TIN TỨC

fanpage

Thống kê truy cập

  • Online: 223
  • Hôm nay: 198
  • Tháng: 1621
  • Tổng truy cập: 5245625
Chi tiết bài viết

Từ Bãi Tư Chính nghĩ về TRUNG QUỐC và Trật tự Châu Á 82019

TỪ BÃi TƯ CHÍNH  2019  XEM  LẠI  QUAN ĐIỂM CỦA  KISSINGER VỀ  TRUNG HOA VÀ TRẬT TỰ THẾ GIỚI

Image result for Từ Bãi Tư Chính nghĩ về TRUNG QUỐC và Trật tự Châu Á

Lời dẫn :

Ngày 23.8.2019 Hơn tháng qua, từ tháng 7 rồi qua tháng 8 2019. Theo tiết khí thì từ tiểu thử qua lập thu -tháng 6 Mùi thổ tam hợp mộc ,qua tháng 7  Thân Kim tam hợp thủy.Thiên hạ bàn xôn xao vụ Bãi Tư  Chính.

Nhân có vụ bãi Tư Chính ,trời lại khi nắng khi mưa,Ngồi đọc lại sách Trật tự thế giới của Kissinger xuất bản 2014 . Ngẫm ra rằng

 Heinz Alfred Kissinger; 27 tháng 5 năm 1923 , Quí Hợi mạng Đại Hải Thủy là một nhà ngoại giao người Mỹ từ Đứcgốc Do Thái. Là người tị nạn Do Thái chạy trốn khỏi Đức Quốc xã cùng gia đình vào năm 1938, ông trở thành Cố vấn An ninh Quốc gia năm 1969 và Ngoại trưởng Hoa Kỳ năm 1973.

Năm 2014 ,khi xuất bản sách Trật tự thế giới,Kissinger đã 91 tuổi 

Lại nhớ lại gần 50 năm ,kẻ này  có duyên về đề tài Kissinger là từ tháng 6/1972. Nhân cuộc gặp với Ông Nguyễn văn Linh ( Mười Cúc ) và Ông Trần Quốc Hương ( Mười Hương ) tại căn cứ ở biên giới Việt Nam - Campuchia. Các vị  lúc đó rất quan tâm đến việc ký kết  Hiệp định Paris . . .          Các vị cần có thông tin chi tiết về hội đàm và các diễn biến thật trung thực trong các phe phái của chính quyền sài gòn ,lực lượng thứ 3 ..  . Không thể có một phương tiện giao liên mật nào có thể chuyển tải các khối thông tin như vậy  và theo yêu  cầu của Ông 10 Hương( vào thời điểm này Ông là úy viên tình báo  của TW cục miền Nam và Phó bí thư Trực của Thanh ủy Sài gòn gia định ). Các vị đã  điều động   Ông Huỳnh Bá Thành (nhà báo ,họa sĩ , giám đốc Kỹ thuật tờ báo Điện Tín )  cùng  vài cán bộ nội thành ( nay đã trên 70 tuổi )ra căn cứ gặp Ông 10 Hương .Rồi bàn bạc thế nào đấy thì ông 10 rất thích và chú ý về Kissinger . Ông  nói rằng cho chuyển qua báo công khai để đưa tin ra mật khu cho thật đầy đủ Nhất là quan hệ Kissinger với Thiệu nó ra sao .

Thế là ông giao cho kẻ viết này theo dõi và báo cho ông những gì về Kissinger thật bài bản . Cứ thế , mà kẻ  này cùng các anh ở trong nội thành cứ phăng tới . Làm riết rồi quen .…

Cứ thế ,Sau 1990 .Liên xô tan rã ,Việc xác định  trật tự thế giới sau đêm đen chiến tranh lạnh là rất quan trọng. Chả thế mà Ông Vỏ văn Kiệt đã mở đầu bức thơ góp ý gửi Bộ chính trị là bàn về tình hình thế giới .

Bởi thế ,kẻ này lại dở bài củ -củ mèm – Trật tự thế giới theo  Kissinger –sau này lại thêm các tay gần như cộng sự ruột của Kissinger như George Bush ,Donald Rumsfeld, James Baker và George Shultz,,.John  Bolton. 

Năm 1993 cậu  Vủ Ngọc Cường ( con chú Hai  Vủ Ngọc Nhạ) rủ  gặp ông Phạm Xuân Ẩn u 80 đang nữa vui vì thế giới biến đổi như ông ấy đoán mò mười năm trước và nữa nản vì mình thì đã U 80 . Nhưng ông Ẩn thì lại giỏi ,giỏi lắm về chính trường Mỹ .  Anh Ẩn có tới gần 20 năm tán một cách chuyên nghiệp  ( không rỏ có dóc không  )  với giới làng báo và tinh hoa Mỹ .  Nay tuổi trên 80 , ông ấy vui với con chó ,con chim , con rùa  với sách ,cà phê ,rượu ,thuốc lá ..cùng với mấy thằng em đồng cảnh . Ông Ẩn phán riêng với kẻ này rằng:  muốn biết chính trị Mỹ cứ theo Kissinger  chí ít cũng 25 % -51-70 % của tình hình .Tao cũng nhờ vậy mà mấy ổng cho cái ..chỉ lên tường (Giấy phong Anh Hùng)

Tin ngày 23/8 /1972  Ông Thiệu qua Đài Phát thanh Sài gòn yêu cầu Mỹ thả bom nguyên tử xuống Hà Nội .

Hội kiến Kissinger –Thiệu chiều thứ năm 17/8/1972

Trang báo  Điện tín 23/12/1972  mang thông tin báo cáo mật

Trang báo  Điện tín 29/12/1972  mang thông tin báo cáo mật

Hình chụp bản chép lại cuộc họp báo của Kissinger họp báo về Hiệp định Paris  24.1.1973             

           Khi kissinger tổ chức sinh nhật lần thứ chín mươi tại khách sạn Manhattan, St. Regis vào tháng 6 năm 2013, Buổi sinh nhật và giới thiệu quyển sách World order có các nhân vật nổi tiếng tham dự như  Bill và Hillary Clinton, John Kerry, Valery Giscard d estaing, Donald Rumsfeld, James Baker và George Shultz. John Kerry gọi là Kissinger America, một trong những chính khách không thể thiếu,  đó là John McCain,

          McCain, Một phi công bị rơi máy bay và trở thành tù nhân ở  Hà Nội Hilton, đã nhận được sự tôn trọng rộng rãi vì đã can đảm từ chối nhận một sự phóng thích sớm từ những kẻ bắt giữ Việt Nam sau khi cha anh ta được thăng chức chỉ huy Hạm đội Thái Bình Dương Hoa Kỳ.

          Trong bữa tiệc, McCain lần đầu tiên kể lại hoàn cảnh cụ thể của sự từ chối đó. Ông giải thích rằng khi Kissinger tới Hà Nội để kết thúc thỏa thuận chấm dứt chiến tranh năm 1973, người Việt Nam đã đề nghị gửi McCain về nhà với ông. Kissinger từ chối. McCain nói: Anh ấy biết việc tôi được trả tự do sớm sẽ bị coi là thiên vị đối với cha tôi và vi phạm quy tắc ứng xử của chúng tôi. Bằng cách từ chối đề nghị của Hà nội ,Henry đã cứu lấy danh tiếng của tôi, danh dự của tôi, cuộc sống của tôi, . . . Vì vậy, tôi xin chào người bạn và ân nhân của mình, Henry Kissinger, nhà ngoại giao thực tiễn đã làm rất nhiều để làm cho thế giới an toàn hơn ,cho lợi ích của đất nước mình, và bằng cách đó an toàn hơn cho những lý tưởng là niềm tự hào và mục đích của nó.

 .Kissinger là một đảng viên Cộng hòa lão thành từ thời Rockefeller trãi qua  bảy thập kỷ, người nổi tiếng vào những năm 1950 với tư cách là thành viên của Hội đồng Quan hệ Đối ngoại, nơi ông đã xuất bản một nghiên cứu về vũ khí hạt nhân và châu Âu. Ông cũng là giáo sư  tại Harvard và là trợ lý  cho cố vấn an ninh quốc gia  George Bundy thời Tổng Thống John F. Kennedy,. Sau đó, vào năm 1968, Richard Nixon đã chọn  Kissinger để trở thành cố vấn an ninh quốc gia của Hoa Kỳ . Kissinger đã bổ sung chức vụ ngoại trưởng vào năm 1973. Kissinger đã cố gắng áp dụng các nguyên tắc lý thuyết của chủ nghĩa hiện thực cổ điển để đạt được những gì ông thấy là một trạng thái cân bằng toàn cầu của quyền lực. Cùng với Nixon, ông đã thúc đẩy chính sách kiềm  chế -détente -với Liên Xô, thiết lập quan hệ với Trung Quốc, chấm dứt Chiến tranh Việt Nam và theo đuổi ngoại giao con thoi để chấm dứt Chiến tranh Yom Kippur năm 1973 giữa Israel và Ả Rập.

         Trờ lại với bãi Tư chính và bàn cờ Châu Á Thái Bình Dương ,Ấn độ Dương  . Nhân tháng 5 /2015  ở Singapore có tổ chức diễn đàn an ninh Đối thoại Shangri-La ở Singapore. Nhớ lại tháng 5/1972 Ông Kiss cùng Ông Mao thực hiện vở kịch  tạm đặt là “ Hoãn Trung phá Xô “   Suốt 20 năm Hoa kỳ thực hiện chiến lược này  bằng mọi sự nhân nhượng đắt giá với Trung Hoa .

Mỹ được gì ? Xô bị cô lập ,tiềm lực sa sút trong cuộc marathon  chạy đua vủ trang với Mỹ  rối cuối cùng tự hoại từ chổ suy sụp ý chí vào cuối kỷ 20 những năm 90 .

Cái gì cũng có giá . vấn đề là Giới tinh hoa nước Mỹ hồi đó hoặc mươi năm trước có tính trước và phòng trước chưa ?  

        Rỏ ràng ,theo các tài liệu mới công bố sau 2010 chứng tỏ giới tinh hoa Mỹ chưa  thấy trước môt cách rỏ ràng và  chưa chuẩn bị đầy  đú cho kịch bản kết thúc chiến tranh lạnh với Liên xô sụp đổ cùng với sự trỗi dậy mạnh mẽ của Trung Hoa .

       Tuy nhiên ngay sau đó ,Kissinger  đã trên 70 tuổi cùng giới tinh hoa Mỹ tiến hành tổng kết về Trật tự Thế giới  và đưa ra các luận điểm vững chắc về Trung Hoa rất ,rất có giá trị trước tình hình hiện nay  ( 8/2019)

      Như ông Lý hiễn long nói “the Straits Times ngày 30/5 đưa tin, tối qua Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long đã phát biểu khai mạc Đối thoại Shangri-la 2015, trong số các chủ đề nóng được ông đề cập, căng thẳng Trung - Mỹ trên Biển Đông chiếm vị trí nổi bật. Ông Long nói rằng, khi cả Mỹ và Trung Quốc đều nói Thái Bình Dương đủ rộng cho cả hai, khu vực đã xem đó như một dấu hiệu tốt.Thái Bình Dương đủ lớn cho cả hai có nghĩa rằng không gian toàn khu vực châu Á - Thái Bình Dương đủ cho cả 2 cường quốc tham gia cạnh tranh một cách hòa bình và đề ra các vấn đề mang tính xây dựng mà không làm tăng căng thẳng. "Đủ lớn" không có nghĩa là để 2 nước phân chia Thái Bình Dương để mỗi nước chiếm một khu vực ảnh hưởng cho mình, làm tăng nguy cơ đối đầu và xung đột quyền lực.”   

      Năm 1972 .Trung quốc chỉ là một  con sư tử thiếu ăn có nanh hạt nhân cùi bắp .Năm 2015 : Trung quốc là một Đại cường sau  Mỹ vừa có sức mạnh kinh tế sau Mỹ ( tạm tính về hình thức và số lượng ) vừa có sức ảnh hưởng toàn cầu một tám  một chín  với Mỹ  và quan trọng là Trung quốc có một ý  chí phát  triển không kém  Mỹ ( thể hiện trong hơn 60 năm )Do đâu và vì sao mà Trung quốc có sự thay đổi thần kỳ như vậy . ?

Ai đã bước đầu dùng cây đủa thần để chỉ vào nước Trung Hoa tối tăm từ đó  sau 45 năm  biến nước Trung Hoa của Mao Trạch  Đông một nghèo hai trắng trở thành một siêu cường  khả dĩ đối đầu với Mỹ  ?

 Trong Chiến tranh  trước 1975 ,một trong những nhân tố đem đến thắng lợi cho Việt Nam là Việt Nam hiểu rất rỏ đối phương . Trong đó  hiểu rỏ Kissinger là một điều rất cần thiết    . Sau này có người còn bình rằng “Ông Thiệu làm cho Mỹ mà không hiểu Mỹ bằng mấy ông Việt Cọng .” Nay  tháng 7 âm lịch năm Kỷ Hợi , Mùa thu là tháng của hồi ức ,của nhớ lại và suy ngẫm .  Kẻ này cũng đọc lại  vài điều Kissinger nói về Trung Hoa mà kẻ này tự cảm thấy là bái ,bái phục .

        Những người bạn thân nay đã đi xa  không còn gặp để tán dóc như  Anh Huỳnh Bá Thành  ( bàn thờ anh ở California)   , anh Phạm Xuân Ẩn cũng đã đi xa – biết đâu Anh Ẩn  về cái nơi  mà hồi đó anh đi học nghề báo chí –

TRUNG QUỐC và TRẬT TỰ QUỐC TẾ  Ở CHÂU  Á

1/ Kissinger cùng giới tinh hoa Mỹ đã sớm nhận thấy Tư tưởng Đại bá của nhà cầm quyền Trung quốc

Trong số tất cả các khái  niệm về trật tự thế giới ở châu  Á, Trung Quốc vận hành khái niệm lâu đời nhất, rõ ràng nhất, và khác biệt nhất so với  những ý tưởng của hệ thống theo Hòa ước Westphalia. Trung Quốc cũng đã trãi  qua hành trình lịch sử phức tạp nhất, từ thời văn mình cố đại qua các  đế quốc phong kiến, tới các h mạng cộng sản, đến vị thế là một cường quốc hiện đại một hành trình có tác động sâu rộng với nhân loại.

Kể từ khi thống nhất và trở thành một chủ thể chính trị duy nhất vào năm 221 TCN cho đến đầu thế kỷ 20, vị trí của Trung Quốc ở trung tâm trật tự thế giới  đã ăn sâu trong suy nghĩ của tầng lớp tinh  hoa ở quốc gia này đến mức không một từ tiếng Trung nào có thể diễn tả được. Chỉ đến khi nhìn lại, các  học giả mới định nghĩa được hệ thống triều  cống “dĩ Hoa vi Trung” (lấy Trung Quốc làm trung tâm) này. Trong khái  niệm truyền thống đó, Trung Quốc coi chính mình ở một khía  cạnh nào đó là chính quyền  tối cao duy nhất trên toàn thế giới. Hoàng đế  Trung Quốc được coi là thìên tử và là nhân vật kết nối người với trời. Ông ta không chỉ cai quản mỗi “Trung Quốc” nghĩa là Các  vùng lãnh thổ ngay dưới sự trị vì của mình, mà là cả ““Thi ên hạ”, trong đó Trung Quốc là phần  trung tâm văn minh: “Vương quốc trung tâm” truyền cảm hứng và nâng đỡ cho toàn nhân loại.

Theo quan điểm này, trật tự thế giới phản ánh một tôn ti trật tự toàn cầu  , chứ không phải một trạng thái cân bằng của các  quốc gia có chủ quyền cạnh tranh lẫn nhau. Mỗi  xã hội được coi là một dạng thức nào đó của quan hệ triều cống với Trung Quốc, một phần  dựa trên nét tương đổng văn hóa với Trung Quốc; nhưng không xã hội nào có thể bình đẳng  với nó. Quốc vương các  nước khác không phải là người có quyền lực ngang hàng mà là những “môn đệ” ngoan ngoãn trong nghệ thuật cai trị, phấn  đấu hướng tới nền văn mình. Ngoại giao không phải là một quá trình thương lượng giữa các  lợi ích có chủ quyền  mà là hàng loạt nghi lễ được sắp đặt cẩn  thận, trong đó các  xã hội bên ngoài được trao cơ hội nhận  lãnh vị trí định sẵn  của mình trong hệ thống tôn ti trật tự toàn cầu . Theo quan điểm này, ở Trung Quốc xưa, “chính sách ngoại giao” như chúng ta gọi hiện nay thuộc lĩnh vực của Bộ Lễ, chịu trách nhiệm xác định các  sắc thái của quan hệ triều cống, và Lý Phiên Viện chịu trách nhiệm quản lý mỗi  quan hệ với các  bộ lạc du mục. Phải đến tận giữa thế kỷ 19, một bộ liên quan đến nước ngoài của Trung Quốc mới được thành lập, do khi đó cần  phải có một cơ quan để đối phó với những kẻ xâm lược đến từ phương Tây. Thậm chí sau đó, các quan lại triều đình vẫn coi nhiệm vụ của mình là thực hiện truyền thống quản lý những kẻ man di chứ không phải trọng thị ngoại giao kiểu Hòa ước Westphalia. Bộ mới này mang tên “Cơ quan quản lý sự vụ mọi quốc gia”, ngụ ý rằng Trung Quốc hoàn toàn không tham gia vào hoạt động ngoại giao xuyên quốc gia. Mục tiêu của hệ thống triều  cống là duy trì sự tôn kính, chứ không phải thu về lợi ích kinh tế hay thống trị các nước khác về mặt quân sự, . Vạn Lý Trường Thành thành tựu kiến trúc hùng vĩ nhất của Trung Quốc , với độ dài khoảng 8.850 km, được Tần  Thủy Hoàng -  vị Hoàng đế đã  đánh bại tất cả các đối thủ về mặt quân sự, chấm dứt thời kỳ Chiến Quốc và nhất  thống Trung Quốc - khởi công xây dựng.

Phần hai : TỪ  VỤ BÃi TƯ CHÍNH NĂM  2019  XEM  LẠI  QUAN ĐIỂM CỦA KISSINGER VỀ  TRUNG HOA VÀ TRẬT TỰ THẾ GIỚI  

2a/ Kissinger cùng giới tinh hoa Mỹ cũng đã tổng kết trong hàng nghìn năm lịch sử mưu lược bành trướng của Trung hoa là tìm cách  lừa gạt và dụ dỗ kẻ thù thay vì cố đánh bại họ bằng vũ lực để  chinh phạt mà bằng biện pháp “mưa dầm thấm lâu”.

Đó là một mình chứng hùng hồn cho chiến thắng quân sự, nhưng cũng thế hiện giới hạn vốn có của quốc gìa này, ám chỉ  quyền lực to lớn gắn liền với một  ý thức dễ bị tổn thương. Qua hàng ngàn năm, Trung Quốc thường tìm cách  lừa gạt và dụ dỗ kẻ thù thay vì cố đánh bại họ bằng vũ lực. Vì vậy, một thượng thư trong triều đại nhà Hản (206 TCN-220 SCN) đã minh họa “ngũ bả” mà ông kiến nghị nhằm đối phó với bộ lạc Hung Nô ở biên giới Tây bắc Trung Quốc, dù theo phân tích thông thường Trung Quốc là siêu cường quân sự duy nhất lúc đó.  Thuật Ngũ Bả  như sau :

1/Ban cho chúng… nhung lụa và xe ngựa đẹp để làm mờ mắt chúng; 2/ cho chúng cao lương mỹ vị để mua chuộc miệng chúng; 3/ cho chúng đàn ca và mĩ nữ để quyền rũ đôi tai chúng;  4/ cho chúng dinh cơ to đẹp, vựa lúa, và gia nhân để mua chuộc dạ dày chúng…5/và đối với những kẻ quy hàng, hoàng đế nên thết đãi yến tiệc, đích thân tiếp rượu và thức ăn để mua chuộc tâm trí chúng. Đây là những gì có thể được gọi là ngũ bả.   Cái thâm độc là  dùng vật chất dần dần tác động đến NHÃN , NHĨ ,TỈ ,THIỆT ,THÂN  và Ý  .của con người  mà trong kinh điển Phật giáo gọi là Ngũ uẫn .

Nghi thức ngoại giao của Trung Quốc, khấu đầu phủ phục dưới đất để thừa nhận vị thế bề trên của hoàng đế hiển nhiên là một hành động tự hạ mình và là chướng ngại vật trong quan hệ của Trung Quốc với các quốc gia phươngTây hiện đại. Nhưng nghi thức khấu đầu này là sự tự nguyện mang tính biểu tượng: nó đại diện sự tôn kính trước một dân tộc  được ngưỡng mộ nhiều hơn là sợ hãi. Những vật triều cống được gửi tới Trung Quốc trong những dịp như vậy thường được hoàng đế đáp lại bằng những món quà có giá trị lớn hơn.

Theo truyền thống, Trung Quốc tìm cách vượt trội về mặt tâm lý thông qua những thành tựu và các  giá trị đạo đức xen lẫn với chính phạt quân sự để dạy cho những kẻ man di ngoan cố một “bài học” và để có được sự tôn kính. Cả hai mục tiêu chiến lược trên cùng cách tiếp cận tâm lý căn bản này đối với  xung đột vũ trang đều được thế hiện rõ nét trong hai cuộc chiến tranh gần đây của Trung Quốc với Ấn Độ vào năm 1962 và Việt Nam vào năm 1979, cũng như trong cách mà quốc gia này khẳng định “lợi ích cốt lõi” của mình trước các  nước láng giềng .

Tuy nhiên, theo thuật ngữ phương Tây, Trung Quốc không phải là một xã hội truyền giáo . Quốc gia này tìm cách thu phục lòng tôn kính, chứ không phải thay đổi quốc gia khác; ranh giới mong manh đó không bao giờ có thế vượt qua. Sứ mệnh của quốc gia này là thành tựu của nó mà các  nước khác phải hiểu và thừa nhận. Một quốc gía khác có thế trở thành bạn, thậm chí là bằng hữu lâu năm, nhưng sẽ không bao giờ được coi là ngang hàng với Trung Quốc. Trớ trêu thay, những người nước ngoài có thế đạt được điều gần gìống với vị thế đó lại là những kẻ chinh phạt.

Một trong những chiến công đáng ngạc nhiên nhất của chủ nghĩa đế quốc văn hóa trong lịch sử, hai dân tộc  từng chính phục Trung Quốc là Mông Cổ vào thế kỷ 13 và Mãn Châu  vào thế kỷ 17 lại được cảm hóa để tiếp nhận những yếu tố cốt lõi của văn hóa Trung Quốc nhằm tạo thuận lợi cho việc cai trị một dân tộc  to lớn và kiên định trong việc khẳng định tính ưu víệt của văn hóa dân tộc  mình. Hai kẻ chinh phục này bị xã hội Trung Quốc đồng hóa đáng kể, đến mức phần  lớn lãnh thổ quê hương của họ bị coi là từng thuộc về Trung Quốc. Trung Quốc đã không tìm cách áp đặt hệ thống chính trị của mình đối với các quốc gia khác; đúng hơn, chính những nước này tự động học theo hệ thống chính trị đó. Trong chừng mực nào đó, Trung Quốc đã mở rộng không phải nhờ vào chinh phạt mà bằng biện pháp “mưa dầm thấm lâu”.

2 b/ Kissinger đánh giá quá trình hội nhập từ thế  kỷ 18 của Trung Hoa

Ở kỷ nguyên hiện đại, các đại diện phương Tây với tư tường văn hóa ưu việt của riêng mình lên kế hoạch thu nạp Trung Quốc vào hệ thống thế giới châu  Âu -hệ thống đang trở thành cấu  trúc cơ bản của trật tự thế giới. Họ gây áp lực buộc Trung Quốc xây dựng các  mối  quan hệ với những nước còn lại trên thế giới thông qua hoạt động trao đổi đại sứ và thương mại tự do, đồng   thời nâng cao trình độ của người dân thông qua một nền kinh tế hiện đại hóa và một xã hội cởi mở với Ki-tô giáo.

 Điều  mà phương Tây coi là quá trình khai sáng và cam kết lại bị Trung Quốc coi như một cuộc tấn công. Ban đầu Trung Quốc nổ lực tránh đỡ cuộc tấn công này, và sau đó dứt khoát hoàn toàn chống lại nó. Khi sứ giả Anh đầu  tiên George  Macartney đến Trung Quốc vào cuối thế kỷ 18, mang theo một vài sản phấm đầu tiên của cuộc cách mạng công nghiệp và một lá thư từ vua George III đề nghị thương mại tự do và thành  lập đại sứ quán thường trực lẫn nhau tại Bắc Kinh và London, chiếc thuyền của Trung Quốc chở George Macartney từ Quảng Châu  đến Băc Kinh được giăng  biểu ngữ ghi rõ ông là “Đại sứ Anh mang cống vật tới Hoàng đế Trung Quốc”. Ông đã bị đuổi ra cùng với một bức thư gửi tới  vua Anh giải thích rằng  không đại sứ nào được phép cư trú ở Bắc Kinh vì “Châu  Âu  gồm nhiều quốc gia khác ngoài đất nước của ngươi: nếu mỗi và tất cả các quốc gia đó đều yêu cầu  có đại díện tại triều   đình của ta, làm sao ta có thế chiều lòng họ? Điều này hoàn toản không thể thực hiện được”.

Hoàng đế thấy không cần  phải buôn bán ngoài những gì đang được trao đổi ở số lượng có giới hạn, bị quản lý chặt chẽ, vì Anh không có những hàng  hóa Trung Quốc cần : Trị vì thìên hạ rộng lớn, trẫm chi có một mục tiêu, đó là duy trì một chế độ hoàn hảo và thực hìện đầy  đủ các nhìệm vụ quốc gia; trẫm không để tâm tới những đồ vật lạ và tốn kém. Nếu  trẩm có ra lệnh nhận các cống vật mà ngươi gửi tới, thì đó cũng là vì nể tình ngươi đã cất công gửi chúng  đến từ phương xa... Như đại sứ của ngươi có thế tận mắt thấy, đất nước của trẫm có tất cả mọi thứ.

                  Sau khi đánh bại Napoleon, thương mại  nước Anh trên đà mở rộng, Anh cố đàm phán một lần  nữa bằng  cách cử sứ giả thứ hai đến Trung Quốc, mang theo đề  xuất tương tự . Sự phô trương sức mạnh hải quân của Anh trong cuộc chiến tranh Napoleon hầu  như không tác động gì đến mong muốn của Trung Quốc trong việc thìết lập các quan hệ bang giao. Khi sứ giả William Amherst khước từ nghi lễ khấu đầu, viện lý do quan phục không thuận tiện, phái đoàn của ông đã bị đuổi ra, và bất kỳ nỗ lực nào khác nhằm thìết lập quan hệ ngoại giao với  Trung Quốc đều bị ngăn cản. Hoàng đế gửi một chiếu thư tới Hoàng tử Regent của Anh, giải thích rằng với địa vị ““Chúa tể thiên hạ”, Trung Quốc chẵng hề hấn gì khi buộc phải “dạy bảo” mỗi sứ giả xứ man di về nghi lễ đúng đắn.

Những sử ký sau đó ghi lại chính thức rằng “vương quốc xa xôi bên kia đại dương thế hiện lòng trung thành và khao khát khai hóa”, nhưng (theo một ấn phẩm truyền giáo của phương Tây hồi thế kỷ 19 đã chuyến ngữ chiếu thư trên như sau):

 Từ nay về sau, không một đoàn sứ giả nào phải vượt chặng đường xa xôi như vậy nữa, vì điều  đó sẽ chi phí công vô ích mà thôi . Nếu nước ngươi không thể có lòng phục tùng, các  ngươi có thế khỏi   cần  cử  phái đoàn nào tới triều  đình vào một số thời điểm nhất định; đó là cách đúng để đối đãi với văn minh.      Phụng thìên thừa mệnh Hoàng đế chiếu viết.

Dù những lời phủ dụ như vậy có về  kiêu ngạo theo chuẩn mực ngày nay và cực kỳ xúc phạm đối với một đất nước vừa  mới duy trì trạng thái cân bằng ở châu  Âu và có thể tự coi là cường quốc tiên tiển nhất về hải quân, kinh tế, và công nghiệp của châu  Âu nhưng thực tế Hoàng đế  Trung Quốc đơn giản chỉ thể hiện đúng với cái nhìn của ông ta về vị thế của mình trong thiên hạ, một quan niệm đã tồn tại hàng ngàn năm được nhiều dân tộc  láng giềng phải thuận theo.

Cảm thấy bị sỉ nhục, các cường quốc phương Tây cuối cùng đã đưa vấn đề thương mại tự do tới bước ngoặt quan trọng là bán cả sản phẩm gây hại nhất, nhất quyết yêu cầu  việc nhập khẩu không giới hạn , từ mọi loại hoa quả phương Tây cho tới thuốc phiện. Cuối triều   nhà Thanh, Trung Quốc đã bỏ bê việc đầu tư cho quân sự, một phần vì đất nước này từ lâu đã không bị đe dọa xâm lược, nhưng chủ yếu do quân đội giữ vị trí khá thấp trong hệ thống tôn ti cấp bậc xã hội Nho giáo của Trung Quốc, được thế hiện trong câu nói: “Sắt tốt không dùng làm đinh. Người tốt không làm lính.”

Ngay cả khi bị lực lượng phương Tây tấn công, năm 1893, nhà Thanh vẫn dùng phần  lớn tiền từ các quỹ quân sự để khôi  phục chiếc thuyền cẩm thạch lộng lẫy của hoàng tộc  ở Di Hòa Viên.

Năm 1842, đối mặt với áp lực quân sự, Trung Quốc ký các hìệp ước chấp thuận các yêu cầu  của phương Tây. Nhưng nước này vẫn không từ bỏ ý niệm quốc gia mình là độc nhất và đã chiến đấu phòng thủ ngoan cường. Sau khi giành được chiến thắng quyết định trong cuộc chiến 1856-1858 (chống lại hành động sung công phi lý một con Tàu  quốc tịch Anh ở Quảng Châu ), Anh nhất quyết yêu cầu  một hiệp ước đòi quyền lợi mà nước này từ lâu đã tìm kiếm, đó là cử một đại sứ thường trú ở Bắc Kinh

 Khu vui chơi giãì tri nổi tiếng dành riêng cho hoàng gia của các  triều đại Trung Quốc, có lịch sử tồn tại trên  800 năm với nhìều tên gọi khác nhau. Đầu  đời nhà Tấn, một cung điện  tên là Kim Sơn Cung đã được xây dựng tại nơi này. Năm 1750, vua Càn Long xây Thanh Y  Viên tại khu vực này để mửng sinh nhật mẹ ông. Năm 1860, trong Chiến tranh Nha phìến, lìên quân Anh-Pháp băn phả khiến Thanh Y Vìện bị hư hại nặng. 28 năm sau . Từ Hi Thái Hậu lấy ngân quỹ vốn dùng để hiện đại hóa hải quân ra trùng tu hoa Viên trong vòng 10 năm và đặt tên là Di Hòa Viên  (nghĩa là "Vườn nuôi dưỡng sự ôn hòa”). (DC)

 Một năm sau đó, khi đến Trung Quốc nhậm chức cùng với  một đoàn tùy tùng hùng hậu, vị sứ giả Anh gặp cảnh các  tuyến đường sông chính dẫn đến thủ đô đều bị dây xích và hàng rào nhọn chặn đứng. Khi ông ra lệnh cho thủy quân lục chiến Anh dọn dẹp các chướng ngại vật, binh lính Trung Quốc đã nổ súng;  519 lính Anh thìệt mạng và 456 người khác bị thương trong trận chiến nổ ra sau đó. Anh sau đó đã phái một lực lượng quân sự dưới sự chi huy của Bá tước Elgin tấn công thẳng tới Bắc Kinh và thìêu rụi Di Hòa Viên, triều  đình nhà Thanh bỏ chạy. Hành động can thìệp quân sự tàn bạo này đã buộc triều đình đương trị vì miễn cưỡng chấp thuận một “tòa công sứ” để các đại diện ngoại giao ở đó. Trung Quốc miễn cưỡng và phẫn uất khi phải chịu khuất phục trước khái niệm ngoại giao đối ứng trong hệ thống các quốc gia có chủ quyền theo Hòa ước Westphalia.

 Tâm điểm của những tranh chấp này là một câu hỏi  lớn hơn: liệu bản thân Trung Quốc là một trật tự thế giới, hay nước này chi đơn thuần là một quốc gia, giống như các quốc gia khác, là một phần  trong hệ thống quốc tế rộng lớn hơn? Trung Quốc vẫn níu giữ quan niệm truyền thống của mình. Cho tới năm 1863, sau hai thất bại quân sự trước các cường quốc “man di” và một cuộc nổi dậy quy mô lớn ở trong nước (cuộc khởi nghĩa Thái bình Thìên quốc) chi bị dập tắt khi huy động thêm quân đội nước ngoài, Hoàng đế  Trung Quốc gửi một lá thư tới Abraham Lincoln, trấn an ông về thìện ý của Trung Quốc: “Với lòng tôn kính của mình, trẫm nhận từ Trời sứ mệnh trị vì thìên hạ, trẫm coi cả đế quốc trung tâm thế giới [Trung Quốc] và các  quốc gia bên ngoài như một gia đình, không có bất kỳ sự phân biệt nào.” 1  Một nhà nước trong lịch sử Trung Quốc (1851-1864) được hình thành từ cuộc nổi dậy của nông dân do Hông Tú Toàn cấm đầu vảo giữa thế kỷ 19, có lãnh thổ trãi rộng từ Sông Dương Tử xuống phia nam Trung Quốc với trên 16 tinh  và hơn 600 thị trấn , có thủ đô là Thìên Kinh (Nam Kinh). Cuộc chiến tranh gìữa Thái bình Thiên quốc và các thế lực đối kháng (chống lại sự cai trị của nhà Thanh và sự xâm lăng của các  thế lực phương Tây) được coi là một trong những cuộc chiến khốc liệt nhất trong thế kỷ 19 ở Trung Quốc. 

 Năm 1872, nhà Hán học xuất chúng người Scotland -James Legge diễn đạt rõ ràng vấn đề trên và với đặc điểm của thời đại mình, niềm  tin vào tính ưu víệt rõ ràng của khái niệm trật tự thế giới ở phương Tây:

" Trong 40 năm qua, vị thế của Trung Quốc  trong tương quan với các quốc gia tiên tiến hơn trên thế giới đã hoàn toàn thay đổi. Nước này đã tham gia vào các hiệp ước dựa trên những điều khoản bình đẳng; nhưng tôi không nghĩ rằng các  quan lại và người dân quốc gia này đã nhìn thẳng vào sự thật đó, để có thể nhận ra thực tế rằng Trung Quốc chỉ là một trong nhiều quốc gia độc lập trên  thế gìới, và rằng “thiên hạ”, nơi hoàng đế nước này trị vì, không phải là toàn bộ thiên hạ, mà chi là một khu vực xác định trên bề mặt Trái  Đất và có thể được chi ra trên  bản đồ."

  Với công nghệ và thương mại thúc đẩy các hệ thống đối lập tiến lại gần nhau, những chuẩn mực trật tự thế giới  nào sẽ thắng thế?

Ở châu  Âu , hệ thống theo Hòa ước Westphalia là kết quả hiển nhiên sau khi rất nhíếu quốc gia giành được độc lập thực tế sau cuộc Chiến tranh Ba mươi nãm. Châu  Á bước vào kỷ nguyên hìện đại mà không hề có bộ mảy tổ chức quốc gia và quốc tế riêng biệt. Trên lục địa này có một vài trung tâm văn minh được bao quanh bởi các vương quốc nhỏ hơn, cùng với các cơ chế tương tác tinh  tế và thường xuyên thay đổi giữa chúng.

Sự màu mỡ của các vùng đồng  bằng Trung Quốc và một nền văn hóa kiên cường hiếm có, cùng với sự nhạy cảm về chính trị đã cho phép Trung Quốc luôn thống nhất trong hơn hai thìên niên kỷ và gây ra ảnh hưởng đáng kể về văn hóa, kinh tế, và chính trị, ngay cả khi nước này  suy yếu về mặt quân sự chiếu theo tiêu chuẩn thông thường. Lợi thế của quốc gia này là sự thịnh vượng của nền kinh tế, sản xuất ra những hàng hóa mà Tất  cả các nước láng giềng đều mong muốn. Được định hình bởi những yếu tố này, quan niệm của Trung Quốc về trật tự thế giới khác biệt rõ rệt với quan niệm của châu  Âu dựa trên nhiều quốc gia bình đẳng .

Những biến cố của xung đột giữa Trung Quốc với các  nước phát triển phương Tây và Nhật Bản là ảnh hưởng to lớn của những cường quốc ôm mộng bành trướng, đối với một nền văn mình mà ban đầu coi vị thế quốc gia độc lập hiện đại như một sự hạ thấp phấm giả. Việc Trung Quốc “vươn lên” thành cường quốc hàng  đầu trong thế kỷ 21 không hề mới mà chi là sự tái lập những khuôn mẫu lịch sử cũ.  Điều  khác biệt là Trung Quốc đã trở lại, vừa kế thừa một nền văn mình cố xưa và vừa là một cường quốc đương đại theo mô hình Hòa ước Westphalia. Nước này kết hợp các  di sản của “thìên hạ” với  hiện đại hóa kỹ thuật trị quốc, và nhiệm vụ của nó trong thế kỷ 21 đầy biến động bất thường này là làm sao hài hòa được cả hai thái cực . 

Phần ba :  TỪ BÃi TƯ CHÍNH  2019  XEM  LẠI  QUAN ĐIỀM CỦA  KISSINGER VỀ  TRUNG HOA VÀ TRẬT TỰ THẾ GIỚI  

3a/ Kissinger nhận định về  Mao trạch Đông         

   Năm 1911, triều  đại phong kiến Trung Quốc sụp đổ, nền móng của một nước cộng hòa Trung Quốc dưới thời Tôn Dật Tiên năm 1912 đã để lại cho Trung Quốc một chính quyền trung ương yếu kém và mở ra một thập kỳ loạn sứ quân. Năm 1928, dưới thời Tưởng Giới Thạch , một chính quyền trung ương lớn mạnh hơn đã ra đời và cố gắng tìm các h để Trung Quốc giành được một vị trí trong khái niệm Hòa ước Westphalia về trật tự thế giới và trong hệ thống kinh tế toàn cầu . Nỗ lực để trở thành một Trung Quốc vừa hiện đại vừa truyền thống, quốc gia này cố gắng phù hợp với một hệ thống quốc tế vốn nhiều bìến động. Tuy nhiên, từ nửa thế kỷ trước, Nhật Bản đã tiến hành hiện đại hóa, và tại thời điểm đó đã bắt đầu thực hiện giấc mơ bá chủ châu Á Sau khi chiếm được Mãn Châu vào năm 1931, Nhật Bản tiếp tục xâm lược phần  lớn mìển Trung và míển Đông   Trung Quốc vào năm 1937. Chính phủ Quốc dân Đảng đã không thế củng cố vị thế của mình và phe cộng sản có không gian để tiến hành nổi dậy. Mặc dù là một trong những nước Đồng minh chiến thắng sau Thế chiến II vào năm 1945, Trung Quốc bị chia cắt bởi nội chiến và nổi dậy, thách thức tất cả các mối quan hệ và các di sản của quốc gia này. Ngày 1 tháng Mười năm 1949, ở Bắc Kinh, Mao Trạch Đông  , lãnh đạo Đảng Cộng sản chiến thắng, tuyên bố thành lập nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa với câu nói “Người dân Trung Quốc đã đứng lên.” Mao xây dựng khấu hiệu này khi Trung Quốc đang thanh lọc và củng cố chính mình qua học thuyết “cách mạng không ngừng” và tiến hành xóa bỏ những khái niệm lâu  đời về trật tự trong nước và quốc tế. Toàn bộ các  thế chế hiện tại bị công kích: nền dân chủ phương Tây, lãnh đạo Xô-viết của thế giới cộng sản, và di sản quá khứ của Trung Quốc. Nghệ thuật và các công trình tưởng niệm, các ngày lễ và truyền thống, ngôn ngữ và y phục, đều bị ngăn cấm dưới nhiều hình thức do chúng bị coi là đã khiến cho Trung Quốc bị động, không kịp chuẩn bị khi đối mặt với sự xâm nhập từ nước ngoài. Trong khái niệm của Mao về trật tự cái mà ông ta gọi là “sự hòa hợp vĩ đại”, vang vọng triết lý Trung Quốc xưa một Trung Quốc mới sẽ xuất hiện từ sự tàn phá nền văn hóa Khổng giáo truyền thống vốn coi trọng sự hòa hợp. Ông ta tuyên bố mổi làn sóng nỗ lực cách mạng sẽ là tiền thân cho làn sóng tiếp theo. Mao cho rằng tiến trình cách mạng phải được liên tục thúc đấy, nếu không các chiến sĩ cách mạng sẽ trở nên tự mãn và lười biếng.

           “Mất cân bằng là nguyên tắc chung, khách quan,” Mao viết. 

Vòng quay từ trạng thái mất cân bằng ( Mâu Thuẫn ) sang trạng thái cân bằng ( Thống Nhất )và sau đó tiếp tục mất cân bằng  là vô tận. Tuy nhiên, mỗi chu kỳ lại đưa chúng ta lên một cấp độ  phát triển  cao hơn. Trạng thái mất cân bầng ( Mâu Thuẫn ) là thường xuyên và tuyệt đối, còn trạng thái cân bằng( Thống Nhất )  chi là tạm thời và tương đối. ( tham khảo bản dịch sách Bàn về Mâu Thuẫn của Mao Trạch Động - Nhà xuất bản Sự Thật )                                        

Cuối cùng, biến động này nhằm tạo ra một Trung Quốc truyền thống: một hình thái chủ nghĩa cộng sản đậm chất Trung Quốc, tạo ra sự khác biệt bởi hình thức quản lý đặc biệt thống trị bằng những thành tựu của nó, cùng với chính quyền cách mạng và duy nhất của Trung Quốc giờ đây một lâu nữa thống lĩnh thiên hạ”.

Mao xử lý các  vấn đề quốc tế dựa trên bản chất độc đáo của Trung Quốc. Dù theo chuẩn mực thế giới, Trung Quốc còn là nước yếu, Mao vẫn nhấn mạnh vai trò trung tâm của nước này thông qua tính ưu việt về tâm lý và ý thức hệ, thế hiện qua việc quốc gia này thách thức thay vì hòa giải một thế giới coi trọng ưu thế  sức mạnh quân sự. Năm 1957, khi phát biểu ở Moscow trước hội nghị quốc tế các  nhà lãnh đạo Đáng Cộng sản, Mao đã khiến các  đại biểu anh em bị sốc, khi nói nếu chiến tranh hạt nhân có xảy ra đi nữa thì một đất nước đông   dân với bề dày văn hóa như Trung Quốc vẫn sẽ là người chiến thắng cuối cùng, và thương vong hàng trăm triệu người cũng sẽ không làm Trung Quốc từ bỏ sự nghiệp cách mạng của mình. Đây có thế là cách đánh lừa để làm nãn lòng các quốc gia với ưu thế vũ khi hạt nhân vượt trội, nhưng Mao cũng muốn cả thế giới tin rằng ông ta bình thản đón nhận chiến tranh hạt nhân. Tháng Bảy năm 1971, trong chuyến thăm bí mật của tôi tới Bắc Kinh, Chu Ân Lai đã tóm tắt quan niệm về trật tự thế giới của Mao bằng cách viện dẫn tuyên ngôn của vị Chủ tịch nước này về các hoàng đế Trung Quốc với sự xuyên tạc mỉa mai: “Thiên hạ đại loạn, tình thế tuyệt vời.” Từ một thế giới hỗn loạn, nước Cộng hòa nhân dân này được tôi luyện qua nhiều năm đấu tranh cuối cùng sẽ nổi lên giành chiến thắng không chi ở Trung Quốc mà còn ở khắp “Thiên hạ.” Trật tự thế giới cộng sản sẽ kết hợp với quan điểm truyền thống của triều đình phong kiến. 

 ( Lời bình :  xem xét lịch sử 50 năm qua từ 1971 , có thể suy đoán rằng , thật sự  . Mao ,Chu  ,  Đặng đã tác động ảnh hưởng đến tư tưởng  của Kissinger về thế giới   chia xẽ những nhận định của Mao về thiên hạ Đại loạn ,về nguy cơ chiến tranh hạt nhân là nỗi lo sợ lớn nhất của người dân Mỹ và Phương Tây, về thời cơ để Mỹ có thể làm tan rã Liên Xô trong Chiến tranh Lạnh . Từ đó , Kissinger ,với tính cách một lý thuyết gia và xuất thân từ 1 sĩ quan hành động của OSS  ,đã chấp nhận gần như trọn vẹn chiến  lược Hòa Trung Phá Xô do Mao ,Chu đề nghị . Nhờ đó  Trung quốc đã nhờ Đại loạn mà thoát khỏi thế bĩ cực về kinh tế , phát triễn kinh tế liên tục 50 năm để trở thành 1 Siêu Cường thứ hai trên thế giới trong nữa thế kỷ( điều mà vào năm 1971  Trang tử sống lại cũng không dám mơ tưởng )  - Nước Việt nam, cũng có thể suy rằng đã mượn thời mà đạt  Hòa Bình ,Thống Nhất ,Độc Lập  nhưng sự trả giá thì lịch sử sẽ phán định .   - Ô Sào thiền sĩ  13 /8 /2021 thứ sáu ngày 13 ,Đại dịch Covid )

      Cũng giống như vị vua sáng lập triều  đại hùng mạnh đầu tiên ở Trung Quốc (221-207 TCN), Tần  Thủy Hoàng, Mao tìm cách thống nhất Trung Quốc đồng thời cố phá bỏ nền văn hóa cổ xưa mà ông ta trách mắng vì đã khiến Trung Quốc yếu đuối và nhục nhã. Ông ta lãnh đạo Trung Quốc theo phong cách của các hoàng đế xa xưa (dù các hoàng đế này có lẽ không kêu gọi biểu tình quần chúng ), và kết hợp nó với hoạt động thực tiễn của Lenin và Stalin. Sự lãnh đạo của Mao là hiện thân sự tiến thoải lưỡng nan của cuộc cách mạng. Cách mạng càng nổ lực mang lại những thay đổi sâu rộng, ông ta càng vấp phải nhiều phản đối không chi từ những người đối lập chính trị và lý tưởng mà còn từ sức 1 của những điều quen thuộc. Nhà tiên tri cách mạng này từng bất chấp mạng người nhằm thúc đầy kế hoạch và áp đặt quan điểm của mình. Mao khởi xướng cuộc cách mạng Đại nhảy vọt thảm họa vào năm 1958 nhằm thúc ép công nghiệp hóa nhanh chóng, và cuộc Cách mạng Văn hóa năm 1966 để thanh trừng một nhóm lãnh đạo nhằm ngăn cản sự thế chế hóa của nhóm lănh đạo này thông qua một chiến dịch ý thức hệ kẻo dài một thập kỷ, đày ải một thế hệ thanh niên có học vấn về nông thôn. Hàng chục triệu người đã ra đi trong tiến trình theo đuổi những mục tiêu của Mao, hầu hết bỏ mạng mà không yêu thương hay thù hận, vốn đã được huy động để rút ngắn trong một đời người điều mà từ trước đến nay được coi là cả một tiến trình lịch sử.   Phe cách mạng chiếm ưu thế khi thành tựu của họ được coi là đương nhiên và cái giá phải trả cho những thành tựu đó là không thế tránh khỏi. Một số lãnh đạo đương thời của Trung Quốc phải chịu đựng rất nhiều khổ cực trong suốt thời kỳ Cách mạng Văn hóa, nhưng giờ đây họ nói những khó khăn này đã cho mình sức mạnh và sự tự khám phá bản thân để tôi luyện cho những nhiệm vụ khó khăn là lãnh đạo giai đoạn mới với những biến động lớn. Và quần chúng Trung Quốc, nhất là những người còn quá trẻ chưa từng trực tiếp nếm mùi gian khổ, dường như thừa nhận sự miêu tả Mao chủ yếu như là nhà cách mạng thống nhất đại diện cho niềm kiêu hãnh Trung Quốc. Khía cạnh nào của di sản này sẽ chiếm ưu thế thách thức xấc xược mà chủ nghĩa Mao đặt ra cho thế giới, hay ý chí kiên quyết thầm lặng có được khi vượt qua những biến động của Mao sẽ xảc định mối quan hệ của Trung Quốc với trật tự thế giới trong thế kỷ 21.

  Trong giai đoạn đầu cũa cuộc Cách mạng Văn hóa, Trung Quốc chi có bốn đại sử trên thế giới và đương đầu với cả hai siêu cường hạt nhân, Mỹ và Liên Xô. Đến cuối những năm 1960, Mao thừa nhận Cách mạng Văn hóa đã làm kiệt quệ thậm chí cả khả năng chịu đựng từng được tôi luyện hàng ngàn năm của người dân Trung Quốc, và sự cô lập của Trung Quốc có lẽ thu hút sự can thiệp từ bên ngoài mà ông đã cố vượt qua bằng sự thách thức và nghiêm khắc về ý thức hệ. Năm 1969, Liên Xô dường như có ý định tấn công Trung Quốc đến mức Mao sơ tán tất cả các  bộ về các tinh, chỉ để Thủ tướng Chu Ân Lai ở lại Bắc Kinh. Trước cuộc khủng hoảng này, như thường thấy, Mao phản ứng bằng sự bất ngờ đảo ngược chính sách. Ông ta chấm dứt những khía cạnh vô chính phú nhất cúa cuộc Các h mạng Văn hóa bằng việc sử dụng các  lực lượng vũ trang để đàn ảp Hồng vệ binh, những người từng là đội quân xung kích gây kinh hoàng của ông đưa họ về nông thôn và cưỡng bửc lao động cùng với những nạn nhân trước đây của chính họ đang ở đó (trên thực tế). Và ông ta cố đánh bại Liên Xô bằng cách tiến gần tới đối thủ mà mình vẫn công kích từ trước đến nay:   Mỹ.

Mao tính toán việc mở cửa với Mỹ sẽ chấm dứt sự cô lập của Trung Quốc và thúc đẩy những nước khác vốn còn chấn chừ cân nhắc trong việc thừa nhận nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. (Thú vị thay, khi tôi đang chuẩn bị chuyến đi đầu tiên của mình tới Trung Quốc, một phân tích của Cục Tình bảo Trung ương cho rằng căng thẳng Trung Quốc-Liên Xô lớn đến mức sự thiết lập mối quan hệ hữu nghị Mỹ-Trung Quốc là có thể đạt được, nhưng nhìệt tình ý thức hệ của Mao sẽ ngăn cản mối quan hệ này chừng nào ông ta còn sống).

   3b./ Nhận định của Kissinger về tiến trình thay đổi và hội nhập của Trung hoa sau Đặng tiểu Bình 1978-

Các  cuộc cách mạng dù sâu rộng đến đâu cũng cần được củng cố và cuối cùng chuyến từ thời khắc vui sướng tới những gì là bền vững theo thời gian. Nhiệm vụ lịch sử đó thuộc về Đặng Tiểu Bình. Dù đã hai lâu bị Mao thanh trừng, nhưng ông đã trở thành nhà lãnh đạo có ảnh hưởng hai năm sau khi Mao qua đời vào năm 1976. Ông ta nhanh chóng tiến hành cải cách kinh tế và mở cửa đất nước. Theo đuổi điều  mà ông ta gọi là “chủ nghĩa xã hội mang màu sắc Trung Quốc”, ông ta đã giải phóng năng lực tiểm ẩn của người dân Trung Quốc. Trong vòng chưa đầy một thế hệ, Trung Quốc đã vươn lên trở thành nền kinh tế lớn thứ hai trên thế giới. Để thúc đấy quá trình chuyến biến ngoạn mục này, Trung Quốc dù không mấy tin vẫn gia nhập các  tổ chức quốc tế và thừa nhận các nguyên tắc đã được thiết lập từ trước của trật tự thế giới.

Tuy nhiên, việc Trung Quốc tham gia vào các  khía cạnh trong cấu  trúc Hòa ước Westphalia đã kéo theo mâu thuẫn này sinh từ lịch sử khiến quốc gia này gia nhập hệ thống quốc tế các  quốc gia có chủ quyền . Trung Quốc không hề quên trước đây đã từng phải  tham gia trật tự thế giới hiện nay theo các h hoàn toàn trải ngược vởi hình ảnh lịch sử của nước này hay (không kém phần  quan trọng) với những nguyên tắc được thừa nhận của hệ thống theo Hòa ước Westphalia. Khi được kêu gọi tuân thủ “luật chơi” và “trảch nhiệm” của hệ thống quốc tế này, phản ứng bản năng của nhiều người Trung Quốc bao gồm cả các  nhà lãnh đạo cấp cao -bị ảnh hưởng sâu sắc bởi ý nghĩ rằng Trung Quốc đã không được tham gia vào việc thiết lập các  quy tắc của hệ thống đó. Họ bị yêu cầu và đã thận trọng đồng   ý tuân thủ các  nguyên tắc mà họ đã không góp phần  tạo nên. Nhưng họ kỳ vọng và sớm hay muộn cũng sẽ hành động dựa trên kỳ vọng này- rằng  trật tự quốc tế này sẽ phát trìển theo cách cho phép Trung Quốc dần tham gia trọng yếu vào việc đề ra các  nguyên tắc quốc tế sau này, thậm chí đến mức có thế thay đối một số nguyên tắc đang thịnh hành.

Trong khi chờ điều  đó xảy ra, Bắc Kinh đã ngày càng chủ động hơn trên trường thế giới. Với sự vươn lên của mình, Trung Quốc nhiều khả năng sẽ trở thành nền kinh tế lớn nhất thế giới; quan điểm và sự ủng hộ cũa quốc gia này luôn được quan tâm trên mọi diễn đàn quốc tế. Trung Quốc đã tham gia vào nhiều khía cạnh uy tín của trật tự phương Tây trong thế kỷ 19 và thế kỷ 20: tổ chức Thế vận hội; phát biểu của chủ tịch nước trước Liên Hợp Quốc; trao đổi các chuyến thăm hữu nghị do lãnh đạo nhà nước và chính phủ dẫn đầu với các nước hàng đầu trên thế giới. Theo bất kỳ tiêu chuẩn nào, Trung Quốc cũng đã giành lại được vị thế ảnh hưởng sâu rộng nhất mà nước này từng được biết đến trong suốt nhiều thế kỷ. Câu hỏi giờ đây là Trung Quốc sẽ tham gia vào quá trình hình thành trật tự thế giới hiện nay như thế nào, đặc biệt là trong quan hệ với Mỹ.

Phần bốn :  TỪ BÃi TƯ CHÍNH  2019  XEM  LẠI  QUAN ĐIỀM CỦA  KISSINGER VỀ  TRUNG HOA VÀ TRẬT TỰ THẾ GIỚI   

4/ Vấn đề Trung quốc dưới cái nhìn của Mỹ  đầu  thế kỷ 21 dưới thời Tập cận Bình

Cả Mỹ và Trung Quốc đều là hai trụ cột không thể thiếu trong trật tự thế giới. Đáng chú ý, cả hai quốc gia này đã từng thế hiện một thái độ lập lờ nước đôi đối với hệ thống quốc tế mà hiện cả hai đang tham gia, khẳng định cam kết của họ với hệ thống này ngay cả khi có những phán đoán dè dặt về nhiều mặt trong cấu  trúc của nó. Trung Quốc chưa từng đảm nhận vai trò mà quốc gia này được yêu cầu nắm giữ trong thế kỷ 21, với tư cách là một nước lớn. Mỹ cũng chưa hề có kinh nghiệm tương tác trên cơ sở bền vững với một đất nước có diện tích, phạm vi, và quy mô kinh tế tương đương nhưng lại có một mô hinh trật tự trong nước hoàn toàn khác bíệt.

Nền tảng văn hóa và chính trị của hai bên đối lập nhau trong nhiếu khía cạnh. Cách tiếp cận của Mỹ đối với chính sách là sự thực dụng, trong khi đối với Trung Quốc là dựa trên khái níệm. Mỹ chưa bao gìờ có một láng giềng  hùng mạnh, đầy đe dọa; Trung Quốc chưa bao giờ không có một kẻ thù hùng mạnh trên biên gìới của mình. Người Mỹ cho rằng mọi vấn đề đều có giải phảp; người Trung Quốc nghĩ rằng mỗi giải pháp lại là tấm vé vào chiếc cửa dẫn đến hàng loạt vấn đề mới. Người Mỹ tìm các h giải quyết tình huống trước mắt; người Trung Quốc tập trung vào thay đổi lâu dài. Người Mỹ phác họa một chương trình nghị sự về những vấn đề thực tế “có thế đạt được”; người Trung Quốc đề ra các  nguyên tắc chung và phân tích những nguyên tắc đó sẽ dẫn tới đâu. Tư tưởng Trung Quốc được định hình một phần  do chủ nghĩa cộng sản nhưng ngày càng tiếp nhận cách nghĩ truyền thống Trung Quốc; cả hai đều xa lạ đối với người Mỹ.

Trong lịch sử mỗi quốc gia, Trung Quốc và Mỹ đều mới chi tham gia đầy đủ vào hệ thống quốc tế các  quốc gia có chủ quyền trong thời gian gần đây. Trung Quốc tin rằng nước này là duy nhất và chủ yếu bị giới hạn trong thực tế của riêng mình. Mỹ cũng coi mình là duy nhất -nghĩa là “biệt lệ” nhưng với một bổn phận đạo đức là thúc đẩy những giá trị của nó trên toàn thế giới vì những lý do vượt xa bên ngoài lợi ích quốc gia. Hai nước lớn với hai nền văn hóa và tiền đề khác nhau đều đang phải trải qua những thay đổi nội tại cơ bản; dù quá trình này biến hai nước trở thành đối thủ hay đối tác thì nó cũng sẽ góp phần quan trọng trong việc định hình triển vọng trật tự thế giới trong thế kỷ 21.

Kể từ khi cách mạng thành công, Trung Quốc đã trải qua năm thế hệ lãnh đạo. Mỗi lãnh đạo trước đó đều đúc kết một tầm nhìn cụ thế của thế hệ mình về những nhu cầu của Trung Quốc. Mao Trạch Đông   quyết tâm xóa bỏ các  tổ chức đã được thiết lập từ trước, ngay cả những tổ chức do chính ông ta xây dựng trong giai đoạn mới giành thắng lợi, do lo ngại nạn quan   liêu sẽ khiến chúng trỡ nên trì trệ. Đặng Tiểu Bình hiểu rằng Trung Quốc không thể duy tri vài trò lịch sử của mình trừ khi nước này hòa nhập với quốc tể. Phong cách của Đặng tập trung rất rõ ràng: không huênh hoang khiến các  nước khác lo ngại, không tuyên bố giữ vai trò lãnh đạo mà mở rộng tầm ảnh hưởng của Trung Quốc thông qua hiện đại hóa xã hội và phát triển  kinh tế. Trên cơ sở đó, bắt đầu từ năm 1989, Giang Trạch Dân, người được bổ nhiệm trong thời kỳ dìễn ra khủng hoảng Quảng trường Thiên An Môn, khắc phục hậu quả của chính biến này bằng chính sách ngoại giao cá nhân trên trường quốc tế đông  thời mở rộng cơ sở Đảng Cộng sản trong nước. Ông đã đưa nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa trở thành thành viên đầy đủ trong hệ thống các  quốc gia có chủ quyền  và thương mại quốc tế. Được Đặng lựa chọn, Hồ Cẩm Đào khéo léo xoa dịu những lo ngại về sức mạnh ngày càng tăng của Trung Quốc và đặt nền tảng cho khái  niệm về hình thức quan hệ mới giữa các nước lớn do Tập Cận Bình đề xuất.

         Chính quyền Tập Cận Bình đã cố gắng dựa trên những di sản này khi thực hiện một chương trinh cải các h sâu rộng ngang với quy mô chương trình của Đặng. Chính quyền này đã đặt kế hoạch cho một hệ thống, trong khi vẫn tránh áp dụng dân chủ nhưng mình bạch hơn, và kết quả được xác định phần  nhiều dựa trên các thủ tục pháp lý thay vì khuôn mẫu đã được thiết lập từ lâu của các mối quan hệ cá nhân và dòng họ. Nó cũng tuyên bố thách thức nhiều thiết chế và thông lệ đã được thiết lập từ trước doanh nghiệp nhà nước, lợi ích nhóm của quan chức địa phương và nạn tham nhũng quy mô lớn theo một cách thủ’c kết hợp sự viễn kiến với quyết tâm cao, nhưng chắc chắn đi cùng với chuỗi sự kiện này là một giai đoạn thay đổi liên tục và đầy biến động.

Thành phần  bộ máy lãnh đạo của Trung Quốc phản ánh tiến trình Trung Quốc tham gia vào và thậm chí định hình các  vấn đề toàn cầu

 Năm 1982, không một thành viên nào của Bộ Chính trị có bằng đại học. Tại thời điểm cuốn sách này được viết, gần như tất cả họ đều đã tốt nghiệp đại học và một số lượng đáng kể lãnh đạo có bằng cấp cao. Một tấm bằng đại học ở Trung Quốc được giảng dạy theo giáo trình phương Tây, chứ không phải tàn dư của hệ thống phong kiến cũ (hay chương trình giảng dạy của Đảng sau này áp đặt hinh thức giáo dục lẫn nhau giữa những người cộng sản). Điều này thế hiện sự đoạn tuyệt rõ ràng với quá khứ của Trung Quốc, khi người dân Trung Quốc tỏ ra mãnh liệt, tự hào nhưng thiển cận trong quan niệm về thế giới bên ngoài. Các nhà lãnh đạo hiện nay của Trung Quốc chịu ảnh hưởng bởi những hiểu biết của họ về lịch sử Trung Quốc nhưng không hề bị bó buộc trong đó.

Phần năm :  TỪ BÃi TƯ CHÍNH  2019  XEM  LẠI  QUAN ĐIỀM CỦA  KISSINGER VỀ  TRUNG HOA VÀ TRẬT TỰ THẾ GIỚI  

5 /  VIỄN CẢNH DÀI HẠN MỸ TRUNG

Những căng thẳng tiềm tàng giữa một cường quốc lâu đời và một cường quốc đang lên không hề mới. Chắc chắn, cường quốc đang lên sẽ ảnh hưởng tới một số lĩnh vực từ trước đến nay vẫn được coi là độc quyền của cường quốc lâu đời. Tương tự như vậy, cường quốc đang lên cũng nghi ngại đối thủ của mình có thế tìm cách ngăn chặn sự phát triển  của nó trước khi quá muộn. Một nghiên cứu của Trường Đại học Harvard đã chỉ ra: trong 15 trường hợp xung đột giữa một cường quốc đang lên và một cường quốc lâu đời từng nảy sinh trong lịch sử, 10 trường hợp kết thúc bằng chiến tranh.

Do vậy, không có gì ngạc nhiên khi các nhà chiến lược quan trọng ở cả hai bên viện dẫn các khuôn mẫu hành vi và kinh nghiệm lịch sử để dự đoán về tính tất yếu của một cuộc xung đột giữa hai nước này. Về phía Trung Quốc, nhiều hành động của Mỹ được hiểu như là một thiết kế nhằm ngăn chặn sự vươn lên của Trung Quốc, và việc Mỹ thúc đẩy nhân quyền  được xem là kế hoạch để phá hoại ngầm cấu  trúc chính trị trong nước của Trung Quốc. Một vài nhân vật quan trọng miêu tả cái gọi là chính sách xoay trục của Mỹ như là một nguyên mẫu đầu tiên của cuộc chiến cuối cùng được thiết kế để kìm giữ Trung Quốc mãi ở vị trí thứ hai, một thái dộ tất đáng chú ý, vì khi cuốn sách này được viết Mỹ chưa hề có bất kỳ sự tái bố tti quân sự lớn nào.

Về phía Mỹ, mối lo ngại là một Trung Quốc đang lớn mạnh sẽ phá hoại có hệ thống thế ưu vìệt của Mỹ và sau đó là an ninh của nước này. Những nhóm quan trọng cho rằng cũng tương tự như Liên Xô trong Chiến tranh Lạnh, Trung Quốc quyết tâm đạt được vị thế thống trị cả về quân đội lẫn kinh tế ở mọi khu vực xung quanh, và (do đó) cuối cùng sẽ nắm quyền  bá chủ.

Những nghi ngại của cả hai bên được củng cố thêm qua nhũng đợt diễn tập quân sự và các  chương trình quốc phòng của nước kia. Ngay cả khi chúng “bình thường” nghĩa là, bao gồm các biện pháp một nước sẽ tiến hành hợp lý khi bảo vệ lợi ích quốc gia như các h hiểu thông thường chúng cũng được diễn giải theo khía cạnh các kịch bản xấu nhất. Mỗi bên đều có trách nhiệm phải cẩn thận không để những đợt triển  khai quân sự và hành vi đơn phương leo thang thành một cuộc chạy đua vũ trang.

Hai bên cần tiếp thu kinh nghiệm lịch sử trong thập kỷ trước Thế chiến 1, khi bầu không khi nghi ngại và đối đầu tiềm ẩn leo thang thành một thảm họa. Các nhà lãnh đạo châu Âu bị mắc kẹt trong kế hoạch quân sự của chính mình và bất lực trong việc tách biệt chiến thuật và chiến lược.

Hai vấn đề khác cũng đang góp phần  làm gia tăng căng thắng trong quan hệ Trung-Mỹ. Trung Quốc bác bỏ đề xuất rằng trật tư quốc tế được thúc đẩy dựa trên việc truyền bá nền dân chủ tự do, và cộng đồng quốc tế có nghĩa vụ thực thi sự truyền bá này và nhất là dựa vào hành động quốc tế để đạt được nhận thức (chung) về nhân quyền. Mỹ có thể có khả năng điều chĩnh việc áp dụng các quan điểm của mình về nhân quyền liên quan đến các ưu tiên chiến lược. Nhưng xét về khía cạnh lịch sử và niềm tin của người dân, Mỹ không bao giờ có thế hoàn toàn từ bỏ những nguyên tắc này. Về phía Trung Quốc, quan điểm thống trị của tầng  lởp tinh hoa về vấn đề này đựợc Đặng Tiểu Bình nêu rõ:

Trên thực tế, chủ quyền  quốc gia quan trọng hơn nhân quyền, nhưng Nhóm G7 (hoặc GS) thường xuyên xâm phạm chủ quyền  của những nước nghèo, yếu thuộc Thế giới thứ Ba. Những thảo luận của họ về nhân quyền, tự do, và dân chủ được đưa ra chỉ để băo vệ lợi ích của các nước giàu mạnh, nhũng nước tận dụng sức mạnh của mình để trấn ảp các nước yếu, theo đuổi quyền  bá chủ và thực hiện quyền  lực chính trị. Không thế có một thỏa hiệp chính thức giữa hai quan điểm này; và trách nhiệm chính của các  nhà lãnh đạo hai bên là giữ sao cho bất đồng    này không biến thành xung đột.

Vấn đề thời sự hơn liên quan đến Bắc Triều  Tiên đúng như câu cách ngôn từ thế kỷ 19 của Bismarck: “Chúng ta đang sống trong một thời đại tuyệt vời, ở đó kẻ mạnh trở nên yếu do quá thận trọng và kẻ yếu trở nên mạnh hơn vì sự táo bạo của mình.” Bắc Triều  Tiên không bị cai trị bởi một nguyên tắc chính danh được chấp nhận nào, kể cả nguyên tắc cộng sản mà nước này tuyên bố. Thành tựu chủ yếu của quốc gia này là chế tạo một số thiết bị vũ khí hạt nhân. Bắc Triều  Tiên không có năng lực quân sự để tiến hành một cuộc chiến tranh với Mỹ. Nhưng sự tồn tại của những vũ khí này có ảnh hưởng chính trị hơn là lợi ích quân sự. Chúng khuyến khích Nhật Bản và Hàn Quốc xây dựng năng lực quân sự hạt nhân. Chúng khiến Bình Nhưỡng vững tâm chấp nhận rủi ro không tương xứng với năng lực của mình, làm gia tăng nguy cơ một cuộc chiến tranh mới trên Bán đảo Triều  Tiên.

Với Trung Quốc, Bắc Triều Tiên là hiện thân của những di sản phức tạp. Trong mắt nhiều người Trung Quốc, Chiến tranh Triều Tiên khòng chỉ là biểu tượng cho quyết tâm chấm dứt “thế kỷ bị sĩ nhục” và “đứng lên” trên vũ đài thế giởi của nước này mà còn là một lời cảnh cáo về việc tham gia vào những cuộc chiến mà Trung Quốc không kiểm soát được nguõn gõc của chúng và những tác động của chúng có thế dẫn đến những hậu quả lâu dài nghiêm trọng không lường trước được. Dây là iỷ do vì sao trong Hội đông  Bảo an Liên Hợp Quốc, Trung Quốc và Mỹ đều chung quan điểm yêu cầu Bắc Triều  Tiên từ bỏ chứ không phải cắt giảm chương trình hạt nhân.

Đối với chính quyền  Bình Nhưỡng, từ bỏ vũ khí hạt nhân có thế dẫn đến sự tan rã chính trị. Nhưng từ bỏ chính là điều mà Mỹ và Trung Quốc đã công khai yêu cầu trong các nghị quyết của Liên Hợp Quốc mà hai quốc gia này thúc đấy. Hai nước câu phối hợp chính sách để phòng trường hợp bất ngờ khi những mục tiêu đã đề ra của họ được hiện thực hóa. Liệu có thế kết hợp các  mối quan tâm và mục tiêu của hai bên trong vấn để Triều  Tiên? Liệu Trung Quốc và Mỹ có thế tìm ra một chiến lược hợp tác vì một Triếu Tiên thống nhất, không vũ khí hạt nhân, đông  thời để các  bên an toàn hơn và tự do hơn? Đây sẽ là một bước tiến lớn tới “hình thức mới trong quan hệ giữa các  cướng quốc lớn” thường được nhắc đến nhưng hình thành rẩt chậm.

Những nhà lănh đạo mới của Trung Quốc nhận ra khó có thế đoán được phản ứng của người dân Trung Quốc đối với chương ttình nghị sự lớn mà họ đề ra; họ đang giương buôm vào vùng nước chưa được vẽ hải đô. Họ không thế mong muốn tìm kiếm những cuộc phiêu lưu bên ngoài, nhưng họ sẽ chống lại những hành động xâm phạm đến những gì họ coi là lợi ích cốt lõi của mình, có lẽ mạnh mẽ hơn nhiều so vởi những người tiền nhiệm, chính xác do họ cảm thấy buộc phải giải thích những điều chinh không thế tách rời khỏi cải cách bằng  một sự nhấn mạnh đẩy đủ lý lẽ về lợi ích quốc gia. Bất kỳ trật tư quốc tế nào có cả Mỹ và Trung Quốc đều câu có một sự cân bằng quyền  lực, nhưng việc quãn lý truyền thống sự cân bằng này câu được giảm nhệ bằng sự fhõng nhất về tiêu chuÂu, và phải được củng cố bằng các  yếu tố của sự hợp tác.

Các nhà lãnh đạo Trung Quốc và Mỹ đã công khai nhìn nhận lợi ich chung của hai nước trong tiến trình hướng tởi một kết quả mang tính xây dựng. Hai tổng thống Mỹ (Barack Obama và George W Bush) đã thỏa thuận với hai người đổng nhiệm Trung Quốc (Tập Cận Bình và Hồ Cẩm Đào) để thiết lập một quan hệ đối tác chiến lược ở khu vực Thái Bình Dương, đây là các h để duy trì một sự cân bằng quyền  lực dồng thời giảm thiểu đe dọa quân sự vốn có trong sự cân bằng này. Cho đến nay các  tuyên bố hầu  như vẫn chưa có những bước đi cụ thế tương xứng theo hướng đã thỏa thuận.

Không thể  đạt được quan hệ đối tác chỉ bằng tuyên bố. Không thỏa thuận nào có thế đảm bảo chắc chắn vị thế quốc tế cụ th cho Mỹ. Nếu Mỹ vẫn bị coi là cường quốc đang suy yếu do lựa chọn chứ không phải do vận mệnh thì sau một thời kỳ hổn loạn và biến động, Trung Quốc và các  nước khác sẽ kể tiếp phần  lớn vị thế lãnh đạo thế giới mà Mỹ đã nắm giữ trong hầu hết giai đoạn sau Thế chiến.

Nhiều người Trung Quốc có lẽ coi Mỹ như một siêu cường đã qua thời hoàng kim. Tuy nhiên, trong số các lãnh đạo Trung Quốc cũng có sự thừa nhận rằng Mỹ sẽ vẫn duy trì năng lực lãnh đạo đáng kể trong tương lai gần. Bản chất của việc hình thành một trật tự thế giới mang tính xây dựng là không một quốc gia đơn lẽ nào, dù là Trung Quốc hay Mỹ, ở vị trí giữ vài trò lãnh đạo thế giới như cách Mỹ tng nắm giử trong thời kỳ ngay sau Chiến tranh Lạnh, khi Mỹ có ưu thế cả về vật chất lẫn tinh thần.

Ở Đông   Á, Mỹ không phải là  nước tạo thế cân bng mà là một phần trong sự cân bằng đó. Các  chương trước đã chi ra tính chất bất õn của sự cân bằng khi chỉ có ít nước tham gia, và việc thay đổi lòng trung thành có thế trở thành nhân tố mang tính quyết dịnh. Một phương cách tiếp cận thuần túy về  mặt quân sự dối với sự cân bằng ở Đông   Á có thế dẫn đến những mối liên kết, thậm chí căng thẳng hơn so với những mối lìên kết dẫn đến Thế chiến 1.

Ở Đông  Á, một điều gì đó gần như một sự cân bằng quyền  lực tổn tại giữa Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, và Mỹ, với các  nước tham gia ở vòng ngoài là Nga và Việt Nam. Nhưng nó khác vởi những cân bằng quyền lực trựớc đây trong lịch sử ở chỗ một trong những nước tham gia chính là Mỹ lại có trọng tâm (hành động) cách xa trung tâm địa lý Đông   Á, và quan trọng nhất là do các  nhà lãnh đạo của cả hai bên vẫn công bố hướng đến quan hệ đối tác trong các vấn đề chính trị và kinh tế, dù lực lượng quân sự hai Bên vẫn coi nhau là đối thủ trên báo chí lẫn tuyên bố quân sự. Vì vậy, tình hình xoay chuyến, Mỹ thành đồng   minh của Nhật Bản và một đổi tác được tuyên bố chính thức của Trung Quốc, một tình huống tương tự với tình huống của Bismarck khi ông ta thực hiện một liên mình với Áo và được cân bằng bởi một hiệp ước với Nga. Nghịch lý thay, chính sự không rõ ràng này đã duy trì tính linh hoạt của trạng thái cân bằng ở châu Âu . Và việc từ bỏ sự không rõ ràng đó dưới danh nghĩa mình bạch đã khởi nguồn một loạt những cuộc đối đầu ngày càng  căng thắng, mà đinh cao là Thế chiến I.

Trong hơn một thế kỷ, kể từ chính sách Mở cửa và vai  trò trung gian hòa giải của Theodore Roosevelt ttong Chiến tranh Nga-Nhật được mở ra, Mỹ đã ảp dụng chính sách nhất quán: ngăn chặn bá quyền ở châu Á. Trong điều kiện hiện nay, một chính sách quen thuộc ở Trung Quốc là giữ cho các lực lượng đối địch càng xa biên giới nước mình càng tốt. Hai nước (Mỹ và Trung Quốc) đang dò đường trong chính sách đó. Víệc duy trì hòa bình phụ thuộc vào sự thận trọng trong quá trình theo đuổi các mục tiêu của hai quốc gia này và khả năng đảm bâo cạnh tranh chi mang tính chính trị và ngoại giao.

Trong Chiến tranh Lạnh, những lằn ranh phân cách do lực lượng quân sự xác định. Trong giai đoạn hiện nay, những lằn ranh này không nên được xảc định chủ yếu qua triển  khai quân sự. Nhân tố quân sự không nên được coi là định nghĩa duy nhất hay thậm chí chủ chốt của trạng thái cân bằng. Nghịch lý ở chỗ, các  khái niệm quan hệ đối tác câu phải trở thành những yếu tố của sự cân bằng quyền  lực hiện đại, đặc biệt là ở châu Ámột phương các h tiếp cận mà nếu được thực hiện như một nguyên tắc tổng quát sẽ không chi mới mẻ (chưa từng có tiền lệ) mà còn vô cùng quan trọng. Sự kết hợp giữa chiến lược cân bằng quyền lực và chính sách ngoại giao đối tác sẽ không thế loại bỏ tất cả các  khía cạnh đối địch, nhưng có thế giảm thiểu tác động của chúng . Trên hết, sự kết hợp này có thế mang lại cho các  nhà lãnh đạo Trung Quốc và Mỹ những kinh nghiệm trong mối hợp tác mang tính xây dựng và chuyến tải tới hai nước cách thức xây dựng quan hệ hữu nghị hướng tới một tương lai hòa bình hơn.

Trật tự luôn đòi hỏi một sự cân bằng tinh tế về sự kiềm chế, vũ lực, và tính chính danh. Ở châu Á, trật tự phải là sự kết hợp giữa cân bằng quyền lực và khái  niệm đối tác. Một định nghĩa cân bằng thuần túy về mặt quân sự sẽ dẫn tới đối đầu. Phương cách tiếp cận tới quan hệ đối tác thuần túy về mặt tâm lý sẽ làm tăng những nỗi lo sợ về bá quyền. Một nhà lãnh đạo sáng suốt phải cố tìm ra sự cân bằng đó. Vì  bên ngoài trạng thái cân bằng đó, tai họa luôn rình rập.

Luật sư tư vấn miễn phí

Gọi ngay
0902818158- 0906834543
0906834543
0902818158

Tin pháp luật

CÁC ĐỐI TÁC

  • Nhà Đất Phúc An Khang
  • The Diplomat
  • The NewYork Review of Book
  • CogitAsia
  • Reuters
  • Viet Studies
  • The NewYork Times
  • TIME
  • Bloomberg Bussiness