Chia tài sản theo di chúc có tranh chấp thì giải quyết như thế nào?
Ngoại tôi có tổng cộng 6 người con, tất cả đều ở riêng, chỉ có dì út ở lại chăm sóc ngoại. Nay ngoại đã già đi và sức khỏe yếu, muốn để lại căn nhà cho dì út, tất cả anh em trong gia đình đều đồng ý, chỉ có người con trai thứ 3 có tranh chấp tài sản này. Vậy, làm thế nào để dì tôi có thể tiếp tục ở ngôi nhà này sau khi ngoại mất?
Thưa luật sư, cho tôi được hỏi và tư vấn về quyền thừa kế..
Ngoại tôi có thảy tổng cộng 6 nguoi con , tất Cả đều ra o riêng và có con cái , chỉ riêng nguoi con út( dì ) ở từ nhỏ cho tới bây giờ và nuôi dưởng và chăm sóc ngoại tôi cho toi bay giờ. Di tôi có hai cháu nhỏ và chồng ở chung với ngoại( ong đả mất).
Tất Cả anh chi trong gia đình đều đồng ý cho dì út ở lại và thờ cúng ( không bán ) sau khi ngoại mất. Hiện tại ngoại già di và sức khỏe yếu ... Nay muốn để lại căn nhà đang ở cho dì út .
Chỉ có một điều cách đây 7 năm , người con thứ ba ( cậu ba) có tranh chấp tài sản về đất đai và gây tranh cải ( đả ra toà ) mọi người trong gia đình đều cắt đức quan hệ và kg liên lạc gia đình người cậu thứ ba .
Vậy cho tôi hỏi ... Người cậu thứ ba có quyền tranh chấp căn nhà mà dì tôi đang ở sau khi ngoại mất kg?
Làm thế nào để dì tôi có thể sử dụng căn nhà này và tiếp tục ở sau khi ngoại mất ?
Xin cảm ơn và mong được sự tư vấn từ luật sư.
Nội dung tư vấn: Cảm ơn bạn đã gửi nội dung tư vấn tới VPLS Minh Trí, với những thắc mắc của bạn, chúng tôi xin đưa ra ý kiến tư vấn như sau:
Theo quy định tại Điều 631, Bộ Luật Dân sự quy định:
“ Điều 631. Quyền thừa kế của cá nhân
Cá nhân có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình; để lại tài sản của mình cho người thừa kế theo pháp luật; hưởng di sản theo di chúc hoặc theo pháp luật”.
Do đó, ngoại của bạn hoàn toàn có quyền để lại tài sản cho dì của bạn thông qua việc lập di chúc. Việc lập di chúc này có thể được thực hiện bằng miệng hoặc văn bản. Việc ngoại bạn đã đồng ý thông qua lời nói để lại ngôi nhà cho dì út, được coi như là ngoại đã để lại di chúc dưới hình thức miệng và di chúc này được pháp luật công nhận theo Khoản 2, Điều 651, Bộ Luật Dân sự “1. Trong trường hợp tính mạng một người bị cái chết đe dọa do bệnh tật hoặc các nguyên nhân khác mà không thể lập di chúc bằng văn bản thì có thể di chúc miệng”.
Pháp luật tôn trộng ý chí cá nhân của người để lại thừa kế và việc chia thừa kế cũng được thực hiện theo thứ tự: chia theo di chúc trước và chia thừa kế theo pháp luật sau. Vì vậy, dì của bạn hoàn toàn được sử dụng căn nhà này sau khi ngoại của bạn mất theo di chúc miệng mà ngoại để lại mà cậu của bạn không có quyền gì đối với căn nhà này.Nếu cậu của bạn là con chưa thành niên hoặc con đã thành niên mà không có khả năng lao động theo quy định tại Điều 669, BLDS 2005
“Điều 669. Người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc
Những người sau đây vẫn được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật, nếu di sản được chia theo pháp luật, trong trường hợp họ không được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn hai phần ba suất đó, trừ khi họ là những người từ chối nhận di sản theo quy định tại Điều 642 hoặc họ là những người không có quyền hưởng di sản theo quy định tại khoản 1 Điều 643 của Bộ luật này:
1. Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng;
2. Con đã thành niên mà không có khả năng lao động”.
Để dì bạn được hưởng tài sản mà ngoại bạn để lại thông qua di chúc miệng, cần phải có ít nhất 2 người làm chứng việc ngoại bạn để lại tài sản cho dì và sau đó, phải ghi chép lại nội dung di chúc miệng ngoại bạn để lại, hai người làm chứng phải cùng ký tên hoặc điểm chỉ. Nội dung được ghi lại này phải được công chứng, chứng thực trong vòng 5 ngày kể từ ngày ngoại bạn để thể hiện ý chí, theo quy định tại Khoản 5 Điều 562, BLDS 2005
"5. Di chúc miệng được coi là hợp pháp, nếu người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng của mình trước mặt ít nhất hai người làm chứng và ngay sau đó những người làm chứng ghi chép lại, cùng ký tên hoặc điểm chỉ. Trong thời hạn năm ngày, kể từ ngày người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng thì di chúc phải được công chứng hoặc chứng thực".
Lưu ý: Bạn phải chú ý tới điều kiện của người làm chứng quy định tại Điều 654, BLDS 2005 và hiệu lực của di chúc miệng quy định tại Điều 651, BLDS để có thể bảo vệ tối ưu quyền lợi của dì mình.
Trân trọng
------------------------------------------------------------------------------
Mọi thắc mắc cần tư vấn gọi VPLS Minh Trí
Gửi yêu cầu Email: a10mtri@gmail.com, dongtudhl@gmail.com, phucminh80@gmail.com
Liên hệ qua Hotline: 0902818158 - 0903724089 - 0906834543 - 0906812689