BA SÀM
Cơ quan ngôn luận của THÔNG TẤN XÃ VỈA HÈ
Ông Trịnh Văn Lâu yêu cầu xét xử Ủy viên Bộ Chính trị Nguyễn Văn Bình, bắt đại gia Trầm Bê, truy tố tướng Trần Quốc Liêm
Đôi lời: Trang Ba Sàm nhận được Bản Kiến Nghị được cho là của ông Trịnh Văn Lâu, cán bộ cao cấp nghỉ hưu, gửi Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và các lãnh đạo cao cấp trong Bộ Chính trị, đề nghị cách chức và xét xử Ủy viên Bộ Chính trị Nguyễn Văn Bình vì bao che cho các hoạt động lũng đoạn ngân hàng, bắt ông trùm ngân hàng Trầm Bê, truy tố vợ chồng Thiếu tướng Trần Quốc Liêm vì liên quan đến việc chiếm đoạt hàng trăm tỷ đồng trong vụ án Dương Thanh Cường với ngân hàng Agribank. Không rõ các chi tiết nêu ra trong Bản Kiến Nghị này chính xác ra sao, xin được đăng tại đây để quý độc giả tham khảo và kiểm chứng.
____
Ông Trịnh Văn Lâu, tức Tư Cẩn, tác giả Bản Kiến Nghị. Ảnh: internet
ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
Vĩnh Long, ngày 28 tháng 02 năm 2017
BẢN KIẾN NGHỊ
– Đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng;
– Đồng chí Đinh Thế Huynh, Ủy viên Bộ Chính trị- Thường trực Ban Bí thư;
– Đồng chí Nguyễn Xuân Phúc, Ủy viên Bộ Chính trị – Thủ tướng Chính phủ;
– Đồng chí Trần Quốc Vượng, Ủy viên Bộ Chính trị – Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung Ương;
– Đồng kính gửi: Các đồng chí trong Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam.
Tôi là Trịnh Văn Lâu (Tư Cẩn) nguyên Ủy viên Ban Chấp hành trung ương Đảng cộng sản Việt Nam khóa VI, VII; Phó Chủ nhiệm Thường trực Ủy Ban kiểm tra Trung ương Đảng; nguyên Bí thư Tỉnh ủy các tỉnh: Tây Ninh, Cửu Long, Vĩnh Long; Bí thư Đảng bộ nhà tù Côn Đảo.
Kính thưa các đồng chí!
Thời gian gần đây, dư luận quần chúng nhân dân, nhất là các vị lão thành cách mạng, cán bộ cao cấp về hưu, đặc biệt các cựu tù Côn Đảo đều phấn khởi về kết quả việc phát hiện, điều tra, xử lý kỷ luật tập thể và cá nhân liên quan đến các vụ án tham nhũng, lợi ích nhóm, lợi dụng chức vụ quyền hạn, nhất là đã và đang phanh phui tới cấp Thứ trưởng, Bộ trưởng, Bí thư, Chủ tịch tỉnh và người đứng đầu các cơ quan tương đương… do báo chí, dư luận xã hội phát hiện.
Bước đầu đã chứng minh lời phát biểu của đồng chí Tổng Bí thư, Trưởng Ban chỉ đạo phòng chống tham nhũng trong phiên họp thứ X, ngày 28/12/2015 như sau:”…Sau Đại hội XII của Đảng, công tác phòng, chống tham nhũng phải được quan tâm đẩy mạnh hơn nữa, có hiệu quả rõ ràng hơn…”.
Với tinh thần đó, tôi xin đại diện các đồng chí lão thành cách mạng, cán bộ cao cấp nghỉ hưu gởi đến tôi và nhờ tôi gửi đến các đồng chí Bản kiến nghị này với những bức xúc của đông đảo đồng chí, đồng bào ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long.Để gởi đến đồng chí Tổng Bí thư – Trưởng Ban chỉ đạo phòng chống tham nhũng cùng các đồng chí trong Bộ Chính trị với tất cả niềm tin và tâm huyết. Mong các đồng chí tiếp tục xem xét và xử lý đối với những vụ trọng án đã và đang được xét xử nhưng vẫn còn những nhân vật liên quan, có trách nhiệm to lớn, nặng nề trong các vụ án đó, vẫn chưa được điều tra phanh phui làm rõ trước kỷ cương pháp luật. Cụ thể:
Thứ nhất: Việc ông Nguyễn Văn Bình, đang là Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương, nguyên Thống đốc Ngân hàng nhà nước Việt Nam có trách nhiệm trực tiếp trong các vụ án vừa qua, nhưng chưa được quy trách nhiệm và đưa ra xét xử? Cụ thể:
1- Vụ án Phạm Công Danh và Ngân hàng xây dựng:
Một là, Qua Bản cáo trạng xét xử vụ trọng án này, Nhân dân rất bức xúc và hiểu cặn kẽ: Phạm Công Danh nguyên là Chủ tịch Hội đồng Quản trị Tập đòan Thiên Thanh, là Tập đoàn nợ lớn, tài chính yếu kém. Phạm Công Danh phải thụ án 6 năm tù vì sự thua lỗ ấy. Vậy mà Tập đoàn Thiên Thanh lại được Ngân Hàng nhà nước lựa chọn để tái cơ cấu Ngân hàng Đại Tín và Phạm Công Danh lại được Ngân hàng nhà nước bổ nhiệm làm Chủ tịch Hội đồng quản trị – Giám đốc Ngân hàng TMCP Xây dựng Việt Nam nầy?
Hai là. Cần được làm rõ là: Ngân hàng Xây dựng là Ngân hàng đầu tiên được Ngân hàng nhà nước mua lại với giá “không đồng” vào ngày 02/02/2015.
Được biết, đến cuối năm 2014 phần vốn chủ sở hữu âm tới hơn 24.000 tỷ đồng và lỗ lũy kế 27.000 tỷ đồng.
Việc Ngân hàng Nhà nước mua lại Ngân hàng Xây dựng đang thua lổ trầm trọng với giá “không đồng” là việc làm kỳ lạ, cần được điều tra làm rõ. Trong lúc đó, ai đứng phía sau cho Phạm Công Danh thành lập hàng chục Chi nhánh “Ngân hàng ảo”để rút tiền Nhà nước?
Ba là: Có quy định khi Ngân hàng Xây dựng thua lỗ lớn, phải được kiểm soát đặc biệt mỗi khi rút tiền từ Ngân hàng này có số tiền từ 5 tỷ đồng trở lên, phải được sự đồng ý của Tổ giám sát thuộc Ngân hàng nhà nước đặt tại đây.
Vậy mà, chỉ trong vòng hơn 01 năm, Phạm Công Danh đã rút được từ Ngân hàng Xây dựng hơn 18.678 tỷ đồng. Trách nhiệm này, ngoài Tổ giám sát, còn có trách nhiệm của Thống đốc Ngân hàng nhà nước Nguyễn Văn Bình. Cần phải được điều tra làm rõ?
2- Ngân hàng nhà nước mua lại “không đồng” với Ngân hàng Phương Nam và câu hỏi “Ai bảo kê ông Trầm Bê”?
Ở đồng bằng Sông Cửu Long, Nhân dân các giới vẫn còn bức xúc việc…”Ngân hàng nhà nước đứng ra nhận ủy quyền phần vốn âm nhiều chục nghìn tỷ đồng của gia đình ông Trầm Bê sau khi sáp nhập Ngân hàng Phương Nam vào Sacombank…”,”…còn được gọi Ngân hàng nhà nước mua lại Ngân hàng Phương Nam bằng ”không đồng” để lãnh lấy số nợ khổng lồ của gia đình Trầm Bê về cho Nhà nước phải trả nợ thay? Và đông đảo dư luận không quên chuyện Trầm Bê còn cho Dương Thanh Cường ở Ngân hàng Agribank vay 1.500 lượng vàng từ Ngân hàng Phương Nam trong vụ án Dương Thanh Cường gần như ai cũng biết. Đặc biệt vụ Trầm Bê đã mua với giá rẻ trên 150 héc ta đất Quốc phòng của Quân Khu 9 do ông Huỳnh Tiền Phong, nguyên Tư lệnh Quân Khu 9 đứng bán cho Trầm Bê và Trầm Bê kinh doanh bán lại đã thu lợi có được hàng chục ngàn tỷ đồng, chưa kể đất Quốc phòng của Quân khu 7 tại thành phố Hồ Chí Minh mà Trầm Bê đã mua.
Hiện Trầm Bê còn những tài sản: dinh thự, cảng biển, những ngôi chùa mênh mông, bao gia sản, nhà cửa ở thành phố Hồ Chí Minh và Trầm Bê đã “đền ơn” ông Tiền Phong mấy căn biệt thự ở Sài Gòn… Tại sao từ khi sáp nhập và được mua “không đồng”, Ngân hàng Phương Nam vào Sacombank, Trầm Bê và con trai là Trầm Khải Hòa vẫn giữ chân Hội đồng thành viên và điều hành Ngân hàng Sacombank cho đến nay?
Tại sao Ngân hàng nhà nước và ông Nguyễn Văn Bình bắt Nhà nước phải lãnh khối nợ khổng lồ của gia đình Trầm Bê để trả nợ, còn Trầm Bê thì cứ sống ngoài vòng pháp luật, giàu có, nhởn nhơ, đường hoàng? Liệu đây có phải là một nhóm lợi ích của những người có chức, có quyền bảo kê không?
3- Ngân hàng Nhà nước mua lại “không đồng” với Ngân hàng Đại dương (Oceanbank): là một trong 6 đại án tham nhũng, đứng đầu là Chủ tịch Hội đồng Quản trị Hà Văn Thắm đã được Ngân hàng Nhà nước với sự chỉ đạo của Thống đốc Nguyễn Văn Bình mua Ngân hàng Đại dương với giá “không đồng” từ ngày 25/04/2015
Dư luận của cán bộ, đảng viên được biết: theo đánh giá, nhận định của Bộ Công an thì đây là vụ án gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.Theo thông tin chính thống từ các nguồn tin: đây là những diễn biến vi phạm nổi bật của Ngân hàng Oceanbank trước lúc được Ngân hàng Nhà nước mua với giá “không đồng”.
– Đến 31/03/2014 nợ xấu lên đến 15.000 tỷ đồng, chiếm 49,84%. Vốn Điều lệ 4.000 tỷ đồng. Lợi nhuận trước thuế lỗ gần 10.200 tỷ đồng, bằng 299,63% (âm vốn chủ sở hữu gấp 2,5 lần).