TIN TỨC

fanpage

Thống kê truy cập

  • Online: 223
  • Hôm nay: 198
  • Tháng: 1621
  • Tổng truy cập: 5245625
Chi tiết bài viết

Virus corona Vủ Hán, Nữ thần sử học mù lòa và thân phận con người trong vòng xoáy lịch sử

Lời dẫn : Ngày 20/2/2020  có những 4 số 2.  Vụ dịch Cúm virus Corona đã qua 2 tháng (dịch viêm phổi Vũ Hán (bệnh được gọi chính thức là COVID-19 bởi WHO) bắt đầu bùng phát vào giữa tháng 12 năm 2019 tại thành phố Vũ Hán trong tỉnh Hồ Bắc ở miền Trung Trung Quốc, 7 tháng 2 năm 2020, hơn 71.444 ca nhiễm đã được xác nhận trên toàn cầu và trên 1775 người tử vong. 

Tất cả các tỉnh của Trung Quốc đều đã có ghi nhận ca nhiễm. Các ca nghi ngờ đầu tiên được báo cáo vào ngày 31 tháng 12 năm 2019, với các triệu chứng đầu tiên xuất hiện khoảng hơn ba tuần trước đó, vào ngày 8 tháng 12 năm 2019.  Sau đó, những người tiếp xúc gần gũi với người bị nghi ngờ mắc bệnh đã được theo dõi. Ngày 9 tháng 1 năm 2020, ca tử vong do 2019-nCoV đầu tiên xảy ra ở Vũ Hán.) 

Lịch sử lại tiếp tục ghi nhận một trong muôn vàn sự kiện trong giòng chảy loài người. Cố ý hay tình cờ  thảm họa chết người hàng loạt lan tỏa toàn cầu lại khởi đầu từ Vủ Hán . Nơi mà hơn 2000 năm trước đã xãy ra thảm họa chiến tranh Tam quốc .(Cuộc tao loạn Tam quốc là giai đoạn bi thương nhất Trung Hoa thời cổ đại. Chiến tranh liên miên giữa các tập đoàn lãnh chúa khiến đất nước tan hoang, nhiều thành trì bị công phá, thậm chí có những thôn trấn bị xóa sổ hoàn toàn.

Những tai ương kinh hoàng do loạn Tam quốc gây ra: Dân Từ Châu vì kháng lệnh trưng binh của Tào Tháo mà bị giết hơn 10 vạn nam nữ, không tha cả gà chó, xóa sổ 5 huyện thành, xác người khiến Tứ thủy nghẹn dòng không chảy nổi; đất Quan Trung 10 vạn hộ dân bị Lý Thôi xua quân đánh cướp một trận tan hoang, ; Ích Châu, Kinh châu, Dương châu bị Lưu Biểu, Tôn Sách càn quét mà dân số thưa hẳn. Người người ra trận nên đồng ruộng không ai cày cấy, nạn đói hoành hành. Kèm theo đó là dịch bệnh, người chết nhiều quá, người sống chôn không xuể, chỉ vùi lấp qua loa khiến ôn dịch nở rộ, nhiều làng mạc bị chết sạch.

Theo thống kê thời Đông Hán, vào năm Vĩnh Thọ thứ 3 (157), cả nước có 56.476.856 nhân khẩu; đến khi Tây Tấn nhất thống giang sơn (280), thống kê chỉ còn 16.163.863 người, không bằng 1/3 so với trước kia!)

Ghi tóm lại bao cuộc gió tanh mưa máu của 1 thoáng lịch sử 100 năm gọi là Tam quốc chí là Bài từ Lâm giang tiên của Dương Thận sáng tác khoảng 1520-1530  tức là cách nay 500 năm. Bài từ theo điệu Lâm giang tiên . Trên đường sung quân, khi được giải tới Hồ Bắc, Giang Lăng (còn gọi Kinh châu). Tình cờ gặp hai kẻ ngư dân và tiều phu nướng cá uống rượu bên sông, cười nói chuyện thế gian, Thận cảm khái viết luôn bài từ này trong lúc vẫn mang gông xích trên người.

《臨江仙》• 楊慎 Lâm giang tiên – Dương Thận

滾滾長江東逝水,Cổn cổn Trường Giang đông thệ thuỷ,

浪花淘盡英雄。Lãng hoa đào tận anh hùng.

是非成敗轉頭空。Thị phi thành bại chuyển đầu không.

青山依舊在,Thanh sơn y cựu tại,

幾度夕陽紅。Kỷ độ tịch dương hồng.

白髮漁樵江渚上,Bạch phát ngư tiều giang chử thượng,

慣看秋月春風。Quán khan thu nguyệt xuân phong.

一壺濁酒喜相逢。Nhất hồ trọc tửu hỷ tương phùng.

古今多少事,Cổ kim đa thiểu sự,

都付笑談中。Đô phó tiếu đàm trung.

Bản dịch của Phan Kế Bính:

Trường giang cuồn cuộn chảy về đông,

Sóng vùi dập hết anh hùng.

Được, thua, phải, trái thoắt thành không.

Non xanh nguyên vẹn cũ,

Mấy độ bóng tà hồng?

Bạn đầu bạc ngư tiều trên bãi,

Đã quen nhìn thu nguyệt xuân phong.

Một bầu rượu vui vẻ tương phùng.

Xưa nay bao nhiêu việc,

Phó mặc nói cười suông.

Vậy nên dịch corona rồi cũng đang trôi vào dĩ vãng. Có chăng các nhân vật  trong cuộc thảm họa này cũng chỉ trôi vào giòng lịch sữ miên viễn chãy hoài chãy mãi như giòng Trường Giang kia mà thôi.

Thôi trở lại với suy nghĩ của giáo sư người Israel Yuval Noah Harari  về lịch sử con người  về cả những virus văn hóa tồn tại ,phát triển trong vật chủ là con người . Dường như sức mạnh của virus văn hóa là cực kỳ ghê gớm . Đến mức ,ký sinh trùng hữu cơ, như virus, sống trong cơ thể vật chủ của chúng. Chúng sinh sôi nảy nở và lan truyền từ vật chủ này sang vật chủ khác, lấy dinh dưỡng từ vật chù, làm họ bị suy kiệt, và thậm chí gìết chết họ. Miễn là Vật chủ sống đủ lâu để lây truyền ký sinh trùng. Còn virus văn  hóa  là những ký sinh trùng trên não xuất hiện  và sau đó lợi dụng tất cả những người bị chúng lây nhiễm. dầu các vật chủ thế hệ này qua thế hệ đã chết cả ngàn đời .

20/2/2020

Chúng ta không thể giải thích những lựa chọn của lịch sử, nhưng chúng ta có thể nói điều  gì đó rất quan trọng về chúng: những lựa chọn của lịch sử đã không được quyết định vì lợi ích của con người. Hoàn toàn chưa có bằng chứng cho thấy hạnh phúc của con người nhất định được cải thiện theo dòng lịch sử đang cuồn cuộn chảy. Không có bằng chứng cho thấy các nền văn hóa có ích cho con người nhất định phải thành công và lan rộng, còn những nền văn hóa ít có lợi hơn thì biến mất. Không có bằng chứng cho thấy Ki-tô giáo là một lựa chọn tốt đẹp hơn so với Mani gíáo, hay Đế chế Ả-rập thì tốt hơn so với Đế chế Sasanid của người Ba Tư.

Không có bằng chứng nào cho thấy lịch sử đang vận hành vì lợi ích của con người, vì chúng ta thiếu một cái cân khách quan để đo đếm những lợi ích như vậy. Các nền văn hóa khác nhau định nghĩa về chân thiện mỹ khác nhau, và chúng ta không có thước đo khảch quan để xét đoán chúng. Dĩ nhiên, kẻ chiến thắng iuôn tin rằng định nghĩa của họ là chinh xảc. Nhưng tại sao chúng ta phải tin theo kẻ chiến thắng? Tín đồ Kỉ-tô tin rằng“ chiến thắng của Ki-tô giáo trước Mani giáo là có lợi cho loài người, nhưng nếu chúng ta không chấp nhận thế giới quan của Ki-tô giảo thi chẵng có lý do gì để đổng ý với họ. Tín đồ Hồi giáo tin rằng sự sụp đổ của Đế chế Sassanid trước người Hồi giáo đã mang lại lợi ích cho loài người. Nhưng những lợi ích này chỉ hiển nhiên khi chúng ta chấp nhận thế giới quan Hồi giáo. Rất có thể nhân loại sẽ tốt đẹp hơn  nếu cả Ki-tô giáo và Hồi giáo đều rơi vào lãng quên, hoặc bị đánh bại.

Ngày càng có nhiều học giả xem văn hóa như là một căn bệnh nhiễm trùng hay ký sinh trên não, còn con người là vật chủ vô thức của nó. Ký sinh trùng hữu cơ, như virus, sống trong cơ thể vật chủ của chúng. Chúng sinh sôi nảy nở và lan truyền từ vật chủ này sang vật chủ khác, lấy dinh dưỡng từ vật chù, làm họ bị suy kiệt, và thậm chí gìết chết họ. Miễn là Vật chủ sống đủ lâu để lây truyền ký sinh trùng,

Còn ký sinh trùng thì chẳng quan tâm mấy đến tình trạng của vật chủ Giống như cách này, tư tưởng văn hóa sống bên trong trí óc con người, Chúng sinh sôi nảy nở và lây truyền từ vật chủ này sang vật chủ khác, đôi khi làm suy kiệt vật chủ, và có lúc gìết chết họ. Một tư tưởng văn hóa -chẳng hạn niềm tin vào thiên đường Ki-tô giáo trên những đám mây có thể thôi thúc một người dành cả đời mình cho sứ mạng truyền bá tư tưởng đó, cho dù phải đánh đổi bằng mạng sống. Người thì chết, nhưng tư tưởng thì nhân rộng. Theo cách tiếp cận này, các nền văn hóa không phải là những âm mưu được một số người dựng lên để lợi dụng người khác. Đúng hơn, văn hóa là những ký sinh trùng trên não xuất hiện ngẫu nhiên và sau đó lợi dụng tẩt cả những người bị chúng lây nhiễm.

Cách tiếp cận này đôi khi được gọi là thuyết meme'. Nó giả định rằng, giống như việc quá trình tiến hóa hữu cơ dựa trên sự sao chép các đơn vị thông tin hữu cơ được gọi là “gene”, tiến hóa văn hóa dưa trên sự sao chép cảc đơn vị thông tin văn hóa thì được gọi là “meme” Những văn hóa thành công là những văn hóa nổi trội trong việc tái sinh các meme của chúng, bất chấp những chi phí và lợi ich đối với các vật chủ là con người.

Hầu hết các học giả ngành nhân văn đều xem nhẹ thuyết meme,( Nguyên văn: memetics, cách gọi của R. Dawkins để chỉ một đơn vị thông tin truyền trong óc trong quá trình truyền văn hóa giữa các thế hệ. (BTV) ) Cho rằng nó chỉ là một nỗ lực nghiệp dư nhằm giải thích cảc quá trình Văn hóa bằng những phép ngoại suy sinh học thô sơ. Nhưng nhiều người trong số đó lại bám lấy anh em sinh đôi của thuyết này -chủ nghĩa hậu hiện đại. Những nhà tư tưởng hậu hiện đại nói về các diễn ngôn không phải meme như những khối gạch xây nên văn hóa. Tuy nhiên, họ cũng thấy văn hóa tự truyền bá đi khắp nơi nhưng lại ít quan tâm đến lợi ích của loài người. Ví dụ, các nhà tư tưởng hậu hiện đại mô tả về chủ nghĩa dân tộc như một bệnh dịch chết người lây lan khắp thế giới trong thế kỷ 19 và 20, gây ra chiến tranh, áp bức, thù hận và diệt chủng. Thời khắc mà người dân của một quốc gia bị lây nhiễm virus đó, người dân ở những quốc gia láng giềng cũng có thể bị lây nhiễm theo. Virus chủ nghĩa dân tộc mặc nhận nó có lợi cho loài người, thế nhưng nó chỉ mang lại lợi ích chủ yếu cho chính nó. ( dường như các virus văn hóa đã gây ra bao cuộc thảm sát kinh hoàng mà Tam quốc , hay đây là các thế chiến I , II  chỉ là một trong muôn vàn ví dụ của loài người )

Những lập luận tương tự cũng phổ biến trong cảc ngành khoa học xã hội, dưới sự bảo hộ của lý thuyết trò chơi. Lý thuyết trò chơi giải thích vỉệc làm thế nào mà trong những hệ thống nhiều người chơi, các quan điểm và mô hình hành vi gây tổn hại cho tất cả người chơi lại vẫn xoay xở để bén rễ và lan rộng. Chạy đua vũ trang là một ví dụ mà ai cũng biết. Nhiều cuộc chạy đua vũ trang đã làm phá sản tất cả những người tham gia, mà không thực sự làm thay đổi được cán cân quyền lực quân sự. Khi Pakistan mua máy bay hiện đại, Ấn Độ cũng đáp lại. Khi Ấn Độ phảt triển bom nguyên tử, Pakistan cũng theo gót. Khi Pakistan mở rộng lực lượng hãi quân, Ấn Độ cũng phản pháo. Và kết thúc quá trình, cán cân quyền lực có thể vẫn như cũ, nhưng hàng tỉ đô-la thay vì được đầu tư vào giáo dục hay y tế, lại bị tiêu hao vào vũ khí. Tuy nhiên, động lực chạy đua vũ trang thật khó cưỡng lại. “Chạy đua vũ trang” là một mô hình hành vi có thể tự lan truyền như một loại virus, từ nước này sang nườc khác, làm tổn hại đến tất cả mọi người, nhưng có lợi cho mình nó, theo những tiêu chuẩn tiến hóa của tồn tại và sinh sản. (Nhớ rằng một cuộc chạy đua vũ trang giống như một gen vô thức nó không chủ đích tìm cách tồn tại và sinh sản. Sự nhân rộng của nó là kết quả không chủ đích của một động lực mạnh mẽ.) ( Phải chăng virus chạy đua giành phần thắng đã khiến ban lãnh đạo Trung Hoa xem nhẹ đầu tư y tế an sinh tại Công Xưởng Vủ Hán ,bởi vậy con virus sinh học corona đã dễ dàng xuất hiện và lan tỏa khá nhanh )

Bất kể bạn gọi nó là gì = lý thuyết về trò chơi, chủ nghĩa hậu hỉện đại, hay thuyết meme = những động lực của lịch sử không hướng đến việc nâng cao đời sống con người. Không có cơ sở để nghĩ rằng những nền văn hóa thành công nhất trong lịch sử nhất thiết phải là những nền Văn hóa tốt nhất cho Homo sapiens. Giống như sự tiến hóa, lịch sử xem nhẹ hạnh phúc của các sinh vật riêng lẻ. Và cá nhân con người, về phần mình, thường quá ngu muội và yếu đuối nên chẳng thể tác động đến tìến trình lịch sử theo hướng có lợi cho họ.

Lịch sử đi từ một giao lộ này đến một giao lộ kế tiếp, vì những lý do khó hỉểu nào đó, lựa chọn đi theo hướng này trước tiên, rồi mới đến hướng khác. Khoảng nãm 1500, lịch sử đã có sự lựa chọn quan trọng nhất, thay đổi không chỉ số phận của loài người, mà có thể là số phận của tất cả sự sống trên Trái đất. Chúng ta gọi đó là Cách mạng Khoa học. Nó bắt đẩu ở Tây Âu, một bán đảo lớn ở phía cực tây của Á-Phi, mà cho đến lúc đó không có vai trò quan trọng đặc biệt nào trong lịch sử. Vì sao Cách mạng Khoa học bắt đầu ở đó chứ không phải những nơi khác, và tại sao không ở Trung Hoa hay Ấn Độ? Vì sao nó khởi thủy vào giữa thìên niên kỷ 2 chứ không phải là hai thế kỷ trưởc đó hay ba thế kỷ sau đó? Chúng ta không bìết. Các học giả đã đưa ra hàng tá lý thuyết, nhưng không cái nào trong đó đặc biệt thuyết phục.

Lịch sử có một chân trời bao la những khả năng, và rất nhiều trong đó không bao giờ trở thành hiện thực. Ta có thể tưởng tượng Lịch Sử đi xuyên các thế hệ trong khi bỏ qua Cách mạng Khoa học, và cũng có thể tưởng tượng lịch sử mà không có Ki-tô giáo, không có Đế chế La Mã, và không có những đồng tiền vàng.

Thôi, ta cũng bắt chước người xưa để tạm kết thúc lời bàn qua loa về lịch sử .

Đã quen nhìn thu nguyệt xuân phong.

Một bầu rượu vui vẻ tương phùng.

Xưa nay bao nhiêu việc,

Phó mặc nói cười suông.

 

Bài từ Lâm giang tiên của Dương Thận này mượn cơn hưng phế của các triều đại lịch sử để cảm khái những thăng trầm của kiếp nhân sinh, ý tứ hàm súc u uẩn mà lồng lộng sảng khoái, cao ngạo lại thâm trầm.Toàn bài có giọng khẳng khái bi tráng riêng, ý vị lan xa như sóng Trường giang vạn dặm khôn cùng, khiến người đọc không khỏi bồi hồi dấy lên đủ thứ cảm xúc vui buồn xen kẽ.Giữa bức tranh vân cẩu của cuộc tang thương, nổi bật lên hình ảnh mái đầu bạc phơ của đôi bạn ngư tiều nhàn nhã khề khà chuyện gió mát trăng trong, bãi lặng bình yên thành chốn tạm dừng chân lấy sức để rồi sau đó lại lê tiếp kiếp người lủi thủi giữa trần ai. Một bầu rượu đục mà thanh thản trong veo ý vị. Thế sự vô thường, ngàn năm công nghiệp đáng mẹ chi đâu mà phải bận lòng, hãy cứ thả hồn phiêu linh trên bọt sóng mà cười mơn bọt rượu. Ái chà chà, mệnh quan đại thần hay điêu dân tiểu tử thì bất quá cũng chỉ một chớp mắt thôi, ăn thua chỗ mình có chịu chơi tới bến hay không vậy mà.

20/2/2020

Luật sư tư vấn miễn phí

Gọi ngay
0902818158- 0906834543
0906834543
0902818158

Tin pháp luật

CÁC ĐỐI TÁC

  • Nhà Đất Phúc An Khang
  • The Diplomat
  • The NewYork Review of Book
  • CogitAsia
  • Reuters
  • Viet Studies
  • The NewYork Times
  • TIME
  • Bloomberg Bussiness