![Image result for TS H. Kissinger giữ chức cá» vấn an ninh quá»c gia Mỹ, sau Äó kiêm luôn chức bá» trÆ°á»ng Ngoại giao dÆ°á»i thá»i tá»ng thá»ng Richard Nixon.](https://nhadatphucankhang.com/image/data/Tin%20Tuc/henrykissinger-1.jpg)
TS H. Kissinger giữ chức cố vấn an ninh quốc gia Mỹ, sau đó kiêm luôn chức bộ trưởng Ngoại giao dưới thời tổng thống Richard Nixon.
Là người đề xuất “realpolitik”, Kissinger đóng vai trò then chốt trong chính sách đối ngoại của Mỹ giai đoạn 1969-1975 .. từ 1975 đến nay 2019 liên tục 7 đời Tổng Thống Mỹ Ford , Reagan , Bush cha , Clinton ,Bush con , Obama ,Trump Kissinger vẫn là nhà tư vấn chính trị đối ngoại hàng đầu của nước Mỹ .
Ngoại trưởng Mỹ và ông Kissinger dự mật nghị siêu quyền lực
![Image result for Ngoại trÆ°á»ng Mỹ Mike Pompeo và ngÆ°á»i tiá»n nhiá»m Henry Kissinger Äã Äến Thụy SÄ© Äá» dá»± máºt nghá» thÆ°á»ng niên Bilderberg lần thứ 67.Hai nhà ngoại giao Äược nhìn thấy Äến và rá»i khách sạn hạng sang Fairmont le Montreux Palace hôm thứ Bảy (1.6). Nhà ngoại giao kỳ cá»±u 96 tuá»i Henry Kissinger Äược nhìn thấy Äược há» trợ Äá» lên xe.Theo RT, khoảng 130 nhà lãnh Äạo thế giá»i từ 23 quá»c gia,]()
Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo và người tiền nhiệm Henry Kissinger đã đến Thụy Sĩ để dự mật nghị thường niên Bilderberg lần thứ 67.Hai nhà ngoại giao được nhìn thấy đến và rời khách sạn hạng sang Fairmont le Montreux Palace hôm thứ Bảy (1.6). Nhà ngoại giao kỳ cựu 96 tuổi Henry Kissinger được nhìn thấy được hỗ trợ để lên xe.Theo RT, khoảng 130 nhà lãnh đạo thế giới từ 23 quốc gia,
Cựu Ngoại trưởng Mỹ Henry Kissinger đã cho rằng những phẩm chất riêng của Donald Trump cũng tạo ra nhiều "cơ hội" mới. để trở thành một Tổng thống vĩ đại trong lịch sử Mỹ.
![Image result for Henry Kissinger là má»t nhà ngoại giao Mỹ gá»c Do Thái, sinh ra á» Äức, nÄm nay Äã 93 tuá»i, từng là Ngoại trÆ°á»ng của chÃnh quyá»n cá»±u Tá»ng thá»ng Mỹ Richard Nixon.Do thúc Äẩy ngừng bắn trong chiến tranh Viá»t Nam tại Paris, nên ông Henry Kissinger Äã già nh giải Nobel Hòa bình và o nÄm 1973, là má»t lão là ng của giá»ingoại giao Mỹ. Trong thá»i kỳ Chiến tranh Lạnh, Henry Kissinger chủ trÆ°Æ¡ng lôi kéo Trung Quá»c Äá» chá»ng lại Liên Xô, Äã Äặt ná»n móng cho viá»c bình thÆ°á»ng hóa quan há» Mỹ - Trung, Äược gá»i là "ngÆ°á»i bạn cÅ© của Trung Quá»c".](https://image.viettimes.vn/666x374/Uploaded/2019/fcivpqmv/2016_12_22/henry_kissinger_twhy.jpg)
Ông Henry Kissinger.
Henry Kissinger là một nhà ngoại giao Mỹ gốc Do Thái, sinh ra ở Đức, năm nay đã 93 tuổi, từng là Ngoại trưởng của chính quyền cựu Tổng thống Mỹ Richard Nixon.Do thúc đẩy ngừng bắn trong chiến tranh Việt Nam tại Paris, nên ông Henry Kissinger đã giành giải Nobel Hòa bình vào năm 1973, là một lão làng của giớingoại giao Mỹ. Trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh, Henry Kissinger chủ trương lôi kéo Trung Quốc để chống lại Liên Xô, đã đặt nền móng cho việc bình thường hóa quan hệ Mỹ - Trung, được gọi là "người bạn cũ của Trung Quốc".
Phân tích của ông Donald Trump về tình hình hiện tại của Mỹ và khả năng lãnh đạo Đảng Cộng hòa là đáng tin cậy. Ông Donald Trump có cơ hội tuyệt vời để trở thành một "Tổng thống nổi bật nhất trong lịch sử Mỹ" – Henry Kissinger nói.
Theo Henry Kissinger, phẩm chất riêng của ông Donald Trump rất khác với Tổng thống Mỹ về mặt lý thuyết, trong khi đó những phẩm chất riêng này thể hiện về mặt chính sách.
Lời dẫn
Trong 60 năm qua ,từ 1959 đến 2019 Nước Mỹ nổi lên một nhân vật đặc biệt xuất chúng trong chính trường thế giới thời chiến tranh lạnh và hậu chiến tranh lạnh Mỹ -Xô cũng như sơ khởi chiến tranh lạnh Mỹ -Trung 2018 .Người ấy chính là Henry Kissinger . Một Trí thức Hoa Kỳ gốc Do Thái từ Đức và đã từng cộng tác với OSS thời thế chiến thứ 2 . Điểm đặc biệt là nhân vật này để dấu ấn đặc sắc trong 8 năm ở vị trí Cố vấn an ninh quốc gia đồng thời là Ngoại trưởng Mỹ dưới thời Tổng Thống Nixon ,Tổng thống Ford 1968-1976. Trong 8 năm điều hành chính sách đối ngoại ấy ,Kissinger đã sắp xếp lại trật tự thế giới theo thế cờ Hòa Trung Phá Xô để góp phần dẫn đến một kết cục của bàn cờ thế giới vào năm 1990 là Liên Xô tan rã .Trong gần nữa thế kỷ sau khi không còn chính thức giử chức vụ trong chính quyền Mỹ ,Ông Kissinger vẫn liên tục được các hệ thống chính trị Mỹ , 6 đời Tổng Thống ,và các lãnh tụ hai Đảng ở Mỹ … mời tham vấn sâu các vấn đề chiến lược trước trong và sau khi Liên Xô ,Đông Âu tan rã , cũng như gần đây (2015-2019 ) trước và trong chiến tranh lạnh mới khởi đầu giữa Mỹ -Trung .
Ông Kissinger không chỉ quan tâm đến các vấn đề chính trị chiến lược,vấn đề vủ khí hạt nhân , vấn đề chiến tranh trong thời đại không gian . Ông nay đã 96 tuổi ,còn cảnh báo loài người về Al trí tuệ nhân tạo và đề xuất Hoa kỳ sớm xác lập các quy định về Al trước khi quá muộn ..
Các ý kiến của Ông Kissinger về Trung hoa và Trật tự thế giới
theo thiển ý, thật là sâu sắc về tổng kết chiến lược cũng như trãi nghiệm thực tiễn
Lời dẫn của một ẩn sĩ đã từng may mắn được thảo luận với Ông 10 Hương , Ông Nhà báo Phạm Xuân Ẩn , Anh nhà báo Huỳnh Bá Thành …từ 1971 ( Tân Hợi ) đến …. về ván cờ thế giới ở Xứ Việt , Ở Châu Á …
20.6.2019 Kỷ Hợi ..
TRUNG QUỐC và TRẬT TỰ QUỐC TẾ Ở CHÂU Á
Trong số tất cả các khái niệm về trật tự thế giới ở châu Á, Trung Quốc vận hành khái niệm lâu đời nhất, rõ ràng nhất, và khác biệt nhất so với những ý tưởng của hệ thống theo Hòa ước Westphalia. Trung Quốc cũng đã trãi qua hành trình lịch sử phức tạp nhất, từ thời văn mình cổ đại qua các đế quốc phong kiến, tới cách mạng cộng sản, đến vị thế là một cường quốc hiện đại một hành trình có tác động sâu rộng với nhân loại.
Kể từ khi thống nhất và trở thành một chủ thế chính trị duy nhất vào năm 221 TCN cho đến đầu thế kỷ 20, vị trí của Trung Quốc ở trung tâm trật tự thế giới đã ăn sâu trong suy nghĩ của tầng lớp tinh hoa ở quốc gia này đến mức không một từ tiếng Trung nào có thế diễn tả được. Chỉ đến khi nhìn lại, các học giả mới định nghĩa được hệ thống triều cống “dĩ Hoa vi Trung” (lấy Trung Quốc làm trung tâm) này. Trong khái niệm truyền thống đó, Trung Quốc coi chính mình ở một khía cạnh nào đó là chính quyền tối cao duy nhất trên toàn thế giới.
Hoàng đế Trung Quốc được coi là thìên tử và là nhân vật kết nối người với trời. Ông ta không chỉ cai quản mỗi “Trung Quốc” nghĩa là Các vùng lãnh thổ ngay dưới sự trị vì của mình, mà là cả ““Thìên hạ”, trong đó Trung Quốc là phần trung tâm văn minh: “Vương quốc trung tâm” truyền cảm hứng và nâng đỡ cho toàn nhân loại.
Theo quan điểm này, trật tự thế gỉới phản ánh một tôn ti trật tự toàn cấu , chứ không phải một trạng thái cân bằng của các quốc gia có chủ quyền cạnh tranh lẫn nhau. Mỗi xã hội được coi là một dạng thức nào đó của quan hệ triều cống với Trung Quốc, một phần dựa trên nét tương đổng văn hóa với Trung Quốc; nhưng không xã hội nào có thể bình đẳng với nó.
Quốc vương các nước khác không phải là người có quyền lực ngang hàng mà là những “môn đệ” ngoan ngoãn trong nghệ thuật cai trị, phần đấu hướng tới nền văn minh. Ngoại giao không phải là một quá trình thương lượng giữa các lợi ích có chủ quyền mà là hàng loạt nghi lễ được sắp đặt cẩn thận, trong đó các xã hội bên ngoài được trao cơ hội nhận lãnh vị trí định sẵn của mình trong hệ thống tôn tỉ trật tự toàn cầu . Theo quan điểm này, ở Trung Quốc xưa, “chính sách ngoại giao” như chúng ta gọi hiện nay thuộc lĩnh vực của Bộ Lễ, chịu trách nhiệm xác định các sắc thái của quan hệ triều cống, và Lý Phiên Viện chịu trách nhiệm quản lý mỗi quan hệ với các bộ lạc du mục. Phải đến tận giữa thế kỷ 19, một bộ liên quan đến nước ngoài của Trung Quốc mới được thành lập, do khi đó cần phải có một cơ quan để đối phó với những kẻ xâm lược đến từ phương Tây. Thậm chí sau đó, các quan lại triều đinh vẫn coi nhiệm vụ của mình là thực hiện truyền thống quản lý những kẻ man di chứ không phải trọng thị ngoại giao kiểu Hòa ước Westphalia. Bộ mới này mang tên “Cơ quan quản lý sự vụ mọi quốc gia”, ngụ ý rằng Trung Quốc hoàn toàn không tham gỉa vào hoạt động ngoại giao xuyên quốc gia.
Mục tiêu của hệ thống triều cống là duy trì sự tôn kính, chứ không phải thu về lợi ích kinh tế hay thống trị các nước khác về mặt quân sự, Vạn Lý Trường Thành thành tựu kiến trúc hùng vĩ nhất của Trung Quốc , với độ dài khoảng 8.850 km, được Tần Thủy Hoàng vị Hoàng đế đã bại tất cả các đối thủ về mặt quân sự, chấm dứt thời kỳ Chiến Quốc và nhất thống Trung Quốc khởi công xây dựng.
Đó là một mình chứng hùng hồn cho chiến thắng quân sự, nhưng cũng thế hiện giới hạn vốn có của quốc gìa này, ám chỉ quyền lực to lớn gắn liền với một ý thức dễ bị tổn thương. Qua hàng ngàn năm, Trung Quốc thường tìm các lừa gạt và dụ dỗ kẻ thù thay vì cố đánh bại họ bằng vũ lực. Vì vậy, một thượng thư trong triều đại nhà Hản (206 TCN-220 SCN) đã minh họa “ngũ bả” mà ông kiến nghị nhằm đối phó với bộ lạc Hung Nô ở biên giới Tây bắc Trung Quốc, dù theo phân tích thông thường Trung Quốc là siêu cường quân sự duy nhất lúc đó:
Ban cho chúng… nhung lụa và xe ngựa đẹp để làm mờ mắt chúng;
cho chúng cao lương mỹ vị để mua chuộc miệng chúng;
cho chúng đàn ca và mĩ nữ để quyền rũ đôi tai chúng;
cho chúng dinh cơ to đẹp, vựa lúa, và gia nhân để mua chuộc dạ dày chúng…
và đối với những kẻ quy hàng, hoàng đế nên thết đãi yến tiệc, đích thân tiếp rượu và thức ăn để mua chuộc tâm trí chúng.
Đây là những gì có thể được gọi là ngũ bá.
Nghi thức ngoại giao của Trung Quốc, khấu đầu phủ phục dưới đất để thừa nhận vị thế bề trên của hoàng đế hiển nhiên là một hành động tự hạ mình và là chướng ngại vật trong quan hệ của Trung Quốc với các quốc gỉa phương Tây hiện đại. Nhưng nghi thức khấu đầu này là sự tự nguyện mang tính biểu tượng: nó đại diện sự tôn kính trước một dân tộc được ngưỡng mộ nhiều hơn là sợ hãi. Những vật triều cống được gửi tới Trung Quốc trong những dịp như vậy thường được hoàng đế đáp lại bằng những món quà có giá trị lớn hơn.
Theo truyền thống, Trung Quốc tìm cách vượt trội về mặt tâm lý thông qua những thành tựu và các giá trị đạo đức xen lẫn với chinh phạt quân sự để dạy cho những kẻ man di ngoan cố một “bài học” và để có được sự tôn kinh. Cả hai mục tiêu chiến lược trên cùng các h tiếp cận tâm lý căn bản này đối với xung đột vũ trang đều được thế hiện rõ nét trong hai cuộc chiến tranh gần đây của Trung Quốc với Ấn Độ vào năm 1962 và Việt Nam vào năm 1979, cũng như trong cách mà quốc gia này khắng định “lợi ích cốt lõi” của mình trưởc các nước láng giềng .
Tuy nhiên, theo thuật ngữ phương Tây, Trung Quốc không phải là một xã hội truyền giáo . Quốc gia này tìm các h thu phục lòng tôn kính, chứ không phải thay đồi quốc gia khác; ranh giới mong manh đó không bao giờ có thế vượt qua. Sứ mệnh của quốc gia này là thành tựu của nó mà các nước khác phải hiểu và thừa nhận. Một quốc gía khác có thế trở thành bạn, thậm chí là bằng hữu lần năm, nhưng sẽ không bao giờ được coi là ngang hàng với Trung Quốc. Trớ trêu thay, những người nước ngoài có thế đạt được điều gần gìống với vị thế đó lại là những kẻ chính phạt.
Một trong những chiến công đáng ngạc nhiên nhất của chủ nghĩa đế quốc văn hóa trong lịch sử, hai dân tộc từng chính phục Trung Quốc Mông Cổ vào thế kỷ 13 và Mãn Châu vào thế kỷ 17 được cảm hóa để tiếp nhận những yếu tố cốt lõi của văn hóa Trung Quốc nhằm tạo thuận lợi cho vỉệc cai trị một dân tộc to lớn và kiên định trong việc khắng định tính ưu víệt của văn hóa dân tộc mình. Hai kẻ chính phục này bị xã hội Trung Quốc đồng hóa đáng kể, đến mức phần lởn lãnh thổ quê hương của họ bị coi là từng thuộc về Trung Quốc. Trung Quốc đã không tìm cách áp đặt hệ thống chính trị của mình đối với các quốc gỉa khác; đúng hơn, chính những nước này tự động học theo hệ thống chính trị đó. Trong chừng mực nào đó, Trung Quốc đã mở rộng không phải nhờ vào chính phạt mà bằng biện pháp “mưa dầm thấm lâu”.
Ở kỷ nguyên hiện đại, các đại điện phương Tây với tư tường văn hóa ưu việt của riêng mình lén kế hoạch thu nạp Trung Quốc vào hệ ghõng thế giời châu Âu -hệ thống đang trở thành cấu trúc cơ bản của ưẠt tự thế giới. Họ gây áp lực buộc Trung Quốc xây dựng các Mỗi quan hệ với những nước còn lại trên thế giới thông qua hoạt động trao đối đại sứ và thương mại tự do, đồng thời nâng cao trình độ của người dân thông qua một nền kinh tế hiện đại hóa và một xã hội cởi mở với Ki-tô giáo.
Điều mà phương Tây coi là quá trình khai sáng và cam kết lại bị Trung Quốc coi như một cuộc tấn công. Ban đâu Trung Quốc nổ lực tránh đỡ cuộc tấn công này, và sau đó dứt khoát hoàn toàn chống lại nó. Khi sứ giả Anh Đầu tỉên George Macartney đến Trung Quốc vào cuối thế kỷ 18, mang theo một vài sân phấm đầu tiên của cuộc các h mạng công nghiệp và một lá thư từ vua George 111 để nghị thương mại tự do và thành lập đại sứ quản thường trực lẫn nhau tại Bắc Kinh và London, chiếc thuyển của Trung Quốc chờ George Macartney từ Quàng Châu đến Băc Kinh được chàng biểu ngữ ghi rõ ông là “Đại sứ Anh mang cống vật tới Hoàng đế Trung Quốc”. Ông đã bị đuổi ra cùng với một bức thư gừi tới vua Anh giải thích râng không đại sứ nào được phép cư trú ở Bắc Kinh vì “Châu Âu góm nhiều quốc gia khác ngoài đất nước của ngươi: nếu mỗi và tất cả các quốc gia đó đều yêu cầu có đại díện tại triều đình của ta, làm sao ta có thế chiều lòng họ? Điều này hoàn toản không thế thực hiện được”. Hoàng để thấy không cần phải buôn bán ngoài những gì đang được trao đồi ở số lượng có giới hạn, bị quản lý chặt chẽ, vì Anh không có những hàng hóa Trung Quốc cần :
*Trị vì thìên hạ rộng lớn, trẫm chỉ có một mục tiêu, đó là duy trì một chế độ hoàn hảo và thực hìện đầy đủ các nhìệm vụ quốc gia; trẫm không để tâm tới những đồ vật lạ và tốn kém. Nếu trẩm có ra lệnh nhận các cống vật mà ngươi - vua 0. -gửi tới, thì đó cũng là vì nể tình ngươi đã cất công gửi chúng đến từ phương xa... Như đại sứ của ngươi có thế tận mắt thấy, đất nước của trẫm có tất cả mọi thứ.
Sau khi đánh bại Napoleon, thương mại trên đã mở rộng, Anh cố đàm phán một lấn nữa bằng cách cử sứ giả thứ hai đến Trung Quốc, mang theo để xuất tương tự. Sự phô trương sức mạnh hài quân của Anh trong cuộc chiến tranh Napoleon hầu như không tác động gì đến mong muốn của Trung Quốc trong việc thiết lập các quan hệ bang giao. Khi sứ giả William Amherst khước từ nghi lễ khấu đầu, viện lý do quan phục không thuận tiện, phái đoàn của ông đã bị đuổi ra, và bẩt kỳ nỗ lực nào khác nhằm thiết lập quan hệ ngoại giao vởi Trung Quốc đểu bị ngăn cản. Hoàng để gửi một chiếu thư tới Hoàng tử Regent của Anh, giải thích rằng với địa vị ““Chúa tể thiên hạ”, Trung Quốc chẵng hề hấn gì khi buộc phải “dạy bảo” mỗi sứ giả xứ man di về nghi lễ đúng đắn.
Những sử ký sau đó ghi lại chính thức rằng “vương quốc xa xôi bên kia đại dương thể hiện lòng trung thành và khao khát khai hóa”, nhưng (theo một ấn phẩm truyền giáo của phương Tây hồi thế kỷ 19 đã chuyển ngữ chiếu thư trên như sau):
Từ nay về sau, không một đoàn sứ giả nào phải vượt chặng đường xa xôi như vậy nữa, vì điều đó sẽ chi phí công vô ich mà thôi . Nếu nước ngươi không thể có lòng phục tùng, các ngươi có thế khỏi cần cử
phái đoàn nào tới triều đình vào một số thời đỉểm nhất định; đó là cách đúng để đối đãi với văn minh.
Phụng thìên thừa mệnh Hoàng đế chiếu viết.
Dù những lời phủ dụ như vậy có về kiêu ngạo theo chuẩn mực ngày nay và cực kỳ xúc phạm đối với một đất nước vừa mới duy trì trạng thái cân bằng ở châu Âu và có thế tự coi là cường quốc tiên tiến nhất về hải quân, kinh tế, và công nghiệp của châu Âu nhưng thực tế Hoàng đếTrung Quốc đơn giản chỉ thế hiện đúng với cái nhìn của ông ta về vị thế của mình trong thìên hạ, một quan niệm đã tôn tại hàng ngàn năm được nhiều dân tộc láng giềng phải thuận theo.
Cảm thấy bị sỉ nhục, các cường quốc phương Tây cuối cùng đã đưa vấn đề thương mại tự do tới bước ngoặt quan trọng là bán cả sản phẩm gây hại nhất, nhất quyết yêu cấu việc nhập khầu không giới hạn , từ mọi loại hoa quả phương Tây cho tới thuốc phiện. Cuối triều nhà Thanh, Trung Quốc đã bỏ bê việc đầu tư cho quân sự, một phần vì đất nước này từ lâu đã không bị đe dọa xâm lược, nhưng chủ yếu do quân đội giữ vị trí khá thấp trong hệ thống tôn tỉ cấp bậc xã hội Nho giáo của Trung Quốc, được thế hiện trong câu nói: “Sắt tốt không dùng làm đinh. Người tốt không làm lính.”
Ngay cả khi bị lực lượng phương Tây tấn công, năm 1893, nhà Thanh vẫn dùng phần lớn tiền từ các quỹ quân sự để khôi phục chiếc thuyền cẩm thạch lộng lẫy của hoàng tộc ở Di Hòa Viên.
Năm 1842, đối mặt với áp lực quân sự, Trung Quốc ký các hìệp ước chấp thuận các yêu cấu của phương Tây. Nhưng nước này vẫn không từ bỏ ý nỉệm quốc gia mình là độc nhất và đã chiến đấu phòng thủ ngoan cường. Sau khi giành được chiến thắng quyết định trong cuộc chiến 1856-1858 (chống lại hành động sung công phi lý một con tÂu quốc tịch Anh ở Quảng Châu ), Anh nhất quyết yêu cầu một hiệp ước đòi quyền lợi mà nước này từ lâu đã tìm kiếm, đó là cử một đại sứ thường trú ở Bắc Kinh
*Khu vui chơi gìãì tri nổi tỉếng dành riêng cho hoàng gia của các triều đại Trung Quốc, có lịch sử tồn tại trên 800 năm với nhìẽu tên gọi khác nhau. Đầu đời nhà Tấn, một cung điện tên là Kim Sơn Cung đã được xây dựng tại nơi này. Năm 1750, vua Càn Long xây Thanh Y Viên tại khu vực này để mửng sinh nhật mẹ ông. Năm 1860, trong Chỉến tranh Nha phìến, lìên quân Anh-Pháp băn phả khỉến Thanh Y Vìẻn bị hư hại nặng. 28 năm Sau. Từ Hì Thái Hậu lấy ngân quỹ vốn dùng để hìện đại hóa hải quân ra trùng tu hoa Viên trong vòng 10 năm và đặt tên là Di Hòa Vien (nghĩa là "Vườn nuôi dưỡng sự ôn hòa”). (DC)
. Một năm sau đó, khi đến Trung Quốc nhậm chức cùng với một đoàn tùy tùng hùng hậu, vị sứ gỉả Anh gặp cảnh các tuyến đường sông chính dẫn đến thủ đô đều bị dây xích và hàng rào nhọn chặn đứng. Khi ông ra lệnh cho thủy quân lục chiến Anh dọn dẹp các chướng ngại vật, binh lính Trung Quốc đã nổ súng;
519 lính Anh thìệt mạng và 456 người khác bị thương trong trận chỉến nổ ra sau đó. Anh sau đó đã phải một lực lượng quân sự dưới sự chỉ huy của Bá tước Elgin tấn công thẳng tới Bắc Kinh và thìêu rụi Di Hòa Viên, triều dình nhà Thanh bỏ chạy. Hành động can thìệp quân sự tàn bạo này đã buộc triều đình đương trị vì miễn cưỡng chấp thuận một “tòa công sứ” để các đại diện ngoại giao ở đó. Trung Quốc miễn cưỡng và phẫn uất khi phải chịu khuất phục trước khái niệm ngoại giao đối ứng trong hệ thống các quốc gia có chủ quyền theo Hòa ước Westphalia.
Tâm điểm của những tranh chấp này là một câu hỏi lớn hơn: liệu bản thân Trung Quốc là một trật tự thế giới, hay nước này chỉ đơn thuần là một quốc gia, giống như các quốc gia khác, là một phần trong hệ thống quốc tế rộng lớn hơn? Trung Quốc vẫn níu giữ quan niệm truyền thống của mình. Cho tới năm 1863, sau hai thất bại quân sự trước các cường quốc “man di” và một cuộc nổi dậy quy mô lớn ở trong nước (cuộc khởi nghĩa Thái bình Thìên quốc) chỉ bị dập tắt khi huy động thêm quân đội nước ngoài, Hoàng đế Trung Quốc gửi một lá thư tới Abraham Lincoln, trấn an ông về thìện ý của Trung Quốc:
- 1. Một nhà nước trong lịch sử Trung Quốc (1851-1864) được hình thành từ cuộc nổi dậy của nông dân do Hông Tú Toàn cấm đầu vảo giữa thế kỷ 19, có lãnh thổ trãi rộng từ Sông Dương Tử xuống phia nam Trung Quốc với trên 16 tinh và hơn 600 thị, có thủ đô là Thìên Kinh (Nam Kinh). Cuộc chiến tranh gìữa Thái bình Thỉên quốc và các thế lực đối kháng (chống lại sự cai trị của nhà Thanh và sự xâm lăng của các thế lực phương Tây) được coi là một trong những cuộc chiến khốc liệt nhất trong thế kỷ 19 ở Trung Quốc. (DG)
“Với lòng tôn kính của mình, trẫm nhận từ Trời sứ mệnh trị vì thìên hạ, trẫm coi cả đế quốc trung tâm thế giới [Trung Quốc] và các quốc gỉa bên ngoài như một gia đình, không có bất kỳ sự phân biệt nào.”
Năm 1872, nhà Hán học xuất chúng người Scotland -James Legge diễn đạt rõ ràng vấn đề trên và với đặc điểm của thời đại mình, niềm tin vào tính ưu víệt rõ ràng của khái niệm trật tự thế giới ở phương Tây:
Trong 40 năm qua, vị thế [của Trung Quốc] trong tương quan với các quốc gia tiên tiến hơn trên thế giới đã hoàn toàn thay đổi. Nước này đã tham gia vảo các hiệp ước dựa trên những điều khoản bình đẳng; nhưng tôi không nghĩ rằng các quan lại và người dân quốc gia này đã nhìn thẳng vào sự thật đó, để có thế nhận ra thực tế rằng Trung Quốc chỉ là một trong nhiều quốc gia độc lập trên thế gìới, và rằng “thìên hạ”, nơi hoàng đế nước này trị vì, không phải là toàn bộ thìên hạ, mà chỉ là một khu vực xảc định trên bề mặt Trái Đất và có thể được chỉ ra trên bản đồ.
Với công nghệ và thương mại thúc đẩy các hệ thống đối lập tiến lại gần nhau, những chuẩn mực trật tự thế giới nào sẽ thắng thế?
Ở châu Âu , hệ thống theo Hòa ước Westphalia là kết quả hiển nhiên sau khi rất nhíếu quốc gia giành được độc lập thực tế sau cuộc Chiến tranh Ba mươi năm. Châu Á bước vào kỷ nguyên hìện đại mà không hề có bộ mảy tổ chức quốc gia và quốc tế riêng bỉệt. Trên lục địa này có một vài trung tâm văn minh được bao quanh bởi các vương quốc nhỏ hơn, cùng với các cơ chế tương tác tinh tế và thường xuyên thay đồi giữa chúng.
Sự màu mỡ của các vùng đông bằng Trung Quốc và một nền văn hóa kiên cường hiếm có, cùng với sự nhạy cảm về chính trị đã cho phép Trung Quốc luôn thống nhất trong hơn hai thìên niên kỷ và gây ra ảnh hưởng đáng kể về văn hóa, kỉnh tế, và chính trị, ngay cả khi nước này
suy yếu về mặt quân sự chiếu theo tiêu chuẩn thông thường. Lợi thế của quốc gia này là sự thịnh vượng của nển kinh tế, sản xuất ra những hàng hóa mà tất cả các nước láng giềng đều mong muốn. Được định hình bởi những yếu tố này, quan niệm của Trung Quốc về trật tự thế giới khác biệt rõ rệt với quan niệm của châu Âu dựa trên nhìêu quốc gỉa bình đẳng
KISSINGER BÀN VỀ MƯU LƯỢC CỦA TRUNG QUỐC
-Bài 1: Khổng Tử, Tôn Tử và cờ vây:
(PL)- TS Henry Kissinger, cựu Ngoại trưởng Mỹ, vốn là một nhân vật “có duyên nợ” với Việt Nam từ gần 40 năm nay. Tháng 5-2011 vừa qua, nhà ngoại giao nổi tiếng này cho ra mắt cuốn sách về nước láng giềng khổng lồ của Việt Nam: "On China" (tạm dịch: Bàn về Trung Quốc).
Ông đã dành nhiều trang để nhắc tới Việt Nam, với tư cách một láng giềng gần gũi nhưng không phải là không có con đường riêng độc lập với Trung Quốc.
On China của Henry Kissinger, về căn bản, không hẳn là một cuốn hồi ký chính trị của nhà ngoại giao bởi tác giả xưng “tôi” không nhiều và không thường xuyên gắn mình vào từng tình huống, sự kiện, câu chuyện kể trong sách. Tuy nhiên,On China cũng không thuần túy là sách lịch sử. Nhiều chương được mở đầu bằng những đoạn tác giả phân tích về chính trị, quan hệ quốc tế, trong đó ông đưa ra những quan điểm mà có lẽ nhiều người đọc Việt Nam sẽ thấy mới mẻ.
Trung Hoa với tư tưởng đại Hán
trong chương I (về tính độc tôn của Trung Quốc), mô tả quan niệm của người Trung Hoa về quan hệ quốc tế, Kissinger viết:
“Trung Quốc có tới hơn 1.000 năm áp dụng một hệ thống quan lại được thiết kế hoàn hảo, các quan được tuyển từ những cuộc thi mang tính chất cạnh tranh; hệ thống này thâm nhập và điều chỉnh tất cả khía cạnh của đời sống kinh tế-xã hội. Do đó, cách hiểu của người Trung Quốc về trật tự thế giới rất khác biệt với phương Tây. Quan niệm phương Tây hiện đại về quan hệ quốc tế được hình thành từ thế kỷ 16-17, khi cấu trúc của xã hội Âu châu thời Trung cổ bị phá vỡ thành một nhóm các nhà nước với sức mạnh tương đương và nhà thờ Thiên chúa phân chia thành nhiều giáo phái khác nhau. Ngoại giao để cân bằng quyền lực các bên không phải là sự lựa chọn mà là điều tất yếu. Không nhà nước nào đủ mạnh để áp đặt ý chí của mình; không tôn giáo nào giữ được đủ quyền lực để có thể duy trì tính phổ biến. Khái niệm quyền tự quyết và bình đẳng về mặt pháp lý giữa các nhà nước trở thành cơ sở của công pháp quốc tế và ngoại giao.
Còn Trung Hoa, ngược lại, chưa bao giờ quan hệ với một nước nào trên cơ sở bình đẳng, vì lý do đơn giản là họ chưa bao giờ tiếp xúc với những xã hội có nền văn hóa hay có quy mô tương đồng với họ. Việc đế quốc Trung Hoa chiếm địa vị vượt trội so với các nước ở cùng mặt bằng địa lý được coi gần như luật trời vậy. Đối với các hoàng đế Trung Hoa, luật trời không nhất thiết hàm ý một mối quan hệ thù địch với các dân tộc láng giềng; tốt hơn hết là không nên như thế. Cũng giống như Mỹ, Trung Quốc tự cho là mình đóng một vai trò đặc biệt”.
Đó là cách Kissinger chỉ ra và giải thích sự tự tin thái quá trong tư duy của người Trung Quốc (mà trong nhiều trường hợp, tâm lý đó đã biến thành tư tưởng nước lớn, bá quyền). Ông cũng cho rằng về điểm này thì Trung Quốc và Mỹ có nét tương đồng.
Triết học Khổng Tử, binh pháp Tôn Tử
Henry Kissinger cũng tỏ ra là một nhà ngoại giao tài năng khi ông cho người đọc thấy mình đã tìm hiểu thấu đáo đến thế nào về nền văn hóa có bề dày 4.000 năm của Trung Quốc. Ông nghiên cứu về triết học Khổng Tử và tóm tắt nó lại trong một phần của chương I. Qua diễn giải của Kissinger thì do Khổng Phu Tử sống vào thời loạn nên triết gia này luôn hướng đến một xã hội cân bằng, hòa hợp từng tồn tại trước đó và nhiệm vụ tinh thần của mỗi con người là phải tái lập trật tự cũ đã bị mất đi kia.
Không phải ngẫu nhiên mà Kissinger đề cập tới Khổng Tử ngay từ chương đầu cuốn sách. Đó là vì ông cho rằng Khổng giáo có ảnh hưởng rất lớn tới một nhân vật đặc biệt của Trung Quốc thế kỷ 20 và cũng là nhân vật nổi bật trong On China : Mao Trạch Đông. Điều kỳ lạ ở đây, theo Kissinger nhận xét là tuy Mao Trạch Đông chống Khổng Tử một cách nhiệt thành và công khai nhưng đường lối điều hành đất nước của Mao lại rõ ràng là một phiên bản của triết học Khổng Tử. Mao tuyên bố đoạn tuyệt với quá khứ nhưng lại dựa rất nhiều vào những thể chế truyền thống của Trung Hoa, gồm cả cách điều hành như của triều đình phong kiến lẫn hệ thống cán bộ, quan chức được Mao sử dụng theo cách chẳng khác gì hoàng đế ngày xưa sử dụng quan lại: khinh ghét, thích thì dùng không thích thì cách chức đi, sau đó lại cất nhắc trở lại, cứ thường xuyên như thế.
Cờ vây và lợi thế tương đối
Kissinger quan tâm đến binh pháp Tôn Tử và viết khá tỉ mỉ về cờ vây (wei qi), trò chơi trí tuệ lâu đời nhất của người Trung Quốc. Ông dụng công so sánh: Nếu ở bộ môn cờ tướng và cờ vua người chơi phải giành chiến thắng tuyệt đối thì ở cờ vây, người chơi tìm kiếm lợi thế tương đối. Cờ tướng, cờ vua nhằm vào tiêu diệt từng quân của đối phương trong những thế đối đầu trực tiếp, còn trong cờ vây, người chơi di chuyển vào chỗ trống và dần dần làm tiêu hao sức mạnh chiến lược của đối thủ. Nghệ thuật cờ vây được áp dụng vào quân sự: Theo Kissinger, tư duy chiến lược của người Trung Quốc hướng đến chiến thắng thông qua lợi thế về tâm lý hơn là qua đối đầu trực tiếp.
Chẳng phải ngẫu nhiên mà Kissinger nghiên cứu và giải thích tương đối tỉ mỉ về Tôn Tử và cờ vây. Ấy là bởi vì theo ông, Mao Trạch Đông cũng chính là một “môn đồ” trung thành của Tôn Tử. Thậm chí, ông viết: “Những bí kíp của Tôn Tử được thể hiện sống động trong cuộc nội chiến ở Trung Quốc thế kỷ 20 dưới tay người học trò của Tôn Tử là Mao Trạch Đông và trong chiến tranh Việt Nam, với việc Hồ Chí Minh và Võ Nguyên Giáp áp dụng các nguyên lý tấn công gián tiếp, chiến tranh tâm lý đối với Pháp và kế đó là Mỹ”.
Một trong các gương mặt nổi bật của On China là Mao Trạch Đông, người mà Kissinger - trên cương vị ngoại trưởng Mỹ - từng có nhiều dịp tiếp xúc. Trong cuốn sách “nửa hồi ký” của mình, Kissinger cũng đưa ra (dù không nhiều) nhận xét và cả phán đoán cá nhân về vị lãnh đạo đặc biệt này của Trung Quốc - một trong 20 chính trị gia có ảnh hưởng nhất thế kỷ 20 theo bình chọn của tạp chíTime năm 2000.
On China có 18 chương, bắt đầu với một chương khái quát về cổ sử Trung Quốc, trong đó có những phần luận bàn về Khổng giáo, quan điểm chính trị thực dụng của người Trung Quốc (realpolitik) và binh pháp Tôn Tử. Sau đó, sách lướt nhanh qua giai đoạn sử cận đại với sự biến Chiến tranh nha phiến giữa Anh và Trung Quốc. Còn lại gần như toàn bộ tác phẩm dành để nói về lịch sử quan hệ quốc tế của Trung Hoa từ thời Mao Trạch Đông đến nay, những tương tác của họ với Mỹ, Liên Xô, hai miền Triều Tiên, Đông Dương và Việt Nam…