TIN TỨC

fanpage

Thống kê truy cập

  • Online: 223
  • Hôm nay: 198
  • Tháng: 1621
  • Tổng truy cập: 5245625
Chi tiết bài viết

Việt Nam 40 năm qua và những năm tới: Cần một nền kinh tế thị trường định hướng phát triển

Việt Nam 40 năm qua và những năm tới: Cần một nền kinh tế thị trường định hướng phát triển 

Trần Văn Thọ

Bố cục:

Mở đầu

I. Kinh tế Việt Nam trước đổi mới (1975-1985)

II. Đánh giá thành quả phát triển của Việt Nam từ sau đổi mới

III. Từ Việt Nam nhìn lại kinh nghiệm các nước Đông Á: Tại sao  họ có kỳ tích phát triển?

IV. Những thách thức hiện nay của Việt Nam

V. Vài ý tưởng cho giai đoạn phát triển mới: Chủ nghĩa phát triển  và mũi đột phá

Vài lời kết:

Cần một nền kinh tế thị trường định hướng phát triển

*Phần lớn nội dung bài này được viết cho dự án Báo cáo Việt Nam 2035 của World Bank. Tác giả cám ơn nhà kinh tế Phạm Chi Lan, một trong những thành viên nghiên cứu chính của dự án, đã có nhiều ý kiến hữu ích trong quá trình viết bài này.

Các từ khóa: Chưa giàu đã già, sự phân hóa nền kinh tế, bẫy thu nhập trung bình thấp, chủ nghĩa phát triển, tư bản dân tộc, quốc gia thượng đẳng, cuộc cách mạng hành chánh. thời đại mới.

 

TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU & THẢO LUẬN

Số 33 tháng 7, 2015

Tóm tắt:

Đổi mới đã đưa Việt Nam thoát khỏi bẫy nghèo và trở thành nước có thu nhập trung bình thấp. Nhưng so với tiềm năng, kể cảnhững thời cơ thuận lợi bị bỏ lỡ và so với kinh nghiệm của các nước Đông Á thì tốc độ phát triển của Việt Nam thấp và kém hiệusuất. Ngoài ra nền kinh tế hiện nay có những yếu kém như sứccạnh tranh của nền công nghiệp yếu, mục tiêu công nghiệp hóahiện đại hóa còn rất xa, ngày càng dựa vào FDI và phụ thuộcnhiều vào kinh tế Trung Quốc.

Các nước Đông Á như Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc đãphát triển nhanh đưa nền kinh tế lên giai đoạn cao trong thời gianngắn là nhờ khát vọng của lãnh đạo, của quan chức muốn đưa đấtnước theo kịp các nước tiên tiến, từ đó chủ nghĩa phát triển và tinhthần dân tộc được đề cao, người tài được trọng dụng, tinh thần doanh nghiệp được phát huy. Doanh nghiệp tư nhân là động lực đưa nền kinh tế phát triển.

Hiện nay Việt nam trực diện ba thách thức lớn.

Thứ nhất là nguy cơ chưa giàu đã già. Cơ cấu dân số vàng sắp qua đi, giai đoạn lão hóa dân số sẽ đến gần kề mà thu nhập đầu người còn rấtthấp.

Thứ hai là nguy cơ có sự phân hóa nền kinh tế thành hai khu vực FDI và tư bản trong nước vì ngày càng phụ thuộc vào FDInhưng khu vực nầy ít bám rễ vào nền kinh tế quốc dân.

Thứ ba là  nguy cơ mắc vào bẫy thu nhập trung bình thấp (bẫy thu nhập trung bình đến sớm khi thu nhập đầu người còn thấp) vì tham nhũng và sự thao túng của các nhóm lợi ích làm méo mó thị trường vốn, thịtrường đất, v.v... đưa đến sự phân bổ và sử dụng kém hiệu suất của  các nguồn lực.

Kết quả phân tích ở trên đã gợi nhiều ý khi bàn về phương châm, chiến lược, chính sách cần thiết trong tương lai trung và dài hạn của Việt Nam. Theo tôi, xuất phát quan trọng nhất, có tính cách quyết định là khát vọng, khí khái của những người lãnh đạo trong giai đoạn sắp tới. Nếu lãnh đạo có lòng tự hào dân tộc,quyết đưa Việt Nam từng bước trở thành quốc gia thượng đẳng, xứng đáng với lịch sử, văn hóa và quy mô dân số sẽ bức xúc vớithực trạng đang xuất khẩu lao động, đang tiếp tục nhận viện trợ, bức xúc với sự yếu kém của tư bản dân tộc và phụ thuộc vào kinh tế Trung Quốc. Giải phóng ra khỏi những ý thức hệ giáo điều và đề cao chủ nghĩa phát triển sẽ có những quyết sách, chiến lượcphát triển đúng đắn.

Mũi đột phá trước mắt là làm cuộc cách mạng hành chánh mà nội dung chính là tinh giản bộ máy, quy củ hóa việc đề bạt, đánh giá cán bộ, cải cách tiền lương, và thi tuyển quan chức. Tránhđược bẫy thu nhập trung bình thấp, phát huy tinh thần doanh nghiệp để hình thành tư bản dân tộc, sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực, mở đầu kỷ nguyên phát triển nhanh và bền vững đều tùy thuộc sự thành công của cuộc cách mạng hành chánh này.

 

Mở đầu

 

Năm 2015 kỷ niệm nhiều sự kiện lịch sử quan trọng. Đặc biệt đã 40 năm từ khi đất nước thống nhất và gần 30 năm từ khi có đổi mới. Trong thời gian đó, các nước Á châu đã phát triển như thế nào và thành quả của Việt Nam nên được đánh giá ra sao, đã đạt được thành tựu gì? Những thách thức hiện nay là gì? Từ đánh giá và nhận định này, ta thử suy nghĩ về một tư duy phát triển cho giai đoạn sắp tới.

Dưới đây, Tiết I sẽ điểm qua vài nét về thời kỳ đen tối của ViệtNam trong giai đoạn 10 năm đầu sau 1975, đồng thời giới thiệu sơ lượcvề sự chuyển động mạnh mẽ của kinh tế vùng Đông Á trong cùng thời kỳđó. Tiết II sẽ đánh giá thành quả phát triển của Việt Nam từ sau đổi mớitrong sự đối chiếu với kinh nghiệm của một số nước Đông Á tiêu biểu. Ở đây một mặt khẳng định những thành quả đạt được nhưng cũng cho thấy

 VN đã bỏ mất nhiều thời cơ nên không phát huy hết tiềm năng phát triển và đã tạo ra một cơ cấu kinh tế không thuận lợi cho con đường phát triểnlâu dài. Để thấy rõ hơn các vấn đề của Việt Nam, Tiết III phân tíchnhững yếu tố đã giúp các nước Đông Á như Nhật Bản, Hàn Quốc, TrungQuốc phát triển nhanh. Tiết IV nêu ra những thách thức mà Việt Namđang trực diện để thấy những người có trách nhiệm phải khẩn trương vàcầu thị mới kịp giải quyết những vấn đề phát triển mà thời gian khôngthể chờ đợi. Tiết V đưa ra vài gợi ý về chiến lược, chính sách trong trungvà dài hạn. Cuối cùng là vài lời kết.

Bài viết này đề cập nhiều vấn đề quan trọng nhưng không thể phântích hết trong một số trang có giới hạn. Tuy nhiên tác giả đã viết về nhiềuvấn đề đó trong mấy dịp khác nên sẽ liệt kê các bài liên hệ trong mục tưliệu tham khảo. Thông điệp xuyên suốt của bài viết này là lý luận pháttriển và kinh nghiệm ở Đông Á rất phong phú, chỉ cần theo chủ nghĩaphát triển là phát huy hết tiềm năng của đất nước. 

I. Kinh tế Việt Nam trước đổi mới (1975-1985)

Mười năm sau 1975 là một trong những giai đoạn tối tăm nhất trong lịch sử Việt Nam. Chỉ nói về mặt kinh tế, là một nước nông nghiệp (năm1980, 80% dân số sống ở nông thôn và 70% lao động là nông dân) nhưngViệt Nam thiếu ăn, nhiều người phải ăn bo bo trong thời gian dài. Lượnglương thực tính trên đầu người giảm liên tục từ năm 1976 đến 1979 sauđó tăng trở lại nhưng cho đến năm 1981 vẫn không hồi phục lại mức năm

1976. Công thương nghiệp cũng đình trệ, sản xuất đình đốn, vật dụnghằng ngày thiếu thốn, cuộc sông của người dân vô cùng khốn khổ. Ngoài những khó khăn của một đất nước sau chiến tranh và tìnhhình quốc tế bất lợi, nguyên nhân chính của tình trạng nói trên là do sailầm trong chính sách, chiến lược phát triển, trong đó nổi bật nhất là sựnóng vội trong việc áp dụng mô hình xã hội chủ nghĩa trong kinh tế ở miền Nam. Nguy cơ thiếu ăn kéo dài và những khó khăn cùng cục khác làmphát sinh hiện tượng “phá rào”trong nông nghiệp, trong mậu dịch vàtrong việc quyết định giá cả lương thực đã cải thiện tình hình tại một số địa phương.2 Nhưng phải đợi đến đổi mới (tháng 12/1986) mới có biến chuyển thực sự. Do tình trạng đó, tổng sản phẩm trong nước (GDP) của Việt Nam trong 10 năm trước đổi mới chỉ tăng 35%, trong thời gian đó dân số tăng 22%.3 Như vậy, GDP đầu người trung bình tăng chỉ độ 1%.

Trong lúc kinh tế Việt Nam hầu như đứng yên trong thời gian 10 năm trước đổi mới, kinh tế vùng Đông Á đã bước vào giai đoạn phát triển mạnh mẽ. Dòng thác công nghiệp lan từ Nhật sang Hàn Quốc, Đài Loan, và các nước ASEAN. Nhật Bản đã chấm dứt giai đoạn phát triển cao độ 10% (1955-1973)) nhưng vẫn duy trì tốc độ phát triển trung bình 5-6%. Hàn Quốc, Đài Loan, Hong kong, Singapore được Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) mệnh danh là những nước hay nền kinh tế công nghiệp mới (NICs, NIEs) vào năm 1979.4

1 Những người ở tuổi khoảng 50 trở lên đều trải nghiệm, và sách, báo về giai đoạn này khá nhiều nên ở đây không cần đi vào chi tiết. Báo Tuổi Trẻ từ 30/11 đến 16/12/2005 có đăng loạt bài Đêm trước đổi mới và năm 2006 ở Hà Nội có triển lãm về cuộc sống của dân chúng thời bao cấp đã phản ảnh khá đầy đủ cuộc sông cơ cực của người Việt Nam trong giai đoạn khoảng 10 năm sau 1975.

2 Đặng Phong (2009) trình bày chi tiết về hiện tượng phá rào.

3 Tính từ thống kê trong Trần Văn Thọ (2000).

4 Xem thêm Chương 1 trong Trần Văn Thọ (2005).

 

II. Đánh giá thành quả phát triển của Việt Nam từ sau đổi mới:

Vào giữa thập niên 1980, khi bắt đầu đổi mới (1986), Việt Nam là một nước nông nghiệp lạc hậu lại bị ảnh hưởng bởi hệ thống kinh tế xã hội chủ nghĩa chi phối nên kém hiệu suât. Với khoảng 70% lao động tham gia sản xuất nông nghiệp nhưng cả nước thiếu ăn, phải nhập khẩu gạo. Công nghiệp cũng yếu và kém hiệu suất. Sản xuất kém, thu nhập thấp nên Việt Nam không thể tiết kiệm. Tỉ lệ đầu tư trên GDP rất thấp (năm 1986 là 11.7%) và hoàn toàn phụ thuộc vào viện trợ. Tuyệt đại dân số là nghèo, cho đến năm 1990 vẫn còn tới gần 70% dân số sống dưới giới tuyến nghèo (theo đánh giá của World Bank). Sau đổi mới tình hình đã thay đổi hẳn. Việt Nam xuất khẩu gạo từ năm 1989, tỉ lệ người ở dưới giới tuyến nghèo (poverty line) giảm dần, đến năm 2010 chỉ còn 11%, và GDP đầu người theo giá trị thực tế đã tăng 3,5 lần trong giai đoạn từ 1986 đến 2011. Cơ cấu kinh tế cũng chuyển dịch một bước quan trọng từ nông sang công nghiệp. Tỉ lệ của nông nghiệp trong tổng lao động giảm từ 75% năm 1985 xuống còn khoảng 50% năm 2010. Tỉ lệ hàng công nghiệp trong tổng xuất khẩu chỉ có khoảng 20% vào cuối thập niên 1980 đã tăng lên 65% trong những  năm gần đây.

Không ai phủ nhận được thành quả của đổi mới. Nhưng so với kinh nghiệm của các nước Á châu và so với tiềm năng của Việt Nam, kể cả những thời cơ rất thuận lợi đã đến với chúng ta, thành quả phát triển của Việt Nam có thể nói là rất khiêm tốn. Phải phân tích và đánh giá từ góc độ nầy mới thấy đâu là những vấn đề cốt lõi mà Việt Nam cần phải giải quyết để có thể phát triển nhanh và bền vững trong tương lai. Từ góc độ này dưới đây thử nêu ra các vấn đề của kinh tế Việt Nam hiện nay.

1. Việt Nam phát triển chưa nhanh và không hiệu suất:

Trong kinh tế học phát triển có một luận đề nổi tiếng là lợi ích của nước đi sau (advantages of backwardness) và một giả thuyết liên quan là sự rút ngắn, sự thu hẹp của quá trình phát triển công nghiệp (compressed industrial development). Cốt lõi của luận đề này là những nước đi sau có lợi thế là có thể tận dụng công nghệ, tri thức kinh doanh, kinh nghiệm quản lý từ nước đi trước nên có thể rút ngắn quá trình phát triển, quá trình công nghiệp hóa. Thế giới đã trải qua 5 thời đại công nghiệp hóa.

Thời đại thứ nhất ở Anh và thời đại thứ hai ở Mỹ và các nước Tây Âu(Pháp, Đức, v.v..) là những nước đi tiên phong về công nghệ nhưng phải mất nhiều thời gian khám phá, nghiên cứu nên tốc độ phát triển không cao.

5 Nhật Bản là thời đại thứ ba, từ sau thế chiến thứ hai đã tạo các tiềnđề để phát huy hết lợi ích của nước đi sau (Tiết II sẽ nói chi tiết hơn) nênđã làm nên kỳ tích với tốc độ phát triển trung bình mỗi năm 10% kéo dàisuốt 18 năm. Trong thời đại công nghiệp hóa thứ tư, Đài Loan cũng pháttriển 10% trong rất nhiều năm trong giai đoạn 1962-1989. Hàn Quốccũng đạt thành quả tương tự trong giai đoạn 1966-88.Trong thời đại công nghiệp hóa thứ năm, Trung Quốc phát triểnmạnh mẽ hơn (tuy kém hiệu suất hơn Nhật, Đài Loan và Hàn Quốc),trung bình 10% kéo dài gần 30 năm!. Việt Nam cũng ở vào giai đoạn công nghiệp hóa thứ năm (hoặc thứ sáu tùy theo cách nhìn) của thế giớinhưng phát triển chậm. Suốt từ đổi mới tới nay chưa có năm nào phát triển đến 10%, phát triển 8-9% cũng chỉ có tất cả 9 năm (1992-97 và 2005-07). Như sẽ phân tích ở Tiết III, 3-4 thập kỷ qua là giai đoạn dân số vàng ở Việt Nam, một điều kiện rất thuận lợi để phát triển nhanh, nhưngViệt Nam đã không tận dụng được yếu tố đó. Cần nói thêm ở đây nữa làcông nghiệp hóa thế hệ thứ năm tại Á châu, đặc biệt tại Thái Lan,Malaysia và Trung Quốc, tiến rất nhanh trong thời gian Việt Nam tiến hành đổi mới.

Bảng 1 trình bày thành quả phát triển tính theo giá trị thực của GDPđầu người. Ở tiêu chí này ta thấy Việt Nam chỉ phát triển trung bình 4 hoặc 5%, thấp hơn nhiều so với Nhật trong thập niên 1960 và Đài Loan,Hàn Quốc trong các thập niên 1970, 1980 và Trung Quốc trong gần 30năm qua.Kinh tế Việt Nam phát triển không cao nhưng lại kém hiệu suất.Hình 1 ghi lại tốc độ phát triển kinh tế và diễn biến trong hệ số ICOR (hệsố tăng thêm của tư bản đối với sản xuất) từ 1986 đến nay (cả 2 trị sốtính theo trung bình di động 3 năm -3 year-moving averages để điềuchỉnh sự biến động từng năm). Ta thấy ICOR có khuynh hướng tăng hầu như liên tục suốt từ năm 1990 cho đến những năm gần đây, chứng tỏ vốn đầu tư ngày càng kém hiệu suất. Một số nghiên cứu khác tính theo mô hình hạch toán tăng trưởng (growth accounting) cũng cho thấy kinh tế

Xem, chẳng hạn Allen (2011).

6 Tính từ tư liệu trong Suehiro (2014) ta thấy vào năm 1980 Á châu (không kểNhật Bản là nước công nghiệp tiên tiến) chỉ chiếm 7% sản lượng thép của thếgiới nhưng đến năm 2012 con số đó lên tới gần 60%. Con số tương tự trongngành ô-tô tăng từ 0% lên 40%. Hiện nay (2012), Á châu chiếm từ 90 đến 100%sản lượng thế giới trong các ngành máy tính cá nhân và phụ kiện và hầu hết cácmặt hàng về đồ điện gia dụng (ở các mặt hàng nầy Nhật hầu như không sản xuấttrong nước nữa). Vào mùa thu năm 2001, chính phủ Đài Loan cho phép doanhnghiệp ngành công nghệ thông tin (IT) sang đầu tư ở Trung Quốc đã tạo nên làn sóng công nghiệp máy tính ồ ạt chuyển sang Trung Quốc (Suehiro 2014, tr. 45).Điểm này cho thấy nếu môi trường đầu tư ở Việt Nam thuận lợi thì có khả năng đón đầu dòng thác FDI ngành IT từ Đài Loan trước năm 2001.

 Việt Nam phát triển dựa trên đầu vào (input-driven), còn năng suất củacác nhân tố tổng hợp (TFP) là yếu tố dựa vào cải tiến công nghệ, quản lý thì rất thấp

 .7 Xem, chẳng hạn, Nguyễn et al. (2012), World Bank (2011). 

2. Mục tiêu công nghiệp hóa hiện đại hóa còn rất xa:

Từ năm 1996 Đảng Cộng sản Việt Nam đã đưa ra mục tiêu xâydựng Việt Nam trở thành một nước công nghiệp hiện đại vào năm 2020.Từ đó các cụm từ công nghiệp hóa-hiện đại hóa thường đi chung vớinhau. Các văn kiện đại hội Đảng hoặc các Nghị quyết trung ương sau đóđều nhấn mạnh “tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thànhmột nước công nghiệp theo hướng hiện đại”.

Tuy nhiên nhìn chung mục tiêu nầy không có nội dung rõ ràng,không kèm theo định nghĩa chi tiết thế nào là một nước công nghiệp theohướng hiện đại, ngoài một số chỉ tiêu có tính cách máy móc như tỉ lệ củangành công nghiệp trong GDP, trong lao động có việc làm. Quan trọnghơn, trong gần 20 năm từ khi đưa ra mục tiêu công nghiệp hóa hiện đạihóa, nhà nước, lãnh đạo Việt Nam đã không đưa ra những chiến lượccông nghiệp hóa thích hợp để đạt mục tiêu đó. Ngoài ra còn nhiều bấtcập trong giáo dục, đào tạo, trong hoạt động nghiên cứu khoa học vàcông nghệ, những lãnh vực cần thiết cho một nền công nghiệp hiện đại.Nếu khảo sát các chỉ tiêu cứng về vị trí của khu vực công nghiệptrong nền kinh tế thì ta thấy công nghiệp hóa đã tiến triển một bước (tỉ lệcủa công nghiệp trong GDP, trong lao động có việc làm, trong xuất khẩuđều tăng khá nhanh, và các tỉ lệ tương ứng của nông lâm ngư nghiệp đều giảm). Khuynh hướng này có khả năng sẽ tiếp tục và đến năm 2020, những chỉ tiêu ấy có thể xấp xỉ với mức năm 2000 của nhiều nước đitrước, chẳng hạn như Thái Lan. Nhưng khó có thể nói là lúc đó ViệtNam đã đạt mục tiêu đề ra năm 1996.

Khảo sát nhiều mặt cơ bản của kinh tế Việt Nam hiện nay, như trìnhđộ phát triển (không phải đo bằng các tiêu chí cứng như trên), sức cạnhtranh trên thị trường quốc tế, tính chất của thể chế kinh tế, v.v. khó có thể hy vọng trong vòng 5-6 năm nữa sẽ có những thay đổi đột biến để thấymột nền kinh tế Việt Nam hoàn toàn khác và ở một nấc thang phát triểnđủ cao để gọi Việt Nam là một nước công nghiệp hiện đại. Như đã nói ởtrên, lãnh đạo Việt Nam không đưa ra định nghĩa rõ ràng thế nào là nướccông nghiệp theo hướng hiện đại nên tùy theo cách giải thích mà đếnnăm 2020 sẽ có nhiều đánh giá khác nhau về điểm Việt Nam đã đạt mụctiêu đề ra hay chưa.

Dưới đây tôi thử đưa ra định nghĩa của mình, đưa ra các tiêu chí vềtính chất của một nước công nghiệp (hoặc nước công nghiệp hiện đại).Thật ra khi đã nói nước công nghiệp hoặc công nghiệp phát triển thì đã hàm ý nghĩa hiện đại rồi, vì không có khái niệm về một nước “côngnghiệp truyền thống”. Chỉ có các ngành công nghiệp truyền thống (nhưtơ tằm, dệt bông, nấu rượu, làm nước mắm, các ngành ở các làngnghề… ) phát triển trong giai đoạn giao thời chuyển từ nông nghiệp sangcông nghiệp hiện đại. Dó đó nói công nghiệp hóa là nói phát triển cácngành công nghiệp hiện đại hoặc áp dụng công nghệ hiện đại vào cácngành công nghiệp truyền thống. Tuy nhiên ở đây không cần tranh luậnvề các khái niệm. Gọi là nước công nghiệp hiện đại cũng được. Theo tôi,một nước công nghiệp hiện đại phải có những yếu tố, những đặc tính sau :

Thứ nhất, đó là một nước có trình độ phát triển khá cao, cụ thể làthu nhập bình quân đầu người phải cao hoặc trên trung bình. Hiện naytheo phân loại của Ngân hàng thế giới, bình quân đầu người từ 1.000 đến12.000 USD là nước có thu nhập trung bình, Trên 12.000 USD là nướcthu nhập cao. Do đó một nước được gọi là công nghiệp phải có trên12.000 USD. VN hiện nay mới gần 2.000 USD, đến năm 2020 có lẽkhoảng 3.000, giỏi lắm là 3.500 (tùy theo biến động của tỉ giá). Nhìn từđiểm này ta thấy mục tiêu năm 2020 là hoàn toàn không đạt được.

Thứ hai, về ngoại thương, cơ cấu xuất khẩu phải chuyền từ cácngành có hàm lượng lao động cao sang những ngành có hàm lượng tưbản và công nghệ. Ngoài ra cán cân ngoại thương cũng phải chuyển hẵnsang xuất siêu và dần dần cán cân thanh toán cũng chuyển sang xuất siêu(và như vậy mới có ngoại tệ đầu tư ra nước ngoài như sẽ nói sau). Đểđược như vậy, nước được gọi là công nghiệp phải có nhiều mặt hàngcông nghiệp có hàm lượng tư bản và công nghệ cạnh tranh mạnh trên thịtrường thế giới. Nhìn cơ cấu xuất khẩu và cán cân ngoại thương của ViệtNam hiện nay, khó có thể kỳ vọng đến năm 2020 Việt Nam sẽ trở thành một nước công nghiệp hiện đại. Bảng 2 cho thấy các sản phẩm có côngnghệ cao như các loại máy móc gần đây tăng nhanh nhờ FDI nhưng mớigần 30%, thấp hơn nhiều so với các nước lân cận. Thêm vào đó, nhậpkhẩu của Việt Nam trong các ngành nầy còn lớn hơn xuất khẩu. Chẳnghạn theo Ikebe (2013), về các loại máy công cụ, máy xây dựng, năm2011 Việt Nam xuất khẩu 4,2 tỉ nhưng nhập khẩu 13,2 tỉ USD. Về các sản phẩm điện, điện tử, nhập khẩu cũng lớn hơn xuất khẩu (12,8 tỉ và14,4 tỉ USD năm 2011). Tư liệu của JETRO cho thấy vào năm 2013,trong nhóm hàng công nghiệp thiết bị máy móc và linh kiện, Việt Nam xuất 6 tỉ nhưng nhập tới 18,7 tỉ USD, và trong máy tính và linh kiện thì xuất 10,6 tỉ nhưng nhập 17,7 tỉ USD.

Thứ ba, một nước được gọi là công nghiệp phát triển phải chuyển từnước nhập tư bản sang xuất khẩu tư bản, ít nhất là theo tiêu chí xuất khẩu ròng (net exporter), nghĩa là có thể vẫn còn nhập tư bản nhưng xuất ra nước ngoài nhiều hơn nhập. Muốn được vậy, Việt Nam phải có nhiềucông ty bản xứ đủ mạnh để đầu tư ra nước ngoài (FDI) và kim ngạch đầutư hằng năm lớn hơn hoặc tương đương với FDI của nước ngoài tại ViệtNam. Hiện nay FDI của Việt Nam ra nước ngoài hầu như không đáng kể.

Ngược lại như sẽ thấy dưới đây, FDI của nước ngoài tại VN hầu hết là 100% vốn ngoại. Do đó, ngay tại nước mình, công ty bản xứ cũng khôngđủ năng lực để tham gia lập liên doanh với công ty nước ngoài. Làm saođể 5-6 năm nữa, Việt Nam trở thành một nước đi đầu tư ở nước ngoàinhiều như FDI của nước ngoài tại Việt Nam?

Bảng 2 : Cơ cấu xuất khẩu của Việt Nam và một số nước Châu Á được chọn (%)

4.0 17.5 22.3 12.5 23.0 12.9 15.3 23.2

Điện tử 3.2 6.2 50.6 36.8 19.6 9.0 9.9 12.3

Các loại khác 1.6 4.8 1.3 10.6 11.4 19.8 7.9 9.6

35.1 33.0 14.1 17.2 32.5 17.2 45.3 36.7

Dệt may 14.9 17.2 7.6 3.6 10.4 3.5 21.1 13.0

Giầy dép 10.4 3.6 0.2 0.0 1.4 0.9 3.8 2.3

Các loại khác 9.7 12.2 6.4 13.6 20.7 12.8 20.4 21.4

 

Nguồn: Tính từ cơ sở dữ liệu trực tuyến Comtrade của Liên Hợp Quốc

27.4 11.2 3.4 8.3 4.3 10.7 8.3 6.6

45.2 67.2 91.3 82.0 88.7 70.7 85.1 90.2

1.3 5.7 1.0 4.9 2.2 11.8 6.8 8.3

8.8 28.5 74.2 59.9 54.0 41.7 33.1 45.1

 

Thứ tư, về ODA, một nước được gọi là công nghiệp phát triển sẽkhông còn nhận ODA nữa, ngược lại phải trở thành nước đi viện trợ chonước khác. Hiện nay ODA nước ngoài đang tiếp tục tăng và lãnh đạoViệt Nam vẫn còn xem việc tranh thủ ODA nhiều hơn là một thành tích.Làm sao để 5-6 năm nữa Việt Nam hết nhận viện trợ và trở thành nướccung cấp ODA cho thế giới. Không kể giai đoạn nhận viện trợ từ Liên xôvà các nước Đông Âu, chỉ kể từ năm 1993 Việt Nam đã nhận viện trợhơn 20 năm rồi. Hiện nay ODA trên đầu người của Việt Nam đã lên tới 60 USD. Trước đây Hàn Quốc chỉ nhận ODA độ 20 năm và ODA trên đầu người chỉ độ 10 USD. Thái Lan chỉ nhận viện trợ trong 30 năm (từ khoảng năm 2000 Thái lan đã chấm dứt nhận viện trợ) và lúc nhiều nhấtkim ngạch trên đầu người chỉ độ 15 USD.

3. Kinh tế ngày càng phụ thuộc vào Trung Quốc:

Với qui mô dân số và với tốc độ phát triển nhanh kéo dài gần 30 năm, kinh tế Trung Quốc đã tác động mạnh đến kinh tế thế giới trên nhiều phương diện. Sự tác động đó lớn hay nhỏ, nhất thời hay làm ảnh hưởng sâu sắc đến con đường phát triển của nước khác là tùy theo trình độ phát triển, cơ cấu kinh tế và chiến lược phát triển của nước chịu tác động. Tại Đông Á, Nhật, Hàn Quốc và nhiều nước ASEAN cũng bàn đến sự trỗi dậy của Trung Quốc và tác động của hiện tượng nầy đến con đường phát triển của nước họ. Họ đã ý thức về sự trỗi dậy của Trung Quốc để vừa nỗ lực hơn trong việc củng cố lợi thế hiện tại và lợi dụng cơ hội từ thị trường Trung Quốc. Cũng là nước lân cận với Trung Quốc nhưng vị thế của Việt Nam yếu và ở trình độ phát triển thấp hơn. Ngoài yếu tố phát triển kém hiệu suất (như đã đề cập) làm cho ngành công nghiệp thiếu sức cạnh tranh quốc tế, Việt Nam không có biện pháp, chiến lược hữu hiệu đặc biệt để đối phó với sự trỗi dậy của nước láng giềng không lồ này. Do đó, nhiều mặt kinh tế bị phụ thuộc mạnh vào Trung Quốc. Biểu hiệu lớn nhất của hiện tượng nầy là hàng xuất khẩu của Việt Nam ngày càng phụ thuộc vào hàng nhập khẩu các sản phẩm trung gian từ Trung Quốc. Cơ cấu ngoại thương giữa hai nước ngày càng phát triển bất bình thường và bất lợi cho Việt Nam. Không những Việt Nam nhập siêu ngày càng tăng lên mức bất thường (từ năm 2006 kim ngạch nhập siêu với Trung Quốc lớn hơn cả xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường đó) mà cơ cấu cũng có tính chất buôn bán giữa một nước chưa phát triển và nước đã phát triển (xuất khẩu hàng nguyên liệu thô hoặc sơ chế và nhập hàng công nghiệp). Hơn 10 năm trước (năm 2002) trên Thời báo kinh tế Saigon tôi có viết bài “Tính chất Bắc-Nam trong quan hệ kinh tế Việt Trung” để cảnh báo vấn đề này. Nhưng những người có trách nhiệm hầu như không quan tâm đúng mức để có biện pháp điều chỉnh, thậm chí có người còn cho rằng hàng nhập từ Trung Quốc chủ yếu là máy móc và sản phẩm trung gian là những mặt hàng cần thiết cho sản xuất hàng xuất khẩu của Việt Nam. Đầu năm 2009 trên trang mạng Diễn Đàn và trên Thời báo kinh tế Saigon tôi có đăng bài “Xác lập tinh thần Nguyễn Trãi trong quan hệ kinh tế Việt Trung”và đưa vấn đề lên thứ nguyên chính trị. Lãnh đạo đất nước chủ trương đưa Việt Nam trở thành nước công nghiệp hiện đại vào năm 2020 nhưng không có chiến lược đối phó với sự trỗi dậy của Trung Quốc. Phân tích diễn tiến của cán cân mậu dịch của Việt Nam đối với thế giới và đối với Trung Quốc ta thấy đối với thế giới (Hình 2), Việt Nam những năm gần đây đã có cải thiện nhiều. Do hiệu quả đẩy mạnh xuất khẩu điện thoại với quy mô lớn của Sam Sung, cán cân mậu dịch trong hàng công nghiệp cũng tiến gần đến quân bình xuất nhập. Tuy nhiên đối với Trung Quốc (Hình 3), Việt Nam tiếp tục nhập siêu và quy mô nhập siêu ngày càng lớn. Đặc biệt nhập siêu trong ngành công nghiệp quá lớn làm cho tổng nhập siêu tiếp tục tăng.

Ngoài ra, doanh nghiệp Trung Quốc trúng thầu hầu hết các dự ántrọng điểm trong các ngành quan trọng của Việt Nam cũng là hiện tượngbất bình thường. Thông tin về số lượng lao động người Trung Quốc làmviệc tại Việt Nam cũng làm ta khó hiểu và lo ngại. Thông thường trongnhững dự án FDI hay dự án xây dựng cơ sở hạ tầng do doanh nghiệpnước ngoài trúng thầu thực hiện, người nước ngoài chỉ có thể giữ những vị trí mà người trong nước không đảm nhận được (như kỹ sư có kinh nghiệm và chuyên viên quản lý cao cấp có năng lực đặc biệt liên quan dự án) và sau một thời gian nhất định những chức vụ ấy cũng phải lần lượt chuyển giao cho người bản xứ. Do đó dù ở giai đoạn đầu, số lượng người nước ngoài chỉ có thể bằng vài phần trăm trong tổng lao động của một dự án.

Tư liệu: Tính từ World Development Indicators (World Bank).

 

 Tư liệu: Như Hình 2.

4. Nội lực yếu nên tùy thuộc quá nhiều vào FDI:

Ngày nay nhiều nước đi sau xem đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là một trong những yếu tố quyết định của thành quả phát triển, do đó có chính sách tranh thủ FDI và thậm chí xem sự tồn tại của FDI là một hiện tượng tự nhiên, một yếu tố giống như các yếu tố khác của nền kinh tế. 

Tuy nhiên, nếu hiểu lịch sử và lý luận của sự quan hệ giữa FDI vàphát triển kinh tế ta sẽ thấy việc tiếp nhận FDI là cả một nghệ thuật vềchiến lược, chính sách, đòi hỏi năng lực và tinh thần dân tộc của lãnhđạo, của quan chức để tranh thủ được nguồn lực của nước ngoài nhằmđẩy mạnh quá trình công nghiệp hóa mà kinh tế không bị chi phối bởicác công ty đa quốc gia (MNCs), không bị phân hóa thành hai khu vực độc lập của tư bản trong và ngoài nước. Trong việc tiếp nhận FDI nhiềukhi xảy ra xung đột giữa lợi ích quốc gia của nước cần FDI và chiến lượckinh doanh toàn cầu của MNCs, và lợi ích quốc gia tùy thuộc sự khônngoan và năng lực của lãnh đạo, của quan chức trong việc tăng khả năngthương lượng (bargaining power) đối với MNCs. Đối với các nước đi sau, tận dụng được nguồn lực từ các nước tiêntiến có thể rút ngắn khoảng cách phát triển trong thời gian ngắn. Tuynhiên, về lâu dài, những nước thành công trong việc thu hút FDI thườngcó các điểm chung như sau:

Thứ nhất, FDI phải được đặt trong một chiến lược phát triển kinh tế hoàn chỉnh trong đó quy định những ngành, những lãnh vực cần thu hút FDI. Thông thường những ngành doanh nghiệp trong nước chưa có khảnăng đầu tư nhưng xét thấy đó là những ngành có lợi thế so sánh động (lợi thế so sánh sẽ có trong tương lai) và thị trường thế giới đang lớn mạnh, lãnh đạo phải tích cực tiếp thị để kêu gọi FDI vào những ngành đó và khi MNCs đến đầu tư thì theo dõi, tạo điều kiện để các dự án đó phát triển thành công. Trong dài hạn lợi thế so sánh động cũng thay đổi vànhững ngành cần phát triển cũng thay đổi. Do đó, để chuyển dịch cơ cấucông nghiệp lên cao, chiến lược thu hút FDI cũng phải thường xuyên thay đổi theo hướng khuyến khích MNCs ngày càng đầu tư vào các ngành có giá trị gia tăng cao hơn, có hàm lượng công nghệ và tri thức nhiều hơn.

Thứ hai, khuyến khích, tạo điều kiện để các dự án FDI lập ra theohình thức liên doanh với doanh nghiệp trong nước vì liên doanh mới tạođiều kiện cho công ty trong nước tiếp cận trực tiếp với công nghệ và trithức kinh doanh của MNCs, và sau này sẽ làm chủ được công nghệ và kinh doanh. Mặt khác, đối với MNCs, việc chọn đối tác để liên doanh rất quan trọng, có tính quyết định đến sự thành bại của dự án đầu tư của họ. Thông thường, MNCs muốn đầu tư 100% vốn của mình để dễ quản lý, dễ nhanh chóng đưa ra các quyết định về kinh doanh, và để giữ các bí mật về công nghệ nếu công nghệ ấy còn trong giai đoạn họ độc chiếm. Trong những dự án đầu tư để sản xuất cho thị trường bản xứ thì MNCs có khuynh hướng muốn liên doanh với một công ty trong nước với hy vọng đối tác địa phương sẽ đóng vai trò tiếp thị. Nhưng như đã nói, hình thái liên doanh hay 100% vốn nước ngoài còn tùy thuộc nỗ lực, khả năng thương lượng của quan chức phụ trách thẩm tra các dự án FDI. Dĩ nhiên, điểm mấu chốt của vấn đề là năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trong nước. Nếu nguồn lực kinh doanh của doanh nghiệp trong nước không mạnh thì khả năng lập liên doanh với nước ngoài rất nhỏ. 

Thứ ba, để công nghệ và tri thức kinh doanh của MNCs lan tỏa từ dự án FDI sang các khu vực khác của nền kinh tế, cần có chính sách thúc đẩy sự liên kết hàng dọc (vertical linkages) giữa FDI với các công ty trong nước. Nghĩa là phải khuyến khích các dự án FDI tích cực dùng nguyên liệu và các sản phẩm phụ trợ sản xuất trong nước, qua đó MNCs sẽ chuyển giao công nghệ, truyền đạt tri thức, chỉ đạo quản lý để các công ty trong nước cung cấp hàng đủ chất lượng và với giá thành thích đáng. Vấn đề ở đây khác với điều kiện về local contents có tính cách bắt buộc đối với dự án FDI thường thấy thời thập niên 1970 trở về trước.

Bây giờ nếu đưa ra điều kiện đó mà môi trường cung cấp sản phẩm phụ trợ chưa phát triển thì MNCs sẽ chọn nước khác để đầu tư. Do đó, để đồng thời vừa thu hút FDI vừa tăng hiệu quả lan tỏa của FDI đến các khu vực khác của nền kinh tế, chính phủ các nước nhận FDI phải có chính sách phát triển các ngành công nghiệp phụ trợ, nâng đỡ các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong việc tiếp cận vốn và thông tin thị trường, trong việc giảm phí tổn về hành chánh, v.v.. Như vậy khuyến khích hình thái liên doanh và đẩy mạnh liên kết hàng dọc là hai yếu tố quan trọng để FDI trở thành một bộ phận hữu cơ của cả nền kinh tế. Nếu hai yếu tố ấy không đủ mạnh, nền kinh tế sẽ bị phân hóa thành hai khu vực riêng biệt. Ba điểm nói trên cho thấy việc thu hút FDI là cả một nghệ thuật đòi hỏi người lập chính sách và quản lý FDI phải cố gắng không ngừng, phải quan tâm đến sự phát triển của doanh nghiệp trong nước thì FDI mới có hiệu quả tích cực đối với quá trình phát triển kinh tế. Có thể gọi đó là 3 tiêu chí để đánh giá thành quả thu hút FDI của một nước. Từ giữa thập niên 1990, nhất là từ khi gia nhập WTO (đầu năm 2007), FDI ngày càng chiếm vị trí quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam. Trong những năm gần đây, vốn thực hiện FDI hằng năm khoảng 20 tỉ USD, chiếm trên dưới 20% trong tổng đầu tư xã hội. Tỉ lệ này rất cao, cho thấy sự tùy thuộc vào FDI của Việt Nam rất lớn. Chẳng hạn tại Thái Lan, trong giai đoạn thu hút nhiều FDI (1988-1993), tỉ lệ tương ứng đó chỉ có 5%. Ngoài ra, tại Việt Nam, những năm gần đây, các doanh nghiệp FDI đã chiếm khoảng 50% sản lượng công nghiệp và gần 70% tổng kim ngạch xuất khẩu. Tuy FDI có vị trí lớn như vậy nhưng về chất, có thể nói Việt Nam đã không thành công trong chiến lược dùng FDI để phát triển kinh tế. Ta thử đánh gía FDI tại Việt Nam nhìn từ 3 tiêu chí đã đề cập

Thứ nhất, Việt Nam chưa bao giờ lập ra được một chiến lược phát triển công nghiệp năng động trong đó cả FDI và doanh nghiệp trong nước cùng liên kết làm tăng sức cạnh tranh của nền kinh tế, chuyển dịch cơ cấu sản xuất và xuất khẩu lên cao. Từ thập niên 1990, dòng chảy chủ đạo của FDI tại Á châu là các ngành công nghiệp máy móc với giá trị gia tăng cao và nhu cầu trên thị trường thế giới lớn mạnh, như đồ điện gia dụng, ô tô, máy tính cá nhân,  .v..Việt Nam đã nhiều lần có cơ hội đón đầu dòng chảy đó nhưng đã không chủ động về chính sách và sớm cải thiện môi trường đầu tư nên đã bỏ lỡ các cơ hội đó. Trên thực tế, có một số dự án FDI ở Việt Nam trong các lãnh vực đó nhưng hoạt động không thành công, không trở thành những sản phẩm made-in Vietnam trên thị trường thế giới. Tôi đã có dịp phân tích nguyên nhân thất bại của ngành ô tô tại Việt Nam.9 Gần đây tình hình có cải thiện khi các dự án lớn của một số công ty đa quốc gia trong các ngành máy móc, đặc biệt là của Sam Sung trong ngành công nghệ thông tin, chọn Việt Nam làm cứ điểm trong việc hình thành mạng lưới cung cấp toàn cầu. Nhưng như sẽ nói dưới đây, sự liên kết của các dự án nầy trong nền kinh tế quốc dân rất yếu. Cho đến những năm gần đây, FDI vào Việt Nam nhiều nhưng chủ yếu là những ngành dùng nhiều lao động giản đơn như may mặc, giày dép, và trở thành những ngành xuất khẩu chủ đạo. Đó là những lãnh vực không cần nhiều vốn, không cần công nghệ cao nên đáng lẽ doanh nghiệp trong nước có thể đầu tư hay ít nhất là liên doanh với nước ngoài trong giai đoạn đầu và sau đó dần dần làm chủ hoàn toàn. Mặt khác, các ngành xuất khẩu ấy phải tùy thuộc vào nhập khẩu từ Trung Quốc các sản phẩm trung gian như vải, tơ sợi,... Suốt 20 năm nay công ty trong nước không có khả năng sản xuất thay thế hàng nhập nầy. Gần đây với triển vọng Việt Nam gia nhập Đối tác xuyên Thái bình dương (TPP), quy chế về xuất xứ của sản phẩm xuất khẩu sang Mỹ buộc Việt Nam sẽ phải dùng sản phẩm trung gian sản xuất trong nước. Thế là Trung Quốc bắt đầu tích cực triển khai các dự án FDI tại Việt Nam để đối phó với tình hình mới ấy. Ta có thể đặt câu hỏi tại sao nhà nước đã đưa ra mục tiêu cơ bản trở thành nước nước công nghiệp hiện đại vào năm 2020 mà bây giờ vẫn phải thu hút FDI trong những ngành không đòi hỏi công nghệ cao như vải, tơ sợi? Doanh nghiệp bản xứ của ta đang ở đâu? Những người làm chính sách ở Việt Nam nghĩ gì về hiện tượng này? Ở đây ta chưa bàn đến những mặt tiêu cực của quá trình thu hút FDI tại Việt Nam, nhất là từ khi có chính sách phân quyền xuống các địa phương. Nhiều chính quyền địa phương hoặc thiếu kiến thức chuyên môn, hoặc không ý thức trách nhiệm với tương lai đất nước, kể cả trường hợp bị công ty nước ngoài mua chuộc, nên đã có nhiều dự án FDI gây ảnh hưởng đến môi trường và an ninh quốc gia. Nhìn chung, quan chức Việt Nam cho đến nay hầu như chỉ xem số lượng (như vốn đăng ký, vốn thực hiện) là thành quả của chính sách FDI và ít quan tâm đến chất lượng, ít năng động tranh thủ những dự án FDI có hiệu quả cho chiến lược công nghiệp hóa. 

Thứ hai, phân tích hình thái FDI ta thấy hiện nay hầu hết là 100% vốn nước ngoài, liên doanh giữa nước ngoài với công ty trong nước ngày càng ít. Trong thời gian đầu sau khi Luật đầu tư nước ngoài ra đời, Việt Nam chỉ cho phép FDI theo hình thái liên doanh nên doanh nghiệp nước ngoài không có sự chọn lựa nào khác. Kết cuộc các dự án trong giai đoạn đó phần lớn là liên doanh, phía Việt Nam thật ra chỉ đóng góp vốn bằng tiền cho thuê đất. Khi nhà đầu tư nước ngoài được phép tự lựa chọn hình thức đầu tư thì công ty nước ngoài chọn hình thức đầu tư 100% vốn nước ngoài. Như Bảng 3 cho thấy, tỉ lệ của các dự án FDI 100% vốn nước ngoài chỉ có 38% trong giai đoạn 1993-96 nhưng tăng mạnh sau đó. Tính gộp tất cả các dự án có từ trước và còn đang hoạt động cho thấy gần 80% dự án là 100% vốn nước ngoài (nếu chỉ tính các dự án từ năm 2000 đến nay con số đó còn lớn hơn nữa). Những dự án FDI điễn hình và nổi tiếng gần đây cũng theo hình thái 100% vốn nước ngoài. Chẳng hạn Sam Sung đầu tư với quy mô lớn tại Bắc Ninh và Thái Nguyên nhưng cả hai dự án đều là 100% vốn Hàn Quốc. Nguyên nhân có hiện tượng trên là ở Việt Nam doanh nghiệp tư nhân còn yếu, phần lớn không có khả năng góp vốn và các nguồn lực khác cũng yếu. Doanh nghiệp nhà nước thì tương đối có nhiều vốn và các nguồn lực khác nhưng cũng có ít trường hợp nước ngoài muốn chọn làm đối tác để liên doanh. Theo kết quả phỏng vấn của tôi với nhiều doanh nhân Nhật, lãnh đạo doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam thường hành động như một quan chức (không phải như một nhà doanh nghiệp), ít quan tâm đến sự phát triển của liên doanh và đôi khi cản trở các quyết định về sự phát triển của doanh nghiệp.10

 

Bảng 3 Các hình thức FDI tại Việt Nam (%)

1993-96 1997-2000  Lũy kế đến cuối 2013

Liên doanh 57,5 29,0 17,4

100% vốn nước ngoài 38,0 63,7 79,9

Hình thức khác 4,5 7,3 2,7

Ghi chú: Tính theo số dự án được cấp phép

Nguồn: Tính từ thống kê của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

10 Đáng lo là hiện nay doanh nghiệp Nhật nói chung vẫn không muốn chọn hình thức liên doanh với doanh nghiệp Việt Nam với các lý do như phân tích ở trên. 

Đây là kết quả điều tra của tác giả vào giữa tháng 8 năm 2013.

 

Thứ ba, cho đến nay hầu như sự liên kết giữa FDI và doanh nghiệp trong nước rất yếu. Muốn liên kết thì doanh nghiệp Việt Nam phải cung cấp các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ đủ chất lượng và với giá cả cạnh tranh được. Nhưng ở Việt Nam bây giờ vẫn còn bàn cãi vấn đề tại sao ngành công nghiệp hỗ trợ chưa phát triển đủ cho thấy tình hình các doanh nghiệp trong ngành nầy còn yếu như thế nào. Doanh nghiệp Nhật vẫn còn xem đó là yếu tố làm môi trường đầu tư của Việt Nam kém hấp dẫn. Nguyên nhân làm ngành công nghiệp hỗ trợ chưa phát triển có nhiều. Một là doanh nghiệp nhà nước chỉ quan tâm những dự án lớn, những ngành hy vọng thu lợi nhuận trong thời gian ngắn như bất động sản, ngân hàng, thương mại. Còn doanh nghiệp nhỏ và vừa thì không tiếp cận được vốn để đầu tư, và chịu nhiều phí tổn tiêu cực trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Do đó, tỉ lệ nội địa của các sản phẩm trung gian, của ngành hỗ trợ trong các dự án FDI rất thấp (chẳng hạn chỉ độ 25% trong ngành ô tô). Ngành xe máy tỉ lệ nội địa khá cao nhưng đó là nhờ các công ty FDI tự sản xuất hoặc kêu gọi các doanh nghiệp nhỏ và vừa từ Nhật và các nước khác đến đầu tư thay vì liên kết với doanh nghiệp bản xứ tại Việt Nam. Chinh sách thu hút FDI chỉ chạy theo số lượng, thiếu sự chọn lựa chiến lược làm cho xí nghiệp nước ngoài hiện diện trên nhiều lãnh vực của nền kinh tế, kể cả những ngành mà doanh nghiệp trong nước có thể đầu tư. Trong các dự án FDI, hình thái liên doanh có quá ít và sự liên kết hàng dọc giữa FDI với công ty trong nước quá yếu cho thấy năng lực của doanh nghiệp trong nước rất hạn chế. Nhìn chung có thể nói nội lực của Việt Nam quá yếu nên không tranh thủ ngoại lực một cách có hiệu quả.

Tóm lại, đổi mới từ năm 1986 đã giúp Việt Nam trên căn bản thoát khỏi giai đoạn đói nghèo, kinh tế chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa và đạt mức thu nhập trung bình thấp. Tuy nhiên, Việt Nam đã không phát huy hết tiềm năng, tốc độ phát triển không cao, kém hiệu suất và phát sinh nhiều vấn đề phản ảnh sự yếu kém. Các vấn đề nầy nổi bật nhất là sự phụ thuộc vào kinh tế Trung Quốc, và phụ thuộc một cách không lành mạnh vào FDI, là sự tiếp tục nhận viện trợ và vay mượn nhiều từ nước ngoài. Mục tiêu trở thành nước công nghiệp hiện đại vào năm 2020 xem như không đạt được.

Dưới đây điểm lại kinh nghiệm phát triển của vài nước Đông Á tiêu biểu để thấy rõ hơn vấn đề của Việt Nam.

 

III. Từ Việt Nam nhìn lại kinh nghiệm các nước Đông Á: Tại sao họ có kỳ tích phát triển?

Dưới đây tôi chỉ giới thiệu vài nước tiêu biểu và do số trang có hạn chỉ nhấn mạnh những yếu tố nổi bật mà Việt Nam đặc biệt nên tham khảo trong giai đoạn hiện nay.

1. Trường hợp Nhật Bản:

Hai giai đoạn quan trọng đã làm thay đổi nước Nhật là thời kỳ Minh Trị duy tân (1868-1911) và thời kỳ phát triển cao độ còn gọi là thời đại phát triển thần kỳ (1955-1973). Hai thời kỳ có những đặc điểm chung là tố chất yêu nước và tinh thần trách nhiệm cao độ của lãnh đạo chính trị, và năng lực và đạo đức của quan chức nhà nước. Với các tiền đề cơ bản nầy, Nhật đã đưa ra được các chiến lược phát triển đúng đắn và các chiến lược, chính sách được thực thi có hiệu quả. Ở một thứ nguyên khác, một đặc điểm nữa của kinh nghiệm Nhật là vai trò của nhà nước rất quan trọng trong việc vạch ra chiến lược, đưa ra chính sách, xây dựng hạ tầng và các cơ chế, hành lang pháp lý để thị trường phát triển, nhưng động lực phát triển là kinh tế dân doanh, kể cả doanh nghiệp nhỏ và vừa cũng phát triển mạnh.

Thử điểm qua giai đoạn phát triển thần kỳ để thấy rõ những điểm vừa trình bày.

Cuối thập niên 1950, nhà chính trị Ikeda Hayato thai nghén một ý tưởng về việc đưa nước Nhật vào thời đại phát triển mới, đáp ứng nguyện vọng của đại đa số dân chúng. Trong lúc tìm kiếm ý tưởng, ông đọc được bài viết của Giáo sư kinh tế Nakayama Ichiro về khả năng tăng gấp đôi tiền lương thực chất tức mức sống của người dân trong vòng 10 năm. Ông lập nhóm nghiên cứu qui tụ các trí thức, các nhà kinh tế tâm huyết và có năng lực để bàn bạc, nghiên cứu việc triển khai ý tưởng đó. Chính Ikeda trực tiếp tham dự nhiều buổi họp thâu đêm của nhóm này. Cuối cùng kêt luận của nhóm là hiện nay tiết kiệm trong dân đang tăng, đất nước đang mở cửa hội nhập với thế giới nên công nghệ nước ngoài sẽ được du nhập dễ dàng; đó là hai tiền đề để đầu tư tích lũy tư bản. Đầu tư có hai hiệu quả là vừa tăng tổng cầu vừa tăng khả năng cung cấp (sản xuất) của nền kinh tế. Do đó kinh tế Nhật hy vọng sẽ bước vào thời đại bột phát mạnh mẽ. Được nhóm chuyên viên, trí thức triển khai về mặt lý luận và các chính sách cụ thể, Ikeda tự tin và đã quyết định lấy Chiến lược bội tăng thu nhập quốc dân làm cam kết chính trị trong cuộc tranh cử vào vị trí chủ tịch đảng. Ikeda thắng cử và trở thành thủ tướng vào tháng 7 năm 1960. Cốt lõi của kế hoạch bội tăng thu nhập quốc dân (từ 1960 đến 1970) là toàn dụng lao động, làm cho dân chúng thấy cuộc sống được cải thiện rõ rệt, và đưa Nhật lên hàng các nước tiến tiến. Phương châm cơ bản là tạo điều kiện để doanh nghiệp tư nhân tích cực đầu tư. Công việc của chính phủ chỉ là cố gắng tiết kiệm công quỹ để có thể giảm thuế nhằm kích thích đầu tư, đầu tư xây dựng hạ tầng, và bảo đảm an sinh xã hội. Phát triển là công nghiệp hóa, là phát triển ngành dịch vụ nên lao động phải chuyển dần từ nông nghiệp sang các khu vực phi nông. Do đó Ikeda đã nhấn mạnh phải ra sức giáo dục bậc cao đẳng và hướng nghiệp để quá trình chuyển dịch lao động không bị gián đoạn. Ikeda đã thổi vào xã hội một không khí phấn chấn, tin tưởng vào tương lai. Doanh  nghiệp tích cực đầu tư, mọi người hăng hái làm việc. Kết quả là kinh tế đã phát triển nahnh, vượt xa kế hoạch rất nhiều như 

Biểu 1 cho thấy. Bình quân kinh tế phát triển trên 10%, thay vì 7% như kế hoạch, chiến lược bội tăng thu nhập quốc dân đạt được mục tiêu chỉ trong bảy năm, thay vì 10 năm như kế hoạch ban đầu. Theo giá thực tế năm 2000, tổng thu nhập quốc dân trên đầu người của Nhật vào năm 1960 là 7.700 USD, đến năm 1970 tăng lên 16.600 USD. Mức chi tiêu của một gia đình giới lao động vào năm 1960 trung bình mỗi tháng là 32.000 yen, đến năm 1970 đã tăng lên 83.000 yen. Lương tháng của công nhân trong ngành công nghiệp đã tăng từ 23.000 yen năm 1960 lên 72.000 yen năm 1970. Trừ đi độ trượt giá mỗi năm vài phần trăm, trên thực chất thu nhập của giới lao động đã tăng gấp đôi hoặc hơn. Ngoài ra, số lao động có việc làm tăng nhiều hơn so với kế hoạch và số giờ làm việc mỗi tháng của giới lao động giảm từ 203 giờ còn 187 giờ. Thập niên 1960 cũng là giai đoạn người Nhật chứng kiến nhà nhà có tủ lạnh, quạt máy, máy giặt, TV,... Cả xuất và nhập khẩu đều tăng nhiều hơn kế hoạch nhưng đạc biệt là Nhật chuyển sang xuất siêu từ năm 1967 mặc dù kế hoạch dự tính vẫn còn nhập siêu trong năm  1970 (xem Bảng 4).

Tại sao kế hoạch bội tăng thu nhập quốc dân thành công ngoài dự kiến? Một là bản lãnh, tầm nhìn chiến lược về dân tộc về đất nước của lãnh đạo, từ đó có khả năng qui tụ người tài chung quanh mình trong việc hoạch định chiến lược, chính sách cụ thể. Hai là đội ngũ quan chức có năng lực và thanh liêm, đầy tinh thần trách nhiệm với đất nước. Do 2 yếu tố cơ bản nầy ta thấy họ đã đưa ra nhiều chính sách rất thiết thực và thực hiện các chính sách rất có hiệu quả. Đơn cử vài thí dụ: 

Thứ nhất, tạo sân chơi bình đẳng cho mọi doanh nghiệp, yểm trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa bằng chính sách tín dụng, thủ tục hành chánh đơn giản, hầu như không có tham những nên đầu tư tăng rất nhanh. Tỉ lệ đầu tư trên GDP tăng từ 20% năm 1955 lên 30% năm 1960 và 35% năm 1970. Trong tổng đầu tư có tới 75% là đầu tư của doanh nghiệp tư nhân. Những công ty tư nhân nổi tiếng sau này như Honda, Sony, Toyota, v.v. đều lớn mạnh trong giai đoạn này. Doanh nghiệp nhỏ và vừa vay vốn đầu tư dễ dàng, thậm chí những doanh nghiệp có số lao động dưới 20 người vẫn dựa chủ yếu vào vốn vay ở các ngân hàng và cơ quan tín dụng hiện đại.

Thứ hai, ngoại tệ được quản lý chặt chẽ và tiết kiệm tối đa, hạn chế việc đi du lịch nước ngoài và kiểm soát gắt gao gao việc quan chức dùng ngoại tệ đi tham quan nước ngoài. Thay vào đó, ngoại tệ chủ yếu để nhập thiết bị, nguyên liệu và công nghệ cần thiết cho đầu tư. Doanh nghiệp hăng hái cách tân công nghệ, sản xuất sản phẩm đã có với giá thành và phẩm chất tốt hơn hoặc sản xuất những sản phẩm mới, cạnh trạnh mạnh trên thị trường thế giới. Do cách tân công nghệ và do việc quản lý hành chánh, quản trị doanh doanh nghiệp có hiệu suất, nên kinh tế phát triên rất có hiệu suất. Tuy đầu tư nhộn nhịp như vậy nhưng độ cống hiến của tư bản trong tăng trưởng chỉ có độ 25%, trong khi cống hiến của công nghệ, của quản lý tức năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP) là 65%.

Ngoài ra còn nhiều chính sách khác về giáo dục, khoa học công nghệ, về đẩy mạnh xuất khẩu, về tổ chức thị trường,… Nói chung lãnh đạo và quan chức khẩn trương triển khai thực hiện các chính sách để đạt mục tiêu của kế hoạch bội tăng thu nhập quốc dân; và doanh nghiệp đã hưởng ứng tạo nên khí thế đầu tư mạnh mẽ.

Nói về tố chất của quan chức Nhật Bản, tôi muốn giới thiệu trí tuệ, hành động và tác phong của các quan chức Bộ Công Thương (MITI) vào giữa thập niên 1950 mà tôi gọi họ là những anh hùng trong thời đại phát triển. Lúc đó một chiếc xe hơi nhập khẩu từ Mỹ vào giá rất đắt, tương đương với 5 năm tiền lương của một quan chức trung cấp. Các quan chức ở Bộ Công Thương lúc đó mơ ước có ngày người dân bình thường cũng sẽ có xe hơi và cho rằng phải phát triển ngành xe hơi mới làm cho Nhật giàu mạnh. Trong lúc có nhiều ý kiến khác nhau về điểm này, kể cả một số lãnh đạo trong đảng cầm quyền sợ kế hoạch sản xuất xe hơi sẽ không thành công và có thể gây va chạm trong quan hệ Nhật Mỹ. Nhưng các quan chức Bộ Công Thương đã tích cực vận động lãnh đạo chính phủ và doanh nghiệp để thực hiện cho được kế hoạch nầy vì tin sự quan trọng của ngành xe hơi đối với Nhật trong tương lai. Nhưng ý chí là một chuyện còn khả năng có thực hiện được không và làm sao để thực hiện có hiệu quả là một chuyện khác. Lợi thế so sánh của Nhật lúc đó là các hàng công nghiệp dùng nhiều lao động giản đơn như vải vóc, giày dép,… Đang phân vân về khả năng sản xuất của nước mình, các quan chức đọc được bài viết của giáo sư Shinohara Miyohei (1919-2013) bàn về lợi thế so sánh động (lợi thế so sánh trong tương lai) và các điều kiện để biến lợi thế so sánh động thành hiện thực. Họ vui mừng và liên lạc ngay với giáo sư Shinohara xin gặp để hỏi chi tiết hơn. Trong hồi ký viết hồi tháng 6/2009, Shinohara kể như sau: “Hồi đó 4-5 quan chức Bộ Công Thương đến nhà tôi vào buổi tối. Chúng tôi trò chuyện mãi dến khuya vẫn còn muốn tiếp tục, cuối cùng gần 5 giờ sáng họ mới ra về”. Còn rất nhiều câu chuyện tương tự về sự cầu thị, nhiệt tình lo việc nước của quan chức Nhật thời đó.

Sau đó, Bộ Công Thương tự tin là Nhật có thể sản xuất xe hơi được và đã đặt ra các chính sách yểm trợ doanh nghiệp xúc tiến sản xuất. Những chiếc xe đầu tiên ra đời còn xấu về hình dáng nên một số người Mỹ trong ngành xe hơi có vẻ chế nhạo. Nhưng quan chức Bộ Công Thương kiên quyết với phương châm “Mỹ làm được thì Nhật cũng làm được”. Như ta đã biết, ngành xe hơi Nhật phát triển mạnh mẽ từ thập niên 1960. Có thể nói tinh thần dân tộc là động lực đưa đến hành động của quan chức nhà nước và kết quả là nền công nghiệp Nhật đã phát triển mạnh mẽ.

2. Trường hợp Hàn Quốc:

Hàn Quốc vào đầu thập niên 1960 là nước kém phát triển nhưng sau đó vượt qua giai đọan phát triển ban đầu và thành công trong giai đọan phát triển bền vững, trở thành nước tiên tiến trong thời gian rất ngắn. Thời đại công nghiệp hóa, hiện đại hóa của nước này bắt đầu từ khi Park Chung-hee nắm chính quyền (năm 1961), thiết lập thể chế độc tài nhưng với quyết tâm phát triển đất nước. Chế độ độc tài kéo dài đến hết thời Chun Doo-hwan, trải qua mấy biến cố chính trị sôi động, đến năm 1987 họ đã thành công trong việc chuyển sang thể chế dân chủ bằng buộc bầu cử tổng thống đầu tiên. Năm 1988 Hàn Quốc tổ chức thành công Thế vận hội Seoul và năm 1996 được kết nạp vào khối OECD (Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế), một tổ chức của các nước tiên tiến. Từ lúc bắt đầu kế họach phát triển đến khi trở thành thành viên của tổ chức các nước tiên tiến, Hàn Quốc chỉ mất có 35 năm! Nếu kể từ khi chiến tranh Triều Tiên chấm dứt thì cũng chỉ có 43 năm, tương đương với thời gian 40 năm của Việt Nam kể từ 30/4/1975.

Tại sao Hàn Quốc thành công trong quá trình phát triển liên tục, chuyển từ giai đọan đói nghèo sang giai đoạn thu nhập trung bình thấp, rồi trung bình cao, và tiến thẳng lên nước có thu nhập cao trong thời gian ngắn? Rất nhiều công trình nghiên cứu về kinh nghiệm nước nầy. Từ góc độ tham khảo cho Việt Nam hiện nay, tôi đặc biệt chú ý đến các yếu tố sau:

Thứ nhất, ngay từ đầu đã có ngay sự đồng thuận của xã hội về sự cần thiết phải phát triển, phải theo kịp các nước tiên tiến, nhất là theo kịp Nhật (nước láng giềng từng đô hộ mình). Để có sự đồng thuận, năng lực, ý chí và chính sách của lãnh đạo chính trị là quan trọng nhất. Dù dưới chế độ độc tài, quyết tâm phát triển của lãnh đạo chính trị được thể hiện bằng các chiến lược, chính sách do lớp kỹ trị xây dựng, quan chức được tuyển chọn theo năng lực, người tài được trọng dụng. Như nhận xét của Evans (1995, p. 51), ở Hàn Quốc, nhà nước có truyền thống chọn được nguời tài ra làm việc nước từ những người giỏi nhất ở các đại học danh tiếng nhất. Đặc biệt, Park Chung-hee lập Hội đồng họach định kinh tế (Economic Planning Board) quy tụ những chuyên gia học ở Mỹ về, được giao tòan quyền họach định chiến lược. Khi chiến lược đã được hoạch định, Park trực tiếp chỉ đạo việc động viên các nguồn lực (vốn, ngoại tệ,… ) và tạo các cơ chế để chiến lược thành công. Khi cần thiết ông tự mình, một cách rất công tâm và vì đất nước, chọn ra những doanh nghiệp có tiềm năng và tạo điều kiện thuận lợi để họ khởi động quá trình sản xuất những ngành công nghiệp nằm trong chiến lược phát triển.

Nhờ sự đồng thuận cao về nhu cầu phát triển, tinh thần doanh nghiệp, nỗ lực học tập kinh nghiệm nước ngoài của giới kinh doanh Hàn Quốc rất lớn. Năm 1986 tôi có đến Hàn Quốc điều tra thực tế về chiến lược đuổi bắt công nghệ của doanh nghiệp nước nầy, ấn tượng nhất là thấy họ đưa ra khẩu hiệu phải theo kịp khả năng công nghệ của công ty hàng đầu của Nhật trong ngành.15 Những người có kinh nghiệm du học cùng với sinh viên Hàn Quốc cũng dễ dàng thấy nỗ lực học tập của họ. Quốc sách theo kịp nước tiên tiến không phải là khẩu hiệu chung chung mà từng thành phần trong xã hội đều nỗ lực thực hiện.

Thứ hai, Hàn Quốc xây dựng được một cơ chế rất hiệu suất, hiệu quả về quan hệ giữa nhà nước và doanh nghiệp. Trong quá trình đuổi theo các nước tiên tiến, mục tiêu cụ thể là tích cực đầu tư, tích lũy tư bản (nhưng tỉ lệ tiết kiệm ban đầu quá thấp phải vay nợ trong thời gian dài), đồng thời bảo hộ các ngành công nghiệp còn non trẻ và đẩy mạnh xuất khẩu để có ngoại tệ nhập khẩu nguyên liệu, công nghệ và trả nợ. Như vậy vai trò của nhà nước rất lớn. Trong tình hình đó, ở nhiều nước khác, doanh nghiệp cấu kết với quan chức để được tiếp cận với vốn vay ưu đãi, với ngoại tệ khan hiếm và với các nguồn hỗ trợ cho xuất khẩu. Nạn tham nhũng dễ phát sinh từ đó. Nhưng Hàn Quốc đã tránh được tệ nạn đó nhờ có cơ chế minh bạch, nhất quán, công minh có tính cách kỷ luật (discipline). Cụ thể là doanh nghiệp đuợc nhận ưu đãi phải có nghĩa vụ tăng năng lực cạnh tranh, chẳng hạn phải xuất khẩu nhiều hơn truớc. Nếu không hòan thành nghĩa vụ sẽ không được hưởng ưu đãi trong giai đọan sau. Nói chung, các doanh nghiệp phải cạnh tranh nhau, đưa ra mục tiêu phấn đấu khả thi mới nhận được ưu đãi của nhà nước.

 

17 14 Perkins (2013), tr. 73-77 kể nhiều câu chuyện thú vị về suy nghĩ và hành động củaPark Chung-hee liên quan đến chiến lược phát triển các ngành công nghiệp nặng tại Hàn Quốc. 

15 Tôi có phân tích cụ thể nỗ lực của Hàn Quốc trong việc đuổi theo Nhật trong ngành tơ sợi tổng hợp. Xem Tran (1988). 

16 Trong kinh tế học phát triển, hiện tượng nầy được gọi là mưu cầu lợi ích đặc biệt (rent-seeking).

17 Tại Hàn Quốc, quan hệ giữa doanh nghiệp và nhà nước không phải hòan tòan không có vấn đề. Một số tập đòan kinh tế (chaebol) cũng tìm cách tiếp cận chính trị gia để tìm đăc quyền đặc lợi. Tuy nhiên các trường hợp nầy có tính cá biệt, không phổ biến nên ảnh hưởng không lớn đến hiệu quả phát triển của tòan nền kinh tế. Khi cuộc khủng hỏang tài chánh bùng nổ (năm 1997), một số chaebols vay mượn và đầu tư tràn lan, không trả được nợ phải phá sản, chính phủ cũng không cứu. Những chaebols thận trọng không đầu tư tràn lan và nỗ lực tăng hiệu suất kinh doanh đã trở thành những công ty đa quốc gia nổi tiếng, chiếm lãnh thị phần ngày càng cao trên thị trường thế giới như Samsung, Huyndai..

 

Khi đặt xuất khẩu là mục tiêu của quốc gia thì người lãnh đạo cao nhất phải thường xuyên quan tâm và chỉ đạo chính phủ theo dõi diễn tiến thị trường để có những điều chỉnh kịp thời về chính sách. Cơ chế hợp tác, liên kết giữa chính phủ và doanh nghiệp cũng được xúc tiến. Đặc biệt từ năm 1965 hàng tháng chính phủ tiến hành hội nghị thúc đẩy xuất khẩu. Ấn tượng nhất là tổng thống đích thân làm chủ tịch và chủ trì hội nghị này. Mục tiêu xuất khẩu đặt ra rất lớn nhưng hầu như năm nào cũng đạt được là nhờ cơ chế như vậy.18

Thứ ba, nhận xét của Amsden (1989) rất chính xác khi cho rằng Hàn Quốc đã thực hiện công nghiệp hóa trên cơ sở của học tập (industrialization on the basis of learning). Quả đúng như vậy nếu ta xem nỗ lực của chính phủ trong giao dục, đào tạo, trong việc tạo ra cơ chế để đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, công nghệ, và nỗ lực của doanh nghiệp trong quá trình học hỏi nước ngoài. Tỉ trọng dành cho giáo dục vào cuối thập niên 1950 chỉ có dưới 10% ngân sách nhà nước, nhưng đã tăng liên tục lên 15-18% trong thập niên 1960, và 19-21% trong đầu thập niên 1980. Tỉ lệ học sinh cấp ba trong độ tuổi thanh thiếu niên tăng từ 34% năm 1965 lên 56% năm 1975 và 91% năm 1984. Tỉ lệ sinh viên đại học trong thời gian đó là 6%, 10% và 26%. Hàn Quốc là một trong những nước có tỉ lệ rất cao trong hai chỉ tiêu: tỉ lệ của sinh viên du học trên tổng số sinh viên trong nước và tỉ lệ nguời du học trở về trên tổng số sinh viên đi du học. Thành quả nầy nhờ có các cơ chế liên quan đến việc thi tuyển và đãi ngộ người tài. 

Trong nỗ lực học tập, một điểm gây ấn tượng nữa là Hàn Quốc không ngừng tăng cường hoạt động nghiên cứu và triển khai công nghệ (R&D). Tỉ lệ của chi tiêu R&D trên GDP đã tăng liên tục từ 1% vào đầu thập niên 1980 lên đến khoảng 2,5% vào năm 2000 và 3,4% năm 2007. Trong nỗ lực nầy, trong giai đoạn từ thập niên 1980 trở về trước, nhà nước giữ vai trò chủ đạo, sau đó doanh nghiệp tư nhân đóng vai trò chính tuy ngân sách của nhà nước vẫn tăng liên tục. 19 

 

18 Chi tiết về vấn đề nầy xem Trần Văn Thọ (1997), chương 5.

19 Tran (2013) bàn chi tiết về nỗ lực và thành quả của Hàn Quốc trong hoạt động R&D.

 

Ba điểm nói trên nhất quán trong suốt quá trình đuổi theo các nước tiên tiến nhưng nội dung của các cơ chế thay đổi theo nhu cầu phát triển của mỗi thời kỳ. Từ đầu thập niên 1980, vai trò của nhà nước trong việc phân bổ nguồn lực nhỏ dần và thay vào đó tập trung vào giáo dục, nghiên cứu khoa học để tạo tiền đề cho việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế lên thứ nguyên cao hơn. Hàn Quốc cũng bị ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chánh Á châu nhưng đã khắc phục được ngay (GDP đầu người chỉ giảm năm 1998) nhờ nền tảng cơ bản của nền kinh tế vững chắc và nhờ quyết tâm với tinh thần trách nhiệm cao của người đứng đầu nhà nước (lúc đó là Tổng thống Kim Dae-Jung), cộng với năng lực và tinh thần trách nhiệm của quan chức. Nhân dịp Việt Nam bàn nhiều về việc phải tái cấu trúc nền kinh tế và chuyển đổi mô hình tăng trưởng, vào tháng 6 năm 2012 tôi đã viết về kinh nghiệm thành công của Hàn Quốc trong nỗ lực tái cấu trúc nền kinh tế sau khủng hoảng tiền tệ 1997-98 (Xem Trần Văn Thọ 2012b). Bài viết đó cho thấy trách nhiệm người lãnh đạo là yếu tố quan trọng nhất. Ấn tượng nhất là mới vừa đắc cử, ông Kim Dae-jung đã khởi động nhanh nhiều biện pháp tái cấu trúc trước cả lễ nhậm chức tổng thống.

3. Trường hợp Trung Quốc:

Trung Quốc và Việt Nam có cùng một thể chế chính trị và thời kỳ bắt đầu cải cách, phát triển cũng cách nhau không xa. Do đó trong phần này khi phân tích kinh nghiệm của Trung Quốc ta thử so sánh với Việt Nam để làm rõ các vấn đề của Việt Nam hơn. 

Trong khoảng 30 năm qua, nhất là từ thập niên 1990, kinh tế Trung Quốc phát triển mạnh mẽ. Từ năm 1980 đến 2008 bình quân mỗi năm tăng 10%, sau đó giảm nhưng vẫn giữ mức 7%. Trung Quốc đã trở thành công xưởng thế giới và từ năm 2010 là nền kinh tế lớn thứ hai trên thế giới. Việt Nam từ khi đổi mới đến năm 2007 bình quân mỗi năm chỉ phát triển độ 7% và từ 2008 đến nay giảm còn trên dưới 6%. Khoảng cách phát triển giữa Việt Nam và Trung Quốc ngày càng nới rộng (Hình 4 và Hình 5). Vào năm 1984, GDP đầu người của Trung Quốc chỉ hơn Việt Nam độ 30%, nhưng năm 2013 khoảng cách đó tăng lên tới 3,5 lần. Ngoài ra, như đã nói ở Tiết I, nhập siêu của Việt Nam trong mậu dịch với Trung Quốc lớn ở mức dị thường, công nghiệp Việt Nam phụ thuộc nhiều vào Trung Quốc.

Tư liệu: World Development Indicators.

Tư liệu: World Development Indicators.

Gần đây nhiều người bắt đầu đặt câu hỏi: Tại sao thành quả phát triển của Trung Quốc hơn hẵn Việt Nam, mặc dù cùng một thể chế chính trị, cùng một mục tiêu cơ bản về phát triển xã hội. Năm 1991, Việt Nam đưa ra mục tiêu xây dựng kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, còn Trung Quốc vào năm 1992 cũng phát biểu phương châm cơ bản là xây dựng kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa hoặc xây dựng chủ nghĩa xã hội mang màu sắc Trung Quốc.

Việc so sánh trình độ phát triển của hai nước không đơn giản vì cần khảo sát nhiều yếu tố cả chất và lượng. Nhưng GDP đầu người là chỉ tiêu tổng hợp nhất có thể tạm dùng để so sánh vì sự khác nhau giữa các nước về chỉ tiêu này cũng phản ảnh trình độ khác nhau về sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế, về cơ cấu hàng công nghiệp xuất khẩu, v.v. Dĩ nhiên nếu chất lượng phát triển (hiệu suất đầu tư, ảnh hưởng môi trường, tình trạng phân phối thu nhập) rất khác nhau thì tốc độ tăng trưởng GDP cao hơn chưa hẵn đáng được đánh giá cao. Nhưng giữa Trung Quốc và Việt Nam, chất lượng phát triển có thể nói không chênh lệch nhiều. 

Có thể có người giải thích sự chênh lệch phát triển do có khác biệt về điều kiện ban đầu. Chẳng hạn, thứ nhất, Trung Quốc bắt đầu cải cách mở cửa trước Việt Nam 8 năm. Nhưng yếu tố này không mạnh. Ngược lại lý luận về lợi ích của nước đi sau hoặc lý luận về sự hội tụ (convergence) cho thấy những nước đi sau dễ phát triển với tốc độ cao hơn nước đi trước. Thứ hai, quy mô thị trường có thể giúp công nghiệp Trung Quốc sản xuất có hiệu suất và nhanh chóng cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Yếu tố này có tác dụng đối với những ngành công nghiệp khởi đầu bằng thay thế nhập khẩu, sản xuất cho thị trường trong nước. Nhưng đối với công nghiệp hướng vào xuất khẩu (khuynh hướng phát triển chủ đạo tại châu Á từ cuối thập niên 1980), quy mô thị trường trong nước không quan trọng. Tỉnh Quảng Đông của Trung Quốc có điều kiện địa lý giống Việt Nam, đã phát triển mạnh mẽ từ giữa thập niên 1990 nhờ sử dụng hiệu quả tư bản và công nghệ nước ngoài để đẩy mạnh công nghiệp hóa hướng vào thị trường thế giới. 

Ngoài ra còn một số yếu tố khác về điều kiện ban đầu nhưng theo tôi những yếu tố sau đây quan trọng hơn, có tính cách quyết định hơn. 

Thứ nhất, chủ nghĩa phát triển (developmentalism) hay ý thức hệ? 

Chủ nghĩa phát triển nguyên nghĩa là sự can thiệp mạnh mẽ của nhà nước vào thể thế thị trường để động viên các nguồn lực vào mục tiêu đẩy mạnh phát triển và với thành quả đó khẳng định sự chính thống của người đang lãnh đạo đất nước. Áp dụng khái niệm này vào trường hợp một nước theo thể chế xã hội chủ nghĩa chuyển sang kinh tế thị trường, đó là sự mạnh dạn tạo điều kiện cho kinh tế thị trường phát triển, vai trò của nhà nước chỉ nhằm giải quyết những vấn đề mà kinh tế học gọi là sự thất bại của thị trường (giúp doanh nghiệp nhỏ và vừa tiếp cận vốn và các nguồn lực khác, đầu tư trong các lãnh vực cung cấp dịch vụ công cộng, bảo vệ môi trường, v.v..). Điểm mấu chốt của chủ nghĩa phát triển ứng dụng cho trường hợp này là không để ý thức hệ (chủ nghiã xã hội) níu kéo khả năng phát triển. 

Có thể nói lãnh đạo của Trung Quốc đã dứt khoát theo chủ nghĩa phát triển. Tuy đề ra chủ trương xây dựng kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa nhưng trên thực tế hầu như họ gác lại một bên lý tưởng đó mà tập trung phát triển lực lượng sản xuất. Cụ thể là cho kinh tế tư nhân tự do phát triển và tạo điều kiện thuận lợi cho nước ngoài đến đầu tư trục tiếp (FDI). Trong thập niên 1980, phe bảo thủ còn mạnh nhưng phe cải cách đã theo phương châm “Thực tiễn là thước đo chân lý”lấy thành quả cải cách bước đầu thuyết phục được những người bảo thủ và tiếp tục cải cách. Khi thấy khu vực phi quốc doanh phát triển mạnh, và thành hình một giới lãnh đạo doanh nghiệp mới, thay vì kiềm hãm họ để bảo vệ lý tưởng vì giai cấp công nông, Trung Quốc đã đưa ra thuyết Ba đại diện (năm 2002) để tu chỉnh lý tưởng, mục tiêu của Đảng cộng sản. 

Khác với Trung Quốc, Việt Nam không theo chủ nghĩa phát triển mà thường để ý thức hệ chính trị chi phối quá trình cải cách. Điển hình là tranh luận trong giới lãnh đạo vào giữa thập niên 1990 về 4 nguy cơ mà Việt Nam đang trực diện, trong đó những lãnh đạo theo hướng cải cách chủ trương “nguy cơ tụt hậu”là quan trọng nhất cần khắc phục để đẩy mạnh phát triển, trong khi giới bảo thủ thì cho “chệch hướng chủ nghĩa xã hội”là nguy cơ lớn nhất. Tiếc là phía cải cách không đủ mạnh nên ảnh hưởng của tư tưởng bảo thủ kéo dài nhiều năm, bỏ mất nhiều thời cơ phát triển. Chẳng hạn chính sách đổi mới quyết định năm 1986 chủ trương đa dạng hóa chế độ sở hữu tư liệu sản xuất nhưng đến năm 1990 mới có Luật doanh nghiệp trong đó thừa nhận sự tồn tại của doanh nghiệp tư nhân. Tuy nhiên đó chỉ mới thừa nhận, phải đợi đến năm 1999 mới có Luật doanh nghiệp mới, cho phép doanh nghiệp tư nhân đầu tư trong mọi lãnh vực mà luật không cấm. Nhưng sau đó, do phương châm quốc doanh chủ đạo, hoạt động của doanh nghiệp tư nhân cho đến hiện nay vẫn gặp khó khăn. 

Thứ hai là vai trò của chính quyền địa phương. Tại Trung Quốc, chính quyền địa phương cũng có tinh thần của “chủ nghĩa phát triển”. Các địa phương cạnh tranh nhau trong quá trình phát triển. Đặc biệt doanh nghiệp hương trấn (township village entreprises, TVEs) phát triển mạnh mẽ ở nông thôn các tỉnh ven biển là nhờ chính quyền địa phương tạo mọi điều kiện thuận lợi về thông tin, về vốn, nhất là về thủ tục hành chánh. Hình thái của TVEs là sở hữu tập thể nhưng chính quyền địa phương cho hoạt động như doanh nghiệp tư nhân. Địa phương phát triển là điều kiện để lãnh đạo được đề bạt lên các chức vụ ở trung ương. 

Về phía Việt Nam, sau giai đoạn sản xuất nông nghiệp khởi sắc nhờ Khoán 10 (1988), chưa thấy có sự chuyển dịch đáng kể ở nông thôn. Không thấy có điển hình phát triển nào được chú ý, ngoài vài tỉnh lân cận Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội. Ngược lại nhiều hiện tượng cho thấy lợi thế của nông nghiệp Việt Nam không được phát huy. Chẳng hạn, vài năm trước tôi thấy trái cây các loại đến từ Thái Lan và Phi-li-pin được đóng gói rất đẹp mắt bày bán ở các của hàng ở sân bay Nam Ninh của tỉnh Quảng Tây nhưng không thấy bóng dáng của hàng Việt Nam. Các nước ASEAN đã tận dụng các ưu đãi về thuế trong khuôn khổ Hiệp định thương mại tự do Trung Quốc ASEAN, trong khi không hiểu chính quyền địa phương ở Việt Nam sao không nỗ lực tổ chức và tạo điều kiện để hàng nông nghiệp xuất khẩu được. Cũng vài năm trước, thăm một công ty có vốn nước ngoài chuyên sản xuất thực phẩm đóng hộp xuất khẩu tại một khu công nghiệp ở Bình Dương tôi ngạc nhiên biết được họ phải nhập khẩu cà chua dùng làm nguyên liệu ở nhà máy chứ không mua của Việt Nam “vì hàng Việt Nam không bảo đảm phẩm chất và thời hạn giao hàng”. 

Yếu tố thể chế quan trọng nhất có lẽ là ở Việt Nam, địa phương phát triển hay không không phải là điều kiện để lãnh đạo thăng tiến. Khoảng 10 năm gần đây Đảng Cộng sản Việt Nam có chính sách luân chuyển cán bộ. Nhiều cán bộ nguồn được gửi về địa phương để thêm kinh nghiệm thực tế và sau đó được gọi về trung ương giữ các chức vụ tương đương bộ trưởng hay thứ trưởng mà không xem xét người đó đã có thành tích như thế nào ở địa phương mình phụ trách. 

Thứ ba là năng lực triển khai chiến lược phát triển. Sau khi có chiến lược, phương châm phát triển, khả năng bắt tay ngay vào việc triển khai cụ thể được hay không dĩ nhiên ảnh hưởng đến thành quả phát triển. Về mặt này thái độ của Trung Quốc rất ấn tượng. Ngay từ khi quyết định cải cách, mở cửa, Trung Quốc đã nhận thức sức mạnh của công nghệ, của tri thức và có chiến lược tận dụng nguồn lực của Nhật và Mỹ, hai nước được họ xem là mạnh nhất thế giới lúc đó. Họ cũng chọn Quảng Đông và Phúc Kiến để lập đặc khu kinh tế nhắm vào sức mạnh và tâm lý hoài hương của Hoa kiều mà đa số xuất thân từ hai tỉnh này. Thực tiễn cho thấy chiến lược nầy rất đúng đắn. Trong thập niên 1980, trong khi hành lang pháp lý chưa được hoàn thiện, doanh nghiệp Âu Mỹ và Nhật Bản còn e ngại, sợ rủi ro, chưa đầu tư bao nhiêu thì Hoa kiều đã tích cực đổ vốn và đưa công nghệ vào 4 đặc khu kinh tế. Sang thập niên 1990, làn sóng FDI từ Đài Loan, Nhật Bản và các nước Âu Mỹ bắt đầu tích cực chảy đến Trung Quốc. 

Khảo sát chiến lược và quy trình tranh thủ công nghệ Nhật Bản của Trung Quốc ta thấy: sau khi lãnh đạo trực tiếp tiếp thị thành công đối với các công ty đa quốc gia của Nhật, bộ máy chuyển động ngay để cụ thể hóa việc tiếp nhận công nghệ, và nhà máy xây dựng, sản xuất bắt đầu nhanh chóng. Giữa các giai đoạn này là việc cử người sang Nhật học tập, chọn địa điểm và giải tỏa đền bù. Bằng phương thức này, trong thập niên 1980 Trung Quốc đã tranh thủ Nhật để xây các nhà máy thép hiện đại, các cơ sở hóa dầu, cơ sở sản xuất máy cày, máy chế ngự kỹ thuật số, v.v..và các công ty xe hơi của Nhật đã sang đầu tư quy mô lớn. Từ thập niên 1990, Nhật ồ ạt sang đầu tư, hình thành nhiều cụm công nghiệp ở Quảng Đông, Vô Tích, Đại Liên. 

Việt Nam thì sao? Từ thập niên 1990 đến giữa thập niên 2000, chính sách FDI nói chung là nhằm hạn chế hoạt động của doanh nghiệp có vốn nước ngoài và luôn thay đổi nên đã đánh mất nhiều cơ hội đẩy mạnh công nghiệp hóa. Từ khi gia nhập WTO (đầu năm 2007) thì ngược lại, cho FDI vào tự do ở mọi ngành, kể cả những ngành doanh nghiệp trong nước có thể đầu tư, và kể cả những ngành lẽ ra cần dành cho doanh nghiệp bản xứ trong tương lai. Hậu quả của giai đoạn thứ hai là FDI vào ồ ạt vào đầu tư trong khi doanh nghiệp trong nước, kể cả quốc doanh còn yếu.

Thứ tư là chất lượng bộ máy nhà nước. Về phí tổn kinh doanh, tình trạng tham những, hiệu suất của bộ máy hành chánh, và các chỉ tiêu khác liên quan chất lượng thể chế, Trung Quốc từ trước không trầm trọng bằng Việt Nam và sau đó còn cải thiện nhanh hơn Việt Nam. Hiện nay hầu như tất cả các chỉ tiêu này cho thấy Trung Quốc hơn hẵn Việt Nam. Chẳng hạn theo Doing Business 2014, số loại thuế mà doanh nghiệp phải nộp tại Trung Quốc giảm từ 35 loại năm 2005 xuống còn 7 loại vào năm 2012. Trong thời gian đó, Việt Nam không giảm và vẫn ở mức cao là 32 loại. Trong cùng thời gian, phí để bắt đầu dự án (tính theo phần trăm trên thu nhập đầu người) tại Trung Quốc giảm từ 13,6% xuống 2,1% trong khi tại Việt Nam giảm từ độ cao 27,6% xuống 8,7%, vẫn còn cao gấp 4 lần Trung Quốc (Bảng 5). Nhiều chỉ tiêu khác cũng cho thấy tình hình tương tự.

Như vậy, khoảng cách phát triển ngày càng mở rộng giữa Trung Quốc và Việt Nam trong khoảng 30 năm qua có thể được giải thích bằng sự khác nhau trong tư duy về tương lai đất nước (dứt khoát theo chủ nghĩa phát triển hay bị chi phối bởi ý thức hệ xã hội chủ nghĩa), khác nhau về năng lực biến phương châm thành chiến lược cụ thể và khả năng thực hiện để đạt mục tiêu, và bằng sự khác nhau về chất lượng thể chế liên quan phí tổn hành chánh mà doanh nghiệp phải phụ đảm. 

Qua khảo sát kinh nghiệm phát triển thành công của 3 nước Đông Á ta thấy họ có các đặc tính chung như sau:

Thứ nhất, quyết tâm của lãnh đạo chính trị bằng mọi cách phải đưa đất nước theo kịp các nước tiên tiến là rất lớn và có tính cách quyết định.20 Từ quyết tâm và hoài vọng về tương lai tươi sáng của đất nước họ dồn mọi nỗ lực cho phát triển ưu tiên phân bổ nguồn lực cho mục tiêu phát triển và tận dụng người tài. Trong phần nói về Trung Quốc, chúng ta đã dùng khái niệm chủ nghĩa phát triển để đối chiếu với tư tưởng bảo thủ, giáo điều vì một ý thức hệ đã lỗi thời. Nhưng chủ nghĩa phát triển cũng có thể áp dụng cho Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Singapore và nhiều nước khác mà lãnh đạo chính trị có các tố chất như đã nêu ở trên.

 

20 Vu Minh Khuong (2013) đã dùng hai khái niệm emotion (cảm khái) và enlightenment (khai sáng) để nói đến tố chất cần thiết của lãnh đạo chính trị, xem đó là động lực để kinh tế phát triển thành công. Các ví dụ cụ thể được đưa ra là các nhà lãnh đạo Nhật Bản thời Minh Trị duy tân, Park Chung-hee của Hàn Quốc, Lý Quang Diệu của Singapore và Đặng Tiểu Bình của Trung Quốc (tr. 16-23). Trong trường hợp của Nhật Bản, theo tôi, có thể kể thêm Ikeda Hayato thời cuối thập niên 1950 (như đã giới thiệu trong bài này). 

 

Thứ hai, để thực hiện thành công chiến lược và chính sách phát triển, cần một đội ngũ quan chức có tài và có đức. Tôi có dịp phân tích những yếu tố làm cho Nhật Bản có đội ngũ quan chức giỏi và thanh liêm (Trần Văn Thọ 1997, Chương 3). Phần nói về Nhật Bản ở trên cũng có đề cập qua hình ảnh quan chức ở Bộ Công Thương. Tố chất của quan chức Hàn Quốc cũng đã đề cập ở trên. Chưa có nghiên cứu về đội ngũ quan chức của Trung Quốc, có lẽ không bằng Nhật và Hàn Quốc, nhưng theo tôi là hơn Việt Nam nhiều. Điều này được khẳng định một phần qua phân tích so sánh Trung Quốc và Việt Nam liên quan tốc độ cải thiện bộ máy và thủ tục hành chánh ở trên. Trong bài viết về kinh tế biên giới Việt Trung (Trần Văn Thọ 2013b) tôi cũng có đề cập đến thành quả rất ấn tượng của các cấp quản lý hành chánh ở các địa phương Trung Quốc trong nỗ lực hấp thu công nghệ nước ngoài và dần dần tự chủ được công nghệ đó. 

Thứ ba, tuy nhà nước có vai trò rất quan trọng ở giai đoạn đầu nhưng động lực để kinh tế phát triển nhanh và bền vững là doanh nghiệp tư nhân. Thời đầu Minh Trị, nhà nước lập ra nhiều doanh nghiệp quốc doanh trong các ngành quan trọng như thép, đóng tàu, … nhưng dần dần chuyển giao sang doanh nghiệp dân doanh. Ngày nay ta thấy những doanh nghiệp mang lại thanh danh cho nước Nhật đều là tư nhân như Toyota, Honda, Sony, Hitachi, Mitsubishi, Mitsui, Shiseido, v.v.. . Hàn Quốc có Sam Sung, Huyndai, LG, … cũng đều là doanh nghiệp tư nhân.21 Do yếu tố thể chế, ở Trung Quốc doanh nghiệp nhà nước còn nhiều nhưng khác với Việt Nam ở chỗ họ cạnh tranh với nhau rất gay gắt và nhiều doanh nghiệp nhà nước cạnh tranh mạnh trên thị trường quốc tế. Thêm vào đó, nhiều doanh nghiệp dân doanh cũng đồng thời phát triển mạnh mẽ.

Ngoài ra vai trò của nguồn nhân lực cũng quan trọng mà bài viết này chỉ mới nói sơ lược trong trường hợp Hàn Quốc. Các nước Đông Á như Nhật, Hàn Quốc, Đài Loan không có tài nguyên thiên nhiên nhưng có nguồn nhân lực ngày càng có chất lượng cao nhờ giáo dục, đào tạo và nghiên cứu công nghệ, kỹ thuật nên đã thành công trong phát triển kinh tế. 

Về quan hệ lành mạnh giữa nhà nước và thị trường, giữa nhà nước và doanh nghiệp tại các nước phát triển thành công ở Đông Á, bản cáo nổi tiếng của Ngân hàng thế giới Sự thần kỳ Đông Á (World Bank 1993) đã dùng khái niệm rất hay là sự can thiệp (của nhà nước) một cách thân thiện với thị trường (market friendly intervention). Nhà nước vạch ra chiến lược, chính sách, xây dựng cơ sở hạ tầng, tạo hành lang pháp lý, đầu tư cho giáo dục, công nghệ, và đưa ra các biện pháp khuyến khích (incentives) cho doanh nghiệp đầu tư vào những ngành có lợi thế so sánh động. Nói chung nhà nước lo việc xây dựng cơ chế thị trường còn hoạt động đầu tư sản xuất kinh doanh thì để doanh nghiệp tư nhân đảm trách. 

 

21 Theo Suehiro (2000), tr. 161, vào năm 1994, trong tổng doanh thu của 100 công ty lớn nhất ở Hàn Quốc, doanh nghiệp quốc doanh và doanh nghiệp do chính quyền địa phương sở hữu chỉ chiếm 7% trong khi doanh nghiệp tư nhân chiếm tới 91% (doanh nghiệp có vốn nước ngoài chỉ có 2%). 

 

IV. Những thách thức hiện nay của Việt Nam

Những thách thức hiện nay cho thấy VN không còn nhiều thời gian. Không khẩn trương có chiến lược phát triển thích đáng thì sẽ rơi vào trì trệ lâu dài, một thứ bẫy thu nhập trung bình.

1. Nguy cơ chưa giàu đã già:

Cho đến nay vấn đề rút ngắn khoảng cách phát triển, tránh nguy cơ tụt hậu với các nước chung quanh đã được bàn đến nhiều. Nhưng một vấn đề khác ít được nhận diện, vì tiến hành âm thầm, chậm rãi, là sự thay đổi của cơ cấu dân số theo hướng lão hóa. Vấn đề nầy diễn ra chậm chạp nhưng khắc nghiệt hơn vì khi đã thành hiện thực thì khó có thể đối phó được nữa. Trước giai doạn lão hóa là thời đại dân số vàng. Giai đoạn nầy nếu không có chiến lược, chính sách phát triển nhanh để đất nước giàu lên trước khi cơ cấu dân số thay đổi thì chắc chắn sẽ trực diện với bi kịch chưa giàu đã già. Việt Nam đang đứng trước thách thức này.

Giai đoạn dân số vàng đến và đi như thế nào? 

Thông thường sự thay đổi dân số của một nước có bốn giai đoạn. Ở giai đoạn đầu, tốc độ sinh lớn và tốc độ tử cũng cao nên dân số hầu như không tăng hay tăng rất chậm. Vào giai đoạn hai, tốc độ tử giảm nhưng tốc độ sinh tiếp tục cao nên dân số tăng nhanh. Đặc tính của giai đoạn nầy là tỉ lệ dân số trẻ (dưới 15 tuổi) rất cao. Do kinh tế chưa phát triển, thu nhập đầu người rất thấp, các nước phải kế hoạch hóa gia đình để dân số không tăng nhanh mới có thể tích lũy để khởi động quá trình phát triển. Sang giai đoạn thứ ba, tốc độ sinh giảm và dân số tăng ít. Số người sinh trong giai đoạn 2 trước đó nay trở thành lực lượng lao động. Trong giai đoạn nầy tỉ lệ người trong độ tuổi lao động (15-65 tuổi) rất cao trong khi tỉ lệ của số người sống phụ thuộc thấp vì tỉ lệ dân số trẻ (0-14 tuổi) thấp, và tỉ lệ của người già (trên 65 tuổi) cũng chưa cao. Đây là giai đoạn lý tưởng để kinh tế phát triển nên được gọi là món qùa tặng về dân số (demographic gift hoặc demographic bonus), hoặc có thể gọi đó là cơ cấu dân số vàng. Đến giai đoạn thứ 4, dân số vàng qua đi, bắt đầu giai đoạn dân số ngày càng lão hóa (tỉ lệ người cao tuổi, trên 65, tăng cao). Lúc nầy tỉ lệ của số người trong độ tuổi lao động giảm dần và số người sống phụ thuộc (nhìn toàn cục) đông, gánh nặng phúc lợi xã hôi đè trên vai người trong tuổi lao động.

Do sự thay đổi có tính quy luật của cơ cấu dân số như vậy, con  đường phát triển đúng đắn nhất của một nước là từ giai đoạn 2 phảichuẩn bị các tiền đề để phát triển mạnh mẽ trong giai đoạn 3, chẳng hạn phải nhanh chóng phổ cập giáo dục cơ bản, xây dựng cơ sở hạ tầng, hoàn thiện hành lang pháp lý. Sang giai đoạn 3 cần có chính sách toàn dụng lao động, phát huy lợi thế so sánh là những ngành dùng nhiều lao động. Giai đoạn nây khá dài (ở Việt Nam khoảng 50 năm như sẽ thấy dưới đây) nên cần quan tâm đẩy mạnh giáo dục ở các bậc cao hơn để từng bước chuyển dịch cơ cấu lợi thế so sánh từ các ngành dùng nhiều lao động giản đơn sang các ngành mà hàm lượng lao động có kỹ năng cao. Đây cũng là giai đoạn chuẩn bị các tiền đề để đón giai đoạn 4 một cách hiệu qủa, chẳng hạn phải chuẩn bị chế độ phúc lợi cho người cao tuổi, chấn hưng nghiên cứu và phổ cập khoa học, công nghệ để tăng năng suất lao động, chuyển dịch cơ cấu kinh tế lên cao hơn nữa, và như thế kinh tế mới tiếp tục phát triển khi tỉ lệ dân số trong độ tuổi lao động giảm.

Việt Nam đang ở đâu trên các bậc thang cơ cấu dân số?

Đầu tháng 11 năm 2013 người thứ 90 triệu tại Việt Nam ra đời. Theo dự báo của Liên Hiệp Quốc dân số Việt nam sẽ đạt 100 triệu trong nửa sau thập niên 2020, đạt đỉnh cao khoảng 105 triệu vào năm 2040 và giảm sau đó. Hiện nay, Việt Nam đứng thứ 14 trong những nước đông dân nhất thế giới. Trên thế giới hiếm có một nước như Việt Nam vừa đông dân lại vừa có sự thống nhất cao về văn hóa, ngôn ngữ. Nếu có thể chế, chiến lược, chính sách tốt, Việt Nam chắc chắn sẽ thành một nước lớn, giàu và mạnh. 

Tỉ lệ của dân số Việt Nam trong độ tuổi lao động bắt đầu tăng vào khoảng năm 1970 (độ 51%), đạt đỉnh cao (71%) khoảng năm 2020. Tỉ lệ của dân số sống phụ thuộc trên dân số lao động bắt đầu giảm cũng từ khoảng năm 1970 và đến điểm đáy trong khoảng năm 2020, từ khoảng năm 2020 thì tăng trở lại. Do đó có thể nói giai đoạn dân số vàng của Việt Nam là từ khoảng năm 1970 đến khoảng năm 2020 (độ 50 năm). 

Nhìn sự thay đổi cơ cấu dân số như thế, nhất là thấy vị trí của giai đoạn dân số vàng trong tiến trình thay đổi đó, ta không thể không giật mình với sự tiếc nuối. Nhìn lại lịch sử Việt Nam trong giai đoạn dân số vàng (1970-2020), ta thấy Việt Nam đã mất phần lớn! Giai đoạn còn chiến tranh (1970-75) và thời trước đổi mới (1975-85) xem như ta đã mất hầu như tất cả trong ý nghĩa không tận dụng cơ cấu dân số vàng để phát triển. Mười năm đầu đổi mới (1986-95), ngoài việc phục hồi sản xuất nông nghiệp, Việt Nam cũng chỉ mới bắt đầu xây dựng các tiền đề về thể chế kinh tế thị trường, về hội nhập với thế giới. Khoảng 10 năm tiếp theo (1995-2005), kinh tế tương đối phát triển nhưng chưa mạnh mẽ (trung bình mỗi năm cũng chỉ 7-8%, so với 9-10% của nhiều nước Á châu trong giai đoạn dân số vàng) và chất lượng phát triển (về môi trường, phân phối thu nhập, v.v..) cũng bộc lộ nhiều vấn đề. Còn giai đọan hiện nay (2006-2015), tốc độ phát triển giảm (còn trên dưới 5,5%) và kém hiệu suất. Việt Nam đang loay hoay đổi mới mô hình tăng trưởng, tái cấu trúc kinh tế nhưng các nỗ lực này đang tiến triển rất chậm. 

Khảo sát ở trên cho thấy Việt Nam chỉ còn độ 5-6 năm nữa là chấm dứt giai đoạn dân số vàng!. Dự báo về dân số có thể chưa chính xác nhưng khuynh hướng nói trên có tính quy luật và sự sai biệt các năm không lớn. Tính toán của Oizumi (2007) như trong Bảng 6 chẳng hạn cho thấy một biên độ thời gian 5 năm đánh dấu các giai đoạn thay đổi của cơ cấu dân số. Nhưng so với trình độ phát triển của Việt Nam hiện nay và so với thời gian đã mất thì dù giai đoạn dân số vàng của Việt Nam chấm dứt trễ hơn thời điểm khảo sát ở Bảng 6 (2020-25), chẳng hạn năm 2030 hay xa hơn, thì vấn đề cấp bách của Việt Nam cũng không thay đổi. Việt Nam chỉ còn 10 hoặc nhiều lắm là 15 năm trước khi giai đoạn cơ cấu dân số vàng chấm dứt.

Bảng 6 cho thấy thời điểm bắt đầu và chấm dứt giai đoạn dân số vàng giữa các nước Á châu không cách biệt nhiều. Chẳng hạn giữa Việt Nam và Hàn Quốc, Trung Quốc, Thái Lan chỉ cách nhau độ 10 năm. Nhưng trình độ phát triển thì cách xa nhiều. Đây là một thách thức, một vấn nạn của nước đi sau mà phát triển chậm. 

Bảng 7 cho thấy khi giai đoạn dân số vàng chấm dứt, thu nhập đầu người (tính theo giá cố định năm 2005) của Nhật là 30.000 USD, Hàn Quốc là 20.000 còn Thái Lan và Trung Quốc chỉ có độ 4.000 USD. Nhật và Hàn Quốc phát triển nhanh trong giai đoạn dân số vàng nên khi bước vào giai đoạn dân số lão hóa họ đã giàu. Trung Quốc và Thái Lan mới trung lưu thì đã sắp già. Họ phải cố gắng vượt bât trong giai đoạn sau mới giải quyết được các vấn đề trong một xã hội lão hóa. Còn Việt Nam? GDP đầu người năm 2013 mới độ 1.900 USD (nếu tính theo giá cố định năm 2005 thì độ 930 USD vào năm 2012). Từ mức cơ bản rất thấp này, khi hết giai đoạn dân số vàng, thu nhập đầu người sẽ là bao nhiêu? Nếu chọn năm 2020 làm mốc đánh dấu chấm dứt giai đoạn dân số vàng và thử đưa ra các kịch bản phát triển (Bảng 7) ta thấy dù trong kịch bản tốt (từ nay đến năm 2020 thu nhập đầu người phát triển trung bình mỗi năm 7%, tức kinh tế phát triển độ 8%), GDP đầu người theo giá 2005 vào năm 2020 chỉ có 1.600 USD. Nếu dời mốc đến năm 2025 chẳng hạn, con số đó cũng chỉ tăng lên được độ 2.000 USD, bằng 1/2 mức tương đương của Trung Quốc và Thái Lan.

 

Phân tích ở trên cho thấy Việt Nam đang đứng trước một thách thức vô cùng to lớn, đó là nguy cơ chưa giàu đã già. Để đối phó với thực trạng nầy đòi hỏi nỗ lực phi thường của những người có trách nhiệm hiện nay. Thời gian không còn bao nhiêu nữa. Con đường duy nhất để làm giảm nguy cơ “chưa giàu đã già”là phải khẩn trương cải cách toàn diện thể chế để động viên các nguồn lực (như tư bản, đất đai, lao động) và sử dụng hiệu quả các nguồn lực, nhờ đó sớm bước vào giai đoạn phát triển cao, bền vững. Chủ trương đổi mới mô hình tăng trưởng và tái cấu trúc các lãnh vực đầu tư công, doanh nghiệp nhà nước và hệ thống ngân hàng nhìn chung là đúng hướng nhưng vấn đề là phải được nhanh chóng thực hiện và thực hiện một cách triệt để. 

Những yêu cầu cải cách nầy hiện nay có vẻ còn gặp nhiều khó khăn. Nhưng sự thay đổi dân số cho thấy không còn thời gian để chờ đợi nữa. Sự cam kết trách nhiệm chính trị của những người lãnh đạo bây giờ rất cần thiết. 

 

2. FDI có thể dẫn đến nguy cơ phân hóa nền kinh tế:

Như đã phân tích kỹ ở Tiết I, kinh tế Việt Nam đang tùy thuộc nhiều vào FDI, không phải chỉ xét trên các chỉ tiêu như tỉ lệ sản xuất công nghiệp hay xuất khẩu mà còn trên cơ cấu sở hữu của doanh nghiệp có vốn nước ngoài (phần lớn là 100% vốn ngoại) và sự gắng kết rất yếu giữ FDI với doanh nghiệp trong nước. Lý do chính gây ra hiện tượng nầy là doanh nghiệp trong nước qúa yếu, khó có thể trở thành đối tác để doanh nghiệp nước ngoài lập liên doanh và không có khả năng cung cấp những linh kiện, những mặt hàng trung gian cho doanh nghiệp FDI. Một lý do khác là do nhà nước Việt Nam không có chính sách chọn lựa FDI phù hợp với hướng phát triển lâu dài cần có của đất nước. 

Nếu tình trạng nầy không thay đổi, nền kinh tế Việt Nam sẽ bị phân hóa thành hai khu vực riêng biệt. Khu vực FDI và khu vực của doanh nghiệp bản xứ không kết hợp thành một thể thống nhất của nền kinh tế quốc dân. Công nghệ và tri thức kinh doanh của FDI không lan tỏa đến cả nền kinh tế. Đây là một trong những thách thức lớn của kinh tế Việt Nam hiện nay.

 

3. Thách thức trước bẫy thu nhập trung bình thấp:

Thu nhập đầu người của Việt Nam đã vượt ngưỡng 1.000 USD vào năm 2008 (và hiện nay khoảng 2.000 USD), trở thành nước có thu nhập trung bình theo tiêu chuẩn của Ngân hàng thế giới. Thật ra, theo định nghĩa, mức thu nhập trung bình có phạm vi rất rộng, từ 1.000 đến 12.000 USD, nhưng các nhà nghiên cứu bàn về bẫy thu nhập trung bình thường khảo sát những nước có mức thu nhập 5.000 USD hoặc cao hơn (chẳng hạn, Spence 2012). Nói cách khác, nếu các nước có thu nhập trung bình được chia thành hai tiểu nhóm thì vấn đề bẫy thu nhập trung bình cho đến nay chỉ liên quan đến các nước thu nhập trung bình cao (điểm C trong Hình 6). Vậy trường hợp các nước thuộc tiểu nhóm trung bình thấp (điểm C’trong Hình 6) như Việt Nam thì thế nào? Những nước nầy có thể tiếp tục phát triển lên nước trung bình cao và chưa cần lo đến bẫy thu nhập trung bình? Hay là cái bẫy có thể đến sớm và nền kinh tế sẽ trì trệ lâu dài ở mức 2.500 hoặc 3.000 USD chẳng hạn? Những câu hỏi nầy rất quan trọng đối với trường hợp Việt Nam hiện nay. Đặt vấn đề như vậy mới thích hợp với thực trạng của nước ta. Cho đến nay ở Việt Nam cũng bàn nhiều đến bẫy thu nhập trung bình nhưng không phân biệt hai trường hợp trung bình cao và trung bình thấp.22 

Như tôi đã phân tích trong Tran (2013), đặc tính của một nước đạt mức thu nhập trung bình cao (điểm C, ở Á châu hiện nay là Malaysia, Thái Lan và Trung Quốc) là đã tận dụng hết hoặc gần hết lao động dư thừa (tiền lương thực chất tăng cao) và hiệu quả phát triển dựa trên đồng vốn đầu tư đã không còn tác dụng. Do đó, để tránh bẫy thu nhập trung bình cao, các nước này phải nỗ lực cách tân công nghệ (innovation) để đưa năng suất lao động tăng cao hơn tiền lương, và ngày càng đưa ra thị trường thế giới nhiều sản phẩm mới. Đối với những nước còn ở mức thu nhập trung bình thấp, lao động dư thừa còn nhiều, dư địa để dùng vốn đầu tư còn lớn nên vấn đề cốt lõi ở đây là làm sao để cho thị trường các yếu tố sản xuất (factor markets) như lao động (L), vốn (K) và đất đai (R) phát triển lành mạnh, qua đó các yếu tố này sẽ được sử dụng có hiệu suất, giúp cho nền kinh tế tiếp tục phát triển đến mức thu nhập trung bình cao. Khi các thị trường này không phát triển lành mạnh, vì bị các nhóm lợi ích chi phối, bị nạn tham nhũng hoành hành thì kinh tế trì trệ và đất nước có thể rơi vào bẫy thu nhập trung bình thấp. Phi–li-pin có thể nói đã rơi vào bẫy thu nhập trung bình thấp, chỉ phát triển (tốc độ tăng thu nhập đầu người) trên dưới 1% trong suốt 40 năm kể từ năm 1960. Từ cuối thập niên 1990 có dấu hiệu hồi phục nhưng rất yếu ớt (xem lại Bảng 1).23 

 

22 Trên thế giới hầu như cũng chỉ bàn về trường hợp trung bình cao. Tôi là người đầu tiên đã đưa vấn đề cần phân tích hai loại bẫy thu nhập trung bình trong bài viết cho Ngân hàng phát triển Á châu (ADB). Xem Tran (2013). 

23 Vào thập niên 1950, Philippines là nước đã ở trình độ phát triển khá cao, cao hơn cả Hàn Quốc. Trong giai đọan 1960-84, Philippines là nước có mức sống cao hơn nhiều nước Á châu nhưng phát triển chậm. Sang giai đọan sau, tốc độ phát triển càng kém hơn (xem lại Bảng 1). 

Aldaba (2002) phân tích các mặt của kinh tế Philippines từ năm 1971 đến 2001 đã đưa ra các nhận định sau: Các điều kiện về cơ chế của Philippines đã làm các doanh nghiệp không có sức cạnh tranh trên thị truờng thế giới. Không có môi truờng, cơ chế tạo ra các khuyến khích cần thiết (incentives) để doanh nghiệp đầu tư đổi mới công nghệ, cải thiện năng suất. Các nhà doanh nghiệp luôn than vãn về chi phí kinh doanh quá cao. Tham nhũng hòanh hành, lan rộng và thấm sâu trong xã hội, họat động kinh tế phụ thuộc nhiều vào sự bảo hộ chính trị (political patronage) của giai tầng thống trị. Các vấn đề phát triển của Philippines không thể giải quyết nếu không cải cách thể chế đang bị chi phối bởi những người có đặc quyền đặc lợi. Theo Pritchett (2003) thì sau thời đại Marcos, Philippines dân chủ hơn, cơ hội bình đẳng hơn, nhưng ngược lại có sự bất ổn định về mặt cơ chế (institutional instability) do chính sách hay thay đổi việc thi hành luật lệ tùy tiện, không nhất quán. Phi-li-pin là bài học đáng lưu ý cho Việt Nam hiện nay.

 

 

Từ góc độ này tôi thấy rất lo cho tình hình Việt Nam hiện nay. Nếu không cải cách mạnh mẽ, đặc biệt là nếu không giải quyết triệt để nạn tham nhũng đã đến mức trầm trọng nhất ở Đông Nam Á, có thể Việt Nam sẽ rơi vào bẫy thu nhập trung bình thấp.24 Trong giai đoạn đổi mới vừa qua, các loại thị trường của yếu tố sản xuất như thị trường vốn, thị truờng lao động và thị trường đất đai chậm phát triển hoặc phát triển méo mó, và việc cải cách doanh nghiệp nhà nước (SOEs) tiến hành chậm và không triệt để. Nhiều SOEs nhỏ đã được cổ phần hóa hoặc tư nhân hóa nhưng những doanh nghiệp lớn lại được tổ chức lại thành các tập đoàn kinh tế và biến thành các nhóm lợi ích được bảo hộ và hưởng nhiều đặc lợi như ưu tiên tiếp cận với vốn, đất đai và thông tin về đầu tư công. Trong khi đó những doanh nghiệp tư nhân, đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ và vừa, rất khó tiếp cận vốn và đất để xây dựng cơ sở sản xuất, kinh doanh. Sự phân bổ và thực thi các nguồn lực cho đầu tư công cũng bị méo mó bởi tham nhũng và các nhóm lợi ích.

 

24 Trong những nước có một quy mô dân số nhất định tại Á châu, trước đây Indonesia và Phi-li-pin được xem là tồi tệ nhất về nạn tham những, nhưng gần đây Việt Nam đã vượt qua hai nước này (Inagaki Hiroshi, Chuyên viên cao cấp của Viện nghiên cứu tổng hợp Mizuho, đã nhấn mạnh như vậy trong buổi hội thảo về kinh tế Việt Nam tại Đại học Tokyo ngày 3/2/2013).

 

 

Vấn đề nổi cộm gần đây là thị trường đất đai. Thị trường đất đai không phát triển vì chỉ có nhà nước sở hữu nguồn lực nầy. Dưới cơ chế nầy, mỗi nông dân chỉ được sử dụng 3 hecta đất (gọi là hạn điền) và không có quyền sở hữu trên mảnh đất đó. Thêm vào đó, chính quyền địa phương có thể lấy lại quyền sử dụng bất cứ lúc nào với những lý do như đất nằm trong quy hoạch phát triển hạ tầng, hoặc cần dùng trong kế hoạch xây khu công nghiệp, thậm chí để xây sân golf. Ngay cả trường hợp đất được nông dân mới khai thác, họ cũng không được quyền sở hữu và đất đó sẽ bị nhà nước thu hồi sau khi hết thời hạn sử dụng. Trong trường hợp đó nông dân được đền bù nhưng với một giá quá thấp so với thị trường. Vì vậy mà các vụ kiện tụng, khiếu nại của nông dân thường xuyên xảy ra tại hầu hết các tỉnh. 

Chính sách hạn điền và không có quyền sở hữu tư nhân về ruộng đất là những trở ngại về thể chế làm cho việc sử dụng đất đai kém hiệu quả (năng suất nông nghiệp thấp, khó khăn trong việc chuyển đổi đất nông nghiệp sang những lãnh vực có hiệu quả kinh tế lớn hơn, v.v… ). Những bất ổn xã hội ở nông thôn do thể chế đất đai hiện nay còn đưa lại hậu quả tiêu cực cho tương lai kinh tế Việt Nam nói chung. 

Như vậy, mặc dù Việt Nam vừa mới đạt mức thu nhập trung bình thấp, cái bẫy có thể xuất hiện nếu không đẩy mạnh cải cách. Có thể nói trong khi vấn đề của các nước có thu nhập trung bình cao như Malaysia và Thái Lan là đẩy mạnh chính sách cách tân công nghệ và đào tạo nhân tài để duy trì cạnh tranh quốc tế mới tránh được bẫy thu nhập trung bình, vấn đề của một nước thu nhập trung bình thấp như Việt Nam là đẩy mạnh phát triển các thị trường yếu tố sản xuất (vốn, đất đai và lao động) và bảo đảm cạnh tranh bình đẳng giữa các thành phần kinh tế để sử dụng hiệu quả các yếu tố sản xuất mới tránh được sự xuất hiện sớm của bẫy thu nhập trung bình.

Tóm lại, hiện nay Việt Nam trực diện ít nhất 3 thách thức lớn. Nguy cơ chưa già đã già, sự phân hóa nền kinh tế quốc dân thành hai khu vực FDI và khu vực doanh nghiệp trong nước, và khả năng mắc vào bẫy thu nhập trung bình ở cấp thấp. Cả 3 vấn đề này đòi hỏi những người có trách nhiệm phải hành động nhanh và có hiệu quả. Tiết IV bàn về những chiến lược, chính sách cần thiết cho giai đoạn tới.

V. Vài ý tưởng cho giai đoạn phát triển mới: Chủ nghĩa phát triển và mũi đột phá

Qua những phân tích ở trên ta đã thấy tại sao Việt Nam phát triển còn chậm và không có hiệu suất, và đã thấy những thách thức rất lớn mà hiện nay Việt Nam phải trực diện. Có lẽ rất nhiều người tiếc rằng tiềm năng của Việt Nam rất lớn mà không được phát huy. Một nước có quy mô dân số và lao động khá đông với cơ cấu thuận lợi (dân số vàng), và lại có sự thống nhất cao về văn hóa, ngôn ngữ thì trên thế giới không có nhiều. Vị trí địa lý với bờ biển dài nằm giữa vùng phát triển năng động châu Á, tiếp cận dễ dàng với tri thức khoa học và công nghệ là một thuận lợi khác. Tài nguyên thiên nhiên không quan trọng bằng nguồn nhân lực, nhưng với nông thủy khoáng sản rất đa dạng nếu biết khai thác hợp lý và chế biến, chế tác thành sản phẩm công nghiệp cũng dễ hình thành một nền công nghiệp đa dạng và bền vững. Ở đây chưa nói đến lực lượng người Việt Nam ở nước ngoài với rất nhiều chuyên gia về mọi ngành khoa học, công nghệ và quản lý.

Để phát huy tiềm năng và đưa Việt Nam vào kỷ nguyên phát triển nhanh, bền vững, đối phó hữu hiệu với những thách thức hiện nay và tạo cho đất nước một vị thế xứng đáng tên vũ đài quốc tế, những người có trách nhiệm ở Việt Nam phải ưu tiên bắt tay vào những vấn đề gì? 

1. Trước hết lãnh đạo phải nhận thức sâu sắc và bức xúc thật sự trước 3 thách thức mà Việt Nam trực diện hiện nay và đánh giá đúng vị trí của Việt Nam trên vũ đài thế giới. Từ đó đưa ra tầm nhìn về hình ảnh quốc gia trong tương lai.

Phần trên tôi đã phân tích các thách thức. Ở đây nói thêm về vị trí của Việt Nam hiện nay trên vũ đài quốc tế, vị trí về quy mô kinh tế và các mặt về chất như uy tín, hình ảnh, thanh danh. 

1a. Về quy mô và trình độ phát triển:

Trên thế giới, hiện nay Việt Nam xếp thứ 14 về quy mô dân số,  nhưng GDP thì xếp thứ 57, còn GDP đầu người thì ở vị trí 126 (Bảng 8).Quy mô của GDP như vậy không thể có một ảnh hưởng nhất định đến kinh tế thế giới. GDP đầu người phản ảnh trình độ phát triển của Việt Nam còn rất thấp tuy vừa được xếp vào nhóm thu nhập trung bình (thấp).

So sánh với các nước chung quanh (Bảng 9), quy mô kinh tế Việt Nam mới xấp xỉ bằng phân nửa Malaysia và Thái Lan, mặc dù dân số đông hơn nhiều. Theo dự báo của Ngân hàng phát triển Á châu (ADB), trong những nước ASEAN ở Bảng 9, từ năm 2010 đến 2030 Việt Nam phát triển với tốc độ cao nhất nhưng đến năm 2030 GDP cũng chỉ bằng 40% của Thái Lan lúc đó. Nếu Việt Nam phát huy hết tiềm năng và phát triển 9-10% trong thời gian từ nay đến 2030 hay 2035 thì vị trí của Việt Nam sẽ khác hẵn. 

Dĩ nhiên ở đây không có ý nói phải phát triển với tốc độ cao bằng bất cứ giá nào mà song song phải chú trọng về chất (bảo vệ môi trường, phân bổ nguồn lực hợp lý, tạo nhiều công ăn việc làm, tạo cơ hội tiếp cận bình đẳng đến các nguồn vốn, dần dần chuyển sang giai đoạn tăng trưởng dựa trên cải tiến công nghệ, cải tiến quản lý). Trừ vấn đề bảo vệ môi trường, tất cả những mặt về chất lượng vừa nói không có tính cách kiềm hãm tốc độ phát triển. Đặc biệt chú trọng phát triển có hiệu suất sẽ làm tốc độ phát triển cao hơn với cùng một đơn vị về nguồn lực. 

Phát triển nhanh còn là nhu cầu thiết thân để đối phó, tuy đã rất trễ, với thách thức chưa giàu đã già. Tạo các điều kiện để phát triển nhanh, như sẽ nói dưới đây, cũng tránh được nguy cơ sa vào bẫy thu nhập trung bình thấp.

 

 

1b. Xuất khẩu lao động và hình ảnh của Việt Nam trên thế giới:

Lao động xuất khẩu phản ảnh trình độ, vị trí và uy tín của một nước trên vũ đài quốc tế. Một nước xuất khẩu nhiều lao động giản đơn hầu hết, nếu không nói là tất cả, là những nước nghèo, và do đó hình ảnh của những nước nầy không mấy sáng sủa. Có kế hoạch chấm dứt tình trạng nầy trong một thời gian càng ngắn càng tốt là trách nhiệm của những người lãnh đạo đất nước. 

Không kể thời kỳ quan hệ mật thiết với các nước Đông Âu, xuất khẩu lao động của Việt Nam tăng nhanh từ cuối thập niên 1990 và chủ yếu sang các nước Đông Á. Từ năm 2001, bình quân mỗi năm có 7 vạn, gần đây là 9 vạn, lao động được đưa đi ra nước ngoài. Báo chí đã phản ảnh tình trạng khó khăn, nhiều trường hợp rất bi thảm, của người lao động đang làm việc ở nước ngoài.

Hàn Quốc và Thái Lan cũng đã từng xuất khẩu lao động nhưng chỉ trong thời gian rất ngắn và họ đã thành công trong việc chuyển dịch vị trí từ nước xuất sang nước nhập khẩu lao động. Ngược lại, Phi-li-pin là nước điển hình tiếp tục xuất khẩu lao động và cũng là nước điển hình trì trệ về kinh tế.

Do tích cực đầu tư sang Việt Nam, hiện nay (cuối năm 2014) số người Hàn Quốc sinh sống tại nước ta lên tới hơn 15 vạn. Ngược lại, tại Hàn Quốc hiện nay (cuối năm 2012) có hơn 12 vạn người VN đang sinh sống, trong đó gần 26.000 người cư ngụ bất hợp pháp. Ngoài vài ngàn người là sinh viên du học, hầu hết người Việt tại Hàn Quốc là lao động giản đơn hoặc phụ nữ kết hôn với người bản xứ mà theo nhiều nguồn tin trong đó một số không nhỏ đi làm dâu xa vì lý do kinh tế. 

Như vậy có sự tương phản trong quan hệ Việt Hàn: người Hàn Quốc đến Việt Nam là để làm chủ trong khi người Việt Nam đến Hàn Quốc là để làm thuê. Người Việt làm thuê cả ở xứ mình và xứ ngưới. Trách nhiệm của lãnh đạo chính trị là sớm chấm dứt một tình trạng liên quan đến thể diện quốc gia nầy. 

1c. Cần nhanh chóng hình thành tư bản dân tộc:

Một nước với số dân trên 90 triệu, có nền văn hóa lâu đời, mà lại phụ thuộc nhiều vào tư bản nước ngoài thì không thể hãnh diện với thế giới. Trong thời đại toàn cầu hóa, các nước tùy thuộc vào nhau, ngoại lực giúp các nước đi sau tiến triển nhanh nhưng nội lực (ở đây chủ yếu nói doanh nghiệp trong nước) vẫn quan trọng hơn, và nội lực mạnh mới sử dụng ngoại lực có hiệu quả.

Các nước Đông Á, điễn hình là Nhật Bản, Hàn Quốc, chủ nghĩa dân tộc của giới lãnh đạo đã giúp làm cho đội ngũ doanh nhân bản xứ ngày càng mạnh. Trên thực tế, chỉ khi doanh nghiệp bản xứ mạnh lên rồi họ mới kêu gọi đầu tư nước ngoài và FDI được đưa vào từng bước theo đà phát triển của doanh nghiệp trong nước.

Theo tôi, Việt Nam hiện nay phải đặt ưu tiên việc hình thành và nuôi dưỡng tư bản dân tộc, có biện pháp cụ thể để doanh nghiệp tư nhân tiếp cận vốn, đất đai, thông tin và hoạt động trong môi trường kinh doanh thông thoáng, không bị nạn tham nhũng làm thui chột tinh thần doanh

nghiệp. Doanh nghiệp quốc doanh sẽ tồn tại trong một số lãnh vực nhất định nhưng phải triệt để hoạt động theo cơ chế thị trường và trên hệ thống quản trị doanh nghiệp (corporate governance) hoàn chỉnh.

1d. Cần có kế hoạch tốt nghiệp ODA:

Ngoài ra nếu không có kế hoạch sớm chấm dứt nhận viện trợ nước ngoài (tức “tốt nghiệp”ODA) thì cũng không cải thiện được hình ảnh Việt Nam trên vũ đài thế giới.

Đồng vốn ODA chưa được xem xét trong tổng thể chung với vốn trong nước. ODA thực sự chỉ cần thiết khi trong nước khả năng tiết kiệm còn hạn chế, không đủ vốn để đầu tư. Nhưng ở Việt Nam, đã có điều tra cho thấy có sự thất thoát lớn trong quá trình thực hiện các dự án đầu tư công nên phí tổn xây dựng hạ tầng rất cao. Ngoài ra ngân sách nhà nước chi tiêu cho nhiều dự án không cần thiết, không có hiệu quả kinh tế. Hiệu quả của đồng vốn ODA phải được xem xét trong tổng thể chung với vốn trong nước. Không thể một mặt lãng phí nguồn lực trong nước và mặt khác lệ thuộc nhiều vào vốn nước ngoài. Một điểm có liên quan đến vấn đề này là báo chí đã cho thấy nhiều lãnh đạo, quan chức ở trung ương và địa phương đang có cuộc sống rất xa hoa, không tương xứng với trình độ phát triển của đất nước, không phù hợp với chính sách tiếp nhận nhiều

ODA từ nước ngoài.

Việt Nam cần đặt ra kế hoạch giảm ODA trong 10 năm tới, tiến tới “tốt nghiệp ODA”trong 15-20 năm tới. Không kể thời kỳ nhận viện trợ từ Liên xô cũ và các nước Đông Âu, Việt Nam cũng đã nhận ODA hơn 20 năm rồi, bây giờ là lúc cần nghĩ đến việc giảm và tốt nghiệp ODA trong một mốc thời gian không quá xa. Có như vậy đồng vốn trong nước và vốn ODA mới được quan tâm sử dụng có hiệu quả. Việc tùy thuộc lâu dài vào ODA phải được xem như là sự thất bại của chiến lược phát triển. 

Tôi nghĩ trách nhiệm của Đảng Cộng sản Việt Nam hiện nay là phải đưa ra tầm nhìn, dự phóng về một tương lai 15 hoặc 20 năm tới, trong đó có những cam kết cụ thể về việc đưa đất nước lên hàng thượng đẳng trong đó kinh tế có một vị trí quan trọng, chẳng hạn tương đương với vị trí của quy mô dân số,25 không còn lao động xuất khẩu, không còn nhận viện trợ và có một đội ngũ tư bản dân tộc vững mạnh. Như vậy mới đáp ứng được kỳ vọng của dân chúng. Không nên tiếp tục đưa ra những mục tiêu không thiết thực như xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, hoặc những mục tiêu chung chung như dân giàu nước  mạnh,… Việt Nam đang cần những người lãnh đạo đề cao chủ nghĩa phát triển, thoát ra những trói buộc vào ý thức hệ lỗi thời, vào những giáo điều mà thực tế đã cho thấy không còn giá trị.

Năm 2015 là năm chẳn kỷ niệm nhiều sự kiện lịch sử. Nhiều người có trách nhiệm sẽ phát biểu về tương lai Việt Nam nhưng sẽ là một thiếu sót lớn nếu không đề cập đến việc thay đổi hình ảnh của Việt Nam trên vũ đài quốc tế về trình độ phát triển, về người lao động xuất khẩu, về sự

tùy thuộc tư bản và ODA nước ngoài.

2. Những cải cách cấp bách để chuẩn bị cho giai đoạn phát triển nhanh:

Để thực hiện mục tiêu dài hạn nói trên, trong vòng 2 hoặc 3 năm tới phải làm cuộc cách mạng về hành chánh mới tạo điều kiện cho các nguồn lực được sử dụng không lãng phí, có hiệu quả, và mới tạo môi trường cho doanh nghiệp cạnh tranh lành mạnh, tránh được bẫy thu nhập trung bình thấp. Cụ thể:

 

25 Hiện nay về quy mô dân số Việt Nam xếp thứ 14. Nếu muốn GDP cũng ở vị trí khoảng thứ 14 thì Việt Nam cần độ 900 tỉ USD (GDP đầu người khoảng 10.000 USD. Đưa ra một dự phóng tương lai với cái mốc GDP 1000 tỉ và GDP đầu người 10.000 USD vào thời điểm dân số tăng lên 100 triệu và kèm theo những chiến lược cần thiết để thực hiện sẽ gây ra một sự tin tưởng và cảm khái lành mạnh trong dân chúng. 

 

2a. Tinh giản bộ máy nhà nước: 

Cần công bố thống kê về số người ăn lương và làm việc trong bộ máy quản lý nhà nước các cấp, kể cả bộ máy của Đảng và các đoàn thể. Đảng tự nhận là người lãnh đạo duy nhất của đất nước thì phải có nghĩa vụ cho dân biết thực trạng của bộ máy. Đảng phải được xem như là một bộ phận trong cả bộ máy nhà nước đang là đối tượng cải cách. Từ việc nắm vững thực trạng mới đưa ra các lộ trình tinh giản bộ máy để dồn nguồn lực vào lãnh vực khác và để thuận tiện cho việc giải quyết vấn đề tiền lương như sẽ nói dưới đây. Việc cải cách nầy chắc chắn gặp khó khăn nhưng không thể không thực hiện nếu những người ở vai trò lãnh đạo muốn đất nước phát triển. Vì khó khăn mà lại tối quan trọng nên vấn đề nầy lớn ngang tầm với một cuộc cách mạng. 

2b. Trách nhiệm, quyền hạn của lãnh đạo, của quan chức nhà nước phải được quy định cụ thể, quy chế đề bạt hay cách chức cũng phải rõ ràng và nhất là phải được đánh giá nghiêm túc định kỳ (chẳng hạn mỗi năm một lần).

Thực tế ở Việt Nam hiện nay là việc đề bạt không theo những quy định rõ ràng và công khai, sau khi được đề bạt thì được giữ vị trí đó suốt trong thời gian dài, chỉ nghỉ khi hết tuổi. Nhiều bộ trưởng ở đến 2 nhiệm kỳ 10 năm trong khi chẳng có thành tích xứng đáng trong lãnh vực mình phụ trách. Điều này vừa làm mất động lực phấn đấu của chính người đó và mất cơ hội thăng tiến của những người có năng lực hơn. 

Một điểm liên quan nữa là nhiều người ở cương vị lãnh đạo bộ ngành (bộ trưởng, thứ trưởng,… ) lại xen vào công việc ở lãnh vực khác. Điễn hình là nhiều người xen vào công việc của giáo sư đại học (hướng dẫn nghiên cứu sinh tiến sĩ hoặc ngồi hội đồng chấm luận án tiến sĩ). Hiện tượng rất phản khoa học này (bộ trưởng, thứ trưởng hoặc quan chức khác không thể có năng lực và thời gian cho công việc nghiên cứu và giáo dục ở đại học) không những gây tác hại cho giáo dục đào tạo mà còn tỏ ra thiếu nghiêm túc trong lãnh vực mình được giao phó. Ở hầu hết các nước khác, hành động như vậy bị phê phán nặng và thường bị cách chức ngay. Vấn đề này nhiều người, trong đó có tôi, đã nêu lên nhiều lần nhưng cho đến nay không có lãnh đạo cao cấp nào đưa ra cam kết chấn chỉnh.26

 

26 Tháng 1 năm 2014, nhân thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng phát biểu thông điệp đầu năm, tôi có bình luận và nêu lên một trong những vấn đề cần làm ngay là phải giải quyết sự nhập nhằng giữa quan chức và văn bằng tiến sĩ. Xem Trần Văn Thọ (2014c). Nhưng từ đó đến nay vẫn không thấy có sự cải thiện nào. 

 

Ngoài ra, như đã nói ở phần so sánh với Trung Quốc, tại Việt Nam, địa phương phát triển hay không không phải là điều kiện để lãnh đạo thăng tiến. Khoảng 10 năm gần đây trong phương châm luân chuyển cán bộ, nhiều cán bộ nguồn được gửi về địa phương để thêm kinh nghiệm thực tế và sau đó được gọi về trung ương giữ các chức vụ tương đương bộ trưởng hay thứ trưởng mà không xem xét người đó đã có thành tích như thế nào ở địa phương mình phụ trách. 

2c. Cần làm ngay cuộc cách mạng về tiền lương:

Ở đây không cần bàn thêm về sự tác hại của vấn đề tiền lương hiện nay. Tôi chỉ muốn nhấn mạnh là lãnh đạo Việt Nam trong vòng 2-3 năm tới phải dứt khoát giải quyết vấn đề nầy. Nhà nước cần lập một ban nghiên cứu có sự tham gia của những chuyên gia độc lập, được cung cấp các thông tin cần thiết về thành phần ăn lương, về các mục chi tiêu ngân sách, v.v.. và đưa kết quả nghiên cứu cũng như khuyến nghị cải cách ra công chúng để người dân bàn bạc. Có thể xem xét các hướng giải quyết như sau:

Thứ nhất, đưa vào lương mọi thu nhập ngoài lương của quan chức, của các cấp lãnh đạo; triệt để bãi bỏ các loại phong bì vẫn đang rất phổ biến khi các lãnh đạo, quan chức đi họp, đi dự các lễ lạc. 

Thứ hai, bỏ hoặc giảm những hình thức khen thưởng (các loại huân chương, các bằng khen thưởng,..) đang phổ biến tràn lan, rất tốn kém. Một cơ quan nhà nước làm việc đúng bổn phận và hoàn thành công việc được giao tại các nước khác là chuyện đương nhiên, không phải khen thưởng. Nếu không làm đủ bổn phận thì bị khiển trách, những người có trách nhiệm bị giáng chức, hoặc bị chuyển sang công việc khác. Ở các nước khác không phải tốn các phí tổn khen thưởng tràn lan như ở Việt Nam.

Thứ ba, cho đến khi việc cải cách tiền lương thực hiện thành công, không cấp ngân sách cho những dự án chưa cần thiết, như việc xây các đài tưởng niệm, các cơ sở hành chánh hoành tráng.27 Ngay cả các dự án hạ tầng lớn cũng có thể trì hoãn một thời gian để dành ngân sách cho việc cải cách tiền lương.

 

27 Hiện nay dân chúng đang bức xúc về sự kiện một tỉnh nghèo ở miền Trung xây đài tưởng niệm bà mẹ anh hùng tốn tới hơn 400 tỉ. Ngân sách nầy trước mắt nên dành để cải thiện tiền lương cho nhà giáo, cho quan chức địa phương, v,v. 

 

2d. Tổ chức thi tuyển quan chức:

Trong việc kiện toàn bộ máy hành chánh, một vấn đề lớn nữa là phải có cơ chế tuyển chọn người tài ra làm việc nước. Ở các nước khác, quan chức ở trung ương và ở địa phương đều phải qua thi tuyển công khai và công bằng. Nội dung thi tuyển nhằm bảo đảm trình độ văn hóa, sự hiểu biết luật pháp và nghiệp vụ chuyên môn. Ba yếu tố nầy hình thành nhân cách và năng lực của quan chức, bảo đảm công việc hành chánh trôi chảy. Vượt qua các kỳ thi tuyển khó khăn làm cho quan chức cảm thấy có sứ mệnh trong việc xây dựng đất nước và hun đúc lòng tự trọng. Cùng với việc giải quyết vấn đề tiền lương nói ở trên, đây là những yếu tố làm cho nạn tham những khó có đất sống.

Nhiều sự kiện gần đây cho thấy trình độ và đạo đức của nhiều quan chức Việt Nam rất có vấn đề, không tương thích với một đất nước có bề dày văn hóa và đang cần phát triển nhanh. Cần chọn một ngày trong năm làm ngày tuyển chọn nhân tài ra làm việc nước để một mặt khích lệ tài năng trẻ nỗ lực học tập, chuẩn bị để có cơ hội tham gia việc nước, và mặt khác, dần dần hình thành một đội ngũ quan chức đảm trách được quá trình phát triển nhanh và bền vững trong thời gian tới.

 

Vài lời kết: Cần một nền kinh tế thị trường định hướng chủ nghĩa phát triển

 

Bài này đánh giá 30 năm đổi mới nhìn từ kinh nghiệm phát triển của các nước Đông Á và nêu ra những thách thức hiện nay của Việt Nam. Để vượt qua các thách thức đó và để Việt Nam có một vị trí xứng đáng trên vũ đài thế giới, người lãnh đạo phải có tinh thần yêu nước, có sứ mệnh

và quyết tâm xây dựng dựng Việt Nam thành một quốc gia thượng đẳng. Nên chấm dứt những khẩu hiệu hay phương châm không đi vào lòng dân, thay vào đó đề cao chủ nghĩa phát triển, chẳng hạn tuyên bố xây dựng một nền kinh tế thị trường định hướng phát triển. 

Từ tinh thần đó mũi đột phá là cải cách bộ máy hành chánh, cải cách việc tuyển chọn, đề bạt và đánh giá năng lực quan chức. Không giải quyết mũi đột phá này thì không thể thực hiện thành công các chiến lược, chính sách phát triển lâu dài. 

Chiến lược công nghiệp hóa và các chiến lược chính sách phát triển khác sẽ được bàn trong một bài viết khác.

 

Tư liệu có trích dẫn

Aldaba, T. Fernando (2002), Philippine Development: A Research Journey Through the Philippine Journal of Development, Philipinne Journal of Development, Volume XXIX, No. 2 (Second Semester)

Allen, Robert C. (2011), Global Economic History: A very Short

Introduction, Oxford University Press.

Amsden, Alice (1989), Asia’s Next Giant: South Korea and Late

Industrialization, Oxford University Press.

Crafts, Nicholas (1999), East Asian Growth Before and After the Crisis,

IMF Staff Papers, Vol. 46 No. 2, June, pp. 139-166.

Đặng Phong (2009), “Phá rào”trong kinh tế vào đêm trước đổi mới,

Nhà xuất bản Trí thức, Hà nội.

Evans, Peter (1995), Embedded Autonomy: States and Industrial

Transformation, Princeton University Press.

Ikebe Ryo (2013), Higashi Ajia no Kokusaibungyo to Kaetsukeizaiken

(Phân công Quốc tế tại Đông Á và Vùng kinh tế Hoa Việt),

Shinhyoron.

Johnson, Charlmers (1982), MITI and the Japanese Miracle, Stanford

University Press.

Kosai Yutaka (1992), Kodo Seicho no Jidai (Thời đại phát triển cao độ),

Nihonhyoronsha.

Nguyễn T., Nguyễn T.T.H. và Nguyễn C. D. (2012), Kinh tế Việt Nam

giai đoạn 2006-2010 và Triển vọng 2010-2020, Trung tâm Phân tích

và Dự báo, Viện Khoa học Xã hội, Hà Nội.

Oizumi Keiichiro (2007), Oiteiru Ajjia (Á châu Lão hóa), Chukoshinsho.

Perkins, Dwight H. (2013), East Asian Development: Foundations and

Strategies, HarvardUniversity Press.

Pritchett, Lant (2003), A Toy Collection, a Socialist Star, and a

Democratic Dud? Growth Theory, Vietnam, and the Philippines,

Ch. 5 in Rodrik, Dani ed., In Search of Prosperity: analytic

narratives on economic growth, Princeton University Press.

Spence, Michael (2012), The Next Convergence: The Future of

Economic Growth in a Multispeed World, New York: Farrar, Straus

and Giroux.

Trần Văn Thọ | Việt Nam 40 năm qua... 63

Thời Đại Mới | Tháng 7, 2015

Suehiro Akira (2014), Shinko Ajia Keizairon (Luận về kinh tế của những

nước Á châu mới nổi), Iwanami Shoten.

Tran Van Tho (1988), Foreign Capital and Technology in the Process of

Catching up by the Developing Countries: The Experience of the

Synthetic Fiber Industry in the Republic of Korea, The Developing

Economies, XXVI (4),: 386-402.

Trần Văn Thọ (1997), Công nghiệp hóa Việt Nam trong Thời đại Châu Á

Thái bình dương, NXB Thành phố HCM.

Trần Văn Thọ (2000), Chủ biên, Kinh tế Việt Nam 1955-2000: Tính toán

mới, Phân tích mới, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội.

Trần Văn Thọ (2010), Kinh tế Việt Nam trước sự trỗi dậy của Trung

Quốc, Thời Đại Mới số 19 (Tháng 7).

Trần Văn Thọ (2011), Việt Nam từ năm 2011: Vượt lên sự nghiệt ngã

của thời gian, NXB Tri thức.

Trần Văn Thọ (2012a), Bẫy thu nhập trung bình nhìn từ các nước

ASEAN, Thời Đại Mới, số 24, tháng 3.

Trần Văn Thọ (2012b), Để tái cấu trúc thành công: Kinh nghiệm Hàn

Quốc, Thời báo kinh tế Saigon, 21/6.

Tran Van Tho (2013a), The Middle Income Trap: Issues for Members of

the Association of Southeast Asian Nations, ADBI Working Papers

No. 421 (May).

Trần Văn Thọ (2013b), Kinh tế biên giới Việt Trung trước sự trỗi dậy

của Trung Quốc, Thời Đại Mới số 31 (Tháng 7).

Trần Văn Thọ (2013c), Có tinh thần dân tộc mới phát triển được ngành ô

tô, Thời báo kinh tế Saigon, 4/7.

Trần Văn Thọ (2014a), Dùng ODA như thế nào?, Thời báo kinh tế

Saigon, 10/4.

Trần Văn Thọ (2014b), FDI và nguy cơ phân hóa nền kinh tế, Thời báo

kinh tế Saigon, 8/5.

Trần Văn Thọ (2014c), Đừng để nhập nhằng quan chức và tiến sĩ, Tuổi

Trẻ 17/1.

Vu Minh Khuong (2013), The Dynamics of Economic Growth: Policy

Insights from Comparative Analyses in Asia, Edward Elgar

Publishing Limited.

World Bank (1993), East Asian Miracle: Economic Growth and Public

Policy, OxfordUniversity Press.

World Bank (2011), Vietnam Development Report 2012: Market

Economy for a Middle-Income Vietnam, Hanoi: World Bank.

© Thời Đại Mới

 1970 (xem Bảng 4).

Luật sư tư vấn miễn phí

Gọi ngay
0902818158- 0906834543
0906834543
0902818158

Tin pháp luật

CÁC ĐỐI TÁC

  • Nhà Đất Phúc An Khang
  • The Diplomat
  • The NewYork Review of Book
  • CogitAsia
  • Reuters
  • Viet Studies
  • The NewYork Times
  • TIME
  • Bloomberg Bussiness