. Bề ngoài có thể không mới, khi tân Thủ tướng Fumio Kishida và người tiền nhiệm Yoshihide Suga đều đại diện cho đảng Dân chủ Tự do.

Nhưng xét ở bối cảnh rộng hơn, Nhật Bản dường như đang tiến tới một cuộc cách mạng chính sách đối ngoại lần thứ tư. Tất cả đến từ những tác động tổng hợp khó lường của một Trung Quốc ngày càng quyết đoán hơn và một nước Mỹ ngày càng mất đi sự tin cậy.

Cả ba cuộc cách mạng trước đây của Nhật Bản đều kéo theo những thay đổi bộ mặt địa chính trị

Lần đầu tiên được tiến hành sau khi phương Tây cưỡng bức mở cửa đất nước vào những năm 1850.

Thời kỳ Minh Trị khi ấy đã xây dựng nền kinh tế hiện đại và quân đội mạnh mẽ. Nhật Bản trở thành cường quốc đánh bại Trung Quốc và sau đó là Nga trong các cuộc chiến tranh lớn.

Cuộc cách mạng thứ hai diễn ra trong những năm 1930. Sự sụp đổ của nền kinh tế thế giới và những thách thức gia tăng khiến Nhật Bản chấp nhận chủ nghĩa quân phiệt, bạo lực bành trướng và tìm kiếm sự tự chủ về kinh tế ở châu Á - từ đó góp phần châm ngòi cho Thế chiến II.

Cuộc cách mạng thứ ba đến sau sự thất bại nặng nề của Nhật Bản và bị quân Mỹ chiếm đóng. Các nhà lãnh đạo Nhật Bản thời hậu chiến đã phản ứng bằng cách từ bỏ chính sách đối ngoại độc lập và nhờ cậy đến sự bảo đảm an ninh từ Mỹ.

Trung Quốc quá sai lầm khi đánh thức gã khổng lồ ngủ say: Thất bại một lần vẫn chưa sợ? - Ảnh 2.

Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida.

Lựa chọn đó cho phép Nhật Bản tái thiết và phát triển, giúp thúc đẩy Đông Á bước vào kỷ nguyên tương đối ổn định và hòa bình.

Tuy nhiên, kỷ nguyên yên ổn của Nhật Bản đang kết thúc, và lý do chính đến từ sự bành trướng của người hàng xóm Trung Quốc.

Bắc Kinh đang thách thức quyền kiểm soát của Tokyo đối với các đảo tranh chấp ở biển Hoa Đông và đe dọa Đài Loan, nơi che chắn sườn phía Nam của Nhật Bản.

Trung Quốc đang xây dựng năng lực hải quân và không quân nhằm mục đích khắc chế Tokyo và các đồng minh khác của Mỹ. Chiến lược này mang đến mọi dấu hiệu cho thấy Bắc Kinh muốn dạy cho Nhật Bản - quốc gia đã tàn phá Trung Quốc trong Thế chiến II - một bài học đau đớn.

Người khổng lồ thức tỉnh

Trong lúc mối nguy từ người hàng xóm hiện hữu, an ninh Nhật Bản càng trở nên rủi ro hơn trước một đồng minh Mỹ đang mất dần sự tin cậy.

Việc cựu Tổng thống Donald Trump rút khỏi Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương - một thỏa thuận thương mại phần lớn nhằm mục đích ngăn Trung Quốc thống trị khu vực về mặt kinh tế - đã đe dọa làm nổ tung liên minh song phương.

Tổng thống Joe Biden đã khôi phục nhịp điệu bình thường trong quan hệ Mỹ-Nhật, nhưng vẫn chưa đưa Mỹ vào một thỏa thuận thương mại lớn ở Thái Bình Dương hoặc tìm ra công thức để đảo ngược sự cán cân quân sự đang xấu đi trong khu vực.

Nhật Bản không ngồi yên khi các mối đe dọa xuất hiện. Vào năm 2016, chính phủ Thủ tướng Shinzo Abe đã khởi xướng khái niệm "Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương tự do và cởi mở".

Nhật Bản cũng là nước đóng vai trò trung tâm trong việc hồi sinh Đối thoại An ninh Tứ giác (QUAD) với Australia, Ấn Độ và Mỹ.

Trung Quốc quá sai lầm khi đánh thức gã khổng lồ ngủ say: Thất bại một lần vẫn chưa sợ? - Ảnh 4.

Nhật Bản đang "cởi trói" hiến pháp để tăng cường sức mạnh quân sự.

Trong nhiều năm, Tokyo đã từ từ tháo gỡ những ràng buộc hiến pháp trong việc xây dựng sức mạnh quân sự. Liên minh Mỹ-Nhật đang dần có sự đồng điệu trong mục tiêu ngăn chặn Trung Quốc bằng các chương trình hợp tác trên biển.

Đáng chú ý nhất là các nhà lãnh đạo Nhật Bản đã bắt đầu ám chỉ rằng Tokyo có thể hỗ trợ Mỹ trong một cuộc chiến tranh khu vực để bảo vệ Đài Loan.

Tất cả những điều này diễn ra cùng lúc với việc Tokyo hợp tác với Washington để tăng cường cung cấp hỗ trợ cơ sở hạ tầng chất lượng cao cho các quốc gia đang phát triển nhằm cạnh tranh ảnh hưởng với Trung Quốc.

Cho đến nay, những thay đổi của Nhật Bản vẫn mang tính tiến hóa hơn là cách mạng, khi chi tiêu quốc phòng vẫn được giới hạn khoảng 1% GDP, trong khi phát triển kho vũ khí hạt nhân vẫn là chủ đề cấm kỵ.

Nhưng xu hướng tiến tới một chính sách độc lập và mạnh mẽ hơn của Nhật Bản đang là điều không thể phủ nhận.

Nhờ vào vị trí địa lý, sức mạnh kinh tế và quân sự, công nghệ tinh vi và các giá trị dân chủ, Nhật Bản có thể trở thành một đồng minh giá trị của phương Tây trong thế kỷ mới.

Chính sự trỗi dậy nguy hiểm của Bắc Kinh đang khiến Nhật Bản nhiều khả năng sẽ trải qua một cuộc cách mạng chính sách đối ngoại lần thứ tư – điều mà Trung Quốc đã từng hứng chịu nhiều đau đớn trong quá khứ.

Theo Doanh nghiệp và Tiếp thị

 

Luật sư tư vấn miễn phí

Gọi ngay
0902818158- 0906834543
0906834543
0902818158

Tin pháp luật

CÁC ĐỐI TÁC

  • Nhà Đất Phúc An Khang
  • The Diplomat
  • The NewYork Review of Book
  • CogitAsia
  • Reuters
  • Viet Studies
  • The NewYork Times
  • TIME
  • Bloomberg Bussiness