- Luật
- Hỏi đáp
- Văn bản pháp luật
- Luật Giao Thông Đường Bộ
- Luật Hôn Nhân gia đình
- Luật Hành Chính,khiếu nại tố cáo
- Luật xây dựng
- Luật đất đai,bất động sản
- Luật lao động
- Luật kinh doanh đầu tư
- Luật thương mại
- Luật thuế
- Luật thi hành án
- Luật tố tụng dân sự
- Luật dân sự
- Luật thừa kế
- Luật hình sự
- Văn bản toà án Nghị quyết,án lệ
- Luật chứng khoán
- Video
- NGHIÊN CỨU PHÁP LUẬT
- ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN
- BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
- Bình luận khoa học hình sự
- Dịch vụ pháp lý
- Tin tức và sự kiện
- Thư giãn
Cùng với đó, tỉ lệ người thuê trả mặt bằng cũng gia tăng mạnh từ đầu năm đến nay. Điều này cho thấy những khó khăn về kinh tế đã tác động trực tiếp đến bức tranh của thị trường nhà cho thuê, mặt bằng cho thuê.
Đáng nói, dù ế ẩm hàng loạt, nhiều chủ thuê vẫn khá kén chọn khách. Họ thường mong muốn khách thuê theo yêu cầu thay vì khách ngẫu nhiên từ môi giới.
Chẳng hạn, một mặt bằng ở góc 2 mặt tiền (kết cấu 1 trệt, 3 lầu và sân thượng). Môi giới cho biết chủ nhà rất kén khách thuê, Lưu Văn Lang và Nguyễn Trung Trực, quận 1 cho thue với giá 28.000 USD/tháng (khoảng 662 triệu đồng). Tuy vậy, theo môi giới, chủ nhà mong muốn người thuê kinh doanh thời trang, quán cà phê thay vì mở quán bar.
Hay, mặt bằng ở mặt tiền Nguyễn Thị Minh Khai giao với Nam Kỳ Khởi Nghĩa, quận 3 đang cho thuê với giá 100 triệu đồng/tháng. Chủ nhà chỉ cho khách mở showroom, kinh doanh thời trang thuê mặt bằng chứ không chấp nhận cho khách mở nhà hàng hay dịch vụ ăn uống.
Một mặt bằng 4 căn liên tiếp nhau ở ngã tư Lý Tự Trọng - Trương Định để trống suốt 2 năm. Tuy vậy, theo lời môi giới, chủ nhà có tiềm lực mạnh về kinh tế nên chỉ muốn cho các thương hiệu lớn thuê và chỉ tiếp khách thiện chí. Dù môi giới dẫn một số khách thuê nhưng không theo yêu cầu thì chủ thuê cũng từ chối.
“Một số chủ thuê họ chấp nhận kéo dài thời gian bỏ trống chứ không nhận khách thuê ngoài mảng kinh doanh mà họ vạch ra. Có thể do vấn đề rủi ro dòng tiền hoặc sở thích của chủ nhà”, một môi giới chia sẻ.
Xót xa những mặt bằng cho thuê liền kề nhau bị bỏ trống.
Theo những người trong ngành, mặt bằng khu trung tâm Tp.HCM chủ yếu để kinh doanh nhóm sản phẩm phục vụ khách du lịch, khách quốc tế. Do đó, khi lượng khách này sụt giảm, doanh thu giảm thì chủ thuê nhà không còn nguồn thu, buộc họ phải trả mặt bằng.
Đối với các doanh nghiệp kinh doanh theo chuỗi do nguồn thu giảm nên họ hạn chế mở rộng thêm. Doanh nghiệp sẽ xem xét bài toán chi phí, nếu phí thuê mặt bằng quá cao thì buộc họ phải tìm kiếm khu vực khác.