- Luật
- Hỏi đáp
- Văn bản pháp luật
- Luật Giao Thông Đường Bộ
- Luật Hôn Nhân gia đình
- Luật Hành Chính,khiếu nại tố cáo
- Luật xây dựng
- Luật đất đai,bất động sản
- Luật lao động
- Luật kinh doanh đầu tư
- Luật thương mại
- Luật thuế
- Luật thi hành án
- Luật tố tụng dân sự
- Luật dân sự
- Luật thừa kế
- Luật hình sự
- Văn bản toà án Nghị quyết,án lệ
- Luật chứng khoán
- Video
- NGHIÊN CỨU PHÁP LUẬT
- ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN
- BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
- Bình luận khoa học hình sự
- Dịch vụ pháp lý
- Tin tức và sự kiện
- Thư giãn
"Mặt bằng lãi suất tiền gửi năm nay có thể hạ xuống tối đa thêm 1% nữa, tức là còn 8,5%. Lãi suất sẽ có các biến động trồi sụt không phải chỉ diễn biến theo đà giảm, nhưng chắc chắn khó có thể trở lại mức 7,5%, kể cả trong những năm tới", chuyên gia Nguyễn Xuân Thành nói.
Ông nói thêm, thời kỳ tiền rẻ đã qua và thị trường sẽ buộc phải sống trong giai đoạn có mặt bằng lãi suất cao hơn. Đừng mong đợi lãi suất sẽ quay lại mức thấp như thời kỳ 2020 - 2021.
Tại chương trình Market Talk số 30: “Triển vọng ngành Ngân hàng và nhịp đập thị trường”, do công ty chứng khoán Rồng Việt (VDSC) tổ chức ngày 27/3, bà Nguyễn Thị Phương Lan, giám đốc Trung Tâm Phân tích VDSC dẫn số liệu thống kê của công ty chứng khoán này cho thấy lãi suất tiền gửi của các ngân hàng niêm yết đã giảm mạnh. Một số ngân hàng nhỏ đang ghi nhận mức giảm tương đối lớn. Tuy nhiên, theo bà thời gian tới chi phí huy động của các nhà băng khó có thể được giảm sâu.
Bởi lẽ, trong những tháng đầu năm, sức cầu về vốn của nền kinh tế vẫn còn yếu; các ngân hàng đang nhận được nhiều hỗ trợ từ thị trường liên ngân hàng cũng như các cơ quan quản lý. Áp lực phải tăng cường huy động từ khu vực dân cư vì thế vẫn chưa cao.
Nhưng từ quý II/2023, khi nhu cầu vốn trong nền kinh tế tăng trở lại, áp lực từ trái phiếu đáo hạn tăng lên, cộng thêm việc các ngân hàng phải tăng huy động để đảm bảo thanh khoản, mức lãi suất này vẫn sẽ phải duy trì ở mức hiện tại và khó có thể giảm nhanh như giai đoạn vừa qua.
Văn Tuệ - Theo Nhịp sống Thị trường