- Luật
- Hỏi đáp
- Văn bản pháp luật
- Luật Giao Thông Đường Bộ
- Luật Hôn Nhân gia đình
- Luật Hành Chính,khiếu nại tố cáo
- Luật xây dựng
- Luật đất đai,bất động sản
- Luật lao động
- Luật kinh doanh đầu tư
- Luật thương mại
- Luật thuế
- Luật thi hành án
- Luật tố tụng dân sự
- Luật dân sự
- Luật thừa kế
- Luật hình sự
- Văn bản toà án Nghị quyết,án lệ
- Luật chứng khoán
- Video
- NGHIÊN CỨU PHÁP LUẬT
- ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN
- BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
- Bình luận khoa học hình sự
- Dịch vụ pháp lý
- Tin tức và sự kiện
- Thư giãn
Thứ ba là phối hợp chính sách. Nếu chúng ta dồn dập quá vào chính sách tiền tệ chưa chắc đã đạt hiệu quả cao, nó phải đồng bộ các chính sách khác mới đảm bảo mức độ thẩm thấu của chính sách tốt hơn.
Riêng về câu chuyện chính sách tiền tệ, Kinh tế trưởng BIDV cho biết tín dụng ngân hàng chiếm khoảng 50% tổng vốn đầu tư xã hội của Việt Nam, cộng với TPDN chiếm khoảng 15%, thì suy ra việc giảm mặt bằng lãi suất sẽ là giảm lãi suất cho 65% tổng vốn đầu tư toàn xã hội.
“Cái đấy rất quan trọng để lượng hóa. Đương nhiên rất quan trọng đối với câu chuyện chi phí hoạt động của doanh nghiệp”, ông Lực nhấn mạnh.
Ý thứ hai là chúng ta đồng ý với nhau là phải có độ trễ chính sách. Theo ông Lực, Thủ tướng cũng như NHNN mong muốn độ trễ đó ngắn hơn. Thông thường là 2-3 tháng nhưng giờ chỉ khoảng 1-2 tháng, nhanh nhất có thể thì mới kịp thời.
Vấn đề thứ ba là Thủ tướng và Chính phủ đã ra thông điệp rõ ràng là cố gắng giảm mặt bằng giảm lãi suất từ 1,5-2% cho đến cuối năm. Vị chuyên gia này cho rằng đây là một thông điệp rất mạnh dạn, rất rõ, cụ thể. Thực tế thời gian qua ngân hàng cũng đã giảm lãi suất, theo thống kê lãi suất huy động đầu vào giảm bình quân khoảng từ 1-1,2%, lãi suất cho vay cũng giảm mức độ tương tự.
“Bây giờ chúng ta tiếp tục phấn đấu để giảm tiếp lãi này theo chỉ đạo của Chính phủ. Cái này phù hợp và khả thi trong thời gian tới”, Tiến sĩ Cấn Văn Lực cho biết.
Dù vậy, ông Lực cũng nhận định giảm lãi suất chỉ là 1 vế của vấn đề, điều kiện cần. Điều kiện đủ là khả năng hấp thụ vốn của doanh nghiệp mới quan trọng. Vấn đề là làm thế nào tăng cả cung và cầu. Phía cầu là chúng ta giảm lãi suất rồi, phía cung là tăng khả năng hấp thụ vốn cho nền kinh tế, cho doanh nghiệp.
Cuối cùng, phải khơi thông cả những kênh dẫn vốn khác, bởi vì kênh dẫn vốn trái phiếu doanh nghiệp rất quan trọng, 2 quý đầu năm chỉ bằng 60% với cùng kỳ năm ngoái. Nếu chúng ta khơi thông được chỗ này thì rõ ràng dòng vốn trung và dài hạn sẽ khá nhiều.
Vị chuyên gia này cũng lưu ý một điểm là giảm lãi suất cũng không thể giảm quá nhiều, quá mạnh, quá nhanh được. Quan sát trong 2 tháng vừa rồi, một số dòng tiền đã bắt đầu dịch chuyển từ kênh tiết kiệm riêng tư sang kênh chứng khoán. Như vậy vẫn phải đảm bảo một mức độ hấp dẫn nhất định để dòng tiền tiếp tục vào ngân hàng, ngân hàng có thanh khoản cho vay, đảm bảo nguồn vốn đi vào kinh doanh thay vì chỉ đầu tư tài chính hay tồn kho bất động sản như thời gian vừa qua.
“Tôi nghĩ rằng phải đồng bộ chính sách như vậy thì mới đảm bảo mức độ thẩm thấu, việc giảm lãi suất, nới lỏng chính sách tiền tệ mới có hiệu quả”, ông Lực đánh giá.