TIN TỨC

fanpage

Thống kê truy cập

  • Online: 223
  • Hôm nay: 198
  • Tháng: 1621
  • Tổng truy cập: 5245625
Chi tiết bài viết

WB: Kinh tế Việt Nam 2020 nên ưu tiên phát triển khu vực tư nhân để giảm rủi ro

Lời dẫn : 

 

Ngân hàng Thế giới (WB) dự báo tăng trưởng GDP Việt Nam 2019 ở mức 6,8%. Tổ chức này nhận định rằng trong bối cảnh không ít rủi ro trong nước lẫn bên ngoài, việc phát triển khu vực kinh tế tư nhân cần được ưu tiên để giảm thiểu rủi ro, bao gồm thông qua cải thiện môi trường kinh doanh và các phương án huy động tài chính dài hạn.

Báo cáo cập nhật tình hình kinh tế Việt Nam 2019 do WB công bố hôm 17.12 khẳng định khả năng chống chịu của nền kinh tế Việt Nam. Theo đó, dù môi trường toàn cầu ngày càng bất định, nền kinh tế Việt Nam tiếp tục đạt tăng trưởng cao, dự báo mức 6,8% cho năm 2019 và  thương mại thặng dư liên tiếp bốn năm qua.

Chính sách tài khóa và tiền tệ đều được duy trì thận trọng giúp giảm lạm phát trong nước và giảm nợ công gần 8 điểm phần trăm so với năm 2016, từ mức 63,7% GDP còn khoảng 56% GDP vào cuối năm 2019.

WB: Kinh tế Việt Nam 2020 nên ưu tiên phát triển khu vực tư nhân để giảm rủi ro - ảnh 1

Số liệu về tăng trưởng GDP tại các nước Đông Á và Thái Bình Dương cho thấy, mặc dù giảm tốc, khu vực này vẫn là động lực chính cho các hoạt động kinh tế toàn cầu do vẫn duy trì được các yếu tố căn bản vững mạnh và đóng góp đến 1/3 tăng trưởng toàn cầu. Nguồn: Ngân hàng Thế giới 

Tăng trưởng GDP được duy trì nhờ xuất khẩu dự kiến tăng 8% năm nay, cao hơn gần bốn lần so với mức bình quân toàn cầu. Việt Nam vẫn tiếp tục thu hút nhà đầu tư nước ngoài khi bình quân dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) cam kết gần 3 tỉ USD/tháng.

"Triển vọng kinh tế Việt Nam sắp tới và trong trung hạn là tích cực với mức tăng GDP dự báo quanh 6,5% trong những năm tới,"  WB nhận định.

WB cho rằng mức tăng trưởng trên nhờ vào các yếu tố căn bản của nền kinh tế Việt Nam vẫn vững vàng, chính phủ tạo được dư địa tài khóa nhất định nhờ chính sách tài khóa thận trọng, tuy nhiên Việt Nam vẫn không “miễn nhiễm” hoàn toàn với các cú sốc bên ngoài. 

Dẫn số liệu từ năm 2017-2019, WB chỉ ra tăng trưởng xuất khẩu đã giảm từ 21% xuống còn 8%. Đồng thời các thị trường xuất khẩu ngoài Mỹ chỉ tăng 3,6% trong 11 tháng đầu năm 2019. So với hai năm trước đó, đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào các cơ sở sản xuất kinh doanh mới cũng tăng chậm lại 30%, kể cả sau khi đã tính đến mức tăng trưởng trong đầu tư qua kênh M&A.

Trong bối cảnh không ít rủi ro trong nước lẫn bên ngoài, việc phát triển khu vực tư nhân cần được ưu tiên để giảm thiều rủi ro, giải pháp theo WB bao gồm thông qua cải thiện môi trường kinh doanh và các phương án huy động tài chính dài hạn.

Khả năng tiếp cận tín dụng được cho là một trong những trở ngại lớn làm hạn chế sự phát triển của các doanh nghiệp tại Việt Nam. “Xử lý những hạn chế về huy động tài chính cho doanh nghiệp cần nhận được sự quan tâm cao nhất của các nhà hoạch định chính sách nếu Việt Nam muốn tiếp tục quỹ đạo tăng trưởng nhanh và bao trùm, hướng tới trở thành quốc gia có thu nhập cao trong những thập niên tới,” ông Ousmane Dione, giám đốc quốc gia WB tại Việt Nam nhận định.

Theo kinh nghiệm của nhiều quốc gia trên thế giới, bao gồm cả ở khu vực Đông Á, thị trường cổ phiếu và trái phiếu hoạt động tốt có thể giúp huy động vốn cho sản xuất kinh doanh trong nước, bổ sung cho nguồn vốn vay từ hệ thống ngân hàng và đa dạng hóa các nguồn huy động vốn. Điều này cũng góp phần nâng cao khả năng chống chịu của toàn bộ hệ thống tài chính nhờ đảm bảo thanh khoản sâu hơn và đa dạng hóa được rủi ro. 

Thực tế dù các thị trường vốn ở Việt Nam đã phát triển mạnh trong những năm qua, nhưng vẫn còn nhỏ so với Thái Lan và Malaysia lần lượt ở mức từ 1,5-2 lần, và vẫn chủ yếu do một vài tổ chức lớn chi phối.

Báo cáo khuyến nghị các lĩnh vực cần quan tâm để đẩy mạnh sự phát triển của các thị trường vốn tại Việt Nam là hiện đại hóa nền tảng quy phạm pháp luật về thị trường vốn, cải thiện quản trị và công bố thông tin, mở rộng mạng lưới các nhà đầu tư, phát triển các sản phẩm sáng tạo và tăng cường vai trò của chính phủ trong phát triển các nguồn huy động tài chính dài hạn.

Theo ForbesVietnam

Luật sư tư vấn miễn phí

Gọi ngay
0902818158- 0906834543
0906834543
0902818158

Tin pháp luật

CÁC ĐỐI TÁC

  • Nhà Đất Phúc An Khang
  • The Diplomat
  • The NewYork Review of Book
  • CogitAsia
  • Reuters
  • Viet Studies
  • The NewYork Times
  • TIME
  • Bloomberg Bussiness